Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm bảo đảm nguồn tài chính bền vững cho các cơ sở giáo dục đại học công lập trong điều kiện tự chủ
lượt xem 4
download
Bài viết Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm bảo đảm nguồn tài chính bền vững cho các cơ sở giáo dục đại học công lập trong điều kiện tự chủ đề xuất một số định hướng để khắc phục các hạn chế, bất cập này nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách bảo đảm cho các cơ sở giáo dục đại học công lập có thể đảm bảo có nguồn tài chính bền vững trong điều kiện tự chủ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm bảo đảm nguồn tài chính bền vững cho các cơ sở giáo dục đại học công lập trong điều kiện tự chủ
- HOÀN THIỆN CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH NHẰM BẢO ĐẢM NGUỒN TÀI CHÍNH BỀN VỮNG CHO CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ CHỦ Nguyễn Đình Hưng Đại học Quốc gia TPHCM Phí Thị Hồng Linh Trường Đại học Kinh tế quốc dân TÓM TẮT: Tự chủ đại học là một xu thế tất yếu trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, nhằm thúc đẩy sự phát triển giáo dục đại học để đáp ứng nhu cầu của người học cũng như đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của tổ quốc. Trong các nội dung của tự chủ đại học (tự chủ học thuật và hoạt động chuyên môn, tự chủ tổ chức bộ máy và nhân sự, tự chủ tài chính và tài sản), có thể thấy tự chủ về tài chính đóng vai trò quan trọng, là cơ sở để thực hiện các nội dung còn lại của tự chủ đại học. Thời gian qua ở Việt Nam, tự chủ đại học đã đạt được một số kết quả, tuy nhiên, một trong những khó khăn mà các cơ sở giáo dục đại học công lập phải đối mặt là tự chủ về tài chính, tự bảo đảm về nguồn tài chính để đáp ứng cho các hoạt động, nâng cao chất lượng đào tạo... Đây là một khó khăn lớn đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập khi nguồn thu từ ngân sách nhà nước cắt giảm, vì vậy, vấn đề đặt ra là các cơ sở giáo dục đại học công lập cần phải có được nguồn tài chính bền vững khi chuyển sang hoạt động theo cơ chế tự chủ. Từ đó cho thấy vai trò hết sức quan trọng của các cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục đại học công lập bảo đảm được nguồn tài chính cho các hoạt động. Tuy nhiên, qua phân tích thực trạng hiện nay ở Việt Nam, bài viết đã chỉ ra một số bất cập trong cơ chế, chính sách (từ các chính sách liên quan đến nguồn thu học phí đến các cơ chế chính sách liên quan đến nguồn thu từ hoạt động nghiên cứu khoa học và các nguồn thu khác). Những hạn chế, bất cập này đã có tác động tiêu cực đến việc huy động các nguồn tài chính trong các cơ sở giáo dục đại học công lập. Trên cơ sở đó, bài viết đã đề xuất một số định hướng để khắc phục các hạn chế, bất cập này nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách bảo đảm cho các cơ sở giáo dục đại học công lập có thể đảm bảo có nguồn tài chính bền vững trong điều kiện tự chủ. Từ khoá: Tự chủ tài chính, tự chủ đại học, đại học công lập NỘI DUNG: 1. Đặt vấn đề Tự chủ đại học là một trong những vấn đề cơ bản của quản trị đại học. Theo Báo cáo tổng quan về xu thế quản trị đại học trên thế giới của World Bank (2008), hiện nay trên thế giới cơ bản có bốn mô hình quản trị đại học với các mức độ tự chủ khác nhau, từ mô hình Nhà nước kiểm soát hoàn toàn (state control) như ở Malaysia, đến các mô hình bán tự chủ (semi-autonomous) như ở Pháp và New Zealand, mô hình bán độc lập (semi-independent) ở Singapore, và mô hình độc lập (independent) ở Anh, Úc. Việc phân chia các mô hình quan trị đại học cũng chỉ mang tính chất tương đối bởi thực tế trong mô hình Nhà nước kiểm soát thì cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) vẫn được hưởng 457
- một mức độ tự chủ nhất định vì những lý do tài chính và thực tiễn, Nhà nước không thể kiểm soát được tất cả các hoạt động của cơ sở GDĐH; ngược lại, trong mô hình độc lập thì vẫn có những mặc định ngầm về quyền của Nhà nước nắm giữ một số kiểm soát về mặt chiến lược và có quyền yêu cầu tính giải trình cao ở các cơ sở GDĐH. Tuy nhiên, xu hướng chung trên toàn cầu hiện nay là chuyển dịch dần từ mô hình Nhà nước kiểm soát sang các mô hình có mức độ tự chủ cao hơn, từ Nhà nước kiểm soát (state control) sang Nhà nước giám sát (state supervison). Đó là do việc tự chủ đại học sẽ tạo điều kiện cho các cơ sở GDĐH sẽ vận hành tốt hơn nếu họ được nắm vận mệnh của chính mình. Tự chủ sẽ tạo động lực để các cơ sở GDĐH đổi mới nhằm đạt hiệu quả cao hơn trong hoạt động của mình, đồng thời cũng làm tăng tính cạnh tranh giữa các cơ sở GDĐH, tạo điều kiện để đa dạng hóa các hoạt động giáo dục. Ở Việt Nam, trong khoảng một thập kỷ qua, vấn đề quản trị đại học cũng đã có nhiều thay đổi, hệ thống GDĐH Việt Nam từ chỗ như một trường đại học lớn, chịu sự quản lý nhà nước chặt chẽ về mọi mặt thông qua Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã dần được trao quyền tự chủ, thể hiện qua các văn bản pháp quy của Nhà nước. Tuy nhiên, các quyền tự chủ của các cơ sở GDĐH vẫn chưa thật sự phát huy hết chức năng, quản lý nhà nước đối với các trường chưa đổi mới cơ chế hoạt động; để phù hợp với các quy luật chi phối hoạt động của hệ thống GDĐH và đòi hỏi của phát triển xã hội. Phương pháp quản lý nhà nước đối với các cơ sở GDĐH, cao đẳng chưa tạo đủ điều kiện để các cơ sở đào tạo thực hiện quyền và trách nhiệm tự chủ. Các cơ sở GDĐH công lập dường như vẫn mong muốn được trao thêm quyền tự chủ, trong đó lĩnh vực quản lý tài chính và tài sản rất được quan tâm. Thời gian qua khi thực hiện tự chủ đại học, một trong những vấn đề gây khó khăn với các cơ sở GDĐH công lập là tự chủ về tài chính, duy trì một nguồn thu bền vững trong điều kiện ngân sách nhà nước cắt giảm. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới khó khăn này, trong đó có nguyên nhân xuất phát từ các chủ trương chính sách của Nhà nước. Vì vậy, việc nghiên cứu đề xuất các nội dung cần hoàn thiện đối với các cơ chế, chính sách này nhằm tạo điều kiện cho các cơ sở GDĐH công lập có thể tự chủ tài chính, trước hết là tự chủ về nguồn thu, từ đó thực hiện hiệu quả tự chủ đại học. Từ các lý do trên, bài viết sẽ phân tích thực trạng cơ chế, chính sách phát triển nguồn tài chính cho các cơ sở GDĐH công lập hiện nay ở Việt Nam, chỉ ra các bất cập trong các cơ chế, chính sách này (từ các chính sách liên quan đến nguồn thu học phí đến các cơ chế chính sách huy động nguồn thu từ hoạt động nghiên cứu khoa học và các nguồn thu khác). Trên cơ sở đó sẽ đề xuất các định hướng hoàn thiện nhằm tạo điều kiện cho cơ sở GDĐH công lập khai thác hiệu quả các nguồn tài chính, đảm bảo cho nguồn tài chính bền vững. 2. Nguồn tài chính của cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay 2.1 Các nguồn tài chính của cơ sở giáo dục đại học Nguồn tài chính của các cơ sở GDĐH ở mỗi quốc gia được quy định khác nhau, nhưng nhìn chung, theo tổng kết của World Bank gồm: (i) Nguồn tài chính công: là nguồn được cấp từ ngân sách nhà nước, có thể là trung ương hoặc địa phương... (ii) Nguồn huy động từ tư nhân gồm: 458
- + Học phí, lệ phí tuyển sinh: Học phí, lệ phí tuyển sinh là khoản tiền mà người học phải nộp cho cơ sở GDĐH công lập để bù đắp chi phí đào tạo. Tuỳ mỗi quốc gia sẽ có những quy định về việc thu học phí và mức học phí khác nhau. + Thu từ nghiên cứu khoa học công nghệ, hợp tác đào tạo: Nguồn thu từ hoạt động nghiên cứu khoa học, hợp tác, liên kết đào tạo với các đơn vị trong nước và nước ngoài. + Thu từ sản xuất kinh doanh và dịch vụ: Nguồn thu từ hoạt động sản xuất dịch vụ… cung ứng dịch vụ gắn với hoạt động của đơn vị, khai thác cơ sở vật chất. + Thu từ tài trợ, viện trợ, quà biếu, tặng, cho, đầu tư: Nguồn thu của các cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài và nguồn thu hợp pháp khác theo quy định. + Nguồn lực phi tiền tệ gồm tài sản, cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất, đất đai. Ở Việt Nam, theo Điều 64, Luật số 34/2018/QH14 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, có hiệu lực từ ngày 01/7/2019, nguồn tài chính của cơ sở GDĐH Việt Nam bao gồm: 1. Các khoản thu của cơ sở GDĐH bao gồm: a) Học phí và khoản thu từ hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, khoản thu dịch vụ khác hỗ trợ hoạt động đào tạo; b) Khoản thu từ nhận đặt hàng đào tạo, nghiên cứu của Nhà nước, tổ chức và cá nhân; thực hiện nhiệm vụ của Nhà nước giao; c) Khoản thu từ đầu tư của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; nguồn tài chính bổ sung từ kết quả hoạt động hàng năm của cơ sở GDĐH; d) Khoản thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ phục vụ cộng đồng, đầu tư tài chính (nếu có) và nguồn thu hợp pháp khác; đ) Nguồn vốn vay. 2. Các nguồn tài trợ, viện trợ, quà biếu, tặng, cho của cựu sinh viên, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài. 3. Ngân sách nhà nước cấp (nếu có). Như vậy, có thể thấy các nguồn tài chính của các cơ sở GDĐH ở Việt Nam cũng đã được quy định bao gồm các nguồn tương tự như ở các quốc gia trên thế giới. 2.2. Thực trạng nguồn tài chính của các cơ sở giáo dục đại học tự chủ ở Việt Nam Theo báo cáo ba công khai, nguồn tài chính của các cơ sở GDĐH ở Việt Nam thời gian qua bao gồm các nguồn: (i) Ngân sách nhà nước, (ii) Học phí, (iii) Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ và (iv) Nguồn thu khác. Cụ thể các nguồn thu này như sau: Số liệu tài chính những năm gần đây cho thấy, nguồn học phí vẫn là nguồn thu chủ yếu của các cơ sở GDĐH. Nguồn thu này chiếm tới khoảng 70% trong tổng nguồn thu. Đối với các cơ sở GDĐH đã thực hiện tự chủ, nguồn thu này chiếm khoảng 80%, thậm chí có những cơ sở nguồn thu này chiếm tới trên 90% (cụ thể theo số liệu bảng 1). Bên cạnh đó, tỷ trọng nguồn thu từ học phí cũng tăng lên ở hầu hết các cơ sở GDĐH sau khi tự chủ. Nguồn thu từ hoạt động nghiên cứu khoa học và tư vấn chuyển giao công nghệ của các cơ sở GDĐH còn rất hạn chế. Theo số liệu của Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ 459
- Giáo dục và Đào tạo, năm 2017, nguồn thu từ nghiên cứu khoa học tại các cơ sở GDĐH chỉ bằng 1/13 lần so với nguồn thu học phí, năm 2018, nguồn thu này cũng chỉ bằng 1/12 lần (434 tỷ đồng/5.152 tỷ đồng). Theo số liệu ba công khai của một số cơ sở GDĐH cũng cho thấy nguồn thu từ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ cũng rất thấp, chưa đạt 1% trong tổng thu của các cơ sở, kể cả ở một số cơ sở GDĐH có định hướng là đại học nghiên cứu, thì nguồn thu này cũng còn rất thấp. Ở một số cơ sở GDĐH, tỷ trọng nguồn thu từ hoạt động nghiên cứu còn giảm đi so với trước khi tự chủ. Những số liệu này cho thấy cơ cấu nguồn thu từ các hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, nghiên cứu, tư vấn, chuyển giao của các cơ sở GDĐH công lập còn hạn chế, chưa tương xứng với uy tín, tiềm năng nguồn nhân lực, cơ sở vật chất hiện có; dường như đa số cơ sở GDĐH công lập ở Việt Nam đang tập trung cho hoạt động đào tạo, chưa đáp ứng yêu cầu của trường đại học định hướng nghiên cứu theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 10 Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ đã quy định “Trong 3 năm gần nhất, tỷ trọng nguồn thu trung bình từ các hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, nghiên cứu, chuyển giao không thấp hơn 15% tổng thu của cơ sở giáo dục đại học” và như các nước có nền giáo dục phát triển trên thế giới. Nguồn thu khác gồm nguồn thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, dịch vụ tư vấn giáo dục, đào tạo theo hợp đồng cho các tổ chức và cá nhân trong nước, viện trợ, tài trợ đang là nguồn thu thứ hai của các cơ sở GDĐH công lập sau nguồn thu học phí. Nguồn thu từ hoạt động tài chính của cơ sở GDĐH công lập hiện nay, chủ yếu là khoản thu từ lãi tiền gửi tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng. Nguồn tài chính từ viện trợ, tài trợ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu các nguồn thu của các cơ sở GDĐH công lập. Tỷ trọng các nguồn thu này còn khá thấp, cho thấy việc khai thác nguồn thu này chưa thật sự hiệu quả. Bởi đây là nguồn thu mà hiện nay các cơ sở GDĐH công lập tự chủ có quyền chủ động trong huy động, phát triển nguồn tài chính. Nguồn Ngân sách nhà nước, ở các cơ sở GDĐH công lập tự chủ hiện nay ngân sách nhà nước cấp chủ chủ yếu là kinh phí chi đầu tư và chi cho các chương trình, đề án, đề tài nghiên cứu khoa học hoặc theo cơ chế đặt hàng thực hiện các dịch vụ công... Tỷ trọng nguồn thu này giảm trong tổng thu là phù hợp, đúng với chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc giao quyền tự chủ cho các cơ sở GDĐH công lập. Tuy nhiên, theo quan niệm trên thế giới thì khi tự chủ các cơ sở GDĐH không phải là cắt giảm ngân sách mà là được trao quyền quyết định ngân sách cho các hoạt động. Cơ cấu nguồn thu như vậy cho thấy, sau khi tự chủ, hầu hết các cơ sở GDĐH đang chú trọng vào việc gia tăng nguồn thu từ học phí để bù đắp cho nguồn ngân sách nhà nước cắt giảm, hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ ở các cơ sở GDĐH chưa đóng vai trò quan trọng, các cơ sở GDĐH vẫn là các cơ sở GDĐH “đào tạo” chứ chưa phải là cơ sở GDĐH “nghiên cứu”. Đây là một sự lãng phí lớn, chứng tỏ các cơ sở GDĐH chưa phát huy được hiệu quả tiềm lực của đội ngũ giảng viên và các nhà khoa học đang giảng dạy, nghiên cứu và làm việc. Trong khi đó, các cơ sở GDĐH hiện nay chưa đảm bảo tự chủ hoàn toàn trong việc huy động nguồn tài chính, dẫn tới một số biểu hiện thiếu bền vững. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới các bất cập trong nguồn thu của các cơ sở GDĐH, trong đó có nguyên nhân từ cơ chế chính sách, cụ thể các bất cập này sẽ được làm rõ ở phần tiếp theo của bài viết. 460
- Bảng 1: Cơ cấu nguồn thu của một số cơ sở giáo dục đại học đã thực hiện tự chủ ở Việt Nam (%) Trước tự chủ Sau tự chủ 2018 Nguồn Học Nguồn Học Nguồn NSNN Học phí NCKH Năm NSNN NCKH Năm NSNN NCKH thu khác phí thu khác phí thu khác Trường Đại học Kinh tế 5,70 67,00 0,00 27,30 2013 2,9 75,9 0,80 20,40 2016 2,14 80,64 0,27 16,96 quốc dân Trường Đại học Kinh tế 2,30 55,70 0,00 42,00 2014 1,3 85,3 0,00 13,40 2016 - - - - TP.HCM ĐH Bách Khoa Hà Nội - - - - - - - - - - 11,57 77,51 0,81 10,11 Trường ĐH Sư phạm kỹ - - - - - - - - - - 6,36 82,72 0,00 10,93 thuật TP.HCM Trường Đại học công 4,70 77,50 0,40 17,40 2013 0,70 81,60 0,15 17,55 2016 1,09 89,89 0,31 8,72 nghiệp TP.HCM Trường Đại học Công 19,60 61,10 1,00 18,30 2014 0 86 0,40 13,60 2016 0,66 91,51 1,16 6,67 nghiệp Thực phẩm TP.HCM Trường Đại học Điện lực 0,00 88,20 2,00 9,80 2014 0,8 81,7 0 17,5 2016 4,90 69,92 0,51 24,67 Trường Đại học Ngoại 9,40 61,20 0,00 29,40 2012 3,5 67,7 1,1 27,7 2016 2,14 97,45 0,00 0,41 thương Hà Nội Trường Đại học Thương mại 15,10 62,70 15,10 7,20 2015 12 64,8 0,10 23,10 2016 0,66 95,92 0,02 3,39 Trường Đại học Tài chính - 0,00 98,00 0,00 2,00 2009 0,6 99,4 0,00 0,00 2015 0,00 100,00 0,00 0,00 Marketing Học viện Nông nghiệp Việt Nam 28,20 63,00 0,00 8,70 2013 - - - - - 10,81 73,32 1,00 14,87 Học viện công nghệ bưu 7,10 69,80 23,10 0,00 2013 7,1 69,8 0,00 23,10 2016 6,64 78,60 5,17 9,59 chính Viễn Thông Trường ĐH Luật TPHCM 22,20 69,50 0,00 8,30 2012 15,2 78,7 0,00 6,10 2015 - - - - - Trường Đại học Y dược 35,60 16,50 0,00 47,90 2013 24,10 17,10 0,00 58,80 2015 3,26 77,76 0,70 18,29 Cần Thơ Đại học quốc gia TP.HCM - - - - - - - - - - 28,8 60,71 8,18 2,31 Nguồn: Tính toán từ báo cáo ba công khai các cơ sở giáo dục đại học 461
- 3. Những bất cập trong cơ chế, chính sách cho phát triển nguồn tài chính tại các cơ sở giáo dục đại học công lập ở Việt Nam 3.1 Bất cập trong nhóm chính sách về nguồn thu học phí Hiện nay, các cơ sở GDĐH đang được thực hiện thu học phí theo các quy định sau: Nghị định số 16/2015/NĐ-CP và Nghị định số 86/2015/NĐ-CP quy định về mức thu học phí, Thông tư số 06/2018/TT-BGDĐT, Thông tư số 01/2019/TT-BGĐT, Thông tư số 07/2020/TT-BGDĐT quy định về xác định chỉ tiêu tuyển sinh và quy mô sinh viên của các cơ sở GDĐH, Luật giáo dục đại học sửa đổi, bổ sung năm 2018. Tuy nhiên, hiện nay các chính sách này có một số bất cập sau: Thứ nhất, các quy định về mức thu học phí chưa có sự thống nhất. Cụ thể: Nghị định số 16/2015/NĐ-CP đưa ra lộ trình tính đủ chi phí trong giá cung cấp dịch vụ công: đến năm 2016 tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp; đến năm 2018 tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý; đến năm 2020 tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định. Tuy nhiên, Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ lại quy định về mức trần học phí đối với cơ sở GDĐH công lập (cơ sở GDĐH tự đảm bảo chi thường xuyên và đầu tư; tự đảm bảo chi thường xuyên; đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí thường xuyên). Điều này là không phù hợp chủ trương, chính sách thực hiện về tính giá cho chi phí đào tạo. Theo Luật Giáo dục Đại học sửa đổi, bổ sung năm 2018, học phí là khoản tiền mà người học phải nộp cho cơ sở GDĐH để bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí đào tạo, các cơ sở GDĐH được xác định mức thu học phí phải căn cứ vào định mức kinh tế - kỹ thuật theo lộ trình tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo. Như vậy, có thể thấy quy định của các Nghị định số 16/2015/NĐ-CP và Nghị định số 86/2015/NĐ-CP là không còn phù hợp theo Luật số 34/2018/QH14 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học. Đến năm 2019, mới có Thông tư số 14/2019/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật và giá dịch vụ giáo dục đào tạo, tuy nhiên, các cơ sở GDĐH công lập vẫn đang trong quá trình triển khai xây dựng đề án để báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơ quan chủ quản và chờ phê duyệt của các cơ quan chức năng để làm cơ sở thực hiện. Thứ hai, việc khống chế mức trần thu học phí khiến cho quyền tự chủ trong quyết định mức thu học phí của các trường chưa cao. Theo quy định của Luật GDĐH và nguyên tắc thị trường, trong điều kiện tự chủ, các cơ sở GDĐH phải được quyền quyết định về mức thu học phí trên cơ sở đạt được thoả thuận với người học, bù đắp chi phí đào tạo, tương xứng với chất lượng mà các cơ sở GDĐH công lập cung cấp. Tuy nhiên, việc nhà nước khống chế mức trần học phí (Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ) cho thấy quyền quyết định về học phí của các cơ sở GDĐH công lập bị hạn chế. Thứ ba, quyền quyết định về giá dịch vụ giáo dục và đào tạo và quy mô đào tạo của các cơ sở GDĐH bị hạn chế, nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp sụt giảm. Để bù đắp chi phí đào tạo và cân đối nguồn tài chính các cơ sở GDĐH đã sử dụng một số cách thức để “lách luật” nhằm tăng nguồn thu như: thu vượt định mức quy định về học phí và thu ngoài danh mục quy định của Nhà nước (nhập học, tốt nghiệp, ôn thi, bổ sung kiến thức, cải thiện điểm…), tuyển sinh vượt chỉ tiêu so với năng lực đội ngũ giảng viên của khối ngành và điều kiện cơ sở vật chất (diện tích sàn xây dựng, yêu cầu về tài liệu, trang thiết bị…), hay việc các cơ sở GDĐH đẩy mạnh mở các chương trình đào tạo “chất lượng cao”. 462
- Thông tư số 23/2014/TT-BGDĐT ngày 18/7/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ra đời đã tạo điều kiện cho các cơ sở GDĐH công lập như: Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM… triển khai xây dựng chương trình đào tạo chất lượng cao và tổ chức giảng dạy theo chương trình tiếng Việt, chương trình tiếng Anh. Mục tiêu của chương trình đào tạo chất lượng cao là “Nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học ở những cơ sở đào tạo có đủ điều kiện nhằm đào tạo nguồn nhân lực có tính cạnh tranh cao trên thị trường lao động trong thời kỳ hội nhập kinh tế khu vực và thế giới”, trên cơ sở nguồn tuyển sinh được đảm bảo tốt, nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các doanh nghiệp. Thời gian qua các chương trình này đã đạt được một số kết quả nhất định, tuy nhiên thực tế hiện nay, mục tiêu ban đầu này đã bị biến đổi. Ở một số cơ sở GDĐH, các chương trình “chất lượng cao” như là một giải pháp được ưu tiên để gia tăng nguồn tài chính thông qua việc xây dựng mức thu học phí cao (mức thu học phí cao hơn từ 3 đến 6 lần mức thu học phí chương trình đại học chính quy đại trà). Bên cạnh đó, có một số cơ sở GDĐH, cơ cấu sinh viên chương trình đào tạo “chất lượng cao” còn chiếm đa số trong quy mô đào tạo như: trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP. HCM là 50%; trường ĐH Bách khoa (ĐHQG-HCM) đến nay đã có 17 chương trình chất lượng cao; Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐHQG-HCM) có 8 chương trình; Trường ĐH Kinh tế-Luật (ĐHQG-HCM) dành 35%-40% chỉ tiêu các ngành cho 18 chương trình chất lượng cao tiếng Việt và 5 chương trình chất lượng cao tiếng Anh, Pháp; Trường ĐH Kinh tế TP.HCM dành 30%-40% chỉ tiêu các ngành cho chương trình chất lượng cao; Trường ĐH Ngân hàng dành 700 chỉ tiêu cho chương trình chất lượng cao với 3 chuyên ngành; Trường ĐH Tài chính- Marketing với 1.400 chỉ tiêu cho 6 chuyên ngành; Trường ĐH Kinh tế Quốc dân có 10 lớp chất lượng cao với 10 chuyên ngành; Trường ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội) có 7 ngành đào tạo, năm 2020 trường tuyển sinh 100% chương trình chất lượng cao theo Thông tư số 23/2014/TT-BGDĐT với 1.200 chỉ tiêu. Việc đẩy mạnh phát triển chương trình đào tạo chất lượng cao đã giúp cho các cơ sở GDĐH công lập giải quyết bài toán về tài chính, tuy nhiên cơ sở giáo dục chỉ tập trung vào đào tạo theo chương trình “chất lượng cao” sẽ làm giảm sút cơ hội cho những người học giỏi không có điều kiện về tài chính, được vào học tại các cơ sở GDĐH công lập có uy tín, chất lượng; điều này cũng tạo ra sự bất bình đẳng cho người học. Theo đó, chất lượng đào tạo của các chương trình này chưa thực sự được đảm bảo, bởi đa số các chương trình đào tạo chưa được công nhận đạt chuẩn kiểm định theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; chất lượng dịch vụ phục vụ chưa tốt, chương trình đào tạo đại trà và chất lượng cao là gần giống nhau; ngưỡng đảm bảo chất lượng thường thấp hơn chương trình đại trà cùng ngành đào tạo; phương thức tuyển sinh của chương trình “chất lượng cao” của các cơ sở GDĐH công lập rất khác nhau (có nơi thì trúng tuyển vào học rồi mới tổ chức tuyển chọn sang học lớp chất lượng cao, có nơi thì công khai thông tin tuyển sinh và thực hiện tuyển sinh theo quy chế tuyển sinh trước khi vào nhập học). Do vậy, ở nhiều cơ sở GDĐH, các chương trình này trở thành “chương trình dịch vụ thu học phí cao” nhằm thu hút những người học đã đăng ký nguyện vọng vào học chương trình đại trà nhưng không trúng tuyển. Mặt khác, người học với nguyện vọng được trúng tuyển để vào học, nhưng lại không cân nhắc đến mức 463
- thu học phí phải nộp và đặc biệt là yêu cầu về trình độ tiếng Anh đối với chương trình đào tạo tiếng Anh. Thực tế đã có nhiều người học gặp khó khăn về nghĩa vụ tài chính, vất vả trong việc học giáo trình/tài liệu tiếng nước ngoài, cũng như việc hoàn thành tiếng Anh để đáp ứng chuẩn đầu ra theo quy định của các cơ sở GDĐH công lập. Qua đó cho thấy các quy định liên quan đến đào tạo “chất lượng cao” trình độ đại học chưa được rà soát sửa đổi, bổ sung sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công tác tổ chức, thực hiện, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của chương trình đào tạo chất lượng cao trong các cơ sở GDĐH công lập so với mục tiêu, cam kết của các cơ sở GDĐH công lập đã công bố và để người học, xã hội và thị trường đánh giá về chất lượng, hiệu quả của chương trình đào tạo. 3.2. Bất cập trong nhóm chính sách liên quan đến nguồn thu từ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ Mặc dù trong thời gian qua, cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ tại các cơ sở GDĐH đã dần được hoàn thiện, tuy nhiên vẫn còn một số bất cập như sau: Thứ nhất, các văn bản hướng dẫn về chuyển giao quyền sở hữu kết quả nghiên cứu còn thiếu rõ ràng. Cụ thể như trong Luật Chuyển giao công nghệ, Điều 40 quy định chuyển giao kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ bằng nguồn ngân sách nhà nước cho các tổ chức; Điều 43 quy định góp vốn bằng công nghệ vào dự án đầu tư… nhưng chưa có những quy định cụ thể về việc chuyển quyền sở hữu kết quả nghiên cứu. Thứ hai, các biện pháp thực thi quyền sở hữu trí tuệ còn gặp nhiều khó khăn. Điều này là do việc quản lý về vấn đề sở hữu trí tuệ đang thuộc thẩm quyền của nhiều cơ quan khác nhau. Tại cấp Trung ương gồm ba lĩnh vực chuyên ngành thuộc thẩm quyền quản lý của ba bộ: Bộ Khoa học và Công nghệ (quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp và là cơ quan đầu mối quản lý chung về sở hữu trí tuệ, cơ quan đầu mối là Cục Sở hữu trí tuệ); Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (quản lý nhà nước về quyền tác giả và quyền liên quan, cơ quan đầu mối là Cục Bản quyền tác giả); Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng; cơ quan đầu mối là Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng thuộc Cục Trồng trọt). Tại địa phương, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (thông qua các cơ quan chuyên môn giúp việc tương ứng là các Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ tại địa phương theo thẩm quyền). Từ đó làm cho việc quản lý không tập trung, việc xử lý các vi phạm cũng do nhiều cơ quan thực hiện, mỗi cơ quan phụ trách một lĩnh vực (chuyên ngành) hoặc một phạm vi (trên thị trường, tại nơi sản xuất), thiếu sự liên kết phối hợp, phạm vi thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan còn có sự trùng lặp, chưa có sự phối hợp chặt chẽ; hoạt động cập nhật, trao đổi thông tin giữa các bộ, ngành, địa phương… dẫn tới tình trạng “sao chép” công nghệ, xâm phạm độc quyền sản phẩm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ còn phổ biến. Từ ngày 1/7/2006 đến 30/9/2016, các tòa án đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 182 vụ án dân sự liên quan đến các tranh chấp về sở hữu trí tuệ (trong đó có 158 vụ tranh chấp về quyền tác giả, 10 vụ tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp), đã giải quyết 174 vụ; giải quyết 200/235 vụ tranh chấp kinh doanh thương mại liên quan đến sở hữu trí tuệ. Trong giai đoạn 2012 - 2015, thanh tra ngành văn hóa, thể thao và du lịch đã kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính đối với 386 tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi 464
- xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan. Thanh tra ngành khoa học và công nghệ đã xử lý 473 vụ, việc xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, trong đó phạt cảnh cáo: 66 vụ, việc, phạt tiền: 264 vụ. Qua đó cho thấy trong nhiều năm qua ở nước ta liên tục xảy ra tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nhưng các chủ thể quyền lại rất ngại trong việc khởi kiện ra tòa vì cho rằng cơ chế xử lý này còn rườm rà, tốn kém và ít hiệu quả. Nhất là hiện nay ngành tòa án còn thiếu cán bộ có năng lực, trình độ để có thể xử lý những vụ việc xâm phạm, tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ. Bên cạnh đó, chế tài xử lý vi phạm còn nhẹ (tối đa là 500 triệu đồng), cho nên chưa đủ sức răn đe. Có nhiều trường hợp vi phạm bị xử lý xong lại tiếp tục vi phạm và chấp nhận nộp phạt vì lợi nhuận kiếm được cao hơn rất nhiều. Điều này gây khó khăn cho các tổ chức khoa học công nghệ và các cơ sở GDĐH công lập trong hoạt động khoa học công nghệ, thương mại hoá nghiên cứu và chuyển giao công nghệ. Thứ ba, thiếu các hướng dẫn cụ thể cho việc thành lập các tổ chức khoa học công nghệ trong các cơ sở GDĐH công lập, làm cho công tác vận hành cơ chế tự chủ và hoạt động chuyển giao công nghệ của các cơ sở GDĐH công lập gặp nhiều khó khăn. Thực tế, vấn đề này đã được quy định trong Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 của Chính phủ quy định về cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập, Luật Giáo dục đại học sửa đổi, bổ sung năm 2018. Sự ra đời của Nghị định số 54/2016/NĐ-CP về cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học công nghệ đã trao quyền tự chủ mạnh mẽ cho các tổ chức khoa học công nghệ về tài chính, thực hiện nhiệm vụ, quản lý và sử dụng tài sản… Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn trong quá trình thực hiện cơ chế này như: (i) Tổ chức khoa học công nghệ công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, hàng năm không sử dụng ngân sách nhà nước để chi tiền lương nhưng lại hạn chế về việc trích lập Quỹ thu nhập tăng thêm (không quá 3 lần Quỹ tiền lương ngạch, bậc). Vì thế, các tổ chức khoa học công nghệ công lập gặp khó khăn trong việc thu hút, giữ chân đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao; (ii) Mặc dù, Nghị định số 54/2016/NĐ-CP có quy định tổ chức được vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp, tuy nhiên, các Bộ ngành liên quan chưa có hướng dẫn chi tiết, vì vậy, nhiều tổ chức khoa học công nghệ đủ điều kiện nhưng chưa thể vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp; (iii) Các tổ chức khoa học công nghệ công lập cũng gặp khó khăn trong quá trình chuyển đổi thành công ty cổ phần do những vướng mắc trong quá trình xác định tài sản là các kết quả của các nhiệm vụ khoa học công nghệ, xác định và giao quản lý tài sản nhà nước… Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động nghiên cứu còn hạn chế, ảnh hưởng tới việc gia tăng nguồn thu sự nghiệp trong cơ cấu nguồn thu của các tổ chức khoa học công nghệ nói chung và cơ sở GDĐH công lập nói riêng. Thứ tư, quy định về tiền công lao động và chuyên gia nước ngoài cũng chưa hợp lý và có sự mâu thuẫn giữa các quy định làm giảm động lực thúc đẩy giảng viên, nhà khoa học tích cực thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học. Chẳng hạn, theo Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN, một giáo sư là chủ nhiệm đề tài nhà nước thì hệ số tiền công ngày là 0,79, chuyên gia nước ngoài là 40 triệu đồng/tháng, nhưng nếu vẫn giáo sư đó làm chủ nhiệm đề tài cấp bộ thì hệ số tiền công ngày là 0,55, chuyên gia nước ngoài là 28 triệu đồng/tháng nếu theo Quyết định số 5830/2015/QĐ-BGDĐT. Bên cạnh đó việc bị khống chế mức trần về hệ số tiền công ngày cho các chức danh thực hiện cứu khoa học gây khó khăn cho các cơ sở GDĐH trong thực hiện các đề tài, đề án có kinh phí lớn. Hiện nay, theo quy định tại Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN, đối với nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp 465
- quốc gia, hệ số tiền công ngày tối đa của chủ nhiệm nhiệm vụ là 0,79, thành viên thực hiện chính, thư ký khoa học là 0,49, thành viên là 0,25, kỹ thuật viên, nhân viên hỗ trợ là 0,16, chi phí thuê chuyên gia trong nước là không quá 40 triệu đồng/người/tháng, thuê chuyên gia nước ngoài không quá 50% chi phí nhân công trực tiếp… Dẫn tới, chi trả đối với giảng viên/nhà khoa học còn quá thấp so với khối các doanh nghiệp nên chưa tạo được động lực thúc đẩy giảng viên/nhà khoa học tích cực tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học và thương mại hoá kết quả nghiên cứu. Bên cạnh đó, việc kinh phí quy định định mức, tiêu chuẩn, nhiệm vụ nghiên cứu dẫn đến việc các Bộ, sở, ban ngành địa phương khi thực hiện ký kết đề tài nghiên cứu khoa học phải tuân thủ định mức quy định, chưa thực hiện theo phương thức xây dựng kinh phí gắn với sản phẩm hay kết quả đầu ra của sản phẩm nghiên cứu nên không tạo động lực, thúc đẩy các nhà khoa học, các cơ sở GDĐH công lập tham gia nghiên cứu và các doanh nghiệp tham gia đầu tư, tài trợ cho hoạt động nghiên cứu khoa học. Thứ năm, các quy định về thủ tục hành chính trong việc thanh quyết toán các đề tài, đề án nghiên cứu cũng khá rườm rà, phức tạp, chưa theo kịp được mô hình tự chủ trong nghiên cứu khoa học, mặc dù theo quy định Thông tư liên tịch số 27/2015-TTLT- BKHCN-BTC đã quy định một số nội dung được khoán chi. 3.3. Bất cập trong nhóm chính sách về nguồn thu khác (từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ, vốn vay, tài trợ, viện trợ và nguồn thu hợp pháp khác) Trong điều kiện tự chủ đại học, tự chủ tài chính yêu cầu đa dạng hoá nguồn lực tài chính đối với các cơ sở GDĐH công lập là rất lớn. Nguồn thu chủ yếu của các cơ sở GDĐH công lập hiện nay vẫn là học phí. Các nguồn thu khác như thu hoạt động kinh doanh, dịch vụ, vốn vay, tài trợ, viện trợ… vẫn còn hạn chế. Điều này là do hạn chế của các cơ sở GDĐH công lập trong chiến lược phát triển nguồn tài chính ngoài ngân sách, hướng tới phát triển nhanh, toàn diện và bền vững; tiếp theo là những bất cập của nhóm chính sách về huy động nguồn lực tài chính khác. Cụ thể: Theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ, các cơ sở GDĐH công lập được quyền tự chủ trong giao dịch tài chính thông qua việc mở tài khoản tiền gửi tại các ngân hàng thương mại, vay vốn, huy động vốn. Tuy nhiên, chính sách tạo điều kiện cho các cơ sở GDĐH huy động nguồn tài chính thông qua các giao dịch tài chính còn có những hạn chế như sau: (i) Chưa có văn bản hướng dẫn để các cơ sở GDĐH tổ chức thực hiện, tiếp cận nguồn vốn, vốn vay từ các tổ chức tín dụng, các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật nhằm hỗ trợ việc cung cấp dịch vụ giáo dục đào tạo theo nhu cầu của các cơ sở GDĐH công lập. (ii) Nhà nước chưa có cơ chế hỗ trợ cụ thể cho các cơ sở GDĐH công lập thực hiện tự chủ được vay vốn ưu đãi hoặc được hỗ trợ lãi suất để tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo và hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, nghiên cứu, tư vấn, chuyển giao. (iii) Thủ tục giải nhân nguồn vốn hỗ trợ phát triển của ODA cho các cơ sở GDĐH công lập theo nhiều quy trình, dẫn tới việc giải ngân thường chậm tiến độ, vốn đối ứng không được bố trí kịp thời và liên quan đến nhiều cơ quan chức quản lý, dẫn đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn này chưa cao, ảnh hưởng đến thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội và chiến lược phát triển của các cơ sở GDĐH công lập. 466
- (iv) Chính phủ chưa ban hành cơ chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) trong giáo dục, hiện nay để tiếp cận nguồn vốn này, các cơ sở GDĐH công lập còn gặp phải khó khăn, do nhà nước chỉ giao đất cho các cơ sở GDĐH công lập sử dụng nên việc định giá tài sản là rất khó; trong khi các nhà đầu tư tư nhân yêu cầu rất rõ ràng về việc sở hữu. Ngoài ra, còn liên quan đến quy định của văn bản pháp luật như Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và Luật Đất đai chưa cho phép đất thuộc sở hữu nhà nước chuyển giao cho tư nhân. Tự chủ tài chính cho phép các cơ sở GDĐH công lập được sử dụng tài sản công vào việc kinh doanh, cho thuê, liên doanh liên kết, huy động các nguồn lực xã hội để phát triển GDĐH, nhưng các văn bản quy định của pháp luật liên quan chưa được sửa đổi, bổ sung và hướng dẫn kịp thời, làm cho huy động nguồn thu từ hoạt động liên doanh, liên kết trong các cơ sở GDĐH công lập chưa phát huy được hiệu quả theo cơ chế tự chủ được quy định tại Luật số 34/2018/QH14 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học. 4. Định hướng hoàn thiện cơ chế, chính sách tự chủ tài chính tại các cơ sở giáo dục đại học công lập Từ các phân tích trên cho thấy để bảo đảm cho các cơ sở GDĐH thực sự được quyền tự chủ trong khai thác các nguồn thu, cần thực hiện một số nội dung như sau: Thứ nhất, xây dựng mô hình tài chính phù hợp cho các cơ sở giáo dục đại học Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều mô hình tài chính cho GDĐH khác nhau, mỗi mô hình có những ưu nhược điểm riêng, phù hợp với bối cảnh của mỗi nước. Trong đó, có một số mô hình điển hình sau: Mô hình Nước áp dụng Bản chất Các loại tài chính Gồm 2 loại: (1) Ngân Ngân sách nhà nước sẽ sách thường xuyên được được chuyển trực tiếp ước tính phân phối theo đến các cơ sở GDĐH loại chi tiêu (tiền lương, cao hơn, và việc sử thiết bị, dịch vụ sinh Canada, Pháp, Nhật dụng chúng sẽ được viên); (2) Ngân sách Bản, Thụy Điển, Na nhà nước kiểm soát rõ Tài chính chi tiêu theo chương trình do Uy, Trung Quốc, ràng. Mức độ tự chủ, các trung tâm chi phí Nigeria và do đó trách nhiệm phân phối (tới từng của các cơ sở GDĐH phòng ban hoặc thậm trong cung cấp các chí đến từng giáo viên dịch vụ giáo dục có chịu trách nhiệm cho chất lượng thấp chương trình); Việc phân bổ ngân sách Trường đại học có phụ thuộc vào kết quả nhiều thẩm quyền hơn hoạt động nghiên cứu trong quản lý tài chính Đan Mạch, Phần và học thuật của các cơ và quản trị, nhưng các Tài chính kết quả Lan, Israel, Hà Lan, sở GDĐH, bao gồm: bộ ngành thực hiện Hoa Kỳ giám sát liên tục chất - Kết quả trực tiếp (chất lượng giáo dục lượng và khối lượng dịch vụ giáo dục được cung cấp) 467
- - Kết quả cuối cùng (hiệu quả kinh tế xã hội của giáo dục: sự phát triển nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp của các cơ sở GDĐH, thu nhập của họ, sự hài lòng của người sử dụng lao động với chất lượng đào tạo sinh viên tốt nghiệp). Cung cấp tài chính cho Tài chính cho GDĐH GDĐH dựa trên kết được hình thành thông quả của các cuộc đàm qua: phán giữa đại diện a) tăng số tiền tương trường ĐH và Bộ Giáo ứng với giai đoạn trước dục hoặc các tổ chức theo kế hoạch phát triển tài chính. Các chuyên một cơ sở GDĐH; gia không xem xét tài b) sử dụng các thỏa chính theo hợp đồng thuận «adhoc», có tính của GDĐH để có hiệu đến trọng lượng chính quả vì sự bất ổn kinh tế trị của xã hội của đại cao và sự phụ thuộc diện các tổ chức này; Hợp đồng tài chính Brazil, Argentina Ấn vào những thông tin c) theo phương pháp giáo dục Độ, Hy Lạp, Ý bên ngoài. Tuy nhiên, thiết lập một tỷ lệ phần trong những năm gần trăm nhất định trong thu đây, ở nhiều nước, kết nhập quốc dân cho từng quả đàm phán giữa Bộ trường. và trường đại học hình thành các hợp đồng dài hạn, trong đó quyền và trách nhiệm của các cơ sở GDĐH về nguồn lực và số lượng sinh viên có thể được xác định trên cơ sở của điều chỉnh hàng năm. Cấp ngân sách theo gói có thể có các mức độ tự chủ khác nhau: Ngân sách được cấp - Khoản trợ cấp được thành 1 gói thay vì cấp phân phối độc lập để đáp ngân sách theo khoản ứng nhu cầu của các Áo, Estonia, Na Uy, mục. Cấp ngân sách Cấp ngân sách theo trường Ba Lan, Thụy Sĩ, theo gói trong đó bao gói Slovakia gồm một số loại chi - Có những hạn chế trong tiêu: đào tạo, chi phí sử dụng ngân sách như hoạt động hiện tại, ngân sách cho đào tạo và hoạt động nghiên cứu Nghiên cứu khoa học và cho các yêu cầu khác, như các quy định về thủ tục mua sắm công. 468
- Học phí được thiết lập Tài chính cho GDĐH bởi: trường đại học, một được cung cấp thu bộ hoặc một cơ quan nhập từ hình thức giáo công quyền, hoặc bởi cả dục có trả tiền dựa vào cơ sở GDĐH và chính Đông Âu, Pháp, Tây Mô hình hợp tác đóng góp hàng năm quyền. Chính quyền xác Ban Nha, Thổ Nhĩ khác biệt của sinh viên để trang định trần học phí mà các Kỳ trải một phần hoặc trường ĐH được tự do toàn bộ chi phí học quyết định hoặc phê tập, chi phí quản lý tại duyệt mức học phí được các cơ sở GDĐH thiết lập bởi cơ sở GDĐH. Độc quyền đối với quyền sở hữu trí tuệ thuộc về tổ chức sử dụng lao động, đó là do: - Một mặt, sự cần thiết phải thúc đẩy chuyển giao quyền để thúc đẩy Áo, Bỉ, Đan Mạch, Các cơ sở GDĐH có thương mại hóa các kết Pháp, Đức, Bồ Đào thu nhập từ hoạt động quả nghiên cứu nhằm Mô hình pháp lý Nha, Tây Ban Nha, chuyển giao quyền đối tạo nguồn thu cho các tổ Anh với công nghệ chức khoa học và các cơ sở GDĐH - Mặt khác các việc thương mại hóa các phát triển sáng tạo giúp nâng cao khả năng tổ chức nghiên cứu cho các cơ sở GDĐH Việc vay tiền của các cơ sở GDĐH phải được sự cho phép của các tổ chức có liên quan: - Các cơ sở GDĐH chỉ Các cơ sở GDĐH được Sử dụng các khoản Đan Mạch, Latvia, được vay tiền một số phép vay tiền với các vay tài chính Thụy Điển, Pháp tiền nhất định từ ngân giới hạn nhất định Ngân hàng trung ương - Có thể vay tiền từ các ngân hàng nhưng với các điều kiện rất khó khăn. Nguồn: Viktoriia, O. (2018). Từ các mô hình ở một số quốc gia trên cho thấy nhìn chung trên thế giới, tự chủ đại học, trong đó tự chủ tài chính không phải là các cơ sở GDĐH phải tự lo về tài chính mà là các trường được quyền quyết định về tài chính, vẫn có thể được tài trợ từ ngân sách nhà nước nhưng được các cơ sở GDĐH được quyền thoả thuận về nguồn tài trợ này. Trên cơ sở xác định được mô hình phù hợp sẽ bổ sung, rà soát, hoàn thiện các chính sách cần thiết để thực hiện mô hình đó đạt được hiệu quả. 469
- Thứ hai, rà soát các văn bản pháp luật sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn để tạo cơ chế rõ ràng cho các cơ sở GDĐH công lập (i) Đối với chính sách học phí: Trao quyền cho các cơ sở GDĐH được quyết định đối với mức học phí, bao gồm cả mức thu học phí và quy mô đào tạo. Cần đổi mới chính sách học phí theo nguyên tắc chia sẻ chi phí với xã hội, trong đó cơ sở GDĐH là chủ thể cung ứng dịch vụ. Theo đó, các cơ sở GDĐH công lập cần xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật và công bố giá dịch vụ giáo dục và đào tạo của cơ sở mình với mục tiêu tính đúng, tính đủ, đảm bảo bù đắp được chi phí đào tạo cần thiết để đáp ứng yêu cầu chất lượng đặt ra, đồng thời cũng làm cơ sở cho các bên liên quan trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn thu, làm căn cứ cho người học trong việc đưa ra quyết định lựa chọn cơ sở GDĐH. Cùng việc thực hiện chính sách học phí theo nguyên tắc tính đúng tính đủ, cần đổi mới chính sách hỗ trợ tài chính đối với sinh viên. Rà soát, sửa đổi, bổ sung để làm rõ các tiêu chí cụ thể về đối tượng được hưởng chính sách, tránh chồng chéo về đối tượng thụ hưởng. Chính sách tín dụng cho sinh viên nên theo hướng mở rộng đối tượng thụ hưởng và đa dạng hoá các mức cho vay, lãi suất cho vay phù hợp với từng đối tượng, căn cứ vào kết quả học tập… (ii) Đối với quy định về quy mô đào tạo, nên nghiên cứu sửa đổi quy định khống chế quy mô đào tạo tối đa của các cơ sở GDĐH, chỉ nên quy định về yêu cầu các cơ sở GDĐH phải xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật, các cơ quan quản lý thực hiện thẩm định và kiểm tra giám sát việc tuân thủ các định mức này. Như vậy, việc quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước đối với các cơ sở GDĐH cần chuyển sang quản lý theo kết quả, chứ không nên can thiệp sâu vào việc quyết định mức thu học phí và quy mô đào tạo của các cơ sở GDĐH. (iii) Sửa đổi, bổ sung một số các quy định về giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ hiện nay của Luật sở hữu trí tuệ cho phù hợp với tình hình thực tế và luật pháp các nước trên thế giới, đặc biệt các chế tài liên quan đến việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ nhằm bảo vệ quyền lợi cho các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, cần nâng cao hiệu quả giải quyết và tăng tính nghiêm minh trong xử lý vi phạm mỗi khi có các sự việc tranh chấp xảy ra. (iv) Thống nhất về định mức tiền công lao động và chuyên gia nước ngoài giữa các quy định. Theo đó, ngày công của các nhà khoa học cần phải thống nhất theo cùng một định mức, chỉ khác nhau về số ngày công nếu các đề tài nghiên cứu ở các cấp khác nhau. Bên cạnh đó cũng cần rà soát, quy định định mức ngày công phù hợp để đảm bảo khuyến khích các giảng viên, các nhà khoa học tham gia tích cực hơn trong hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. (v) Ban hành các hướng dẫn cho tổ chức khoa học công nghệ thực hiện các quyền tự chủ trên cơ sở phương án được phê duyệt, đặc biệt là các vấn đề liên quan tới tự chủ về tài chính và quản lý, sử dụng tài sản. (vi) Ban hành các quy định về huy động vốn vay, vốn liên doanh, liên kết từ các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Bên cạnh đó, cần thể chế hóa việc huy động nguồn lực tài chính từ các doanh nghiệp cho GDĐH bằng cách ban hành chính sách khuyến khích các doanh nghiệp hỗ trợ GDĐH thông qua ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp. Tiếp tục thu hút đầu tư của khu vực tư nhân cho GDĐH, để đầu tư phát triển cơ sở GDĐH có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng trong học tập và nghiên cứu của người học. 470
- (vii) Hoàn thiện môi trường pháp lý để các cơ sở GDĐH tự chủ có thể tiếp cận các nguồn vốn ODA, các nguồn tài trợ từ các cá nhân và các tổ chức quốc tế; cải thiện chất lượng dự án ODA thông qua việc xác định rõ mục tiêu đầu tư dựa trên nhu cầu thực tế của nơi được tiếp nhận dự án… (viii) Hoàn thiện hành lang pháp lý cho việc hình thành các doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong các cơ sở GDĐH để ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, nhằm kiểm chứng, đánh giá được giá trị thực tiễn của các công trình nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học, nhà giáo; chuyển giao công nghệ mà vẫn đảm bảo lợi ích lâu dài cho nhà trường và cá nhân nhà nghiên cứu khoa học... Xây dựng các quy định rõ ràng về quyền hạn và trách nhiệm đối với hoạt động kinh doanh tài chính, sở hữu các tài sản tài chính của các cơ sở GDĐH công lập để chính thức hóa các hoạt động này trong cơ chế tự chủ hiện nay. Bên cạnh việc hoàn thiện các chính sách để tạo nguồn thu, cần rà soát lại cơ chế chi để đảm bảo các cơ sở GDĐH có quyền tự chủ trong trích lập các quỹ, các nguồn đầu tư. Đồng thời cần tăng cường cơ chế kiểm tra, giám sát, đảm bảo công khai minh bạch việc quản lý, sử dụng các nguồn tài chính và tài sản. Tăng cường giám sát các doanh nghiệp thuộc cơ sở GDĐH nhằm hạn chế thấp nhất những rủi ro, "mặt trái" của mô hình doanh nghiệp trong nhà trường có thể phát sinh. Ngoài việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng thì Hội đồng trường cũng sẽ đóng một vai trò quan trọng. Vì vậy, cần quy định cụ thể về chức năng, quyền hạn được tham gia, giám sát cơ chế tài chính đối với các cơ sở GDĐH công lập, bao gồm các doanh nghiệp trực thuộc cơ sở GDĐH. KẾT LUẬN: Thời gian qua, chủ trương tự chủ đại học đã được Nhà nước đẩy mạnh với nhiều cơ chế, chính sách được mở rộng, tạo hành lang pháp lý cũng từng bước được hoàn thiện, đặc biệt các cơ chế, chính sách về tự chủ tài chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở GDĐH trong khai thác, quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính được hiệu quả hơn. Tuy nhiên, trên thực tế, các văn bản pháp luật và các cơ chế, chính sách vẫn còn nhiều bất cập, dẫn tới nguồn tài chính cho cơ sở GDĐH tự chủ vẫn chưa đảm bảo bền vững. Bài viết đã nghiên cứu và chỉ ra các bất cập này, trên cơ sở đó đã đề xuất một số nội dung cần hoàn thiện trong các văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các cơ sở GDĐH trong thời gian tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Thông tư số 01/2019/TT-BGDĐT gày 25 tháng 02 năm 2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 06/2018/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 02 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên; trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Thông tư 23/2014/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 4 năm 2014 quy định về đào tạo chất lượng cao trình độ đại học. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Quyết định số 5830/QĐ-BGDĐT ngày ngày 27 tháng 11 năm 2015 Quy định một số định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí áp dụng đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ có sử dụng ngân sách nhà nước của bộ giáo dục và đào tạo. 471
- 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Thông tư số 06/2018/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 02 năm 2018 quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên; trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Thông tư số 14/2019/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 8 năm 2019 về Hướng dẫn xây dựng, thẩm định, ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật và phương pháp xây dựng giá dịch vụ giáo dục đào tạo áp dụng trong lĩnh vực giáo dục đào tạo. 6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Thông tư số 07/2020/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 3 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 06/2018/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 02 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên; trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 01/2019/TT- BGDĐT ngày 28 tháng 02 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 7. Bộ Khoa học công nghệ - Bộ Tài chính (2015), Thông tư số 27/2015-TTLT- BKHCN-BTC ngày 30/12/2015 Quy định khoán chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước. 8. Bộ Tài chính - Bộ Khoa học Công nghệ (2015), Thông tư 55/2015/TTLT-BTC- BKHCN ngày 22/04/2015 về việc hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước. 9. Bùi Văn Huyền và Trần Xuân Hương (2019), Huy động nguồn lực tài chính cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam, Tạp chí Tài chính online, truy cập tại http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/huy-dong-nguon-luc-tai-chinh-cho- giao-duc-dai-hoc-cong-lap-o-viet-nam-302114.html. 10. Chính phủ (2015), Nghị định 86/2015/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021, ngày 02 tháng 10 năm 2015. 11. Chính phủ (2015), Nghị định số 16/2015/NĐ-CP quy định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công, ngày 14/2/2015. 12. Chính phủ (2016), Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 của Chính phủ quy định về cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lâp. 13. Chính phủ (2019), Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học. 14. Nguyễn Hữu Năng (2016), Một số giải pháp đổi mới tài chính đối với giáo dục đại học, truy cập tại https://vhu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qlkh/NHN_DoimoitaichinhGDDH VN.pdf. 15. Nguyễn Xuân Trường (2018), Các giải pháp đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Tạp chí Tài chính, truy cập tại http://www.hoiketoanhcm.org.vn/vn/trao-doi/cac-giai-phap-doi-moi-co-che-hoat- dong-co-che-tai-chinh-doi-voi-don-vi-su-nghiep-cong-lap/. 472
- 16. Quốc hội (2017), Luật Chuyển giao công nghệ (Luật số 07/2017/QH14) 17. Quốc hội (2018), Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học số 34/2018/QH14. 18. Số liệu công khai tài chính của các cơ sở giáo dục đại học, truy cập tại website của các cơ sở giáo dục đại học. 19. Viktoriia, O., 2018, Financial Autonomy Of Higher Education Institutions, truy cập tại http://ndipzir.org.ua/wp-content/uploads/2018/04/Ostapenko.pdf ngày 7/8/2018. 473
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hoàn thiện thể chế giáo dục trong bối cảnh hiện nay
14 p | 49 | 8
-
Chính sách hỗ trợ dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật ở Việt Nam Kết quả thực hiện và giải pháp hoàn thiện
10 p | 62 | 8
-
Nguồn lực đầu tư cho giáo dục đại học trong bối cảnh tự chủ - Hội thảo khoa học Quốc gia: Phần 1
422 p | 29 | 7
-
Phát triển nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
5 p | 94 | 6
-
Hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo ở Việt Nam
11 p | 8 | 5
-
Báo cáo thường niên Ngân hàng Chính sách xã hội 2011
79 p | 15 | 5
-
Phát triển nhân lực khoa học và công nghệ: Những vấn đề cần quan tâm
3 p | 19 | 4
-
Thể chế hoá Nghị quyết 29-NQ/TW trong xây dựng chính sách pháp luật và đổi mới quản lí nhà nước về giáo dục mầm non
7 p | 9 | 3
-
Hội nghị lần thứ năm ban chấp hành trung ương Đảng khoá XIII-Văn kiện: Phần 1
123 p | 9 | 3
-
Hoàn thiện cơ chế phân bổ ngân sách nhà nước nhằm nâng cao tính hiệu quả, tính công bằng và tính linh hoạt đối với các trường đại học công lập Việt Nam hiện nay
8 p | 89 | 3
-
Một số vấn đề về sáng kiến, hoạt động sáng kiến và cơ chế khuyến khích cá nhân công bố, chia sẻ sáng kiến với cộng đồng
12 p | 20 | 3
-
Chính sách tự chủ đại học của nhà nước và năng lực thực tế của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam hiện nay
25 p | 38 | 3
-
Chính sách phát triển đội ngũ giảng viên đại học từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi
7 p | 75 | 3
-
Chính sách cử tuyển - Những vấn đề còn tồn tại trong quá trình thực thi
4 p | 30 | 2
-
Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách xã hội hóa giáo dục ở Việt Nam hiện nay
8 p | 7 | 2
-
Một số giải pháp về cơ chế chính sách đối với các trường phổ thông dân lập, tư thục tại Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục
4 p | 64 | 1
-
Quản trị đại học trong bối cảnh tự chủ - Khuyến nghị chính sách cho Việt Nam
9 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn