Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử (Tập 5: 1951-1954)
lượt xem 7
download
Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, tập 5 ghi lại những hoạt động cách mạng vô cùng phong phú của Chủ tịch Hồ Chí Minh trải rộng khắp núi rừng Chiến khu Việt Bắc và kéo dài trong bốn năm cuối cùng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1951 - 1954). Bên cạnh những thuận lợi mới giành được: khai thông biên giới Việt - Trung, nối liền Chiến khu Việt Bắc với các nước xã hội chủ nghĩa anh em, lực lượng kháng chiến được củng cố và tăng cường... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử (Tập 5: 1951-1954)
- 3K5H6 Mã số: CTQG - 2016
- TỔNG CHỦ BIÊN GS. ĐẶNG XUÂN KỲ PHÓ TỔNG CHỦ BIÊN GS. SONG THÀNH NHÓM BIÊN SOẠN TẬP 5 TS. TRẦN MINH TRƯỞNG (Đồng chủ biên) PGS.TS. LÊ VĂN TÍCH (Đồng chủ biên) ThS. NGUYỄN THỊ GIANG PGS.TS. PHẠM HỒNG CHƯƠNG TS. NGUYỄN THỊ KIM DUNG NHÓM BIÊN SOẠN CHỈNH SỬA, BỔ SUNG TẬP 5 PGS.TS. BÙI ĐÌNH PHONG (Chủ biên) TS. LÊ THỊ HIỀN TS. NGUYỄN THỊ LƯƠNG UYÊN
- NĂM LỜI NÓI1955 ĐẦU Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, tập 5 ghi lại những hoạt động cách mạng vô cùng phong phú của Chủ tịch Hồ Chí Minh trải rộng khắp núi rừng Chiến khu Việt Bắc và kéo dài trong bốn năm cuối cùng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1951 - 1954). Bên cạnh những thuận lợi mới giành được: khai thông biên giới Việt - Trung, nối liền Chiến khu Việt Bắc với các nước xã hội chủ nghĩa anh em, lực lượng kháng chiến được củng cố và tăng cường..., cuộc kháng chiến của nhân dân ta đứng trước những thử thách mới: đấu tranh chống bọn can thiệp Mỹ, chuẩn bị lực lượng toàn diện để tổng phản công, phá tan Kế hoạch Nava, kết thúc cuộc kháng chiến thắng lợi và kiên quyết bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Những sự kiện được trình bày trong tập sách này phản ánh những hoạt động và chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Trung ương Đảng trong việc hoạch định đường lối chiến lược và kịp thời định ra những chính sách, biện pháp cho cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi. Mở đầu tập sách là những sự kiện phản ánh những ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với Đại hội trù bị của Đảng lần thứ II và những chủ trương, đường lối chiến lược trong Báo cáo chính trị do Người trình bày tại Đại hội đại biểu chính thức - nhân tố cực kỳ quan trọng để đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đi đến V
- HỒ CHÍ MINH B I Ê N NIÊN TIỂU SỬ thắng lợi. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II và các cuộc họp hội nghị Ban Chấp hành Trung ương, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng với Thường vụ Trung ương Đảng hoạch định và hoàn thiện đường lối kháng chiến - đường lối chiến tranh nhân dân, đổi tên Đảng, đưa Đảng ra hoạt động công khai, tăng cường hơn nữa vai trò của Đảng đối với cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện để mau đi đến thắng lợi. Tiếp đó là những hoạt động chỉ đạo của Người trong Đại hội thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt thành Mặt trận Liên - Việt, nhằm tăng cường hơn nữa khối đại đoàn kết toàn dân trong Mặt trận thống nhất dân tộc, đồng thời tích cực xây dựng liên minh chiến đấu Việt - Miên - Lào. Trên cương vị đứng đầu Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thường xuyên chủ trì các phiên họp Hội đồng Chính phủ, ký nhiều sắc lệnh nhằm thực thi Hiến pháp, xây dựng và củng cố chính quyền trong sạch, vững mạnh, huy động tối đa trí tuệ, nhân tài, vật lực của toàn dân cho cuộc kháng chiến. Người đã chỉ đạo xây dựng hậu phương vững mạnh về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa; ban hành Luật cải cách ruộng đất - thực hiện người cày có ruộng, tạo ra sức mạnh và khí thế mới của giai cấp nông dân - đội quân chủ lực của cuộc kháng chiến, thúc đẩy kháng chiến mau đi đến thắng lợi. Đó là kết quả của phương châm “vừa kháng chiến, vừa kiến quốc” do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đề ra từ đầu cuộc kháng chiến. Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà chiến lược quân sự thiên tài, Người không chỉ sớm hoạch định đường lối đúng đắn cho kháng chiến mà còn thường xuyên cùng Bộ Chính trị, Trung ương Đảng trực tiếp duyệt kế hoạch và tham gia chỉ đạo nhiều chiến dịch lớn, từ chiến dịch Trung du, Hòa Bình, Tây Bắc đến VI
- TẬ P 5 : 1951 - 1954 chiến dịch Điện Biên Phủ. Người không chỉ động viên, thăm hỏi cán bộ, chiến sĩ trước và sau trận đánh lớn mà còn gặp gỡ, tham dự tổng kết, rút ra những kinh nghiệm, bài học; nghiêm khắc chỉ ra những khuyết điểm sai lầm cần phải tránh trong các trận chiến đấu. Người thực sự là nhà chiến lược thiên tài, là linh hồn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Ngay sau khi chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp bị phá sản, đế quốc Mỹ vừa tìm mọi cách để “hà hơi tiếp sức” cho đồng minh, vừa lộ rõ mưu đồ can thiệp ngày một trắng trợn vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương. Do đó, nhân dân ta vừa phải chống Pháp, vừa phải chống âm mưu và những hành động can thiệp quân sự của Mỹ vào cuộc chiến ở Đông Dương. Vào thời điểm này, trong một bộ phận cán bộ và nhân dân ta đã xuất hiện tư tưởng sợ Mỹ. Là nhà tư tưởng lỗi lạc, nhà chiến lược quân sự, Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm nhận ra tác hại của tư tưởng sợ Mỹ, Người đã viết hàng trăm bài báo ký bút danh Đ.X. đăng báo Cứu quốc và bút danh C.B. đăng báo Nhân Dân nhằm đánh tan tư tưởng phục Mỹ, sợ Mỹ, ảnh hưởng xấu đến tiến trình cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta. Nội dung bao trùm của những bài báo nói trên là vạch trần bản chất tàn ác, vô nhân đạo của nền dân chủ, nền văn minh kiểu Mỹ; vạch rõ những thất bại liên tiếp về quân sự, chính trị của Mỹ trên thế giới. Từ những dẫn chứng sinh động, Người muốn dẫn đến kết luận cuối cùng là đế quốc Mỹ cũng sẽ thất bại trong cuộc chiến tranh ở Đông Dương và Việt Nam. Thực tế thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta đã khẳng định vai trò to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam, và sự thất bại của thực dân Pháp ở đây đã báo hiệu sự cáo chung của chủ nghĩa thực dân cũ trong thế kỷ XX. VII
- HỒ CHÍ MINH B I Ê N NIÊN TIỂU SỬ Trong quá trình lãnh đạo cuộc kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn coi công tác xây dựng Đảng là nhân tố hàng đầu, có ý nghĩa quyết định cho thắng lợi của cuộc kháng chiến. Tại các hội nghị Trung ương, các lớp huấn luyện, huấn thị, chỉnh quân... cũng như trên các bài báo công khai, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chú ý đến công tác tư tưởng chính trị cho cán bộ, đảng viên; làm rõ mục đích, tôn chỉ của Đảng Lao động Việt Nam, nhấn mạnh vai trò tiên phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong quá trình thực thi nhiệm vụ, đồng thời chỉ rõ tự phê bình và phê bình là quy luật tồn tại và phát triển của Đảng. Đó cũng là một nhân tố quan trọng làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Bạn đọc còn có thể tìm thấy trong tập sách những sự kiện phản ánh hoạt động đối ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh như gửi thư, điện; tiếp xúc với các nhà lãnh đạo, đại diện của nhiều nước, nhiều tổ chức quốc tế, trả lời các nhà báo nhằm giới thiệu, tuyên truyền những thành tựu của công cuộc kháng chiến và kiến quốc, thành tích và kinh nghiệm của phong trào thi đua yêu nước, các cá nhân điển hình trong phong trào thi đua yêu nước, giới thiệu đời sống của nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa, về những chuyến đi thăm, làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở các địa phương, cơ sở... Phần cuối của tập sách này là những sự kiện về kháng chiến thắng lợi, hòa bình lập lại ở Việt Nam, Bác Hồ cùng Trung ương Đảng và Chính phủ về Thủ đô Hà Nội, đánh dấu sự thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc Việt Nam. Quá trình biên soạn Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, tập 5, chúng tôi tuân thủ chặt chẽ những nguyên tắc chỉ đạo đã được nêu ra trong Lời giới thiệu ở tập 1. Nguồn tư liệu chính dựa vào để biên soạn các sự kiện là biên bản các phiên họp VIII
- TẬ P 5 : 1951 - 1954 Hội đồng Chính phủ, các sắc lệnh do Người ký, những điện văn, thư từ, các bài nói, bài viết, bút tích của Người (trong đó một phần đã được in trong bộ sách Hồ Chí Minh toàn tập, xuất bản lần thứ ba, các tập 7, 8, 9; Văn kiện Đảng toàn tập, các tập 12, 13, 14, 15); hồi ký, sách nghiên cứu, bài viết trong và ngoài nước trong thời gian gần đây. Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, tập 5, xuất bản lần này không chỉ được bổ sung số lượng sự kiện, nội dung mới mà còn được nâng cao về chất lượng khoa học. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song vì những khó khăn về tư liệu do sách, báo thời kỳ kháng chiến chưa phản ánh hết, bị thất lạc hoặc còn đang lưu giữ ở các kho lưu trữ nước ngoài hoặc lưu trữ ở nhiều cơ quan và cá nhân mà chúng tôi chưa có điều kiện tiếp cận và khai thác, nên lần xuất bản này vẫn khó tránh khỏi còn những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến góp ý của bạn đọc gần xa để lần xuất bản sau tập sách được hoàn chỉnh hơn. Hà Nội, tháng 8 năm 2016 NHÓM BIÊN SOẠN IX
- NĂM 1951 1946 Đầu năm Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho hàng binh Âu Phi trước khi họ hồi hương. Trong thư, Người chúc mừng họ vì “được trở lại quê hương, với cha mẹ, vợ con và những người thân của các bạn”. Người chúc tất cả: “Lên đường bình yên và sức khỏe tốt”. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài Đẩy mạnh chiến tranh du kích, ký bút danh Nguyễn Thao Lược. Người nêu “Nguyên tắc đánh giặc là: biết địch, biết ta, trăm trận trăm thắng”, vì “ta biết rõ giặc, giặc không rõ ta. Đi nhẹ không tăm, về lặng không tiếng. Tiến nhanh như gió, thoái kín như đêm. Phục giặc không biết, đánh giặc không ngờ”. Trong vùng địch tạm chiếm, lực lượng to lớn của nhân dân và du kích ta giống như kho thuốc súng trong bụng địch. Ta khéo củng cố và phát triển lực lượng ấy thì giặc Pháp sẽ bị vỡ tung mà chết. Chủ tịch Hồ Chí Minh mời đồng chí Lê Viết Lượng (đại biểu đang dự Đại hội Đảng lần thứ II) tới gặp. Người nói: “Vinh và Nghệ An có 20.000 quân Nhật mà khởi nghĩa không xảy ra đổ máu giữa ta và Nhật. Thế là tốt. Giành chính quyền dễ, nhưng xây dựng, củng cố và bảo vệ chính quyền khó hơn. Vạn sự khởi đầu nan. Đảng ta nắm chính quyền có nhiều khó khăn. Tuy nhiên chúng ta có nhiều anh em, bạn bè trên thế giới, cố gắng học tập thì làm được. 1
- HỒ CHÍ MINH B I Ê N NIÊN TIỂU SỬ Để có thể xây dựng nền kinh tế mới, cần phải có nền tiền tệ độc lập. Do đó, Bộ Chính trị chỉ định chú vào Ban lãnh đạo Ngân hàng quốc gia”. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư đề nghị với các đồng chí lãnh đạo tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, về việc xây dựng trường đào tạo nhân tài cho Việt Nam (Dục tài học hiệu). Thời gian đầu, trường đặt tại Tâm Hư, ngoại thành Nam Ninh (từ năm 1953, trường được xây dựng quy mô hoàn chỉnh, nay trở thành cơ sở của Trường Đại học Quảng Tây). Đồng thời với việc xây dựng Khu học xá ở Nam Ninh, tại Quế Lâm cũng xây dựng một trường cho thiếu nhi Việt Nam, gọi chung là “Khu học xá Trung ương”1). - Tập san Sự kiện và nhân chứng, số 29, tháng 5-1999. - Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam: Hồ Chí Minh - Biên niên những sự kiện và tư liệu về quân sự, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1990, tr.127. - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 40 năm mùa sen nở, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1991, tr.42. - Sách Hồ Chí Minh với Quảng Tây, Sở Lưu trữ Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây - Viện Khoa học xã hội Quảng Tây biên soạn, Nxb. Nhân dân Quảng Tây, 2006, tr.223. - Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.7, tr.6-7. Tháng 1, ngày 1 Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư chúc Tết tới toàn thể đồng bào, kiều bào, chiến sĩ, anh chị em cán bộ và các cháu thanh thiếu niên, nhi đồng. Người khen ngợi những thành tích của quân dân ta đã đạt được trong năm 1950 và chỉ rõ: “Năm 1951 phải là một năm tiến bộ vượt bực của chúng ta, một năm tích cực chuẩn bị đầy đủ, để chuyển mạnh sang tổng phản công, một năm nhiều thắng lợi to lớn”. 1) Trường bắt đầu xây dựng từ tháng 9-1951, tồn tại đến năm 1958, có gần 7.000 học sinh Việt Nam học tập tại đây. 2
- TẬ P 5 : 1951 - 1954 Người còn gửi thư khen các thanh niên kiểu mẫu, đã có thành tích trong sản xuất và chiến đấu và “Mong rằng những cháu chưa được khen sẽ cố gắng thi đua... để lần sau Bác được sung sướng nêu lên nhiều, rất nhiều cháu hơn nữa”. Cùng ngày, nhân dịp năm mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng tới các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước các nước: 1951 Liên Xô, Trung Quốc, Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên, Hunggari, Tiệp Khắc1), Cộng hòa Dân chủ Đức2), Ba Lan, Anbani, Rumani. Trong ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký: - Sắc lệnh số 01-SL, bổ nhiệm ông Trần Minh Tước làm Ủy viên Ủy ban kháng chiến hành chính Liên khu Việt Bắc. - Quyết định thả 119 tù binh Âu - Phi3). Họ được cấp phát quần, áo và được bảo vệ an toàn khi về nước. - Bản chụp Sắc lệnh và Quyết định lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh. - Những lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1960, t.II, tr.62. - Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.7, tr.1, 8, 3-5. Tháng 1, ngày 6 Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp và làm việc với các đồng chí cố vấn Trung Quốc trước khi Người đi dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II. - Ảnh tư liệu lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh. 1) Nay là hai nước Cộng hòa Séc và Cộng hòa Xlôvakia (B.T). 2) Ngày 3-10-1990, Cộng hòa Liên bang Đức và Cộng hòa Dân chủ Đức thống nhất thành Cộng hòa Liên bang Đức (B.T). 3) Gồm: 10 người Pháp, 17 người Đức, 11 người Italia, 11 người Tây Ban Nha, 11 người Bỉ, 3 người Thụy Sĩ, 1 người Xênêgan và 55 người Bắc Phi. 3
- HỒ CHÍ MINH B I Ê N NIÊN TIỂU SỬ Tháng 1, ngày 9 Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện cho đồng chí Võ Nguyên Giáp báo tin Người hoãn đi thăm mặt trận. Toàn văn bức điện như sau: “1- B. đành chờ vậy. Bao giờ có thể đi, Hai lập tức điện B. 2- Hai cứ chuyên tâm đánh giặc; báo cáo cho Đại hội thì có dàn bài là được, sau sẽ thêm. 3- B. gửi lời thân ái thăm bộ đội, cán bộ, cố vấn”. - Bản sao bức điện lưu tại Viện Hồ Chí Minh và các lãnh đạo của Đảng. Tháng 1, ngày 15 Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng tới Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên Kim Nhật Thành, nhân dịp thành phố Hán Thành được giải phóng. Bức điện có đoạn: “Cuộc thắng lợi to lớn của nhân dân Triều Tiên đã làm cho bọn đế quốc xâm lược thấy rằng: Khi một dân tộc đã đoàn kết và đứng lên kiên quyết tranh lại quyền độc lập của mình thì dân tộc ấy nhất định thắng lợi và dù bao nhiêu đế quốc cũng không ngăn trở được thắng lợi ấy”. - Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.7, tr.10. Tháng 1, ngày 17 Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện tới cán bộ và chiến sĩ mặt trận Trung du khen ngợi tinh thần chiến đấu của họ. Và Người mong rằng: “mỗi người, mỗi đơn vị đều hăng hái thi đua xung phong, giết cho nhiều địch, hạ cho nhiều đồn”. - Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh. - Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.7, tr.11. 4
- TẬ P 5 : 1951 - 1954 Tháng 1, trước ngày 18 Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho Đại hội trù bị của Đảng. Trong thư, Người yêu cầu các đại biểu dự Đại hội trù bị toàn quốc lần thứ II của Đảng cần nghiên cứu sâu sắc các văn kiện, thảo luận thật kỹ những vấn đề chính: “Không nên “tầm chương trích cú” như lối ông đồ nho. Nên tìm hiểu rõ 1951 nội dung, sự phát triển và sự quan hệ giữa vấn đề này với vấn đề khác. - Nên đưa các vấn đề vào hiện tại và tương lai hơn quá khứ”. Người nêu rõ: “Nhiệm vụ chính của Đại hội ta là đẩy kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn và xây dựng Đảng Lao động Việt Nam. Vậy việc thảo luận cần đặt trọng tâm vào hai việc đó”. - Văn kiện Đại hội lần thứ II của Đảng, Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương, Hà Nội, 1965, tr.7-8. - Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.7, tr.14-15. Tháng 1, ngày 18 Tại Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự phiên họp trù bị Đại hội toàn quốc lần thứ II của Đảng. Sau khi nghe báo cáo của các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Người nói: Báo cáo cần tập trung phân tích sự cần thiết thống nhất Mặt trận Việt Minh và Mặt trận Liên Việt làm một. - Hoàng Quốc Việt: Con đường theo Bác, Nxb. Thanh niên, Hà Nội, 1990, tr.276-277. Tháng 1, trước ngày 20 Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp gửi thư khen ngợi cán bộ và chiến sĩ trên mặt trận Đông Bắc và Trung du đã tiêu diệt nhiều sinh lực địch, chiến thắng giòn giã. Người gửi cho Bộ Chỉ huy các mặt trận Đông Bắc và 5
- HỒ CHÍ MINH B I Ê N NIÊN TIỂU SỬ Trung du bốn lá cờ danh dự để trao tặng cho những đơn vị đạt nhiều chiến công xuất sắc nhất. - Báo Cứu quốc, số 1737, ngày 20-1-1951. Tháng 1, ngày 20 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký quyết định khen thưởng các đơn vị bộ đội chiến thắng trong các chiến dịch Trung du và Đông Bắc. - Báo Cứu quốc, số 1737, ngày 20-1-1951. Tháng 1, ngày 24 Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho Nha Bình dân học vụ, thông báo Nha được thưởng Huân chương Kháng chiến và khen ngợi thành tích xóa nạn mù chữ của Bình dân học vụ. Đồng thời, Người nhắc nhở “phải làm thế nào cho trong một thời gian gần đây, tất cả đồng bào Việt Nam từ 8 tuổi trở lên đều biết đọc biết viết. Ngày ấy, mới là hoàn toàn thắng lợi trên mặt trận diệt giặc dốt”. Cùng ngày, Người gửi quà Tết tặng 9 phụ nữ đã lập thành tích xuất sắc trong chiến dịch Biên giới và chiến dịch Trung du. - Tài liệu lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, ký hiệu H4.C1-4. - Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.7, tr.12-13. Tháng 1, ngày 25 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 02-SL, bổ nhiệm ông Lê Quang Đạo giữ chức Cục trưởng Cục Tuyên huấn Tổng cục Chính trị Bộ Tổng tư lệnh Quân đội quốc gia và dân quân Việt Nam. - Bản chụp Sắc lệnh lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh. 6
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên
16 p | 2850 | 486
-
Bài dự thi: Tìm hiểu 85 năm vinh quang Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2016)
26 p | 697 | 153
-
Chuyên đề Chính trị - Chuyên đề 4: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trường học Xã hội chủ nghĩa của thanh niên, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thanh niên Việt Nam
16 p | 282 | 26
-
Báo cáo Chuyên đề 4: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường học XHCN của thanh niên, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thanh niên Việt Nam
112 p | 244 | 23
-
Một số nguyên nhân của tội phạm vị thành niên ở thành phố Hồ Chí Minh - Phạm Đình Chi
0 p | 126 | 18
-
Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khóa X
34 p | 152 | 9
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau và ý nghĩa đối với việc giáo dục thanh niên Việt Nam hiện nay
10 p | 66 | 9
-
Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên học tập, làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên, công tác Đoàn
8 p | 80 | 6
-
Ebook Lịch sử Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên tỉnh Thái Nguyên (1938-2022): Phần 2
209 p | 11 | 3
-
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tiểu sử: Phần 1
168 p | 32 | 3
-
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác thanh niên trong giáo dục sinh viên tại trường Cao đẳng Kinh tế Tài chính Thái Nguyên
8 p | 57 | 3
-
Ebook Lịch sử Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên tỉnh Thái Nguyên (1938-2012): Phần 2
278 p | 6 | 2
-
Công tác vận động, đoàn kết và tập hợp thanh niên sinh viên hiện nay theo Tư tưởng Hồ Chí Minh
3 p | 9 | 2
-
Giáo trình Công tác Đội Thiếu niên tiền phong và Nhi đồng Hồ Chí Minh: Phần 1 - Bùi Sỹ Tụng
110 p | 9 | 2
-
Hồ Chí Minh với nội dung giáo dục thanh niên
15 p | 4 | 1
-
Bồi dưỡng, giáo dục thanh niên - một tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh
4 p | 2 | 1
-
Xây dựng bộ sưu tập tư liệu số lịch sử Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Bến Tre
6 p | 5 | 0
-
Thanh niên thành phố Hồ Chí Minh cống hiến và xây dựng nét đẹp không gian văn hóa Hồ Chí Minh
4 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn