Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 4/2014<br />
<br />
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC<br />
<br />
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG<br />
TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK - CHI NHÁNH NGHỆ AN<br />
IMPROVING CUSTOMER RELATIONSHIP MANAGEMENT<br />
AT AGRIBANK - NGHE AN BRANCH<br />
Nguyễn Đình Dũng1, Hồ Huy Tựu2<br />
Ngày nhận bài: 16/02/2014; Ngày phản biện thông qua: 24/02/2014; Ngày duyệt đăng: 01/12/2014<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục đích của bài viết này là tìm hiểu thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị quan<br />
hệ khách hàng (CRM) tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Chi nhánh Nghệ An (Agribank Nghệ An). Bài<br />
viết tập trung vào ba vấn đề chính trong công tác CRM tại Chi nhánh gồm: (1) Phân loại và nhận diện khách hàng; (2) Cá<br />
biệt hóa và tương tác khách hàng; và (3) Gia tăng giá trị cho khách hàng. Bài viết đã chỉ ra những hạn chế cơ bản và quan<br />
trọng nhất trong CRM tại Chi nhánh và đề xuất các giải pháp toàn diện từ (1) Hoàn thiện và phân tích cơ sở dữ liệu khách<br />
hàng; (2) Lựa chọn khách hàng mục tiêu và cá biệt hóa khách hàng; đến (3) Xây dựng các chương trình nhằm gia tăng giá<br />
trị cho các nhóm khách hàng. Vì công tác CRM còn khá mới mẻ đối với một Chi nhánh Ngân hàng, bài viết có giá trị tham<br />
khảo cao cho Ban giám đốc Chi nhánh cũng như các chi nhánh ngân hàng khác trong toàn hệ thống Agribank Việt Nam.<br />
Từ khóa: Quản trị quan hệ khách hàng (CRM), Chi nhánh Agribank Nghệ An<br />
<br />
ABSTRACT<br />
The paper’s purpose is to understand and suggest solutions to improve CRM at Agribank - Nghe An Branch. The<br />
paper focuses on three main problems in CRM at the Branch including: (1) Classification and indentification of<br />
customers; (2) Customization and interaction with customers; and (3) Increasing customers’ values. The paper shows<br />
the most basic and important shortcomings in CRM at the Branch and suggests a comprehensive set of solutions from (1)<br />
Building and analyzing customers’ data; (2) Target customer selection and customization; to (3) Building programmes to<br />
increase values for customers. For the new inssue of CRM at a small bank branch, the paper has high reference value for<br />
the Branch management board as well as other branch in the total system of Agribank Vietnam.<br />
Keywords: Customer Relation Management (CRM), Agribank Nghe An<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Những năm gần đây, lĩnh vực ngân hàng Việt<br />
Nam có những thay đổi toàn diện, từ một hệ thống<br />
đơn cấp sang một hệ thống đa cấp với nhiều hình<br />
thức sở hữu khác nhau. Xu hướng chuyển đổi này<br />
làm cho sự cạnh tranh giữa các ngân hàng để giữ<br />
chân khách hàng diễn ra ngày càng gay gắt hơn. Vì<br />
vậy, các ngân hàng hiện nay chú trọng nhiều đến các<br />
giải pháp và chính sách để thu hút và duy trì khách<br />
hàng. Một trong những công cụ phổ biến được hầu<br />
hết ngân hàng sử dụng là quản trị các mối quan hệ<br />
với khách hàng (CRM, Peppers và Rogers, 2004).<br />
Triết lý chính về CRM của hai tác giả này dựa trên<br />
<br />
1<br />
2<br />
<br />
quan điểm marketing một đối một (one to one)<br />
cho rằng CRM là chiến lược tương tác trực tiếp<br />
với khách hàng theo nguyên tắc mỗi khách hàng<br />
được phục vụ theo một cách khác nhau. Theo đó,<br />
công tác CRM bao gồm các bước: (1) Nhận diện<br />
(Identify) thông qua tất cả các thông tin của quá<br />
trình tiếp xúc; (2) Phân biệt (Differentiate) thông<br />
qua nhu cầu cá nhân của họ và giá trị mà họ mang<br />
lại cho ngân hàng; (3) Tương tác (Interract) bằng<br />
phương thức đối thoại hai chiều; và (4) phục vụ<br />
theo nhu cầu riêng của khách hàng (Customize)<br />
dựa trên những sản phẩm và dịch vụ mà ngân<br />
hàng cung cấp.<br />
<br />
Nguyễn Đình Dũng: Cao học Quản trị Kinh doanh 2011 - Trường Đại học Nha Trang<br />
TS. Hồ Huy Tựu: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 105<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 4/2014<br />
<br />
Dựa trên khung lý thuyết cơ bản này, khá nhiều<br />
nghiên cứu trước đây tại Việt Nam đã đề xuất các<br />
giải pháp để hoàn thiện CRM cho Ngân hàng Nông<br />
nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh Khánh<br />
Hòa (Hồ Thị Hồng Tuyết, 2013), Ngân hàng Thương<br />
mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh<br />
Nha Trang (Hoàng Thị Ngọc Hà, 2012; Ngân hàng<br />
Thương mại Cổ phần An Bình - Chi nhánh Khánh<br />
Hòa (Nguyễn Thị Hồng Nhung, 2012). Với cách tiếp<br />
cận theo mô hình IDIC đã chỉ ra nhiều vấn đề còn<br />
tồn tại trong CRM của Ngân hàng Thương mại Cổ<br />
phần An Bình - Chi nhánh Khánh Hòa và đề xuất<br />
các giải pháp hỗ trợ khắc phục.<br />
Cùng chung khuynh hướng này, Ngân hàng<br />
Agribank Việt Nam - chi nhánh Nghệ An xem “khách<br />
hàng là nguồn sống” và chú trọng đến việc tạo dựng<br />
mối quan hệ khách hàng và hoàn thiện dịch vụ chăm<br />
sóc khách hàng. Tuy nhiên, quá trình thực hiện nảy<br />
sinh nhiều câu hỏi quản trị quan trọng thách thức<br />
giới lãnh đạo Ngân hàng, như làm thế nào để nhận<br />
diện khách hàng, phân loại khách hàng một cách<br />
đúng đắn trên quan điểm mang lại lợi nhuận tốt nhất<br />
cho Ngân hàng? Làm thế nào để tạo lập hệ thống<br />
tương tác với khách hàng tốt hơn và có cách ứng<br />
xử phù hợp với mỗi loại khách hàng khác nhau? Bài<br />
viết này cố gắng trả lời các câu hỏi này.<br />
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
Bài viết tập trung vào công tác quản trị quan<br />
hệ khách hàng tại Chi nhánh Ngân hàng Agribank<br />
tỉnh Nghệ An tập trung vào các khách hàng tín dụng<br />
doanh nghiệp tại Ngân hàng.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Để giải đáp các câu hỏi nghiên cứu đặt ra, bài<br />
viết sử dụng các phương pháp thống kê, mô tả,<br />
phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá… dựa trên<br />
dữ liệu thứ cấp từ Ngân hàng và dữ liệu sơ cấp từ<br />
điều tra khách hàng trong giai đoạn từ năm 2009<br />
đến năm 2012 ở tỉnh Nghệ An.<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Phân loại khách hàng tín dụng doanh nghiệp<br />
Trong hệ thống Agribank, thông tin khách hàng<br />
được bộ phận chăm sóc khách hàng thuộc Phòng<br />
Điểm của<br />
=<br />
khách hàng<br />
<br />
Điểm các<br />
chỉ tiêu tài<br />
chính năm<br />
<br />
x<br />
<br />
Trọng số<br />
phần tài<br />
+<br />
chính năm<br />
<br />
106 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Dịch vụ - Marketing thu thập và cập nhật vào hệ<br />
thống IPCAS thông qua module CIF. Mỗi khách<br />
hàng chỉ có một mã khách hàng và thông tin được<br />
lưu trữ trên hệ thống là duy nhất. Cụ thể, đối với<br />
khách hàng là doanh nghiệp, các thông tin sau<br />
được thu thập. Thứ nhất là thông tin cơ bản của<br />
khách hàng, gồm tên (tiếng Việt, tiếng Anh và viết<br />
tắt), địa chỉ, số điện thoại, quyết định thành lập (số,<br />
ngày cấp, nơi cấp), giấy chứng nhận đăng ký kinh<br />
doanh (số, ngày cấp, nơi cấp), mã số thuế (ngày<br />
và nơi cấp), ngày thành lập. Tiếp đến là các thông<br />
tin doanh nghiệp bao gồm loại tổ chức, loại hình,<br />
ngành nghề kinh doanh chính, quy mô, phạm vi kinh<br />
doanh, số lao động hiện có, số chi nhánh, doanh số<br />
thu chi tiền mặt bình quân/tháng, tình hình quan hệ<br />
với tổ chức tín dụng và chính quyền địa phương,<br />
vốn điều lệ. Thứ ba là thông tin về người liên hệ bao<br />
gồm họ và tên, chức vụ, phòng ban, số chứng minh<br />
nhân dân (ngày và nơi cấp), số điện thoại. Và cuối<br />
cùng là thông tin quản lý và cổ đông, gồm thông tin<br />
những thành viên trong bộ phận quản lý (họ tên, giới<br />
tính, quốc tịch, số chứng minh thư nhân dân hoặc<br />
hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp, học vấn, chuyên môn,<br />
ngày bắt đầu quản lý, địa chỉ), và thông tin cổ đông<br />
(tên, địa chỉ, giới tính, ngày sinh, quốc tịch, loại nhận<br />
dạng (chứng minh nhân dân, số đăng ký kinh doanh<br />
hoặc mã số thuế), mã nhận dạng và tỷ lệ cổ phần,<br />
mẫu dấu Công ty và chữ ký của người đại diện theo<br />
pháp luật của Công ty và kế toán giao dịch Ngân<br />
hàng, và báo cáo tài chính doanh nghiệp 02 năm<br />
liền kề gần nhất.<br />
Dữ liệu khách hàng được phân tích dựa trên<br />
02 bộ chỉ tiêu: tài chính và phi tài chính. Chỉ tiêu<br />
tài chính được lấy từ nguồn thông tin tài chính<br />
gồm: chỉ tiêu thanh khoản, chỉ tiêu hoạt động,<br />
chỉ tiêu cân nợ, chỉ tiêu hoạt động. Các chỉ tiêu<br />
được đánh giá dựa trên thang điểm được quy<br />
định thống nhất toàn Ngân hàng. Các chỉ tiêu phi<br />
tài chính được lấy từ các nguồn thông tin cơ bản<br />
của khách hàng, thông tin doanh nghiệp, thông tin<br />
những thành viên trong bộ phận quản lý tập trung<br />
vào: Khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ, trình<br />
độ quản lý và môi trường nội bộ, quan hệ với ngân<br />
hàng, các nhân tố bên ngoài, và các đặc điểm<br />
hoạt động khác. Tổng điểm của khách hàng được<br />
xác định như sau:<br />
<br />
Điểm các<br />
chỉ tiêu tài<br />
chính quí<br />
<br />
x<br />
<br />
Trọng số<br />
phần tài<br />
chính quí<br />
<br />
Điểm các<br />
Trọng số<br />
+ chỉ tiêu phi x phần phi tài<br />
tài chính<br />
chính<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
Trong đó, trọng số của phần tài chính và phi tài<br />
chính phụ thuộc vào báo cáo tài chính quý và báo<br />
cáo tài chính năm của khách hàng có được kiểm<br />
<br />
Số 4/2014<br />
toán hay không được kiểm toán. Từ tổng số điểm<br />
chấm được, hệ thống sẽ xếp doanh nghiệp vào<br />
từng hạng và nhóm nợ khác nhau:<br />
<br />
Bảng 1. Bảng xếp loại khách hàng doanh nghiệp<br />
Số TT Mức xếp hạng Tổng điểm<br />
<br />
1<br />
<br />
AAA<br />
<br />
Ý nghĩa<br />
<br />
Là khách hàng đặc biệt tốt, hoạt động kinh doanh có hiệu quả rất cao và<br />
liên tục gia tăng; tiềm lực tài chính đặc biệt mạnh đáp ứng được mọi nghĩa<br />
90 - 100<br />
vụ trả nợ. Cho vay đối với các khách hàng này có khả năng thu hồi đầy đủ<br />
cả nợ gốc và lãi đúng hạn.<br />
<br />
2<br />
<br />
AA<br />
<br />
83 - 90<br />
<br />
Là khách hàng rất tốt, hoạt động kinh doanh có hiệu quả tăng trưởng vững<br />
chắc; tình hình tài chính tốt đảm bảo thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính<br />
đã cam kết. Cho vay đối với các khách hàng này có khả năng thu hồi đầy đủ<br />
cả nợ gốc và lãi đúng hạn.<br />
<br />
3<br />
<br />
A<br />
<br />
77 - 83<br />
<br />
Là khách hàng tốt, hoạt động kinh doanh luôn tăng trưởng và có hiệu quả;<br />
tình hình tài chính ổn định; khả năng trả nợ đảm bảo. Cho vay đối với khách<br />
hàng này có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.<br />
<br />
71 - 77<br />
<br />
Là khách hàng tương đối tốt, hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhưng nhạy<br />
cảm về các điều kiện thay đổi về ngoại cảnh; tình hình tài chính ổn định.<br />
Cho vay đối với khách hàng này có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và<br />
lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.<br />
<br />
4<br />
<br />
BBB<br />
<br />
5<br />
<br />
BB<br />
<br />
65 - 71<br />
<br />
Là khách hàng bình thường, hoạt động kinh doanh có hiệu quả tuy nhiên<br />
hiệu quả không cao và rất nhạy cảm với các điều kiện ngoại cảnh. Khách<br />
hàng này có một số điểm yếu về tài chính, về khả năng quản lý; cho vay đối<br />
với khách hàng này có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi nhưng có dấu<br />
hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.<br />
<br />
6<br />
<br />
B<br />
<br />
59 - 65<br />
<br />
Là khách hàng cần chú ý, hoạt động kinh doanh gần như không có hiệu quả,<br />
năng lực tài chính suy giảm, trình độ quản lí còn nhiều bất cập. Dư nợ cho vay<br />
của khách hàng này có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và nợ lãí.<br />
<br />
7<br />
<br />
CCC<br />
<br />
53 - 59<br />
<br />
Là khách hàng yếu, hoạt động kinh doanh cầm chừng, năng lực quản trị<br />
không tốt; tài chính mất cân đối và chịu tác động lớn khi có sự thay đổi về<br />
môi trường kinh doanh. Dư nợ cho vay của khách hàng này có khả năng<br />
thất một phần nợ gốc và nợ lãi.<br />
<br />
8<br />
<br />
CC<br />
<br />
44 - 53<br />
<br />
Là khách hàng yếu kém, hoạt động kinh doanh cầm chừng, không thực hiện<br />
đúng các cam kết trả nợ. Dư nợ cho vay của khách hàng này có khả năng<br />
tổn thất một phần nợ gốc và lãi.<br />
<br />
9<br />
<br />
C<br />
<br />
35 - 44<br />
<br />
Là khách hàng rất yếu, kinh doanh thua lỗ, và rất ít khả năng phục hồi.<br />
Dư nợ vay của khách hàng thuộc loại này có khả năng tổn thất rất cao.<br />
<br />
10<br />
<br />
D<br />
<br />
Nhỏ hơn<br />
35<br />
<br />
Đây là khách hàng đặc biệt yếu kém, kinh doanh thua lỗ kéo dài và không<br />
còn khả năng khôi phục. Dư nợ vay của khách hàng thuộc loại này không<br />
còn khả năng thu hồi, mất vốn.<br />
<br />
Nguồn: Agribank<br />
<br />
Sau khi đã phân tích và đánh giá, Ngân hàng sẽ<br />
tiến hành phân nhóm khách hàng như sau:<br />
Những khách hàng sinh lợi nhất được xếp hạng<br />
AAA, AA và A. Đây là những khách hàng có quan<br />
hệ truyền thống lâu năm và sử dụng thường xuyên<br />
các dịch vụ Ngân hàng. Đối với quan hệ tín dụng thì<br />
những khách hàng này chưa để xảy ra nợ quá hạn và<br />
trả lãi đúng kỳ quy định. Còn trong quan hệ tiền gửi<br />
<br />
thì đây là những khách hàng có số dư trung bình<br />
cao và luôn duy trì thường xuyên.<br />
Những khách hàng tăng trưởng được xếp hạng<br />
BBB, BB. Đây là những khách hàng có quan hệ với<br />
Ngân hàng trong thời gian dài và sử dụng các dịch<br />
vụ Ngân hàng với cường độ vừa phải. Trong quan<br />
hệ tín dụng thì nhóm khách hàng này đã từng để nợ<br />
quá hạn và trả lãi không đúng kỳ hạn đã cam kết.<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 107<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
Trong quan hệ tiền gửi, nhóm khách hàng này<br />
không duy trì thường xuyên số dư tiền gửi. Những<br />
khách hàng cần chú ý được xếp hạng B, CCC. Đây<br />
là nhóm khách hàng ít sử dụng các dịch vụ Ngân<br />
hàng. Trong quan hệ tiền vay đã để xảy ra nợ quá<br />
hạn trong thời gian dài (nợ xấu) và không trả lãi<br />
đúng kỳ hạn. Trong quan hệ tiền gửi không duy trì<br />
thường xuyên số dư trên tài khoản. Những khách<br />
hàng gây phiền toái được xếp hạng CC, C, D. Đây<br />
là nhóm khách hàng đã có nợ xấu trong quan hệ tín<br />
dụng và chỉ có số dư tối thiểu trên tài khoản tiền gửi<br />
(1 triệu đồng).<br />
Với đặc thù ngành kinh doanh tiền tệ nên Ngân<br />
hàng chọn phương pháp phục vụ toàn bộ các nhóm<br />
đối tượng khách hàng trên. Dựa vào công tác phân<br />
nhóm khách hàng, Chi nhánh Agribank tỉnh Nghệ<br />
An sẽ có các chương trình và sản phẩm dịch vụ áp<br />
dụng cho từng nhóm. Mặc dù việc phân tích, đánh<br />
giá và phân loại của Agribank là khá chi tiết và chặt<br />
chẽ, nhưng các phân tích, đánh giá chính xác lợi ích<br />
mà từng nhóm khách hàng mang lại, để từ đó có<br />
những chính sách ưu đãi về phí dịch vụ, cũng như<br />
lãi suất tiền gửi, tiền vay phù hợp với năng lực tài<br />
chính của Chi nhánh là chưa được thực hiện.<br />
2. Cá biệt hóa và tương tác với khách hàng<br />
Hiện tại, Agribank Chi nhánh Nghệ An chưa chú<br />
trọng đến công tác nhận diện khách hàng. Các cơ<br />
sở dữ liệu về khách hàng chưa được cập nhật đầy<br />
đủ và thường xuyên. Chi nhánh cũng không có bộ<br />
phận chuyên trách thực hiện công tác thu thập và<br />
lưu trữ thông tin về toàn bộ khách hàng giao dịch.<br />
Các khách hàng tiền vay chủ yêú thì được bộ phận<br />
tín dụng nhập thông tin, tuy nhiên, những thông tin<br />
này chưa giúp được Chi nhánh nhiều trong công<br />
tác CRM vì còn thiếu rất nhiều thông tin quan trọng<br />
khác như đặc điểm khách hàng, lịch sử giao dịch…<br />
Mặt khác, đối với những khách hàng không còn<br />
giao dịch tại chi nhánh thì không lưu giữ thông tin.<br />
Ngoài ra, vì mã khách hàng là duy nhất trên toàn<br />
hệ thống của Agribank nên trường hợp khách<br />
hàng có thay đổi thông tin tại một Chi nhánh nào<br />
mà không phải là Chi nhánh đăng ký ban đầu thì<br />
mọi thay đổi, cập nhật dữ liệu phải do Chi nhánh<br />
đăng ký ban đầu thực hiện. Điều này đã làm cho<br />
việc thu thập, bổ sung thông tin của khách hàng<br />
gặp nhiều khó khăn nên dẫn đến tâm lý giao dịch<br />
viên chăm sóc khách hàng ngại cập nhật thông tin<br />
khách hàng vào cơ sở dữ liệu đối với khách hàng<br />
có quan hệ với nhiều ngân hàng trong hệ thống.<br />
Vì vậy, việc nhận diện một khách hàng tại Agribank<br />
Chi nhánh Nghệ An là rất khó. Và đây, cũng là một<br />
nguyên nhân dẫn đến ngân hàng không kịp thời<br />
nắm bắt được các nhu cầu, mong muốn của khách<br />
hàng đối với các sản phẩm mà ngân hàng đang<br />
<br />
108 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Số 4/2014<br />
cung cấp. Thông tin về những khách hàng tiềm<br />
năng cũng chưa được quan tâm. Hiện tại, hầu như<br />
Chi nhánh không hề có sự lưu trữ dữ liệu thông tin<br />
về những khách hàng tiềm năng, chính vì vậy, công<br />
tác tiếp cận và lôi kéo khách hàng tại Chi nhánh rất<br />
khó thực hiện.<br />
Vì chưa nhận diện một cách chính xác và có<br />
thông tin đầy đủ về khách hàng nên Chi nhánh chưa<br />
tổ chức được các phương thức giao tiếp và chăm<br />
sóc khách hàng một cách cụ thể, chưa thực hiện<br />
được việc cá nhân hóa đối với từng nhóm khách<br />
hàng khác nhau, cũng như chưa đưa ra được các<br />
sản phẩm cho từng đối tượng khách hàng khác nhau<br />
với những nhu cầu khác nhau. Hiện tại, Chi nhánh<br />
vẫn đang thực hiện cung cấp các sản phẩm truyền<br />
thống cho vay hộ gia đình, cá nhân và doanh nghiệp;<br />
cấp bảo lãnh dự thầu, thực hiện hợp đồng, hoàn trả<br />
tiền ứng trước, bảo hành công trình. Chi nhánh chỉ<br />
áp dụng mức lãi suất cho vay ưu đãi đối với khách<br />
hàng truyền thống, sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ<br />
của Ngân hàng và có số dư tiền gửi lớn.<br />
3. Gia tăng giá trị cho khách hàng<br />
Agribank Nghệ An chưa quan tấm đến việc<br />
phân tích giá trị của các khách hàng đóng góp vào<br />
hoạt động của Chi nhánh như thế nào, để từ đó đưa<br />
ra các chỉ tiêu cụ thể nhằm gia tăng giá trị khách<br />
hàng. Hiện tại, Agribank Nghệ An chỉ mới dừng lại<br />
ở việc phục vụ tốt khi khách hàng đến giao dịch với<br />
ngân hàng. Đối với những khách hàng tiềm năng thì<br />
ngân hàng chưa đưa ra những biện pháp cụ thể để<br />
tiếp cận một cách bài bản nhằm mang lại những lợi<br />
ích cho ngân hàng cũng như khách hàng. Chi nhánh<br />
cũng chưa chủ động xây dựng các chương trình<br />
chăm sóc khách hàng định kỳ hoặc có những thông<br />
báo đến khách hàng, khi ngân hàng có một chương<br />
trình sản phẩm tiền gửi tiết kiệm dự thưởng, mà<br />
hầu như Ngân hàng chỉ lựa chọn hình thức thông<br />
báo rộng rãi qua kênh thông tin đại chúng hoặc treo<br />
băng - rôn quảng cáo. Chi nhánh cũng chưa có<br />
những chương trình phối hợp với các doanh nghiệp<br />
là khách hàng của Ngân hàng để khách hàng có thể<br />
hưởng những ưu đãi khi tham gia mua sắm hoặc<br />
sử dụng sản phẩm của đơn vị cung cấp. Điều này<br />
đã làm giảm đi tính cạnh tranh và khả năng khuyến<br />
khích khách hàng sử dụng các sản phẩm tiện ích<br />
của ngân hàng.<br />
4. Các giải pháp hoàn thiện CRM khách hàng<br />
tín dụng doanh nghiệp tại Agribank - Chi nhánh<br />
Nghệ An<br />
4.1. Hoàn thiện thu thập và phân tích cơ sở dữ liệu<br />
khách hàng<br />
Xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng thống nhất,<br />
dữ liệu các khách hàng sử dụng các dịch vụ tại<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
Ngân hàng phải được cập nhật thường xuyên và<br />
chính xác. Ngoài cơ sở dữ liệu khách hàng đã có<br />
sẵn, Ngân hàng cần triển khai thu thập thêm các<br />
thông tin sau:<br />
- Thông tin về ban lãnh đạo: Ngân hàng cần<br />
phải thu thập thêm những thông tin sau: ngày tháng<br />
năm sinh; tình trạng hôn nhân; quê quán; địa chỉ<br />
nhà riêng; số thành viên trong gia đình; sở thích; tôn<br />
giáo; sản phẩm dịch vụ ngân hàng đang sử dụng.<br />
Đây là những thông tin quan trọng giúp Ngân hàng<br />
xác định rõ cách thức quan hệ hiệu quả đối với lãnh<br />
đạo các doanh nghiệp.<br />
- Thông tin về mối quan hệ với các tổ chức tín<br />
dụng: Thông tin này giúp cho Ngân hàng giảm thiểu<br />
được rủi ro trong hoạt động tín dụng đối với doanh<br />
nghiệp đó, bao gồm: nợ xấu của doanh nghiệp tại<br />
các tổ chức tín dụng trong 03 năm liền kề, dư nợ<br />
của doanh nghiệp tại các tổ chức tín dụng đến một<br />
thời điểm nhất định.<br />
- Một thông tin cũng rất quan trọng mà Ngân<br />
hàng cần thiết phải thu thập để có được những<br />
quyết định chính xác trong việc ra quyết định cấp tín<br />
dụng hay huy động vốn là thông tin về mối quan hệ<br />
của doanh nghiệp với chính quyền địa phương. Nếu<br />
một doanh nghiệp có quan hệ tốt với chính quyền<br />
nơi doanh nghiệp hoạt động thì doanh nghiệp sẽ<br />
được sự ủng hộ của địa phương đó và đây chính<br />
là môi trường lý tưởng để doanh nghiệp phát triển<br />
và tránh được những rủi ro pháp lý. Còn nếu doanh<br />
nghiệp có mối quan hệ không tốt với địa phương thì<br />
khả năng phát triển của doanh nghiệp đó có nhiều<br />
hạn chế. Vì vậy, đây chính là thông tin hữu ích giúp<br />
cho ngân hàng có chính sách phù hợp trong công<br />
tác phát triển quan hệ hay tiếp cận khách hàng.<br />
- Thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh:<br />
điều cơ bản nhất mà một nhà đầu tư thương quan<br />
tâm là khách hàng đó kinh doanh như thế nào. Ngân<br />
hàng cần phải thu thập thông tin chi tiết về kế hoạch<br />
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó đưa<br />
ra những nhận định chính xác, bao gồm: Số dự án<br />
hay phương án khách hàng sẽ thực hiện trong năm;<br />
Nhu cầu vốn để thực hiện dự án, phương án; Lợi<br />
nhuận dự kiến thu được trong năm.<br />
Để đánh giá khả năng phát triển của doanh<br />
nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đưa<br />
ra các quyết định cho vay chính xác, Ngân hàng<br />
có thể đánh giá mức độ quan hệ giữa khách hàng<br />
với: chính quyền địa phương, các doanh nghiệp<br />
khác cùng ngành nghề; đánh giá chỉ tiêu về lợi<br />
nhuận và dòng tiền qua ngân hàng trong năm<br />
dựa vào tỷ lệ tăng lợi nhuận của kỳ phân tích so<br />
với kỳ trước, số dư tiền gửi bình quân trong năm<br />
phân tích, doanh số chuyền tiền trong năm; đánh<br />
giá năng lực lãnh đạo của người đứng đầu thông<br />
<br />
Số 4/2014<br />
qua: Khả năng lãnh đạo doanh nghiệp của ban lãnh<br />
đạo, số năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh<br />
doanh của người đại diện theo pháp luật, mối quan<br />
hệ của ban lãnh đạo doanh nghiệp với chính quyền<br />
địa phương, mối quan hệ của ban lãnh đạo với các<br />
doanh nghiệp cùng ngành nghề kinh doanh; và<br />
đánh giá tình hình quan hệ của doanh nghiệp với<br />
các tổ chức tín dụng khác. Từ việc đánh giá các chỉ<br />
tiêu trên, Ngân hàng thiết lập một thang điểm để<br />
cho điểm từng chỉ tiêu dựa trên các ý kiến chuyên<br />
gia trong ngành. Ví dụ: Điểm mức độ quan hệ của<br />
doanh nghiệp với chính quyền địa phương và các<br />
doanh nghiệp cùng ngành nghề có thể cho theo<br />
3 mức độ: Tốt = 20; Bình thường = 10; Không tốt = 0.<br />
Điểm về lợi nhuận và dòng tiền qua ngân hàng trong<br />
năm của doanh nghiệp có thể cho theo 4 mức độ:<br />
Lợi nhuận tăng trên 10% và doanh số chuyển tiền<br />
từ 20 tỷ trở lên = 50; Lợi nhuận tăng từ 10% đến<br />
5% và doanh số chuyển tiền từ 10 tỷ đến 19 tỷ = 30;<br />
Lợi nhuận tăng từ dưới 5% và doanh số chuyển tiền<br />
dưới 10 tỷ đồng = 10; và Lợi nhuận âm = 0. Tương<br />
tự, các chỉ tiêu đánh giá khác cũng sẽ được xác<br />
định một số điểm phù hợp. Trên cơ sở phân tích các<br />
dữ liệu của khách hàng và số điểm đạt được của<br />
từng khách hàng doanh nghiệp, ngân hàng sẽ phân<br />
khách hàng vào từng nhóm khác nhau theo thứ tự<br />
từ 01 đến 04, với Nhóm 1 có từ 350 đến 430 điểm;<br />
Nhóm 2 từ 270 đến 350 điểm; Nhóm 3 từ 121 đến<br />
270 điểm, còn lại là nhóm 4. Và thứ hạng của từng<br />
khách hàng sẽ được hệ thống ghi nhớ trên module<br />
CIF trong trường thông tin khách hàng trên hệ thống<br />
IPCAS. Khi cần thiết, nhân viên giao dịch có thể vấn<br />
tin nhóm của khách hàng trên hệ thống để đưa ra<br />
những chương trình marketing hoặc cung cấp sản<br />
phẩm phù hợp.<br />
4.2. Lựa chọn khách hàng mục tiêu và cá biệt hóa<br />
khách hàng<br />
Sau khi tiến hành chấm điểm và phân nhóm<br />
khách hàng thì Ngân hàng cần tiến hành công tác<br />
xác định khách hàng mục tiêu. Ngân hàng thực hiện<br />
qua các bước như sau:<br />
Nhận diện khách hàng: khi khách hàng đến<br />
giao dịch với ngân hàng, nếu là khách hàng cũ thì<br />
giao dịch viên cần in bảng phân tích khách hàng<br />
gần nhất để biết khách hàng được xếp vào nhóm<br />
mấy nhằm tham mưu cho lãnh đạo phòng về việc áp<br />
dụng các chính sách tiền gửi hay tiền vay dành cho<br />
khách hàng. Nếu là khách hàng mới, thì giao dịch<br />
viên tiến hành thu thập và phân tích thông tin khách<br />
hàng như trên để biết khách hàng thuộc nhóm nào.<br />
Khi đó, giao dịch viên mới báo cáo lãnh đạo phòng<br />
ra quyết định.<br />
Ghi nhớ đặc điểm của khách hàng: khi khách<br />
hàng đến giao dịch, giao dịch viên có thể ghi nhớ<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 109<br />
<br />