intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty cổ phần dược phẩm Minh Dân đến năm 2020

Chia sẻ: Vũ Văn Hải | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

106
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược kinh doanh; phân tích các căn cứ hình thành chiến lược cho Công ty cổ phần dược phẩm Minh Dân. một số giải pháp chiến lược kinh doanh cho Công ty cổ phần dược phẩm Minh Dân đến năm 2020.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty cổ phần dược phẩm Minh Dân đến năm 2020

TÓM TẮT LUẬN VĂN<br /> Tên đề tài “Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty cổ phần dược<br /> phẩm Minh Dân đến năm 2020”<br /> Tác giả luận văn: Nguyễn Thị Dương – Khóa 2011 -2013<br /> Người hướng dẫn: TS. Phạm Thị Thu Hà<br /> Nội dung tóm tắt<br /> a, Lý do chọn đề tài<br /> Trong những năm gần đây, nền công nghiệp dược phẩm Việt Nam có sự phát<br /> triển vững chắc, đáp ứng được một phần nhu cầu thuốc chữa bệnh của nhân dân.<br /> Ngành dược liệu Việt Nam có thêm rất nhiều cơ hội, tiềm năng: dân số Việt Nam đạt<br /> gần 87 triệu người vào năm 2009 và có thể đạt 99 triệu vào năm 2018. Nền kinh tế tiếp<br /> tục phát triển với tốc độ cao. Chi phí cho y tế còn thấp, tỷ lệ này sẽ tăng nhanh trong<br /> các năm tới, đặc biệt là chi phí cho thuốc men cũng sẽ tăng nhanh và được dự đoán là<br /> sẽ tăng gấp đôi trong mỗi năm. Đây là một lợi thế lớn để cho ngành dược phát triển.<br /> Do đó, ngành sản xuất dược phẩm đang thu hút được sự đầu tư của các nhà đầu<br /> tư trong và ngoài nước. Đây là một thuận lợi cho việc huy động vốn để đầu tư, mở rộng<br /> sản xuất, nghiên cứu phát triển.<br /> Bên cạnh những cơ hội và tiềm năng, ngành công nghiệp dược phẩm trong nước<br /> cũng đang đứng trước những thách thức không nhỏ như ngành sản xuất dược phẩm<br /> Việt Nam còn phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập ngoại cho sản xuất,<br /> trình độ kỹ thuật, công nghệ sản xuất thuốc còn thấp và chưa được đầu tư đúng hướng,<br /> ngành công nghiệp dược phẩm trong nước còn gặp phải những khó khăn như kinh phí<br /> cho các đề tài nghiên cứu dược còn thấp và hạn hẹp; trang thiết bị của từng nhóm<br /> nghiên cứu thiếu và không đồng bộ, không đạt chuẩn cho những nghiên cứu sâu<br /> chuyên ngành, đặc biệt là những trang thiết bị đặc thù; chưa có sự phối hợp, hợp tác<br /> nghiên cứu để giải quyết những bài toán khó trong nghiên cứu khoa học; đội ngũ<br /> chuyên gia hóa dược còn thiếu, đặc biệt là chuyên gia nghiên cứu về công nghệ. Việt<br /> Nam còn thiếu công nghiệp hóa chất cơ bản phục vụ cho tổng hợp hóa dược. Công tác<br /> nghiên cứu và phát triển thị trường chưa được coi trọng, cùng với đó là sự cạnh tranh<br /> <br /> rất lớn của các Công ty dược phẩm nước ngoài vào Việt Nam. Trước bối cảnh đó, đòi<br /> hỏi các Công ty dược phải thay đổi và đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp nhất cho<br /> mình, trong đó Công ty cổ phần dược phẩm Minh Dân không phải là một ngoại lệ.<br /> Xuất phát từ những thực tế đó, dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo TS.<br /> Phạm Thị Thu Hà và ban lãnh đạo Công ty, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “ Hoạch<br /> định chiến lược kinh doanh cho Công ty cổ phần dược phẩm Minh Dân đến năm<br /> 2020” làm đề tài luận văn Thạc sỹ ngành quản trị kinh doanh.<br /> b. Mục tiêu nghiên cứu<br /> Đề xuất chiến lược kinh doanh cho Công ty cổ phần dược phẩm Minh Dân đến<br /> năm 2020.<br /> c. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> - Đối tượng nghiên cứu: Công ty cổ phần dược phẩm Minh Dân<br /> - Phạm vi nghiên cứu: Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần dược<br /> phẩm Minh Dân và những yếu tố tác động đến sự phát triển của Công ty đến năm 2020<br /> d. Tóm tắt nội dung chính: Nội dung luận văn gồm 3 chương<br /> Chương 1: Đề tài đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến chiến lược kinh<br /> doanh như: Tổng quan về chiến lược, phân tích môi trường kinh doanh, trình tự hoạch<br /> định chiến lược, các đặc điểm của ngành dược. Đó chính là cơ sở phương pháp luận cho<br /> việc phân tích các căn cứ và đưa ra các giải pháp chiến lược kinh doanh của Công ty cổ<br /> phần dược phẩm Minh Dân<br /> Chương 2: Đề tài đã giới thiệu khái quát về Công ty và tập trung phân tích các căn cứ để<br /> xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty đến năm 2020. Các nội dung chủ yếu của<br /> chương 2 là:<br /> + Phân tích môi trường vĩ mô (môi trường kinh tế, môi trường chính trị, môi<br /> trường luật pháp và chính sách, điều kiện tự nhiên và xã hội, môi trường công nghệ,<br /> môi trường văn hóa – xã hội)<br /> + Phân tích môi trường ngành dược (đối thủ cạnh tranh, áp lực của nhà cung cấp,<br /> áp lực của khách hàng, áp lực của sản phẩm thay thế, áp lực của đối thủ cạnh tranh<br /> tiềm năng)<br /> <br /> + Phân tích nội bộ Công ty cổ phần dược phẩm Minh Dân (phân tích năng lực sản<br /> xuất kinh doanh, phân tích chất lượng nguồn nhân lực, phân tích tình hình tài chính của<br /> Công ty)<br /> Chương 3: Đề xuất các giải pháp chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần dược<br /> phẩm Minh Dân đến năm 2020<br /> e, Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp phân tích, so<br /> sánh, tổng hợp trêm cơ sở điều tra, quan sát thực tế và các số liệu thống kê thu thập<br /> thông tin từ sách, internet, các tư liệu, các tạp chí chuyên ngành, tài liệu nghiên cứu có<br /> liên quan để đánh giá tình hình một cách sát thực làm cơ sở cho việc đưa ra các nhận<br /> xét, đánh giá; từ đó đề xuất các giải pháp chiến lược và các biện pháp để thực hiện các<br /> giải pháp đó.<br /> f, Kết luận: Đề tài đưa ra các giải pháp nhằm phát huy những điểm mạnh và khắc<br /> phục những điểm yếu đã phân tích trong chương 2. Từ đó đề xuất các giải pháp chiến<br /> lược kinh doanh của Công ty cổ phần dược phẩm Minh Dân đến năm 2020<br /> <br /> Hà Nội, ngày<br /> <br /> tháng<br /> <br /> năm 2013<br /> <br /> Người hướng dẫn<br /> <br /> Học viên<br /> <br /> Ts. Phạm Thị Thu Hà<br /> <br /> Nguyễn Thị Dương<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2