HIV, HBV, HCV : ĐIỂM TƯƠNG TỰ VÀ KHÁC BIỆT
lượt xem 10
download
Ba loại vi-rút lây qua đường máu chủ yếu (blood-borne viruses = BBV), bao gồm vi-rút gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV), vi-rút viêm gan B (HBV) và vi-rút viêm gan C (HCV) là những thành viên của các gia đình vi-rút khác nhau nhưng có chung một điểm là lây truyền chủ yếu qua đường máu và dịch cơ thể. Bài viết này sẽ so sánh ba loại vi-rút gây bệnh nêu trên về đặc điểm vi-rút học, lây truyền, sinh bệnh học, bệnh sử tự nhiên và một số nguyên tắc điều trị cũng như...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: HIV, HBV, HCV : ĐIỂM TƯƠNG TỰ VÀ KHÁC BIỆT
- HIV, HBV, HCV : ĐIỂM TƯƠNG TỰ VÀ KHÁC BIỆT GIỚI THIỆU : Ba loại vi-rút lây qua đường máu chủ yếu (blood-borne viruses = BBV), bao gồm vi-rút gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV), vi-rút viêm gan B (HBV) và vi-rút viêm gan C (HCV) là những thành viên của các gia đình vi-rút khác nhau nhưng có chung một điểm là lây truyền chủ yếu qua đường máu và dịch cơ thể. Bài viết này sẽ so sánh ba loại vi-rút gây bệnh nêu trên về đặc điểm vi-rút học, lây truyền, sinh bệnh học, bệnh sử tự nhiên và một số nguyên tắc điều trị cũng như tác động của điều trị đối với bệnh sử tự nhiên ở từng loại nhiễm siêu vi. VI-RÚT HỌC:
- * HIV Biểu hiện của HIV lần đầu tiên xuất hiện vào đầu những năm 1980 khi mà người ta phát hiện một vụ dịch bao gồm những ca suy giảm miễn dịch không rõ nguyên nhân ở phía tây thế giới. Tuy nhiên người ta có bằng chứng dịch này là do một tác nhân có khả năng lây truyền, và vào 1984, tác nhân này được xác nhận là một loại retrovirus, gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV). Tình trạng nhiễm loại vi-rút này có thể từ đầu Thế kỷ 20 và vi-rút có thể lây truyền từ một số loài khỉ sang cho người ở Châu Phi. HIV là một loại vi-rút có một chuỗi ARN. Võ bên ngoài bao lấy 2 bản sao ARN cũng như một số protein của vi-rút. Võ bên ngoài bao gồm các phân tử glycoprorein 120 (gp120). Chu trình nhân lên của vi-rút bắt đầu khi gp120 gắn kết vào thụ thể CD4 và thụ thể hóa hướng động CCR5. (Những thụ thể này ở bề mặt tế bào lymphô CD4, là loại tế bào mà HIV chủ yếu tấn công vào. ) Sự gắn kết như vậy tạo điều kiện thuận lợi cho vi-rút hòa màng qua vỏ glycoprotein gp41 và xâm nhập vào bên trong tế bào. Kế đến ARN thực hiện sao chép ngược, là một quá trình mà ARN chuyển thành ADN, sử dụng men sao chép ngược theo mã của vi-rút. ADN của vi-rút tạo thành, còn gọi tiền vi-rút (provirus), di chuyển vào nhân tế bào và thâm nhập vào nhiễm sắc thể của tế bào ký chủ. Tiền vi-rút hoạt động tạm thời, sản xuất các ARN để tạo nên các cấu phần của vi-rút mới, bao gồm bộ mã di truyền ARN của các vi-rút.
- Các protein vi-rút được xử lý và chia cắt nhờ một loại enzyme đặc hiệu của vi-rút là protease. Các protein của vi-rút và ARN kế đó sẽ được tập hợp và tạo nên một túi mầm từ màng tế bào, hình thành các mẫu vi-rút trưởng thành có khả năng gây nhiễm các tế bào khác. Một số tế bào CD4 bị phá hủy vĩnh viễn do nhiễm vi-rút HIV. Các tế bào CD4 chết sớm đã dẫn đến tình trạng suy giảm miễn dịch ở giai đoạn nhiễm HIV tiến triển. * HBV: HBV là một vi-rút không gây bệnh tế bào và chứa bộ mã di truyền gồm 2 chuỗi ADN. Loại vi-rút này chủ yếu gây nhiễm tế bào gan và thuộc dòng họ hepadnavirus. Võ ngoài của HBV mang kháng nguyên bề mặt (HbsAg) và lõi chứa kháng nguyên lõi (HbcAg). Rất nhiều HbsAg được tạo ra để hình thành những mẫu bán vi-rút lưu hành trong máu và vì thế mà việc chẩn đoán huyết thanh học dễ dàng. Lõi vi-rút chứa bộ mã di truyền ADN cũng như men ADN-polymerase của vi-rút, được phát hiện trong mô gan. HBV cũng tạo ra kháng nguyên ‘e’ hay HBeAg, được phóng thích vào máu và phát hiện bằng thử nghiệm huyết thanh học. Sự hiện diện HBeAg và ADN vi-rút lưu hành trong máu là một dấu hiệu chỉ điểm vi-rút đang tăng sinh và có độ gây nhiễm rất cao. Khi tình trạng nhiễm trùng hồi phục,
- HBeAg và HBsAg không còn trong máu, và có dấu hiệu chuyển đổi huyết thanh: xuất hiện các kháng thể anti-HBe và anti-HBs. Ngay sau khi đi vào tế bào gan, bộ mã di truyền ADN được chuyển vào trong nhân tế bào để hình thành một thể ADN xoắn kép. Thể này hoạt động tạm thời, sản xuất 2 loại ARN: một loại là tiền mã di truyền ARN (pregenomic ARN) thực hiện sao chép ngược để sản xuất ADN cho vi-rút mới và ARN thông tin quy định các protein cấu trúc. ADN được tập hợp ở các vi-rút trưởng thành và được phóng thích khỏi tế bào. Trong trường hợp nhiễm trùng mạn tính, ADN của HBV có thể xâm nhập vào bộ mã di truyền của tế bào ký chủ nhưng sự xâm nhập này thường không hoàn tất và chu trình sống toàn phần không thể xảy ra qua những quá trình xâm nhập này. Xâm nhập vi-rút đóng một vai trò trong sự phát triển ung thư tế bào gan (hepatocellular carcinoma), đặc biệt trong trường hợp xơ gan. ADN xoắn kép của vi-rút trong nhân tế bào gan có đời sống kéo dài và kháng với tất cả các trị liệu kháng vi-rút hiện nay, dẫn đến nhiễm trùng mạn tính kéo dài. * HCV: HCV là một loại vi-rút có chuỗi đơn ARN được bao bọc bởi một lớp vỏ và thuộc họ flavivirus. Đây là tác nhân gây nên hầu hết các trường hợp viêm gan không-A
- không-B. Người ta phát hiện HCV khi tiêm huyết thanh bị nhiễm cho một số con tinh tinh, sau đó dùng huyết thanh của những con này để nhận dạng một dòng vi- rút phản ứng với bộ mẫu huyết thanh từ những bệnh nhân viêm gan không- A không-B. Cuối cùng thì kết quả này là nền tảng của xét nghiệm phát hiện kháng thể kháng HCV. Vi-rút chưa được nuôi cấy trong hệ thống nuôi cấy tế bào. Chu trình nhân lên của HCV phần nào đã được làm sáng tỏ. Thụ thể vi-rút ở tế bào gan chưa được minh chứng một cách thuyết phục. Sau khi tế bào gan bị nhiễm trùng và vi-rút đi vào tế bào, ARN của HCV được giải mã bằng các ribôsôm của tế bào ký chủ để sản xuất một l ượng polyprotein, sau đó được chia cắt và xử lý nhờ các men enzyme của cả tế bào ký chủ và vi-rút (NS-2 và NS-3). Men polymerase hoặc replicase sao chép ARN ở trong bào tương và tổng hợp các nucleocapsids ngay khi có đầy đủ các phân tử ARN và protein lõi. Các hạt vi-rút HCV trưởng thành sẽ phát triển và chui qua màng bào tương để trở thành vi-rút HCV thật sự. * Các chủng biến đổi và tính đột biến cao: Các men sao chép (replicase) của ba loại vi-rút trên, men sao chép ngược HIV (reverse transcriptase), ADN polymerase của HBV và ARN polymerase của HCV có tính đột biến cao. Sự đột biến, đặc biến dưới áp lực của điều trị hoặc miễn dịch, dẫn đến hình thành các chủng vi-rút gần giống như các vi-rút ban đầu nhưng khác biệt về di truyền nên còn gọi là các chủng biến đổi (quasispecies).
- Sự hiện diện của các chủng vi-rút này thường là lý do giải thích tại sao nhiễm các vi-rút này đưa đến nhiễm trùng mạn tính ở hầu hết các cá thể mặc dù có đáp ứng miễn dịch ở ký chủ. Các nghiên cứu hiện nay đang tập trung vào các men đặc hiệu của vi-rút đã đề cập ở trên để tìm ra các chất ức chế chức năng then chốt của vi-rút một cách chọn lọc và có hiệu quả. LÂY TRUYỀN: Trong khi mỗi vi-rút có kiểu lây truyền riêng biệt, thì HIV, HBV và HCV có khả năng lây truyền qua đường máu qua dùng chung bơm kim tiêm, bị kim vấy nhiễm đâm, chích hay xâm người bằng các dụng cụ vấy nhiễm. Tuy nhiên khả năng lây truyền qua đường tình dục khác nhau rất nhiều giữa các vi-rút. * HIV : Phần lớn HIV lây truyền qua quan hệ tình dục (QHTD), nhất là qua đường hậu môn. Ở Úc, lây truyền hầu như tập trung ở nam đồng tính luyến ái, trái lại ở các nước đang phát triển, đặc biệt ở Châu Phi, HIV chủ yếu lây qua QHTD ngã âm đạo. Lây truyền qua tiêm chích ma túy ít xảy ra ở Uc, chiếm khoảng 4% số ca nhiễm HIV, nhưng đặc biệt khá phổ biến ở một số nơi của Châu Au và Châu Á (bao gồm các nước thuộc Xô-Viết trước đây) và Hoa Kỳ.
- Lây truyền qua chế phẩm máu phần lớn xảy ra trước khi có xét nghiệm tầm soát vào năm 1985 ở Úc và là nguyên do gia tăng tỉ suất nhiễm HIV mới ở những người hay được truyền máu, chẳng hạn nh ư ở người mắc bệnh ưa chảy máu (haemophiliacs). Kiểu lây truyền như vậy ngày nay rất hiếm ở những nơi đã có xét nghiệm tầm soát các chế phẩm máu. Lây truyền do kim đâm phải vào khoảng 0,3%. Lây truyền từ mẹ sang con vào khoảng 20-45% nhưng xác suất lây truyền này có thể chỉ còn 5% nếu như mẹ được điều trị kháng vi-rút trong quá trình mang thai, trong lúc sanh và sau sanh và các can thiệp khác như mổ bắt con (caesarean section) và không bú sữa mẹ. * HBV: Hầu hết các trường hợp HBV xảy ra do lây truyền chu sinh, do tần suất nhiễm khá cao ở những nước có lưu hành dịch, đặc biệt Trung Quốc và các nước Đông Nam Á và Thái Bình Dương. Lây truyền này được ngăn ngừa một cách có hiệu quả bằng cách chủng ngừa vắc-xin HBV và tiêm huyết thanh miễn dịch viêm gan B (HBIG) cho trẻ sơ sinh có mẹ nhiễm HBV (HbsAg +), nhưng những chương trình như vậy hiện nay không phổ biến ở nhiều nước đang phát triển. Ở người lớn, lây truyền HBV chủ yếu qua QHTD và tiêm chích ma túy. Ở Úc, ước tính có khoảng 160. 000-200. 000 người mang mầm bệnh HBV. Nguy cơ lây truyền qua da bị xây xác như bị kim đâm vào khoảng 30% nếu như người mang
- mầm bệnh đang ở trong tình trạng vi-rút tăng sinh (HBV DNA + hoặc HBeAg +), so với 3% nếu như người mang mầm bệnh không có HBV DNA hoặc HBeAg. * HCV: HCV lây truyền chủ yếu qua đường máu. Hình thái lây truyền phổ biến nhất ở Úc là qua tiêm chích ma túy, ước tính chiếm xấp xỉ 80% của 200. 000 ca hiện nhiễm và 90% của 11. 000 ca nhiễm mới hàng năm trên toàn nước Úc. Trong số các quần thể di dân, thì các thao tác kiểm soát nhiễm trùng trong suốt quá trình chủng ngừa (Châu Au và Châu Á) và các chương trình hóa dự phòng bệnh sán máng (schistosomiasis) (Ai Cập) là nguyên nhân của nhiều trường hợp nhiễm vi-rút viêm gan C. Vai trò của QHTD, nếu có trường hợp nào đó, vẫn đang còn bàn cãi. Nếu lây truyền HCV do QHTD có xảy ra thì chỉ ở một tỉ lệ rất thấp và vì vậy việc khuyến cáo các cặp vợ chồng (chỉ QHTD với nhau) thường xuyên áp dụng các biện pháp an toàn tình dục là không hợp lý. Khả năng lây truyền qua QHTD sẽ cao hơn khi đồng nhiễm HCV với HIV và tải lượng HCV trong máu khá cao. Nguy cơ lây truyền qua QHTD cũng có thể gia tăng khi có máu trong đ ường sinh dục, chẳng hạn lúc hành kinh. Lây truyền chu sinh cũng xảy ra vào khoảng 5% lúc sanh, và hiện tại chưa có một biện pháp hữu hiệu nào ngăn chặn. Vai trò của thủ thuật mổ bắt con có chọn lọc trong việc giảm lây truyền HCV chu sinh vẫn ch ưa được sáng tỏ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn