intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

HỌA SĨ TÔN THẤT ĐÀO

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

149
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ những yêu cầu khách quan và nhạy cảm của lịch sử đất nước những năm 1954 và sự phát triển tất yếu của vùng đất Thần Kinh, của văn hóa Huế, năm 1957 trường Cao đẳng Mỹ thuật Huế thuộc Viện Đại học Huế đã ra đời. Hiệu trưởng đầu tiên của trường mỹ thuật duy nhất ở miền Trung, người đã để lại dấu ấn sâu đậm trong chặng đường đầu đáng nhớ xây dựng nhà trường là họa .sỹ Tôn Thất Đào- Cựu sinh viên trường Mỹ thuật Đông Dương danh tiếng. Họa sĩ Tôn Thất Đào...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: HỌA SĨ TÔN THẤT ĐÀO

  1. HỌA SĨ TÔN THẤT ĐÀO TÔN THẤT ĐÀO-sen trắng - sơn dầu Từ những yêu cầu khách quan và nhạy cảm của lịch sử đất nước những năm 1954 và sự phát triển tất yếu của vùng đất Thần Kinh, của văn hóa Huế, năm 1957 trường Cao đẳng Mỹ thuật Huế thuộc Viện Đại học Huế đã ra đời. Hiệu trưởng đầu tiên của trường mỹ thuật duy nhất ở miền Trung, người đã để lại dấu ấn sâu đậm trong chặng đường đầu đáng nhớ xây dựng nhà trường là họa
  2. sỹ Tôn Thất Đào- Cựu sinh viên trường Mỹ thuật Đông Dương danh tiếng. Họa sĩ Tôn Thất Đào sinh năm 1910 tại Phú Cát - Thành phố Huế. Xuất thân từ một gia đình Nho học có truyền thống ở vùng đất Cố Đô, từ nhỏ ông đã yêu thích và có năng khiếu về hội họa. Do vậy sau khi kết thúc Ban Trung học, ông đã thi vào trường Mỹ thuật Đông Dương. Đây là một trường mỹ thuật do người Pháp mở ở Hà Nội từ năm 1925 và cũng là trường mỹ thuật duy nhất ở Đông Dương bấy giờ. Họa sĩ Tôn Thất Đào vào học năm 1932 (khóa 1932 - 1937). Tại đây ông là học trò của các họa sư danh tiếng như Victor Tardieu, Inguimberty, Nguyễn Nam Sơn, L.Roger, Defenix, George Khánh. May mắn với người học trò xứ Huế là ông được học dưới thời của Hiệu trưởng- Họa sĩ Victor Tardieu (1870-1937). Victor Tardieu là một họa sĩ đã từng được giải Quốc gia Pháp và Giải thưởng Đông Dương. Cái lớn lao, đáng quý ở Victor Tardieu là ông có tấm lòng chân thành của người nghệ sỹ, tâm huyết với việc đào tạo họa sĩ cho người Việt Nam. Ông đã có những tác động lớn với nhiều thế hệ học trò, trong đó có Tôn Thất Đào, việc chọn chuyên sâu về lụa của họa sĩ Tôn Thất Đào cũng một phần từ sự chịu ảnh hưởng tư tưởng khai thác, khám phá, nâng cao hiệu quả nghệ thuật của các chất liệu truyền thống phương Đông mà Victor Tardieu đã nêu ra và cuốn hút nhiều học trò Việt Nam theo học như Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Gia Trí, Trần Văn Cẩn... Họa sĩ Tôn Thất Đào tốt nghiệp trường Mỹ thuật Đông Dương năm 1937 (Ban Hội họa, nặn tượng và trang trí). Sau khi tốt nghiệp, ông về
  3. dạy hội họa tại các trường Trung học Khải Định, Nữ Trung học Đồng Khánh, Trường Quốc Học, Trung học Kỹ thuật, Trung học Tín Đức, Trung học Kiều Mẫu Huế. Sự nhiệt tâm trong truyền dạy và say mê vẽ của ông được mọi người cảm phục, hơn thế ông cũng rất tâm huyết với việc phát hiện năng khiếu mỹ thuật ở lứa tuổi nhỏ. Trong Phòng truyền thống của Trường Đại học Nghệ thuật vẫn còn lưu giữ nhiều bài viết của ông về điều này với văn phong bình dị, chữ đẹp, với sự giãi bày sâu sắc về năng khiếu mỹ thuật cũng như mong muốn đưa mỹ thuật vào Nhà trường. Sau này khi đang là Hiệu trưởng trường Cao đẳng Mỹ thuật Huế, ông còn làm Quản đốc Trung tâm khuyếch trương Tiểu công nghệ Huế (1964). Sau năm 1966, khi về hưu ông tiếp tục làm Giáo sư hội họa trường Sư phạm Bổ túc Huế (1969). Năm 1967, Ông Giám đốc nhà Trung Tâm khuyếch trương Tiểu công nghệ Sài Gòn đã mời họa sĩ Tôn Thất Đào vào Ban Giám Đốc Học xưởng Tiểu Công nghệ Đại Nội Huế để sáng tác các kiểu mẫu sơn mài và các sản phẩm Tiểu công nghệ. Khá nhiều sản phẩm do ông tổ chức thiết kế đã được trưng bày ở các triển lãm mỹ nghệ quốc tế và trong nước. Năm 1957, Bộ trưởng Quốc gia Giáo dục Nguyễn Dương Đôn (Chính quyền cũ) đề cử họa sĩ Tôn Thất Đào đảm nhận trọng trách đứng ra sáng lập và làm Giám đốc trường Cao Đẳng Mỹ thuật Huế (thuộc viện ĐHH). Đây là thời gian mà họa sĩ Tôn Thất Đào và các đồng sự đã vất vả, vượt lên bao khó khăn để xây dựng và ổn định Nhà trường. Lúc đầu trường đóng ở một địa điểm ven sông An Cựu, về sau mới chuyển hẳn vào Đại Nội cho đến nay.
  4. Trong cuộc đời hoạt động mỹ thuật của mình, họa sĩ Tôn Thất Đào đã dành được khá nhiều thành tích đáng kể. Có thể điểm một số thành tích được ghi nhận là Huy chương Vàng Cuộc Đấu xảo Hội chợ Mỹ phẩm Huế năm 1938; Huy chương Long - Bội Tinh 1942; Huy chương Kim Khánh 1943; Giấy khen về tác phẩm tranh lụa tại Vatican 1952. Các văn bằng đặc biệt trong khi tham dự các cuộc triển lãm trong và ngoài nước như: Văn bằng đấu xảo Mỹ thuật Hà Nội 1938, Cao Miên 1939, Nhật Bản 1940, Sài Gòn 1945, Vatican 1950, 1952. Nhưng có lẽ một trong những công việc đặc biệt đáng nhớ đối với ông trong hoạt động mỹ thuật là vào năm 1941 chính phủ Nam Triều (dưới thời Bảo Đại) đã đề cử ông vào Đại Nội để dạy hội họa cho Thái Tử Bảo Long. Với chất lụa là chất liệu chuyên sâu, họa sỹ Tôn Thất Đào vẽ nhiều đề tài với phong cách truyền thống kết hợp với hiện đại. Hàng loạt tác phẩm thành công và có mặt trong các triển lãm như các bức Thiếu nữ đọc sách, Phong cảnh làng quê, Chơi đầu hồ, Thiếu nữ chơi đàn, Cầu ngói Thanh Toàn, Ca Huế, Gió nồm đông, Hồn quê... Ông còn vẽ nhiều tranh sơn mài, sơn dầu như Chân dung quý bà, Thiếu nữ, Phong cảnh Đại Nội, Ngự Bình, Cô dâu, Bến thuyền, Sen trắng...Tác phẩm Ngự Bình là một trong những tranh ông đã vượt ra khỏi cách nhìn hiện thực theo trường phái Mỹ thuật Đông Dương để tạo nên một hình tượng mang tính tượng trưng, ẩn dụ qua hình núi mang dáng hình thiếu nữ, tóc người con gái trải dài thành sông núi bao la, xứ Huế hiện ra không phải ở góc nhìn tĩnh lặng mà hoành tráng và phóng khoáng hơn. ý nghĩa của hình ảnh sông Hương- Núi Ngự đã được sáng tỏ và mang
  5. đậm sắc thái u hoài, cổ kính, làm ta nhớ lại những lời ngợi ca xứ Huế vùng đất Thần Kinh của vua Thiệu Trị trong thế kỷ trước qua các bài thơ của ông. Đây cũng là một tác phẩm hiếm hoi của Tôn Thất Đào vẽ theo tính biểu hiện chứ không đi sâu mô tả như nhiều tác phẩm khác của ông. Nhiều tác phẩm sơn dầu của ông cho thấy ông nắm vững nền tảng tạo hình cơ bản của Trường Mỹ thuật Đông Dương một cách chắc chắn như thế nào. Điều đó cũng làm cho nhiều người thuộc thế hệ sau suy nghĩ và cũng tạo ra uy tín cao cũng như sự thuận lợi cho hoạt động sáng tạo, đào tạo của ông ở trường Cao đẳng Mỹ thuật. Ông góp phần đào tạo nhiều thế hệ học trò về tranh lụa, nhiều người trong đó hiện sống và vẽ ở nước ngoài. Họa sĩ Tôn Thất Đào mất năm 1979, hiện nay ông được thờ tại nhà thờ dòng họ ở 17 Mạc Đĩnh Chi- TP Huế. Hàng năm nhiều đồng nghiệp, bạn hữu và học trò cũ của ông vẫn về đây, đến thăm, thắp hương cho người họa sỹ mà họ yêu quý, kính trọng và mãi ghi nhớ công lao xây dựng và phát triển Nhà trường của người Hiệu trưởng đầu tiên trường Cao đẳng Mỹ thuật Huế. Phan Thanh Bình
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
21=>0