intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

HỌA SĨ TRỊNH HOÀNG TÂN VẼ VÀ VIẾT - VIẾT VÀ VẼ

Chia sẻ: Sadad Adasdsad | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

75
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với Trịnh Hoàng Tân vẽ và viết là 2 mối quan hệ không tách rời thường xuyên. Đây là một hiện tượng hiếm đối với các họa sĩ ở các địa phương, sống, lao động nghệ thuật xa các trung tâm mỹ thuật lớn. Với tư cách là một người làm công tác giảng dạy - nghiên cứu - phê bình mỹ thuật lâu năm tôi có may mắn được trực tiếp tiếp xúc với tác giả, tác phẩm nhiều thế hệ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: HỌA SĨ TRỊNH HOÀNG TÂN VẼ VÀ VIẾT - VIẾT VÀ VẼ

  1. HỌA SĨ TRỊNH HOÀNG TÂN VẼ VÀ VIẾT - VIẾT VÀ VẼ Với Trịnh Hoàng Tân vẽ và viết là 2 mối quan hệ không tách rời thường xuyên. Đây là một hiện tượng hiếm đối với các họa sĩ ở các địa phương, sống, lao động nghệ thuật xa các trung tâm mỹ thuật lớn. Với tư cách là một người làm công tác giảng dạy - nghiên cứu - phê bình mỹ thuật lâu năm tôi có may mắn được trực tiếp tiếp xúc với tác giả, tác phẩm nhiều thế hệ. Nhất là được học hỏi qua những công trình nghiên cứu mỹ thuật. Quý hơn cả là được trao đổi nghệ thuật cởi mở với nhiều danh họa về nghệ thuật và những câu chuyện bếp núc của mỹ thuật, như: Nguyễn Đỗ Cung, Nguyễn Văn Tỵ, Nguyễn Sĩ Ngọc, Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Trần Đình Thọ… đến thế hệ họa sĩ thứ hai như: Vũ Giáng Hương, Đặng Quý Khoa, Phạm Công Thành, Trần Khánh Chương… Thế hệ tiếp theo là Lê Trí Dũng, Nguyễn Đức Hòa… Tất cả đều có một nét chung, một sở thích: vừa vẽ vừa viết. Theo tôi: thay đổi hình thức lao động cũng là nghỉ ngơi. Tất nhiên là phải thực sự đam mê và có một chút năng khiếu mới thức dậy được tiềm năng viết. Suy cho cùng nghệ thuật vẽ và viết, tất cả tùy thuộc vào "cái tri
  2. thức", "cái tạng" của mỗi họa sĩ. Tôi nghiệm thấy, với ai đó viết nghiên cứu, phê bình mỹ thuật được coi như một nguồn "nhiên liệu" tiếp sức cho sáng tác và ngược lại, sáng tác để trải nghiệm, giãi bày, đối thoại với chính mình và đồng nghiệp. Phát hiện cái mới, cái đẹp, kịp thời đặt ra những vấn đề cho nghiên cứu, phê bình mỹ thuật. Nhìn chung, tranh và bài viết của họ ít ra là đã có "chỗ đứng" trong đời sống mỹ thuật… Không ít tác giả đã đi vào lịch sử mỹ thuật hiện đại Việt Nam. Sáng tạo nghệ thuật mà không am hiểu, tinh tường nghệ thuật, nói cụ thể là "cái phông", cái nền văn hóa tạo hình, không tinh thông chất liệu, kỹ thuật thì khó sáng tác chứ chưa nói đến đẹp. Dù muốn hay không "viết" thực chất là bộc lộ kiến thức văn hóa tạo hình và cái gu của mỗi người viết. Tôi tự thấy đó cũng là cách học trong trường đời, như cách nói của văn hào lớn Gooc-ki. Có điều, Trịnh Hoàng Tân sống, lao động nghệ thuật trên đất mẹ Quảng Trị anh hùng tròn 20 năm, một địa phương xa các trung tâm mỹ thuật lớn, chưa hội đủ môi trường nghệ thuật, không gian văn hóa nghệ thuật, tiếp sức cho sáng tạo như các họa sĩ cùng thế hệ sống, lao động nghệ thuật ở thủ đô. Nhưng Trịnh Hoàng Tân vẫn "sinh ư nghệ, tử ư nghiệp", vẫn thường xuyên vẽ và viết. Đúng như lời tự bạch của Tân: "… Con đường đi đến những ước mơ sáng tạo không hề bằng phẳng… mỗi người phải tự chọn cho mình cách đón nhận, đối đầu… tự nhìn lại chính mình để có một hướng đi riêng."
  3. "Một hướng đi riêng" của Trịnh Hoàng Tân ư? Theo tôi, một họa sĩ thường xuyên vẽ và viết là một hiện tượng hiếm thấy với các họa sĩ sống, lao động nghệ thuật ở xa các trung tâm mỹ thuật lớn. Anh không thể không "đón nhận", "đối đầu"… với chính mình và hoàn cảnh. Trịnh Hoàng Tân VẼ Trịnh Hoàng Tân được biết đến là một họa sĩ sơn mài. Chỉ tính từ năm 1993 đến năm 2010 đã có 13/17 tác phẩm được giải là tranh sơn mài trong các triển lãm mỹ thuật toàn quốc, triển lãm mỹ thuật toàn quốc về đề tài chiến tranh cách mạng - lực lượng vũ trang, triển lãm mỹ thuật khu vực, giải thưởng hàng năm của Hội Mỹ thuật Việt Nam, giải thưởng Toàn quốc của UBTw Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ Thuật Việt Nam và nhiều giải thưởng của Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Trị. Nghệ thuạt sơn mài của Trịnh Hoàng Tân biết tiếp thu nét tinh hoa nghệ thuật sơn mài của các thế hệ cha anh theo tiêu chí thẩm định: phẳng, bóng, trong và độ sâu thăm thẳm của màu, theo cảm quan của thế hệ mình. Tranh anh thường là một bố cục đầy ắp nhân vật, sự kiện. Khi là một không gian thuạn mắt như: Thả hoa tưởng niệm Biên cương ngày mới, Hội làng tháng giêng… hoặc mở rộng không gian trên một mặt phẳng bằng cách chia ô, chia mảng theo nhiều chiều, nhiều hướng như: Bừng sáng vùng cao, Lòng đất sinh tồn, Hoa trái đường hành quân… Hình tượng
  4. nhân vật thiên về gợi chứ không tả. Sắc màu chủ đạo là 3 màu đỏ, vàng, đen. Sắc đỏ vàng phát huy được vẻ đẹp đặc thù lộng lẫy vàng son của sơn mài. Còn sắc đen, màu đen được coi là một điểm nhấn làm nhịp cho diễn hình, diễn màu, tạo nên một nhịp điệu tạo hình. Cũng như nhiều họa sĩ cùng thế hệ, biết tiếp thu các yếu tố tạo hình của các Isme phương Tây hiện đại như: siêu thực, lập thể, biểu hiện, trừu tượng, tạo nên một phong cách nghệ thuật hiện thực tâm trạng, thuộc kênh tạo hình của chủ nghĩa hiện đại. Một họa sĩ sơn mài có một hướng đi riêng. TRỊNH HOÀNG TÂN VIẾT Chỉ tính từ năm 1989 đến năm 2012 Trịnh Hoàng Tân đã viết được gần 100 bài đăng trên các tạp chí, báo ở Trung ương và nhiều địa phương thuộc dải đất Miền Trung. Các bài viết của Trịnh Hoàng Tân thường đề cập nhiều lĩnh vực mỹ thuật. Từ thể loại: hội họa, đồ họa, điêu khắc… đến các chất liệu: lụa, sơn mài, sơn dầu, đến cả các trào lưu, xu hướng nghệ thuật từ hiện thực đến phi hiện thực. Nhiều hơn cả là giới thiệu tinh hoa, bản sắc nghệ thuật và các tác giả quê hương như: "Sắc màu trong đám rước của người Vân Kiều", "Sự độc đáo ở tác phẩm điêu khắc Hồ Uông", "Tính hoành tráng nghệ thuật tượng đài ở nghĩa trang quốc gia đường 9", "Sôi động hội họa khu vực IV".
  5. Đó là những bài viết từng trải nghiệm từ vốn sống, vốn hiểu biết, vốn nghệ thuật của tác giả, nên có sức thuyết phục người đọc. Thiết nghĩ Trịnh Hoàng Tân viết không chỉ làm giàu cho sáng tác của anh, mà còn giới thiệu được mỹ thuật miền Bắc, miền Trung. Bất ngờ và thú vị, Trịnh Hoàng Tân sớm trở thành một cộng tác viên đắc lực của Tạp chí Mỹ thuật khu vực 4. Tôi thường đi dạy và tham dự nhiều cuộc triển lãm mỹ thuật khu vực. Các tác giả hội viên thường đặt ra câu hỏi lớn: “Tạp chí Mỹ thuật của Hà Nội à? Chỉ lo lăng-xê các họa sĩ ở thủ đô". Tôi nói: "Là của toàn quốc đấy chứ, cũng đã có một số bài viết về các tác giả địa phương đấy thôi, căn bản là không có người viết. Anh chị em ở địa phương mà viết về địa phương mình, chắc Tạp chí dùng vội. Hiện Tạp chí chỉ có 3 người. Khó thay!" Ước gì mỗi một khu vực: đồng bằng sông Cửu long, đông Nam bộ, nam miền Trung và Tây nguyên, Tây bắc, Việt bắc, mỗi khu vực sớm có một vài cộng tác viên như Trịnh Hoàng Tân. Mỹ thuật khu vực, tác giả, tác phẩm sớm hiện diện trên Tạp chí Mỹ thuật, cho nội dung tờ báo phong phú hơn. Có như vậy Tạp chí Mỹ thuật mới thực sự là tạp chí của hội viên toàn quốc. Có một sự thật là chúng ta đang sống trong thời đại thông tin. Tiếc thay có một số người không cập nhật được thông tin. Điển hình là một vài vụ chấm giải thưởng
  6. mỹ thuật có tính toàn quốc, hội đồng chấm giải lâm vào tình trạng "dở khóc dở cười". Nguyên nhân cũng thật dễ hiểu, hội đồng nghệ thuật không cập nhật thông tin. "Nỗi buồn này chẳng của riêng ai". Thiết nghĩ, việc nghiên cứu, phê bình mỹ thuật là cung cấp thông tin, đọc và nghiên cứu mỹ thuật là cập nhật thông tin, là nạp thêm nhiên liệu cho sáng tác. Buồn thay, không phải ai cũng hiểu điều đó. Chúng ta hy vọng, Tạp chí Mỹ thuật đã, đang và sớm làm tốt hơn nữa "cầu nối thông tin" giữa Hội và hội viên cả nước, có phải không họa sĩ Trịnh Hoàng Tân, và đông đảo hội viên chúng ta?.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2