intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hóa trang

Chia sẻ: G G | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

79
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kia là cơ quan cấp huyện, đâu chừng ba chục người, tính luôn hai anh bảo vệ và hai chị lao công. Huyện nông thôn nhưng cơ quan kia chẳng thiếu thứ thiết bị tân kỳ nào từ cách bài trí văn phòng đến chỗ vui chơi giải trí; nơi nào cũng tinh tươm, sang trọng. Nông thôn đang bị đô thị hóa từ đất đai đến bộ óc con người, nhứt là ba mươi người của cơ quan kia. Lãnh vực hoạt động của cơ quan dính dáng một chút văn hóa, một chút giáo dục, một chút kinh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hóa trang

  1. Hóa trang Kia là cơ quan cấp huyện, đâu chừng ba chục người, tính luôn hai anh bảo vệ và hai chị lao công. Huyện nông thôn nhưng cơ quan kia chẳng thiếu thứ thiết bị tân kỳ nào từ cách bài trí văn phòng đến chỗ vui chơi giải trí; nơi nào cũng tinh tươm, sang trọng. Nông thôn đang bị đô thị hóa từ đất đai đến bộ óc con người, nhứt là ba mươi người của cơ quan kia. Lãnh vực hoạt động của cơ quan dính dáng một chút văn hóa, một chút giáo dục, một chút kinh tế, một chút... nên có thể coi người trong cơ quan thuộc thành phần trí thức, kể cả anh bảo vệ và chị lao công. Xin phép đóng ngoặc kép cụm từ “thành phần trí thức” mới diễn tả hết ý được. Ba mươi người ở cơ quan đó đã, đang và sẽ chơi trò hóa trang với nhau cho đến chết. Tức là thế này, đơn cử một anh chàng mặt mày sáng sủa, tỏ ra lanh lưa, chuyện gì cũng biết nhưng hễ giao việc là thấy cái dốt “đến khó hiểu” tòi ra. Một chị chàng luôn tỏ ra tội nghiệp để người ta thương nhưng hễ bạn quay lưng, chị chửi ngay một câu: “Cái thằng dóc phách” hoặc “Con mẹ điếm đàng”. Đó, chơi trò hóa trang là vậy. Chơi say mê, chơi bền bỉ, chưa ai bỏ cuộc. Cuộc chơi nào chẳng có người vô địch? Và người vô địch ở cơ quan đó (không tính cơ quan khác) là Hĩnh. Tên đầy đủ là Đào Hĩnh. Chắc chắn không phải “hĩnh” trong từ “hợm hĩnh” đâu, xin bạn đọc hiểu cho. Chàng Hĩnh, anh Hĩnh, cậu Hĩnh, thằng Hĩnh, ông Hĩnh... đó là cách gọi theo tuổi tác và độ thân sơ của phía người gọi chứ không phải phía người bị gọi. Người kể chuyện viết đến đây khá yên tâm, rằng cơ quan thì không có tên, còn tên người là Hĩnh khó có thể trùng, tránh được phần nào cái gọi là “văn chương ám
  2. chỉ” mà các nhà phê bình đang bỉ thử, chê trách. Mặc dù cũng sợ lắm kiểu quy chụp “nó viết đây ám chỉ ông A, bà B chứ ai”, nhưng người kể vẫn không kìm được ý muốn tả Đào Hĩnh vài dòng. Tả chung chung thôi, để không bị giống một ai. Phom người Hĩnh cao nhưng không sang. Khuôn mặt bì bì nhưng không oai theo kiểu mặt người làm quan. Bước đi nhẹ, chậm chạp như người thiếu tố chất adrenalin trong máu. Giọng nói yếu hơi nhưng muốn làm gồ, thành ra cứ phải chắp tay sau đít đi qua, đi lại rồi “hử hử” trong cuống họng như cha người nghe, như ráng nâng mình lên phẩm trật cao hơn vốn có. Một nhóm người tập trung lại, thể nào cũng có một cây hài, cù cho cười chơi, nếu không buồn chết. Và cây hài ở cơ quan đó chẳng ngại ngùng gì nói rất to như đang la làng: “Vị thứ nhì, ba, tư của trò hóa trang trong anh chị em cơ quan có thể còn phải phân định. Ví dụ trường hợp tôi, có thể đứng nhì hoặc đứng tư. Nhưng chắc chắn đệ nhứt hóa trang phải là anh Hĩnh”. Nói xong cây hài cười ha hả. Người nghe cười nho nhỏ. Có nên tin trăm phần trăm nhận định của cây hài đó không? Chúng ta cần khảo sát thêm, không khéo oan anh Hĩnh. Vì nói trắng ra, đứng nhứt cuộc chơi này chả danh giá gì. Chàng Hĩnh không ít lần chân tình với bạn bè: “Đời người có ra gì đâu. Sống ngày nào hay ngày ấy, nhè?”. Chàng “nhè” thấp giọng, muốn hỏi lại người nghe, muốn tỏ ra ưu tư, cao đạo. Đó là kiểu nói của kẻ bất cần đời, xưa gọi là bậc chân nhân. Nhưng cách chàng Hĩnh sống thì không phải vậy. Quần áo giày vớ của chàng tươm tất lắm. Xe máy chàng đi luôn tân thời, cũ mốt một chút chàng “nhượng” cho vợ ngay.
  3. Chiếc Air Blade chàng mới tậu được lau bụi tỉ mỉ đến rãnh răng của lốp xe. Chàng cất cái nhà đúc sang trọng, phòng làm việc của chàng Hĩnh như vương quốc riêng, trổ cửa sổ phương nam, đố vợ con dám bén mảng. Chàng thiết kế sân thượng có chỗ vọng nguyệt, nhưng đến nay chưa có bạn thân nào ngoài chàng ngồi ở đó. Rõ không thể tin chàng Hĩnh là kẻ bất cần đời. Hóa trang vậy ai theo kịp. Anh Hĩnh tỏ ra bất cần danh. Anh thổ lộ: “Giúp ích được gì cho mọi người mới đáng quý, mấy cái danh thi đua ấy chỉ danh hão thôi, nhè?”. Kiểu nói mang hơi hám bậc cao nhân đấy chứ. Quả thật, anh Hĩnh là trưởng phòng nhưng tổng kết thi đua cuối năm anh khiêm tốn đứng nhì. Anh Hĩnh đủ thông minh để đứng nhì liên tục ba năm, thành ra anh là chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, nhân viên phòng anh thay nhau đứng nhứt nên không ai được. Sau nhiều năm công tác, anh không thiếu thứ bằng khen nào, từ cấp địa phương đến cấp trung ương. Anh treo bằng khen kín vách tường phòng khách, theo thứ bậc, đầy mê hoặc và sáng tạo. Ai đến chơi, anh chỉ lên vách nói: “Phù du, phù du”. Ngồi cùng anh em cơ quan, anh Hĩnh cũng lên gân nói xấu lãnh đạo, cũng đổ thừa cơ chế kìm hãm sự sáng tạo, như một trí thức chân chính phản biện. Trong cơ quan, vài người có chút năng khiếu chữ nghĩa, cộng tác mấy tờ báo chỉ để cho vui. Anh Hĩnh loăng quăng, líu quíu làm theo. Mê danh kinh. Anh bảo đời người khó nhất lập ngôn. Thấy anh hồ hởi chuyện viết lách, bạn anh khuyên: “Anh Hĩnh à, anh nên viết chuyên môn mới tốt hơn, cái anh viết chỉ là ý kiến công dân, giống như ra đường thấy rác thì nói”. Hĩnh tím mặt. Mấy ngày sau gặp lại bạn, Hĩnh hất hất cái mặt hỏi: “Chuyên môn ông là gì nhè? Tôi thấy ông có viết chuyên môn đâu, sao bảo tôi?”. Bạn anh thở dài, ngao ngán: “Tôi thực sự muốn tốt cho anh. Anh đã phụ lòng tôi rồi”. Hĩnh còn kỵ nhất chuyện
  4. nhắc thành công của người khác trước bá quan, làm thế hóa ra hạ thấp mình à? Ngu. Cậu Hĩnh muốn lắm chứng minh mình bất cần lợi. Cậu chia sẻ: “Biết đủ là đủ, đợi đủ biết khi nào đủ. Cứ vun vén mãi, chết cũng trở về cát bụi, phải không nhè?”. Nói hay lắm. Ôi, bậc chí nhân đây rồi. Nhưng chịu sao thấu cái “nhè nhè” hỏi lại người nghe rất trịch thượng của cậu. Cậu Hĩnh ơi, cậu trắng trợn giành của anh em những phần việc được cấp nhiều kinh phí, bổng lộc. Cậu “luồn ngõ sau” xin thủ trưởng cơ quan đi công tác xa, xin tiêu chuẩn tham quan tỉnh bạn, có lần qua được tới Trung Quốc. Để hợp lý hóa, cấp trên cặp thêm vài người đi cùng cậu Hĩnh. Cậu kể công với anh em như ban ơn: “Nhờ tôi đó, nhè?”. Cậu đi công tác hai ngày khai năm, cậu trọ nhà quen khai ở khách sạn, cậu đi xe đò khai đi máy bay... Cậu Hĩnh ơi, cậu chưa “biết đủ” đâu. Cậu nghe lóm lăng nhăng mấy chữ thánh hiền, lợi dụng cổ thánh để hóa trang, có ngày tân thánh vặn cổ cậu. Sắp rồi. Thằng Hĩnh, rõ cái thằng không ham quyền lực, bữa nó nói: “Cần là cần người ta nể, chứ không cần người ta sợ, nhè?”. Thánh nhân, thánh nhân đời nay xuất hiện. Nhưng oái oăm, ai mà nể cho được cái thằng Hĩnh. Mấy đứa nhân viên phòng nó sợ nó một phép. Không sợ nó ấy à, nó đì cho ngóc đầu lên không nổi. Nó léo lận tính điểm thi đua thế nào để người nó ghét về chót. Nó tưởng người ta không biết, nó cười hềnh hệch, khẩy khẩy như ngầm ý xoa: “Thi đua ấy mà, quan trọng đếch gì, nhè?”. Dự án bở ăn nó không cho tham gia, nó giao thứ việc khó gặm, làm trối chết không xong. Không xong thì bị xếp thi đua yếu. Nể gì nổi cái thằng Hĩnh đó. Thằng Hĩnh hóa trang lừa cấp trên, chứ hạng mình, nó lột mặt nạ ra chơi thẳng. Không hiểu xưa
  5. nó bị cô nào chọc quê, đá đít mà bây giờ nó căm phụ nữ quá chừng. Nữ nhân viên cơ quan có năm người, nó làm bộ quên tên, hỏi trực tiếp: “Cô gì hè, quên tên hè, à cô Tâm...”. Xấc láo hết cỡ. Nó tưởng có thể lừa mọi người rằng nó đãng trí kiểu bác học. Ối trời ơi, chịu không thấu cái thằng Hĩnh. Ông Hĩnh thiệt là đạo mạo. Để thêm phần trịnh trọng, nhún nhường bề trên, ông hay gù cái lưng xuống, chứ không phải do thiếu canxi xương chi đâu, cho nên ổng cao mà không sang là vậy. Đi chậm, nói rải đúng phong cách nhà quan, nhưng ổng đứng bánh cái chức trưởng phòng. Ông Hĩnh tỏ ra mình là bậc Tài cao phận thấp chí khí uất/Giang hồ mê chơi quên quê hương (*). Ông điềm tĩnh chấp nhận hoan lộ mịt mùng phía trước, yếm thế, rong chơi chờ thời. Ông Hĩnh bảo: “Đời này ai hơn ai. Bình đẳng, bình đẳng cả”. Ô kìa, bậc toàn nhân. Nhưng không thể hình dung nổi con người tài cao, đạo mạo, thấu suốt đạo lý làm người “như ông” đi rầy nữ nhân viên cấp dưới nghe ghê: “Việc tôi giao, làm lộn tùng phèo thế này giống như đem xu-chiêng mặc thành xì- líp, xì-líp mặc thành xu-chiêng”. Chị em mặc quần jean đáy ngắn ông Hĩnh ghé tai: “Mặc thế cởi truồng luôn cho mát”. Kinh khủng quá. Ông Hĩnh, ông mắc chứng khẩu dâm mất rồi. Tiếc cho công ông hóa trang khéo bấy lâu. Cây hài của cơ quan Hĩnh nhắc lại: “Tôi nói rồi mà không tin, nghề hóa trang anh Hĩnh đứng nhứt, để rồi coi, sắp có chuyện hay để xem”. Nói xong cây hài cười ha hả. Thiệt ra người như Hĩnh không đáng ngại lắm, Hĩnh không đa phong cách, không bất ổn tâm thần, nên cứ hiểu ngược những gì Hĩnh nói, quan sát kỹ những gì Hĩnh làm là ra ngay con “người thiệt” của Hĩnh thôi. Lo gì lộ, cái giống người ngôn hành bất nhất đông như quân Nguyên, Hĩnh ơi! Hĩnh không cô đơn đâu, chỉ xin dành vị trí đứng đầu nghệ thuật hóa trang cho anh, để anh đứng mũi chịu sào, hứng búa rìu dư luận. Anh tự biết bù đắp thiệt hại cho mình mà. Anh thông minh,
  6. giỏi giang lắm. Chúng tôi, những người tập tễnh hóa trang để sống nốt đời viên chức, xin chân thành ngưỡng mộ anh. Mới đây, tỉnh nhà kỷ niệm 500 năm thành lập, lãnh đạo tỉnh liên hệ với UNESCO mời các nước sang giao lưu văn hóa. Bộ Ngoại giao Ý cử một đoàn nghệ thuật hóa trang ở thành Venice sang Việt Nam. Họ đến tổ chức đêm “Dạ hội hóa trang” tưng bừng. Ai muốn tham gia đều được. Hĩnh mặc quần soóc kaki, tóc cắt ngắn, áo T-shirt, điện thoại giắt lưng, máy ảnh số treo bụng, tới xem chơi chứ không tham gia. Hĩnh kêu ly soda đánh trứng cút, ngồi gần cánh trái ban giám khảo mấy tiếng đồng hồ, xem đủ loại mặt nạ ngộ nghĩnh, đầy màu sắc, chuyển động ào ạt qua qua, lại lại. Người ta nhận ra nhau, mời nhau khiêu vũ, uống rượu, vui tràn trong ánh điện. Còn Hĩnh nghiêm trang ngồi đó. Anh tìm ra niềm vui gì ở đây để đủ sức ngồi lâu như vậy? Thiệt ngộ. Kết thúc dạ hội gần nửa đêm, ban giám khảo công bố giải người hóa trang độc đáo nhất. Lần lượt những người đoạt giải khuyến khích, giải ba, giải nhì lên sân khấu. Ai cũng tưởng giải nhất sẽ thuộc về người hóa trang bằng những thẻ tre xanh, từ mặt nạ đến quần áo trông đầy Việt tính. Nhưng thật bất ngờ và phi lý, ban tổ chức xướng danh: Giải nhất thuộc về thí sinh Đào Hĩnh. Hĩnh có ghi tên tham gia đâu, có hóa trang đâu? Phi lý hơn nữa là Hĩnh không từ chối giải, chầm chậm bước lên sân khấu nhận phần thưởng ba ngàn đôla. Mọi người lột mặt nạ “hiện nguyên hình” tây có, ta có, tàu có, la ó phản đối rần rần. Thay mặt ban giám khảo, ông Michael Darridi, trưởng đoàn nghệ thuật hóa trang Ý, ôn tồn giải thích: “Chúng tôi không đoán trúng được ông Hĩnh là nam hay nữ, người nước nào, sắc dân nào, làm nghề gì và đặc biệt là ông đang nghĩ gì. Ông ngồi yên một chỗ, lấy tĩnh chế động. Thật tuyệt vời, chúng ta đã tìm ra người hóa
  7. trang độc đáo nhất đêm nay và có lẽ đó là người có một không hai trên thế giới. Bởi vì... các bạn biết không, đỉnh cao của nghệ thuật hóa trang là không hóa trang gì cả”. Người thông dịch trao mic cho Hĩnh, anh bình tĩnh nói: “Trước hết, tôi gởi lời cảm ơn đến mẹ tôi, người sinh ra tôi. Tôi gởi lời cảm ơn cha tôi, người nuôi dưỡng tôi. Sau cùng và hơn hết tôi muốn cảm ơn người vợ yêu dấu của tôi, đã đồng hành cùng tôi sánh bước trên đường đời. Xin cảm ơn ban tổ chức, cảm ơn những người tham gia lễ hội. Chúc các bạn buổi tối vui vẻ và một ngày mai tươi sáng”. Đám đông yên lặng. Hĩnh chân thành xúc động nhắc đến bậc sinh thành nên người ta không nỡ gào: “Thằng điên kia, mày câm họng ngay”. Sáng hôm sau, trên trang nhất số báo Phú Ninh cuối tuần chường gương mặt bì bì, dài ngoẵng của Đào Hĩnh, kỳ dị như mặt nạ dự lễ hội Halloween, với dòng ghi chú: “Người đoạt giải nhất đêm hội hóa trang kiểu Ý”. Hĩnh làm rạng danh cả cơ quan, cả huyện nhà, tỉnh nhà. Chắc chắn năm nay Hĩnh lại đoạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp tỉnh. Có thể Hĩnh sẽ còn nằm trong tốp mười nhân vật điển hình tiên tiến toàn quốc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2