intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

HỌA SĨ LÊ NGUYÊN LỢI NGƯỜI VẼ HUY HIỆU HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

376
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, nhiều tổ chức đoàn thể đã tiến hành làm huy hiệu của tổ chức mình như: Đoàn Thanh niên lao động Việt Nam, Hội Văn nghệ Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam... Về huy hiệu của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được sáng tác vào năm 1952 tại Việt Bắc do hoạ sĩ Lê Nguyên Lợi lúc đó là sinh viên trường Mỹ thuật kháng chiến là người đã sáng tác huy hiệu và đã được Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam sử dụng từ đó đến...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: HỌA SĨ LÊ NGUYÊN LỢI NGƯỜI VẼ HUY HIỆU HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM

  1. HỌA SĨ LÊ NGUYÊN LỢI - NGƯỜI VẼ HUY HIỆU HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, nhiều tổ chức đoàn thể đã tiến hành làm huy hiệu của tổ chức mình như: Đoàn Thanh niên lao động Việt Nam, Hội Văn nghệ Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam... Về huy hiệu của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được sáng tác vào năm 1952 tại Việt Bắc do hoạ sĩ Lê Nguyên Lợi lúc đó là sinh viên trường Mỹ thuật kháng chiến là người đã sáng tác huy hiệu và đã được Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam sử dụng từ đó đến nay. Hoạ sĩ Lê Nguyên Lợi viết: “Năm 1952 tôi nguyên là sinh viên khoá kháng chiến trường cao đẳng mỹ thuật Việt Nam do hoạ sĩ Tô Ngọc
  2. Vân là hiệu trưởng, trường trú ở Phú Thọ, Tuyên Quang. Một hôm thày hiệu trưởng bảo tôi lên giao việc vẽ mẫu huy hiệu của Hội Liên hiệp PNVN, tôi phấn khởi nhận lời quen với tác phong của trường vừa học tập kết hợp với phục vụ. Nhưng tôi thật sự lo lắng vì hội Liên hiệp PNVN rất rộng rãi và quan trọng, huy hiệu không phải loại vẽ nhiều thứ dài dòng. Tôi suy nghĩ phụ nữ Việt Nam cùng nhân dân đang kháng chiến, nhưng mục đích chính là dành lại hoà bình đất nước độc lập thống nhất nên tôi vẽ hình bản đồ Việt Nam với chim hoà bình vẫy cánh trong hình tròn hoàn chỉnh với tên Hội LHPN Việt Nam. ít hôm sau tôi vô cùng vui sướng được tin mẫu đó đã được lãnh đạo HLHPN Việt Nam chấp nhận. Hội gửi lời khen người vẽ và nói sẽ thưởng tác giả một tạ gạo. (Hồi đó 1 tạ gạo là rất quý vì bữa cơm sinh viên chúng tôi chia ra trên lá chuối một phần cơm, một phần sắn, có khi phần sắn còn lớn hơn phần cơm). Nhưng sau vì nhiều công việc, chuyện vẽ và phần thưởng đó cũng chả ai nhắc lại nữa. Tuy vậy tôi vẫn tự hào riêng vì huy hiệu của Hội đã được trưng bày qua nhiều hội nghị lớn, theo gót các đại biểu tới nhiều nơi, mang ấn tượng tốt đẹp của huy hiệu”. Hội Mỹ thuật Việt Nam đã trao đổi với các hoạ sĩ Trịnh Phòng, Ngô Minh Cầu, Ngô Mạnh Lân, Mai Long, Lê Lam, Thục Phi... những hoạ sĩ cùng khoá học với hoạ sĩ Lê Nguyên Lợi, tất cả các hoạ sĩ nói trên đều xác nhận thông tin mà hoạ sĩ Lê Nguyên Lợi đã viết và hoạ sĩ Lê Nguyên Lợi chính là tác giả của Huy hiệu này. Hoạ sĩ Lê Nguyên Lợi sinh ngày 26/10/1929, dân tộc Kinh, quê quán tỉnh Hưng Yên. Ông tốt nghiệp khoá kháng chiến (1951 - 1954) tại Việt
  3. Bắc do hoạ sĩ Tô Ngọc Vân làm hiệu trưởng. Ông là hội viên chuyên ngành hội hoạ, vào hội năm 1957. Hiện này ông cư trú tại địa chỉ 18C1 Phan Chu Trinh- phường 2- quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh. Trong quá trình hoạt động mỹ thuật hoạ sĩ Lê Nguyên Lợi là giảng viên của Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, đã được tặng thưởng huân chương kháng chiến chống Pháp hạng Ba, Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, huy chương vì sự nghiệp mỹ thuật Việt Nam, Vì sự nghiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam. Trong sáng tác mỹ thuật ông có nhiều tác phẩm tham dự triển lãm mỹ thuật lớn như: Việt Trì xây dựng - Khắc gỗ (50x140cm) 1957 giải Ba tại triển lãm mỹ thuật toàn quốc năm 1958; Nữ du kích- Khắc gỗ (40x60cm) 1957, Bà Bủ- Lụa (40x57cm) 1957; Tranh cổ động Căm thù Phú Lợi (60x90cm) 1959; Tổ trực chiến- Sơn dầu (80x120cm) 1972; Chợ quê- Sơn khắc (60x90cm) 1994; Thuở chăn trâu- Lụa (50x76cm) 1997... Trần Khánh Chương
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2