intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

HIV - AIDS – Phần 2

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

53
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giai đọan sơ nhiễm +Giai đọan này tính từ lúc virus HIV xâm nhập vào, - đến lúc cơ thể có kháng thể chống lại HIV (chuyển đổi huyết thanh). - Thường kéo dài 4-6 tuần. - Trong giai đọan nầy, mật độ virus rất cao, nên rất dễ lây nhiễm. - Số lượng tế bào T CD4+ giảm thấp. +Có một số biểu hiện lâm sàng của nhiễm virus chung chung - như sốt, đau cơ, nhức đầu, đau khớp, nổi hạch. - Có khi biểu hiện viêm phổi, rối lọan tiêu hóa, thậm chí những triệu chứng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: HIV - AIDS – Phần 2

  1. HIV - AIDS – Phần 2 IV. Các giai đoạn nhiễm HIV 1.Giai đọan sơ nhiễm +Giai đọan này tính từ lúc virus HIV xâm nhập vào, - đến lúc cơ thể có kháng thể chống lại HIV (chuyển đổi huyết thanh). - Thường kéo dài 4-6 tuần. - Trong giai đọan nầy, mật độ virus rất cao, nên rất dễ lây nhiễm. - Số lượng tế bào T CD4+ giảm thấp. +Có một số biểu hiện lâm sàng của nhiễm virus chung chung - như sốt, đau cơ, nhức đầu, đau khớp, nổi hạch. - Có khi biểu hiện viêm phổi, rối lọan tiêu hóa, thậm chí những triệu chứng thần kinh. - Những biểu hiện sơ nhiễm có giá trị tiên lượng thời gian tiến đến AIDS.
  2. - Biểu hiện càng nặng, càng nhanh tiến đến giai đọan cuối. +Các xét nghiệm tìm kháng thể đều âm tính vì cơ thể chưa sản xuất. - Chỉ phát hiện virus (phương pháp PCR) - hay các sản phẩm của HIV (gp 20, gp40..). - Ở nước ta, các xét nghiệm này chưa phổ biến. +Cuối giai đọan sơ nhiễm, lượng virus trong máu giảm xuống, và - kháng thể kháng HIV bắt đầu xuất hiện. - Lúc này các xét nghiệm tìm trực tiếp virus có thể âm tính do lượng virus quá thấp hay do virus ẩn trong các hạch bạch huyết. - Nhưng các xét nghiệm tìm kháng thể vẫn chưa dương tính. - Giai đọan âm tính giả này gọi là giai đọan cửa sổ. 2. Giai đọan tiềm ẩn +Sau thời kỳ sơ nhiễm, cơ thể bắt đầu tạo kháng thể tìm diệt HIV. - Trong giai đọan nầy, virus thường khu trú trong vùng mầm (germinative zone) của các hạch bạch huyết. - Chúng thay đổi kháng nguyên và ở trong các đại thực bào nên tránh được sự tìm diệt của các tế bào gây độc và tế bào giết. - Mật độ virus lúc này trong máu thấp,
  3. - nhưng nguy hiểm vì người nhiễm không có biểu hiện gì, - vẫn tham gia sinh họat bình thường trong xã hội, - tiếp tục họat động tình dục nên làm tăng khả năng truyền bệnh. - Bên trong cơ thể virus tiếp tục sinh sản và hủy họai dần tế bào T4. +Sau một giai đọan khá dài, thay đổi tùy từng cá nhân (Nhanh nhất là 3 năm, dài nhất có thể đến 16 năm. Trung bình 10 năm), - lượng tế bào T4 không còn khả năng bù trừ sự hủy diệt của virus sẽ có biểu hiện suy giảm miễn dịch. - Nồng độ virus trong máu tăng dần theo thời gian (do đó khả năng lây càng mạnh hơn). - Do được bù trừ, lượng T4 ở giai đọan này vẫn nằm trong giới hạn bình thường. - Giai đọan này có thể phát hiện nhiễm HIV bằng các phương pháp tìm kháng thể, hiện đang xử dụng ở nước ta. 3.Giai đọan tiền AIDS +Trước đây gọi là giai đọan có biểu hiện các phức hợp liên quan đến AIDS: - Giai đọan nầy, bệnh nhân thường có các biểu hiện lâm sàng với những hội chứng gợi ý đến nhiễm HIV:
  4. - sốt kéo dài, tiêu chảy trên 1 tháng, sụt cân 10% trọng lượng cơ thể mà không tìm được lý do nào khác. (lao, cường giáp, ung thư, đái đường không điều trị...). - Bệnh nhân thường bị nấm candida xoang miệng, ở âm đạo, đáp ứng kém với điều trị. - Phụ nữ có thể lọan sản hay K cổ tử cung tại chỗ, viêm vòi trứng đưa đến áp xe buồng trứng-vòi trứng. - Zona nhiều vùng trên cơ thể, tái phát nhiều lần là một bệnh hay gặp ở giai đọan nầy. - Giai đọan này T4 đã giảm nhưng còn cao hơn 200/mm3. 4.Giai đọan AIDS +Theo quy định của CDC, - mọi trường hợp có T4 < 200/mm3 đều xếp vào giai đọan AIDS. - Hệ miễn dịch lúc này không còn có khả năng bảo vệ cơ thể. +Trên lâm sàng bệnh nhân thường mắc các nhiễm trùng cơ hội, - và một số bệnh ác tính có thể có nguồn gốc virus (K cổ tử cung xâm lấn, u Kaposi). - Một số có các biến chứng do chính virus HIV gây ra (viêm não do HIV..). - Các bệnh này được xếp vào nhóm C trong phân lọai của CDC 1993.
  5. +Các bệnh cơ hội thường khó chữa, và dễ kháng thuốc. - Nếu chữa khỏi thường hay tái phát, - đòi hỏi phải uống thuốc phòng đều đặn và suốt đời. - Bệnh nhân lại thường mắc nhiều bệnh nhiễm trùng cùng lúc - cho nên rất khó điều trị và bệnh nhân thường tử vong . +Giai đọan này mật độ virus trong máu rất cao. - Nhưng do không còn họat động được nên nguy cơ lây lan cho xã hội giảm nhiều. - Chủ yếu lây cho bạn cùng tiêm chích hay do tai nạn nghề nghiệp y tế. +Trong bối cảnh ở nước ta, - người nhiễm HIV thường có những biểu hiện nhiễm trùng cơ hội. - Một số có biểu hiện ung thư như lymphoma, K cổ tử cung xâm lấn. - Nhưng u Kaposi, dù rất phổ biến ở các nước, ở nươc ta chưa thấy báo cáo. - Các bệnh do chính virus HIV thì chưa có phương tiện để khẳng định. - Vì thế, ở đây chỉ đề cập đến nhiễm trùng cơ hội.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2