intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hỗ trợ xây dựng vùng chuyên canh cây thanh long ruột đỏ LĐ1 tại thị trấn Trà Xuân, xã Trà Phú và xã Trà Bình huyện Trà Bồng

Chia sẻ: Quang Lê | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

19
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày về phát triển sản xuất hàng hóa cây thanh long ruột đỏ theo hướng VietGAP nhằm nâng cao tính bền vững và tăng hiệu quả sản xuất trên 1 đơn vị diện tích đất canh tác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hỗ trợ xây dựng vùng chuyên canh cây thanh long ruột đỏ LĐ1 tại thị trấn Trà Xuân, xã Trà Phú và xã Trà Bình huyện Trà Bồng

  1. KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 HỖ TRỢ XÂY DỰNG VÙNG CHUYÊN CANH CÂY THANH LONG RUỘT ĐỎ LĐ1 TẠI THỊ TRẤN TRÀ XUÂN, XÃ TRÀ PHÚ VÀ XÃ TRÀ BÌNH HUYỆN TRÀ BỒNG Chủ nhiệm dự án: Ths. Trần Văn Sương Cơ quan chủ trì: UBND huyện Trà Bồng Năm nghiệm thu: 2017 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trà Bồng là huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi, kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, đa số người dân sống bằng nông nghiệp. Thu nhập chính của người dân huyện chủ yếu từ sản xuất nông – lâm nghiệp nhưng giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp của huyện còn thấp. Vì vậy, UBND huyện Trà Bồng đã phối hợp với ngành nông nghiệp của tỉnh thử nghiệm các loại cây trồng mới trên vùng đất Trà Bồng; trong đó có cây Thanh Long ruột đỏ LĐ1. Từ kết quả thực hiện mô hình trồng thử nghiệm năm 2009 - 2012 với diện tích 10.000 m2, năng suất sau 3 năm trồng đạt 10 tấn/ha với thu nhập ước đạt 250 triệu đồng (chưa trừ công lao động và chi phí đầu tư ban đầu), huyện Trà Bồng đã đề xuất đưa cây thanh long ruột đỏ vào phát triển trên địa bàn huyện với quy mô diện tích lớn hơn và tổ chức sản xuất theo hướng hàng hóa. II. MỤC TIÊU Phát triển sản xuất hàng hóa cây thanh long ruột đỏ theo hướng VietGAP nhằm nâng cao tính bền vững và tăng hiệu quả sản xuất trên 1 đơn vị diện tích đất canh tác. III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 1. Hình thành tổ hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thanh long ruột đỏ LĐ1 Tổ hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thanh long ruột đỏ LĐ1 tại xã Trà Bình gồm 1 tổ trưởng, 1 tổ phó và 2 tổ viên Tổ hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thanh long ruột đỏ LĐ1 xã Trà Phú gồm 1 tổ trưởng, 1 tổ phó và 15 tổ viên Tổ hợp tác thành lập từ tháng 11/2016, thời gian hoạt động được 06 tháng, bước đầu đánh giá kết quả hoạt động của tổ hợp tác cụ thể như sau: + Về vốn: Các thành viên trong tổ hợp tác chủ động đóng góp vốn theo Hợp đồng. + Đối với hoạt động hỗ trợ trong sản xuất: Các thành viên trong tổ đã chủ động trao đổi kinh nghiệm, vướng mắc trong canh tác cây thanh long giúp cho việc chăm sóc thanh long tốt hơn. Ngoài ra thông qua tổ hợp tác, cơ quan chủ trì triển khai hướng dẫn việc chăm sóc thanh long hiệu quả hơn khi có sự kết nối giữa các thành viên trong tổ hợp tác và tổ trưởng là đầu mối. + Hoạt động tiêu thụ sản phẩm: Sản phẩm thanh long chưa thu hoạch rộ, chỉ ra quả bói với số lượng ít nên các thành viên tổ hợp tác tự bán ra, chưa thực hiện xâu chuỗi kinh doanh sản phẩm của tổ hợp tác với tổ viên trong tổ. Dự kiến khi sản lượng nhiều tổ hợp tác sẽ là đầu mối giúp các tổ viên tổ chức tiêu thụ. LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 39
  2. KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 2. Chuyển giao công nghệ Dự án đã chuyển giao thực hiện 03 chuyên đề khoa học: - Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long ruột đỏ LĐ1; - Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh trên cây thanh long LĐ1; - Kỹ thuật thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch thanh long ruột đỏ LĐ1; 3. Xây dựng mô hình trồng thanh long ruột đỏ LĐ1 3.1. Khảo sát, chọn hộ tham gia dự án Dự án đã chọn được 37 hộ có đủ các điều kiện để tham gia dự án tại xã Trà Phú, Trà Bình và thị trấn Trà Xuân: - Thị trấn Trà Xuân: Diện tích 5.000 m2 với 04 hộ tham gia. - Xã Trà Phú: Diện tích 25.500 m2 với 22 hộ tham gia. - Xã Trà Bình : Diện tích 9.500 m2 với 11 hộ tham gia 3.2. Tuyển chọn đơn vị cung ứng giống thanh long ruột đỏ LĐ1 Chọn Doanh nghiệp tư nhân giống cây trồng, hoa kiểng Năm Hớn cung cấp giống cây Thanh long ruột đỏ. Địa chỉ: Phú Long, Hưng Khánh Trung B, Chợ Lách, Bến Tre. Tổ chức Hội đồng nghiệm thu cây giống đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn của cây giống thanh long: - Cây giống khỏe mạnh, có hình dạng mọc thẳng, nhánh phân bố đều, cao tầm 40 cm. - Cây giống có màu xanh đậm, không khuyết tật, không sâu bệnh. - Cây giống đạt ít nhất 30 ngày tuổi, rễ phân bố đều ra ngoài vành bao. 3.3. Xây dựng trụ đỡ Chọn nhà thầu xây dựng trụ đỡ và giao cho các hộ dân tham gia dự án với số lượng 4.000 trụ đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu dự án đề ra. 3.4. Cấp phát vật tư, hướng dẫn các hộ dân trồng Cấp phát phân bón, vật tư cho các hộ dân: Vật tư phục vụ xây dựng dự án được cấp phát bằng hiện vật theo từng giai đoạn chăm sóc của dự án, chủ hộ ký nhận có sự xác nhận của địa phương. Bảng 1: Lượng phân bón cấp phát cho hộ dân tham gia dự án. P/Chuồng Urê Lân Kaly DAP Vôi STT Năm ( tấn/ha ) (kg/ha) (kg/ha (kg/ha) (kg/ha) (kg/ha) 1 Năm đầu tiên 20 250 500 250 250 500 2 Chăm sóc năm 1 20 500 500 300 500 500 3 Chăm sóc năm 2 20 500 500 500 500 500 Cán bộ kỹ thuật phối hợp với Cơ quan chuyển giao công nghệ hướng dẫn 37 hộ dân được chọn tham gia mô hình thực hiện phát dọn mặt bằng, chuẩn bị đất trồng, đào hố, bón phân và chôn trụ theo đúng kỹ thuật đã xây dựng. 40 LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
  3. KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 Tổ chức nghiệm thu 17.600 cây giống thanh long ruột đỏ LĐ1 đã được Hội đồng đánh giá đạt tiêu chuẩn và cấp phát cho 37 hộ dân tham gia dự án để trồng với diện tích là 40.000 m2. 4. Theo dõi tình hình sinh trưởng của cây thanh long ruột đỏ 4.1. Tỷ lệ sống Giai đoạn sau trồng 1 đến 3 tháng cây sinh trưởng và phát triển ổn định, tỷ lệ cây sống sau 3 tháng trồng đạt 100%. Đến 7 tháng sau trồng cây thanh long LĐ1 tại các mô hình của dự án có hiện tượng chết nhiều; tỷ lệ cây sống còn 93%, đến giai đoạn 15 tháng sau trồng tỷ lệ cây sống còn lại đạt 58,8% (do số diện tích có tỷ lệ cây bệnh đốm trắng nặng UBND huyện cho phá và xử lý để giải quyết triệt để nguồn bệnh). Đến giai đoạn 15 tháng sau trồng bệnh đã được giải quyết, diện tích còn lại là 23,4 ha/21 hộ dân, cây bắt đầu ổn định và phát triển tốt. 4.2. Một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển Bảng 2: Một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây thanh long LĐ1. Chỉ tiêu theo dõi Thời gian phát sinh chồi Số vườn cho quả Số vườn cho quả (ngày) Thời gian cây vươn bói sau hơn 18 bói sau 21 tháng tới đỉnh trụ (ngày) tháng trồng (vườn) trồng (vườn) 32 221 15 6 Thời gian sinh trưởng, phát sinh chồi mới trung bình của thanh long ruột đỏ trong dự án là 32 ngày, muộn so với kết quả nghiên cứu cây thanh long LĐ1 trồng thử nghiệm tại Học viện nông nghiệp Việt Nam sinh chồi sau 28,5 ngày trồng. Thời điểm trung bình cây vươn đến đỉnh trụ đỡ là 221 ngày; đây là giai đoạn tiến hành theo dõi và để cây bò ra xung quanh trụ, tránh tình trạng cây dài không báo theo trụ, rũ xuống đất. Qua kết quả theo dõi tại 21 hộ có vườn sinh triển phát triển tốt cho ra quả bói 18 tháng sau trồng đúng thời gian như hướng dẫn kỹ thuật chiếm 71,4% và còn lại 28,6% số hộ cho quả bói sau 21 tháng trồng. 4.3. Một số chỉ tiêu hình dạng và chất lượng trái thanh long LĐ1 Bảng 3: Chỉ tiêu về hình dạng trái và chất lượng trái. Chỉ tiêu theo dõi Hạt Chất Hình Màu Độ dày Độ đóng trong Màu sắc Tỷ lệ ăn Tai trái lượng dạng quả sắc vỏ vỏ thịt thịt được thịt thịt Bầu dài Rất Xanh Rất ít Đỏ sáng Chắc thịt Đỏ tím 75% Ngọt thon mỏng cứng hạt Qua kết quả chọn ngẫu nhiên 10 quả có trọng lượng trên 350 gram, khảo sát kết quả các chỉ tiêu cơ bản về hình dáng trái, màu sắc thịt quả cho thấy quả thanh long ruột đỏ LĐ1 LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 41
  4. KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 trồng tại huyện Trà Bồng có có đủ các đặc trưng của quả thanh long ruột đỏ LĐ1 theo tài liệu của Viện cây ăn quả miền Nam. 4.4. Một số sâu bệnh, hại chính xảy ra trên cây Thanh long ruột đỏ LĐ1 thuộc mô hình của dự án Qua theo dõi 4 bệnh chính của cây thanh long (bệnh thối nhũn, bệnh khô đầu cành, bệnh nám cành, bệnh đốm nâu) cho thấy có 2 bệnh không xuất hiện trong quá tình thực hiện dự án là bệnh thối nhũn và bệnh khô đầu cành; Bệnh nám cành, khô ngọn, khô đầu cành (Do nấm Alternaria sp gây ra): Bệnh xuất hiện ở mức trung bình và xuất hiện đều trên các hộ. Khi phát hiện bệnh cán bộ kỹ thuật đã hướng dẫn các hộ dân có diện tích bị bệnh thực hiện chăm sóc và trừ bệnh, cụ thể: + Cắt bỏ các đầu cành bị bệnh và tiêu hủy. + Tiến hành phun các loại thuốc: DITHANE M-45 80WP, MANNOZEB 80WP để trừ bệnh. + Cách phun: Phun thuốc ướt đẫm các ngọn và cành cây khi phát hiện bệnh mới xuất hiện và phun tiếp lần 2 cách 7 ngày sau đó. Kết quả sau phun thuốc bệnh không còn, cây tiếp tục sinh trưởng, phát triển tốt. - Bệnh đốm nâu (Do nấm Neoscytalidium dimidiatum gây ra) nhiễm nặng; xuất hiện bắt đầu từ tháng 9 tại một vài cây và lan rộng toàn diện tích tại 16 hộ dân tham gia. Phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh (Cơ quan chuyển giao công nghệ) định kỳ hướng dẫn các hộ dân chăm sóc diện tích còn lại của dự án (23.400 m2). Hướng dẫn hộ dân thực hiện các biện pháp kỹ thuật tổng hợp để quản lý bệnh đốm nâu (gọi là bệnh đốm trắng, tắc kè,…) theo quy trình kỹ thuật quản lý bệnh đốm nâu hại thanh long của Cục Bảo vệ thực vật theo công văn số: 1162/BVTV-QLSVGHR ngày 28/6/2016 của Cục Bảo vệ thực vật về việc ban hành quy trình kỹ thuật quản lý bệnh đốm nâu hại thanh long. 5. Năng suất và sản lượng của mô hình Năng suất trung bình của mô hình sau 21 tháng trồng (ra quả bói) đạt 1.543 kg/ha, doanh thu đạt 31.025.641 đồng/ha. VI. KẾT LUẬN Qua kết quả thực hiện mô hình trồng thanh long ruột đỏ LĐ1 cho thấy cây thanh long ruột đỏ thích hợp phát triển tại huyện Trà Bồng; 18 tháng sau trồng cây bắt đầu cho quả bói. Năng suất sau hơn 2 năm trồng đạt trên 10 tấn/ha; trọng lượng quả trung bình trên 350 gram/ quả; quả có vị ngọt, hơi chua. Với kết quả mô hình trổng thanh long ruột đỏ LĐ1 đã có thể khẳng định thanh long ruột đỏ thích hợp trồng tại vùng đất Trà Bồng, năng suất, chất lượng quả đạt yêu cầu đề ra. Việc bệnh đốm nâu (gọi là bệnh đốm trắng, tắc kè…), gây hại nặng trên diện tích 1,66 ha chưa có thuốc đặc trị làm diện tích cây thanh long ruột đỏ thuộc mô hình của dự án khi kết thúc còn lại 2,34 ha chiếm 58,5%. Đây là một vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu để đề xuất biện pháp phòng trừ thích hợp khi muốn nhân rộng mô hình 42 LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
20=>2