intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hoàn thiện hành lang pháp lý nhằm phát triển công nghệ tài chính ở Việt Nam

Chia sẻ: Dạ Thiên Lăng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Hoàn thiện hành lang pháp lý nhằm phát triển công nghệ tài chính ở Việt Nam" đưa ra giải pháp cần nhanh chóng cập nhật, sửa đổi, bổ sung chính sách pháp lý, hoàn thiện chế quản lý, đưa ra cơ chế giám sát về chức năng, nhiệm vụ cụ thể của cơ quan quản lý nhà nước đối với fintech, tạo hành lang pháp lý đầy đủ, hoàn thiện nhằm phát triển bền vững công nghệ tài chính ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hoàn thiện hành lang pháp lý nhằm phát triển công nghệ tài chính ở Việt Nam

  1. HOÀN THIỆN HÀNH LANG PHÁP LÝ NHẰM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM ThS. Lý Thị Thuý1 Tóm tắt : Hiện nay, cùng với sự phát triển và lan tỏa của công nghệ số, các công ty Fintech (công nghệ tài chính) tại Việt Nam đã xuất hiện ngày càng nhiều với các giải pháp công nghệ tài chính đa dạng. Hoạt động kinh doanh của công ty Fintech có tác động sâu sắc đến những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế. Do đó việc có những quy định điều chỉnh riêng cho hoạt động này để qua đó, định hình vị thế của các công ty Fintech cũng như bước đầu xây dựng hàng rào pháp lý cho hoạt động Fintech trong thời đại kỹ thuật số là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên ở Việt Nam chỉ đang ở giai đoạn đang xây dựng Nghị định cho việc thử nghiệm kiểm soát hoạt động Fintech mà chưa có một văn bản pháp lý nào hoàn thiện để điều chỉnh hoạt động này, bài viết đưa ra giải pháp cần nhanh chóng cập nhật, sửa đổi, bổ sung chính sách pháp lý, hoàn thiện chế quản lý, đưa ra cơ chế giám sát về chức năng, nhiệm vụ cụ thể của cơ quan quản lý nhà nước đối với fintech, tạo hành lang pháp lý đầy đủ, hoàn thiện nhằm phát triển bền vững công nghệ tài chính ở Việt Nam. Từ khoá : Công nghệ tài chính, hành lang pháp lý, fintech, pháp lý về fintech COMPLETING THE LEGAL CORRIDOR TO DEVELOP FINANCIAL TECHNOLOGY IN VIETNAM Abstract : Currently, along with the development and spread of digital technology, Fintech (financial technology) companies in Vietnam have appeared more and more with diverse financial technology solutions. Fintech companies’ business activities have a profound impact on important areas of the economy. Therefore, it is invaluable to have separate regulations for this activity to shape the position of Fintech companies as well as initially build legal barriers for Fintech activities in the digital age. same necessary. However, in Vietnam, we are only at the stage of developing a Decree for testing the control of Fintech activities and there is no completed legal document to regulate this activity. This article offers a quick solution. Quickly update, amend and supplement legal policies, improve management mechanisms, provide a monitoring mechanism for specific functions and tasks of state management agencies for fintech, and create a legal corridor. complete and complete to sustainably develop financial technology in Vietnam. Keywords : Financial technology, legal corridor, fintech, fintech law. 1. GIỚI THIỆU Fintech là viết tắt của cụm từ “financial technology” công nghệ tài chính. Fintech được hiểu chính xác là là ứng dụng những cải tiến sáng tạo, thông minh của công nghệ thông tin vào trong các hoạt động dịch vụ tài chính. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra năm 2008 được nhiều nhà nghiên cứu cho là bước ngoặt đối với kỷ nguyên tài chính mới tạo ra bởi Fintech. Chính cuộc khủng hoảng này cũng là chất xúc tác quan trọng khi nhận thức của công chúng về sự ổn định của các ngân hàng bị thay đổi, mức độ tin tưởng đối với việc xử lý các dịch vụ tài chính bị lung lay. Đi theo xu thế phát triển chung của xã hội, tài chính - ngân hàng cũng chọn hướng đi công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ việc ứng dụng công nghệ thông tin vào mô hình kinh doanh nguyên bản trước đó. Một bộ máy vận hành hoạt động thông minh hơn, sản phẩm đa dạng, tối ưu hơn chính là kết quả cho sự bứt phá này. Khủng hoảng kinh tế 2008 chạm đáy khó khăn là thời điểm hàng loạt các startup ra đời, họ dấy lên cuộc cách mạng về công nghệ trong lĩnh vực tài chính, thay đổi bộ máy ngân hàng nói riêng 1 Đại học Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp.
  2. 826 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM và thị trường tài chính nói chung. Và thành tựu đó đã tạo nên thuật ngữ mới trong ngành fintech. Ngày càng nhiều công ty ở các quốc gia phát triển cũng như đang phát triển tiến hành các dịch vụ tài chính cung cấp tiền và được sự ủng hộ của khách hàng nhờ sự thuận tiện và chi phí rẻ hơn các dịch vụ tài chính truyền thống. Tại các quốc gia đang phát triển, công nghệ tài chính mang lại cơ hội tiếp cận các dịch vụ tài chính cơ bản như thanh toán, chuyển tiền, vay vốn cho hàng triệu người dân, nhất là người dân vùng sâu, vùng xa. Nếu được quản lý và điều tiết phù hợp, công nghệ tài chính có thể mở rộng, làm thay đổi cấu trúc của thị trường theo hướng gia tăng tính cạnh tranh của thị trường cũng như tăng sự ổn định của hệ thống tài chính. Mặc dù công nghệ tài chính có thể mang lại các lợi ích cho thị trường nhưng cũng có thể gây ra các rủi ro mới, đe dọa sự ổn định của hệ thống tài chính. Các vấn đề về rủi ro tài chính mới xuất hiện đã thách thức không nhỏ đến sự phù hợp của các quy định hiện tại. Thị trường Fintech Việt Nam những năm gần đây phát triển với tốc độ khá tốt tuy nhiên bên cạnh những tác động tích cực của Fintech đối với nền kinh tế số vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro do vẫn chưa có một hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ quy định về hoạt động kinh doanh Fintech. Trong thời gian sắp tới, rất cần một hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động kinh doanh Fintech này giúp doanh nghiệp Fintech có thể thỏa sức sáng tạo, đổi mới, đột phá, nhưng vẫn nằm trong vùng an toàn của quản lý nhà nước đối với nền kinh tế số ở Việt Nam hiện nay. 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU • Công nghệ tài chính Công nghệ tài chính (Fintech) được đề cập lần đầu tiên vào đầu những năm 1990 tại diễn đàn thành lập thẻ thông minh, Fintech được hiểu là những giải pháp sáng tạo mới trong tài chính được hỗ trợ bởi công nghệ thông tin, là yếu tố thúc đẩy các đổi mới cho ngành dịch vụ tài chính. Do đó, Fintech ban đầu được nhắc đến như một thuật ngữ có liên quan chặt chẽ với khái niệm “đổi mới tài chính” và “công cụ tài chính mới” . Trên cơ sở phát triển đó, IOSCO đã đưa ra một khái niệm đầy đủ của Fintech. Fintech được hiểu là các mô hình kinh doanh công nghệ tài chính sáng tạo, cung cấp nhiều loại dịch vụ tài chính theo cách tự động hóa thông qua việc sử dụng Internet, có tiềm năng thay đổi cơ bản ngành dịch vụ tài chính. Như vậy, có thể thấy Fintech liên quan tới việc ứng dụng sáng tạo công nghệ tiên tiến vào lĩnh vực tài chính, thiết kế và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính số hóa. Các ứng dụng đa dạng mà Fintech đem lại đã tác động đến hầu hết mọi lĩnh vực hoạt động của ngành tài chính như tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, thanh toán, bảo hiểm, chứng khoán, tín dụng, quản trị rủi ro. Không những thế, Fintech tác động mạnh mẽ đến cơ cấu thị trường, chất lượng sản phẩm, chiến lược phát triển của cả hệ thống tài chính. • Hành lang pháp lý về Fintech Hành lang pháp lý về Fintech là tập hợp các quy định pháp luật thành hợp thể chế, chế định có tính chất chuyên ngành dành cho việc điều chỉnh một loại quan hệ xã hội về Fintech, liên hệ khăng khít với nhau,để phân biệt với các quan hệ xã hội thuộc loại khác, bảo đảm cho sự thông nhất cho sự vận hành của các quan hệ xã hội về Fintech. Đối với Fintech , hành lang pháp đưa ra những quy định điều chỉnh riêng cho hoạt động này để qua đó, định hình vị thế của các công ty Fintech cũng như bước đầu xây dựng hàng rào pháp lý cho hoạt động Fintech trong thời đại kỹ thuật số cụ thể như sau:
  3. Phần 2: Hoàn thiện về Thể chế và Chính sách 827 - Cơ chế pháp lý đầy đủ, chính sách pháp lý phù hợp với tốc độ phát triển khá nhanh của công nghệ. - Cơ sở pháp lý quy định rõ về bản chất sản phẩm, dịch vụ, các tiêu chuẩn của sản phẩm, dịch vụ cũng như mô hình hoạt động, địa vị pháp lý, các điều kiện thành lập và hoạt động của công ty Fintech.  - Hoạt động Fintech cần chịu sự quản lý và thuộc trách nhiệm của nhiều cơ quan bộ, ngành chủ quản khác nhau do Fintech có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, hoạt động khác nhau. - Quy định pháp lý cụ thể liên quan đến việc bảo vệ người tiêu dùng sản phẩm tài chính, bảo vệ thông tin cá nhân trước những rủi ro - Quy định pháp lý về an ninh mạng cho lĩnh vực Fintech  - Quy định pháp lý cụ thể cho hợp tác phát triển giữa ngân hàng và Fintech khi chia sẻ thông tin khách hàng, chia sẻ rủi ro, trách nhiệm giữa các bên với khách hàng trong mô hình kinh tế. Môi trường pháp lý đối với hoạt động Fintech rõ ràng và hoàn thiện tạo điều kiện đối với việc phát triển hệ sinh thái Fintech. Điều này làm cho các công ty có thể yên tâm đầu tư phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới nhờ sự ổn định của môi trường pháp lý. 3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Cơ sở lý thuyết về công nghệ tài chính  Định nghĩa Công nghệ tài chính (hay Fintech, viết tắt của từ tiếng Anh “Financial Technology” đã trở thành một hiện tượng, một xu thế phát triển nhận được nhiều sự quan tâm của đông đảo các start - ups, các nhà đầu tư cũng như Chính phủ, cơ quan quản lý của nhiều nước trên thế giới. Theo tổ chức quốc tế các Uỷ ban Chứng khoán IOSCO(2017), Fintech là thuật ngữ được sử dụng để miêu tả các mô hình kinh doanh sáng tạo và công nghệ nổi có khả năng biến đổi ngành dịch vụ tài chính. Theo Ngân hàng nhà nước Việt Nam , “ Fintech được hiểu theo nghĩa là việc áp dụng các công nghệ đổi mới,sáng tạo, và hiện đại cho lĩnh vực tài chính (bao gồm ngân hàng, bảo hiểm, quỹ đầu tư, quỹ hưu trí, dịch vụ thanh toán và các cơ sở hạ tầng tài chính…) nhằm mang tới cho khách hàng và các giải pháp, dịch vụ tài chính minh bạch, hiệu quả và thuận tiện với chi phí thấp hơn so với các dịch vụ tài chính truyền thống” Theo Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng (BCBS, 2018), “Fintech là các sáng tạo tài chính dựa trên nền tảng công nghệ tạo ra các mô hình kinh doanh, ứng dụng, quy trình, sản phẩm mới có tác động cụ thể đến các thị trường và định chế tài chính, cũng như các dịch vụ tài chính” Có rất nhiều định nghĩa liên quan đến thuật ngữ này, tuy nhiên nhìn chung các khái niệm đều nhìn nhận Fintech trong mối quan hệ giữa dịch vụ tài chính và công nghệ thông tin. Vận dụng công nghệ vào lĩnh vực tài chính giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận được với các dịch vụ đó. Từ đó tạo ra mô hình kinh doanh mới, thay đổi kênh phân phối sản phẩm truyền thống, đơn giản hóa các thủ tục mang lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Các dịch vụ tài chính công nghệ mới bao gồm: thanh toán di động (điện tử), huy động vốn cộng đồng, cho vay ngang hàng (P2P), tiền mật mã và chuỗi khối, tư vấn robot, công nghệ tuân thủ(Regulatory Techonology), công nghệ bảo hiểm (Insurance Technology). Công nghệ tài chính
  4. 828 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM với các ưu điểm như thanh toán theo thời gian thực, giao diện ứng dụng mở và chuỗi khối… là những giải pháp để xây dựng một hệ thống tài chính hiệu quả và lành mạnh. Tại các quốc gia đang phát triển, công nghệ tài chính mang lại cơ hội tiếp cận các dịch vụ tài chính cơ bản như thanh toán, chuyển tiền, vay vốn cho hàng triệu người dân, nhất là người dân vùng sâu, vùng xa. Nếu được quản lý và điều tiết phù hợp, công nghệ tài chính có thể mở rộng, làm thay đổi cấu trúc của thị trường theo hướng gia tăng tính cạnh tranh của thị trường cũng như tăng sự ổn định của hệ thống tài chính. Xu hướng công nghệ tài chính trên thế giới hiện nay có 2 mục tiêu chính: thay thế kênh truyền thống bằng kênh điện tử trực tuyến, giảm chi phí, tăng độ tiện dụng, trải nghiệm của khách hàng và khai thác thị trường mới thông qua công nghệ, đặc biệt là đối với phân khúc khách hàng cá nhân. Trong bối cảnh công nghệ đang phát triển nhanh chóng và ngày càng tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ, cách mà các doanh nghiệp đang kinh doanh ở mọi lĩnh vực, đặc biệt trong ngành tài chính. Fintech là nơi dịch vụ tài chính và công nghệ giao thoa. Tại đây, các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ tận dụng sức mạnh của công nghệ để tạo ra sự đột phá, trải nghiệm mua sắm hoàn toàn mới cho khách hàng về các sản phẩm và dịch vụ do các công ty dịch vụ tài chính cung cấp.  Đặc điểm - Fintech liên quan đến việc sử dụng các công nghệ tiên tiến để cung cấp các dịch vụ tài chính như điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo(AI), ứng dụng di động, phân tích dữ liệu lớn, blockchain hoặc công nghệ sổ cái phân tán (DLT), điện toán lượng tử. Trong khi một số công nghệ này đã tồn tại trong nhiều thập kỷ, một số được cải tiến, phát triển song điều quan trọng là Fintech tập trung vào khía cạnh ứng dụng công nghệ trong việc cung cấp dịch vụ tài chính đến người tiêu dùng - Fintech có khả năng nâng cao, biến đổi hoặc thậm chí phá vỡ các mô hình kinh doanh truyền thống, các ứng dụng, giám sát hoặc cách thức phát triển, phân phối sản phẩm. Fintech có khả năng thay đổi căn bản bối cảnh phát triển dịch vụ tài chính nhìn từ cả góc độ rủi ro và lợi ích. Fintech với sự hỗ trợ của cách mạng công nghiệp 4.0 làm thay đổi cách thức, địa điểm và thời gian người tiêu dùng thực hiện thanh toán, cũng như tạo thuận lợi để người tiêu dùng có thể tiếp cận tới nhiều loại hình dịch vụ tài chính, góp phần thu hẹp khoảng cách giữa các tầng lớp xã hội. - Fintech tập trung phát triển mạng ngang hàng phi tập trung cho phép chia sẻ cũng như đồng bộ hoá dữ liệu. Điều này cho phép xác nhận và theo dõi các giao dịch trên nền tảng phân tán và phi tập trung mà không có bất kỳ sự quản lý nào từ phía cơ quan trung ương. Như vậy , sự ra đời của các công ty Fintech vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội đối với sự phát triển của hệ thống các định chế tài chính trong tương lai khi các yêu cầu về đổi mới mô hình kinh doanh , cách thức quản trị, quy trình hoạt động nhằm tạo ra các sản phẩm dịch vụ có tính ứng dụng công nghệ cao ngày càng lớn.  Hoạt động của Fintech tập trung vào 5 lĩnh vực chính sau: - Tài chính và đầu tư: Phần lớn các nhà đầu tư và các nhà quản lý hiện nay đều tập trung vào các sản phẩm tài chính thay thế, đặc biệt là cho vay crowdfunding và P2P. Tuy nhiên, Fintech rõ ràng đã vượt ra ngoài phạm vi hẹp này khi tiến hành đầu tư vào các hoạt động khác như đầu tư mạo hiểm, quỹ tư nhân,… Có quan điểm cho rằng bong bóng công nghệ năm 1990 là sự giao thoa giữa tài chính và công nghệ. Trong tương lai gần, ngoài việc tiếp tục phát triển các sản phẩm tài chính thay thế, Fintech sẽ thâm nhập ngày càng sâu hơn vào các lĩnh vực như dịch vụ tư vấn tự động.
  5. Phần 2: Hoàn thiện về Thể chế và Chính sách 829 - Hoạt động tài chính và quản trị rủi ro: Đây là lĩnh vực mà các tổ chức tài chính đầu tư nhiều nhất đặc biệt sau năm 2008 (khi mà cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra) nhằm mục đích xây dựng một hệ thống tuân thủ tốt hơn. Sự phát triển của lý thuyết tài chính và kỹ thuật định lượng tài chính với những ứng dụng của chúng vào nghiệp vụ tài chính và quản lý rủi ro là một năng lực lõi đặc biệt trong lĩnh vực này. - Thanh toán và cơ sở hạ tầng: Thanh toán qua Internet và các thiết bị di động là trọng tâm đồng thời là động lực phát triển của Fintech. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng phục vụ kinh doanh chứng khoán và giao dịch phái sinh OTC tiếp tục là một mũi nhọn của Fintech và là lĩnh vực mà các công ty công nghệ thông tin (CNTT) và viễn thông đang tìm kiếm cơ hội nhằm giành thị phần từ các định chế tài chính truyền thống. - Bảo mật dữ liệu: Thời gian gần đây, những cuộc cách mạng đổi mới của Fintech với tính ứng dụng thiết thực của mình đã nâng cao hiệu quả và tính khả dụng của các dịch vụ tài chính. - Giao diện người tiêu dùng: Với trọng tâm chính là dịch vụ tài chính trực tuyến và di động, đây là lĩnh vực mà các công ty CNTT và viễn thông muốn cạnh tranh trực tiếp với các định chế tài chính truyền thống.  ro của Fintech với thị trường tài chính Rủi Thứ nhất, Fintech hoạt động dựa trên nền tảng công nghệ số, trên thế giới ảo, xoá nhoà đi ranh giới giữa các ngành nghề khác nhau, thương mại điện tử có thể kết hợp với thanh toán, cho vay tiêu dùng… chỉ với một máy POS được đem bí mật từ nước ngoài sang có gắn sim 3G Việt Nam, việc thanh toán bằng thẻ tín dụng có thể thực hiện ở bất cứ nơi đâu và tiền chuyển thẳng về nước ngoài, không cần thông qua hệ thống ngân hàng Việt Nam. Thứ hai, Fintech có thể gây ra tiềm ẩn rủi ro lớn về bất ổn tài chính. Sự sụp đổ hàng loạt công ty Fintech cho vay ngang hàng sẽ đã đe doạ thị trường tài chính Thứ ba, rủi ro trực diện nhất đối với người tiêu dùng tài chính là mất dữ liệu, thông tin người dùng. Ngoài ra lợi dụng sự bùng nổ của Fintech, trên thị trường tài chính còn xuất hiện nhiều app trá hình, không có trụ sở, không có người chịu trách nhiệm pháp lý, cho vay tín chấp nhanh chóng, lãi suất cắt cổ, hoặc đòi hỏi những điều kiện vô lý, thậm chí là lừa đảo người vay. Thứ tư, Fintech cũng gây rủi ro cho nhà đầu tư và chính các chủ Fintech khi bỏ vốn nhưng sản phẩm không khẳng định tên tuổi trên thị trường. Hiện nay, các công ty  Fintech  đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Theo thống kê của Fintechnews dịch vụ thanh toán vẫn là phân khúc thống trị, chiếm 31% số lượng các công ty Fintech. công ty Fintech hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thanh toán, trong đó, 5 ví điện tử lớn nhất là MoMo, Payoo, Moca, Zalo Pay và Vietel Pay. Hoạt động cho vay nhanh một mặt hỗ trợ khách hàng có thêm các khoản vay tín chấp ngắn hạn, phù hợp với điều kiện tiêu dùng. Mặt khác, hoạt động này còn thu hút một lượng nhà đầu tư bỏ tiền thông qua các app trung gian ây chỉ là ứng dụng kết nối nhà đầu tư với các kênh tài chính, các kênh này đầu tư, sinh lời và chuyển lợi nhuận cho khách hàng. Điều này cũng dấy lên những lo ngại khi một doanh nghiệp thua lỗ, thì lấy gì ra bảo đảm lợi nhuận cho nhà đầu tư. Thứ năm, đáng quan ngại lớn về mặt pháp lý, phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố do tất cả giao dịch đều thực hiện trên thế giới mạng dẫn tới khó kiểm soát.
  6. 830 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM 3.2. Phương pháp nghiên cứu Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu đưa ra cơ sở lý thuyết, cơ sở lý luận về những nội dung liên quan đến bài viết. Tổng hợp phân tích, so sánh, thống kê số liệu thực trạng nổi bật về Fintech ở Việt Nam những năm vừa qua. Sau đó hệ thống và tổng hợp về những rủi ro và hạn chế pháp lý về fintech ở Việt Nam, dựa trên cơ sở đó đưa ra kiến nghị và đề xuất giải pháp nhằm giải quyết vấn đang tồn tại. 4. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ HÀNH LANG PHÁP LÝ CỦA CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 4.1 Thực trạng thị trường công nghệ tài chính Việt Nam giai đoạn 2017-2022 Về số lượng nhà cung cấp: Theo báo cáo của Statista năm 2018, thị trường Fintech Việt Nam có 125 công ty, tăng 31 công ty so với năm 2017. Theo Ngân hàng Nhà nước, năm 2018, tại Việt Nam có đến 72% số doanh nghiệp công nghệ tài chính chọn để hợp tác với các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh và cung cấp các dịch vụ. Các công ty, doanh nghiệp đã bắt đầu hợp tác với các ngân hàng để đưa ra các dịch vụ trực tuyến thuận tiện với người tiêu dùng. Ngoài ra, có khoảng 70 tổ chức thực hiện thanh toán qua internet, 44 tổ chức cho thanh toán qua di động. Năm 2019, số lượng công ty Fintech ở Việt Nam tiếp tục tăng lên tới 139 công ty, trong đó chiếm phần lớn vẫn là các công ty hoạt động ở mảng thanh toán, tiếp sau đó là các công ty làm trong lĩnh vực huy động vốn cộng đồng. Việt Nam trong giai đoạn này cũng có một số công ty về lĩnh vực quản lý tài sản và bảo hiểm bắt đầu ra mắt thị trường. Trong số các công ty Fintech, có khoảng 70% các công ty có vốn đầu tư từ nước ngoài đổ vào. Sang năm 2022, số lượng công ty Fintech ở Việt Nam đạt 176 công ty (Hình 1). Hình 1: Số lượng nhà cung cấp các sản phẩm Fintech giai đoạn 2017-2022 Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo của Ngân hàng Nhà nước và Stastista Về số lượng khách hàng: (Hình 2) Từ năm 2017-2022 có thể thấy số lượng người dùng Fintech tăng lên qua từng năm. Năm 2017, số lượng người dùng Fintech đạt khoảng 27 triệu người, và liên tục tăng qua từng năm do sự mở rộng tăng trưởng của thị trường Fintech. Năm 2022, số lượng người dùng Fintech đã đạt tới gần 69 triệu người, gấp gần 3 lần so với năm 2017.
  7. Phần 2: Hoàn thiện về Thể chế và Chính sách 831 Hình 2: Số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm Fintech giai đoạn 2017-2022 (triệu người) Nguồn: Stastista Số lượng người sử dụng sản phẩm Fintech tập trung chủ yếu là thanh toán điện tử chiếm hơn 90%. Trong những năm gần đây, tỷ lệ người sử dụng tài sản kỹ thuật số cũng có dấu hiệu tăng trưởng lên so với thời kỳ trước. Năm 2019, tỷ lệ người sử dụng dịch vụ tiền kỹ thuật số mới tại nước ta đạt khoảng 2,06 triệu người, đến năm 2022 đã tăng lên gấp 4 lần, đạt khoảng 8,01 triệu người. Nhìn chung, sự tăng lên của số lượng người dùng Fintech đã cho thấy Fintech ngày càng phổ biến đối với thị trường tiêu dùng tại Việt Nam. Về số lượng và giá trị các giao dịch: Theo báo cáo của Solidiance- công ty tư vấn chiến lược hàng đầu khu vực Châu Á, năm 2017, số vốn được đầu tư vào thị trường Fintech Việt Nam là 150 triệu USD. Đến năm 2021, Việt Nam đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á về vốn tài trợ Fintech. Thị trường Fintech tại Việt Nam đã đạt đến 10% tổng số thương vụ được chốt trong khu vực Đông Nam Á, với tổng số 15 thương vụ. Số tiền tài trợ cho 15 thương vụ này đạt 388 triệu USD. Cũng trong năm 2021, 2 công ty gọi được số vốn lớn, đóng góp vào sự gia tăng nguồn đầu tư cho Fintech là VNpay với 250 triệu USD và Momo với 100 triệu USD. Sang đến năm 2022, tổng giá trị đầu tư cho các thương vụ tại thị trường Fintech Việt Nam là 294 triệu USD. Các công ty khởi nghiệp đã nhận được thêm 14 khoản đầu tư cho lĩnh vực Fintech, chiếm 6% so với số giao dịch đầu tư ở khu vực Đông Nam Á. Khoảng 70% các công ty khởi nghiệp Fintech của Việt Nam gần đây đều có nguồn vốn từ nước ngoài. So với thế giới, lĩnh vực fintech ở Việt Nam còn khá mới mẻ nhưng cũng đã có sự chủ động tiếp cận xu thế. Năm 2022, số lượng các công ty khởi nghiệp tăng gần 13% từ 156 công ty năm 2021 lên 176 công ty. Mặc dù có xu hướng tăng, song số lượng công ty fintech tại Việt Nam vẫn còn khiêm tốn so với các nước ASEAN khác như Singapore (1.580 công ty), Indonesia (993 công ty), Malaysia (612 công ty) (UOB, 2022). Một số lĩnh vực như giao dịch và thanh toán kỹ thuật số, nền tảng thương mại điện tử (ví điện tự, POS) đã được Nhà nước cấp phép hoạt động. Tuy nhiên, các mảng fintech khác như cho vay ngang hàng (P2P), huy động vốn từ cộng đồng, AI và chuỗi khối (bao gồm tiền ảo) vẫn đang chờ quy định cụ thể của Nhà nước. Với tốc độ tăng trưởng hiện tại, thị trường Fintech ở Việt Nam được dự báo sẽ chạm mốc 18 tỉ USD vào năm 2024, tăng gấp bốn lần so với mức 4,5 tỉ USD năm 2016 và 93% vốn đầu tư mạo hiểm vào thị trường này tập trung vào mảng ví điện tử và thanh toán điện tử (Nhuệ Mẫn, 2023). Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), đến năm 2025, nền kinh tế Việt Nam sẽ vươn lên vị trí thứ ba trong khu vực Đông Nam Á về quy mô kinh tế với GDP là 571,1 tỉ USD vì thị trường Fintech của Việt Nam sở hữu nhiều yếu tố để có thể trở thành một trong những thị trường hấp dẫn nhất ở khu vực (Trang Nhi, 2022), trong đó, dân số đông mang lại tiềm năng phát triển hấp dẫn
  8. 832 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM cho thị trường này. Theo Tổng cục Thống kê, trung tuần tháng 4/2023, quy mô dân số Việt Nam đạt mốc 100 triệu người, trở thành nước đông dân thứ 15 trên thế giới và gần 70% dân số thuộc độ tuổi lao động (Mạnh Bôn, 2023). Bên cạnh đó, tỉ lệ sử dụng Internet cao và việc ứng dụng rộng rãi công nghệ vào các dịch vụ tài chính - ngân hàng cốt lõi cũng đem lại nhiều lợi thế. Vào đầu năm 2023, 161,6 triệu kết nối di động đang hoạt động tại Việt Nam, tương đương với 164% tổng dân số và hơn 77,9 triệu người Việt Nam sử dụng Internet, đạt tỉ lệ 79,1% dân số, đứng thứ 13 trên thế giới (Data Reportal, 2023). Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), nhiều nghiệp vụ cơ bản của ngành Ngân hàng đã được số hóa hoàn toàn và một số ngân hàng đã ghi nhận tỉ lệ hơn 90% giao dịch của khách hàng được thực hiện qua kênh số (Chí Tín, 2022). Ngoài ra, thị trường Fintech Việt Nam vẫn chưa bão hòa so với các nước trong khu vực (Nextrans, 2022). Sự thay đổi hành vi tiêu dùng nhanh chóng cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử và ứng dụng công nghệ chuỗi khối (Blockchain) đã đem lại nhiều tiềm năng cho các công ty Fintech trong hoạt động thanh toán số, cho vay, công nghệ bảo hiểm (Insurtech) và tài chính nhúng (HyperLead, 2023). Theo International Data Corporation (IDC), tính đến năm 2025, doanh thu của Việt Nam từ các dịch vụ tài chính kĩ thuật số dự kiến sẽ đạt 3,8 tỉ USD (Medici, 2021) Báo cáo thị trường Fintech Việt Nam 2022 của Nextrans, nền tảng tiếp thị liên kết hàng đầu Việt Nam cũng ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể về số lượng công ty khởi nghiệp Fintech. Trong số hơn 260 công ty hoạt động trong lĩnh vực Fintech tại Việt Nam vào cuối năm 2022, 81 công ty hoạt động trong mảng dịch vụ thanh toán (chiếm 31,1% tổng số lượng công ty Fintech tại Việt Nam), 42 công ty hoạt động trong mảng cho vay ngang hàng (P2P Lending) (14,7%); 31 công ty hoạt động trong mảng Blockchain/Crypto (tiền điện tử) (11,9%) (Nextrans, 2022). (Hình 3) Hình 3: Số lượng công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực Fintech năm 2022 Nguồn: Nextrans, 2022 Trong thị trường Fintech, thanh toán số vẫn là mảng hoạt động chiếm tỉ trọng cao nhất không chỉ về số lượng công ty mà còn dựa trên tỉ lệ sử dụng điện thoại thông minh của người dùng. Tính đến tháng 11/2022, thanh toán không sử dụng tiền mặt đạt hơn 6,6 tỉ giao dịch với giá trị khoảng 192,4 triệu tỉ đồng (tăng 85,6% về số lượng và 31,4% về giá trị so với cùng kì năm trước). Đến nay, toàn thị trường có 120 triệu ví điện tử và có hơn 3.300 tỉ đồng được người dân duy trì trong ví điện tử để thực hiện các giao dịch thanh toán (HyperLead, 2023). Đồng thời, khoảng 18,8 triệu tài khoản và thẻ được mở bằng eKYC, cùng với hơn 13,2 triệu thẻ ngân hàng đã được kích hoạt bằng phương thức điện tử theo quy định tại Thông tư số 17/2021/TT-NHNN ngày 16/11/2021 của Thống đốc NHNN.
  9. Phần 2: Hoàn thiện về Thể chế và Chính sách 833 Các đổi mới, sáng tạo tài chính trên nền tảng công nghệ đã tạo ra các mô hình kinh doanh mới các công nghệ quản lý mới và các sản phẩm tài chính mới. Những thay đổi này đã tạo nên những tác động to lớn, mạnh mẽ đến tất cả các hoạt động của các tổ chức tài chính, thị trường tài chính, các hoạt động cung cấp các dịch vụ tài chính và cả cơ quan quản lý Nhà Nước. Mặc dù đã có những bước phát triển đáng kể trong những năm qua, song Fintech  tại Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phát triển sơ khai với nhiều vấn đề tồn tại, song đây là lĩnh vực mà Việt Nam có nhiều triển vọng và tiềm năng phát triển. 4.2 Những vấn đề về pháp lý của công nghệ tài chính ở Việt Nam Từ thực tế cho thấy thời gian qua Việt Nam đã và đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực Fintech. Song Việt Nam vẫn chưa có một hệ sinh thái Fintech rõ rệt, sự phát triển của Fintech chưa tương xứng với tiềm năng. Nguyên nhân chủ yếu là do khuôn khổ pháp lý cho Fintech ở Việt Nam còn rất sơ khai đến nay ở Việt Nam vẫn chưa có bất kỳ quy định chính thức nào được ban hành để điều chỉnh cho hoạt động công nghệ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, cụ thể là: Thứ nhất : Thời gian cập nhật, sửa đổi, bổ sung chính sách pháp lý còn chậm so với tốc độ phát triển khá nhanh của công nghệ. Khuôn khổ pháp lý hiện nay về cơ bản mới chỉ đáp ứng được một phần cho lĩnh vực fintech trong hoạt động thanh toán, chưa đầy đủ và đồng bộ cho các hoạt động khác, đặc biệt là hoạt động cho vay ngang hàng. Bên cạnh cho vay ngang hàng, thị trường fintech thời gian qua xuất hiện nhiều mô hình chưa từng có tại Việt Nam, như đầu tư online vào các tài sản số, blockchain bất động sản…, gây xôn xao dư luận. Tuy nhiên, vẫn chưa có hành lang pháp lý để điều chỉnh. Thanh toán số và cho vay cấp vốn - đầu tư số, đang là xu hướng chung ở nhiều quốc gia và đã tác động mạnh mẽ đến thị trường tài chính tiêu dùng. Việt Nam đã đi chậm hơn so với các nước trong việc cấp phép ngân hàng thuần số, cho nên, pháp lý cho hoạt động của fintech cần nhanh chóng hoàn thiện để tạo điều kiện cho start-up lĩnh vực tài chính tận dụng cơ hội chiếm lĩnh thị phần. Ngân hàng Nhà nước đã đề xuất việc thiết lập khung khổ pháp lý và cơ chế quản lý thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) cho lĩnh vực fintech từ năm 2017, nhưng đến nay, kế hoạch này chưa được hiện thực hóa. Nghị định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng (sandbox), thời gian qua Ngân hàng nhà nước đã phối hợp với Văn phòng Chính phủ, các Bộ, cơ quan liên quan để trao đổi, thống nhất, hoàn thiện hồ sơ dự thảo Nghị định, trình báo cáo Chính phủ để triển khai các bước tiếp theo. Ngân hàng Nhà Nước phấn đấu trình Chính phủ ký Nghị định này trong quý III/2023 song hiện tại đã bước sang quý IV/2023 mà Nghị định vẫn chưa được ban hành. Lý giải nguyên nhân Nghị định chậm ban hành, NHNN cho hay, Nghị định về Cơ chế thử nghiệm là Nghị định được xây dựng không dựa trên quy định tại cấp độ Luật, do đó, quy trình xây dựng Nghị định sẽ cần nhiều thời gian hơn, Chính phủ phải trình Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị định trước khi ký thông qua. Bên cạnh đó, Nghị định là cách tiếp cận pháp lý mới nên nhiều vấn đề cần được rà soát kỹ lưỡng với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và cần được nghiên cứu, thiết kế để đảm bảo thúc đẩy đổi mới sáng tạo và kiểm soát rủi ro, đảm bảo ổn định tài chính. Đồng thời, trong quá trình phối hợp với các Bộ, cơ quan còn có ý kiến chưa thống nhất dẫn đến kéo dài thời gian trình Chính phủ. Theo Vụ Thanh toán, ngay sau khi Chính phủ ký ban hành Nghị định, NHNN sẽ lập tức đưa ra dự tháo Thông tư hướng dẫn để lấy ý kiến rộng rãi. Trên cơ sở đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ
  10. 834 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM chính thức ban hành các thông tư liên quan, có hiệu lực từ đầu năm 2024. Do đó, nhiệm vụ cấp bách hiện nay là nhanh chóng ban hành cơ chế quản lý thử nghiệm fintech. Cơ chế này cần cung cấp hướng dẫn rõ ràng cho các hoạt động fintech tại Việt Nam, cũng như khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh, vận hành tại Việt Nam. Thứ hai: Cơ sở pháp lý chưa quy định rõ về bản chất sản phẩm, dịch vụ, các tiêu chuẩn của sản phẩm, dịch vụ cũng như mô hình hoạt động, địa vị pháp lý, các điều kiện thành lập và hoạt động của công ty fintech. Các quy định chung chung, mơ hồ và chưa có hành lang pháp lý riêng cho các công ty Fintech một mặt khiến cho các công ty gặp khó khăn trong việc sáng tạo các giải pháp công nghệ, một mặt dẫn đến tình trạng mất an toàn khi vô tình tạo điều kiện cho tội phạm công nghệ cao sử dụng các giải pháp Fintech như một công cụ để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật (như lừa đảo, chiếm đoạt thông tin, rửa tiền…). hoạt động cho vay ngang hàng (P2P Lending) Mặc dù hoạt động của các doanh nghiệp này sau khi được thành lập phần nào đó liên quan đến các khía cạnh về tài chính, ngân hàng, nhưng hoạt động của các doanh nghiệp này lại không thể bị điều chỉnh bởi Luật Các Tổ chức tín dụng. Một khi không bị điều chỉnh chi tiết bởi pháp luật chuyên ngành, hoạt động Fintech rất dễ nảy sinh các vấn đề pháp lý phức tạp, thậm chí dẫn đến nhiều hệ lụy pháp lý nghiêm trọng. Hiện nay Việt Nam vẫn chưa công nhận và chưa có các quy định pháp lý cụ thể để điều chỉnh các hoạt động phát hành, mua bán, và trao đổi tiền ảo, tài sản ảo. Vậy nên, việc đầu tư vào các hệ thống không được Nhà nước bảo đảm sẽ có rất nhiều rủi ro, không những có nguy cơ bị lừa đảo, mà còn khó có thể khó lấy lại được vốn vì cơ chế bảo vệ của pháp luật chưa đầy đủ. Liên quan đến hoạt động cho vay ngang hàng. Đây là giải pháp Fintech nở rộ trong giai đoạn khó khăn của đại dịch, xuất phát từ nhu cầu tài chính tiêu dùng của người dân. Tuy nhiên, cũng chính vì nắm bắt được tính cấp thiết về nhu cầu tài chính tiêu dùng của người vay, người cho vay hoặc thậm chí chính các công ty Fintech lại cung cấp các gói vay tiêu dùng với lãi suất cao, nhiều trường hợp còn thuộc diện cho vay nặng lãi, là hành vi bị cấm theo quy định pháp luật. Không những thế, việc cho vay thông qua nền tảng ứng dụng công nghệ số để kết nối trực tiếp người đi vay với người cho vay còn khiến người cho vay không thể đòi được nợ từ người vay, bởi lúc này, người cho vay thiếu các biện pháp bảo đảm cho khoản vay, đồng thời cũng không có các chế tài đủ sức nặng theo quy định của pháp luật để thu hồi khoản nợ vay. Chính vì lẽ đó, hoạt động cho vay ngang hàng là hoạt động tiềm ẩn cực kỳ nhiều rủi ro cho cả người vay và người cho vay, có thể ẩn chứa các hành vi vi phạm pháp luật. Việc thiếu vắng các cơ chế cũng như quy định về chế tài đối với các công ty Fintech có dấu hiệu tiếp tay cho hoạt động phạm tội của các tổ chức trực tiếp cung cấp dịch vụ tài chính cũng là một vấn đề cần khắc phục khi tội phạm diễn ra trên nền tảng các giải pháp công nghệ do các công ty Fintech cung cấp, điều này đòi hỏi các công ty Fintech phải góp phần tham gia vào hoạt động ngăn chặn tội phạm ngay từ khâu hợp tác kinh doanh.  Mặt khác, việc không có hành lang pháp lý điều chỉnh cho công ty Fintech sẽ gây khó khăn trong công tác quản lý của nhà nước đối với các công ty Fintech, , đặc biệt đối với các công ty Fintech cung cấp các giải pháp công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng – một trong những khu vực trọng yếu của nền kinh tế.  Thứ ba : Fintech ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, hoạt động, nhưng đến nay, vẫn chưa có quy định cụ thể về thể chế quản lý, giám sát cũng như chức năng, nhiệm vụ cụ thể của bất kỳ cơ quan quản lý nhà nước nào đối với fintech, chưa có cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành trong việc quản lý hoạt động fintech.
  11. Phần 2: Hoàn thiện về Thể chế và Chính sách 835 Thứ tư: Quy định pháp lý cụ thể liên quan đến việc bảo vệ người tiêu dùng sản phẩm tài chính, bảo vệ thông tin cá nhân trước những rủi ro ngày một tinh vi hơn chưa rõ ràng. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển hệ sinh thái Fintech. Các giải pháp công nghệ nêu trên có điểm đặc thù chung là đều được ứng dụng trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng, góp phần rất lớn vào công cuộc chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng và tiếp cận với thông tin của một lượng rất lớn người dùng. Do đó, yêu cầu đặt ra cho các công ty Fintech bên cạnh tính sáng tạo, khả thi và hữu ích là tính bảo mật ở cấp độ vô cùng cao để ngăn chặn các rủi ro có thể xảy ra, đặc biệt là rủi ro lộ, lọt dữ liệu. Ngoài ra quy định pháp lý về an ninh mạng cho lĩnh vực Fintech chưa được ban hành. những thách thức về bảo đảm an ninh, an toàn mạng đối với khu vực Fintech bởi đây là nơi lưu giữ và xử lý khối lượng lớn thông tin người dùng, liên quan đến khối lượng lớn tài sản của người dân trong khi các quy định về an toàn, bảo mật công nghệ thông tin trong lĩnh vực Fintech chưa được nghiêm ngặt như đối với hệ thống ngân hàng 5. GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN KHUNG PHÁP LÝ NHẰM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM Một là mạnh dạn đẩy nhanh việc hoàn thiện để ban hành cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (Regulatory Sandbox) cho các doanh nghiệp Fintech cung ứng giải pháp, dịch vụ trong lĩnh vực ngân hàng. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 100/NQ-CP ngày 6/9/2021 thông qua đề nghị xây dựng Nghị định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng. Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tiếp thu đầy đủ ý kiến của các thành viên Chính phủ trong quá xây dựng Nghị định, bảo đảm theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản pháp luật có liên quan. Việc xây dựng Nghị định này cần được quán triệt theo nguyên tắc khuyến khích đổi mới sáng tạo, đảm bảo an toàn, phát triển bền vững các sản phẩm, dịch vụ, các mô hình kinh doanh mới, trong đó có các dịch vụ tài chính, ngân hàng số ở Việt Nam. Khung quản lý thử nghiệm cũng cần nhất quán, gắn với định hướng chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện, đảm bảo tăng cường tiếp cận dịch vụ tài chính, ngân hàng của mọi tầng lớp dân chúng ở Việt Nam. Ngoài ra cần quy định rõ về bản chất sản phẩm, dịch vụ, các tiêu chuẩn của sản phẩm, dịch vụ cũng như mô hình hoạt động, địa vị pháp lý, các điều kiện thành lập và hoạt động của công ty fintech. Mặc dù Nghị định về cơ chế thử nghiệm sắp được ban hành trong thời gian tới, tuy nhiên cần lưu ý rằng, theo Dự thảo Nghị định này, chỉ các công ty Fintech hoặc các tổ chức tín dụng có nhu cầu tham gia vào cơ chế thử nghiệm thì mới thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định. Cũng chính vì tập trung vào các quy định điều chỉnh hoạt động của công ty Fintech khi tham gia cơ chế thử nghiệm, Dự thảo Nghị định chưa hướng đến mục đích xây dựng các điều kiện để một doanh nghiệp có thể tham gia kinh doanh trong lĩnh vực Fintech. Bản chất hoạt động của công ty Fintech là cung cấp dịch vụ công nghệ, ứng dụng trong lĩnh vực tài chính. Vậy nên, việc xây dựng quy định về điều kiện để các công ty tham gia thị trường Fintech, đặt ra các yêu cầu tối thiểu về công nghệ, chuẩn mực hoạt động, cơ cấu quản lý, ngành nghề kinh doanh phù hợp để có thể bảo đảm các dịch vụ, giải pháp được cung cấp cho khách hàng bởi các chủ thể đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định pháp luật là điều vô cùng cần thiết. Hai là: Một vấn đề cần được lưu tâm là quy định liên quan đến bảo mật, an toàn dữ liệu và thông tin cá nhân. Như đã nêu trên, hiện nay Dự thảo Nghị định chỉ đang quy định khung tiêu chuẩn trình Chính phủ về điều kiện tham gia thử nghiệm, nghĩa vụ của các tổ chức tham gia phải bảo mật thông
  12. 836 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM tin khách hàng, chủ yếu quy định dưới hình thức giao cho các tổ chức tham gia cơ chế thử nghiệm nghĩa vụ phải thực hiện các hoạt động bảo mật thông tin. Việc ban hành Nghị định 13/2023/NĐ-CP ngày 17/4/2023 về bảo vệ dữ liệu cá nhân, có hiệu lực vào ngày 01/7/2023 đã thể hiện sự quan tâm của Nhà nước về vấn đề bảo mật thông tin, dữ liệu của cá nhân. Đặc biệt, trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, dữ liệu cá nhân khách hàng càng quan trọng và không thể thiếu, được xem như một nguồn tài nguyên quan trọng giúp tạo ra giá trị cho chính các tổ chức sở hữu thông tin. Tuy nhiên để tránh tình trạng lợi dụng lấy cắp thông tin cá nhân trục lợi, cũng như để tạo sự tin tưởng, đảm bảo cho các bên tham gia sử dụng dịch vụ, cần thiết phải có quy định rõ ràng và cụ thể, mang tính răn đe về nghĩa vụ bảo mật thông tin của khách hàng đối với các công ty Fintech để bảo đảm việc cung cấp dịch vụ được diễn ra an toàn và hiệu quả. Đi đôi với hoạt động kinh doanh, các công ty Fintech cần quy định về an ninh mạng, an toàn thông tin mạng, phòng chống tội phạm công nghệ cao…để tránh các rủi ro liên quan đến bảo mật dữ liệu. Hợp đồng cung ứng dịch vụ, giải pháp công nghệ cho các bên hợp tác với công ty Fintech cũng cần được rà soát kỹ lưỡng trên cơ sở bảo vệ quyền lợi cho các bên và cho người tiêu dùng và tuân thủ các quy định có liên quan. Các công ty Fintech cũng cần xây dựng hệ thống các văn bản trong hoạt động kinh doanh để đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật, cũng như tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động kinh doanh như bộ Điều khoản sử dụng, Điều khoản & Điều kiện chung, Chính sách bảo mật, Tuyên bố quyền riêng tư, Thỏa thuận khung,… nhằm hạn chế các rủi ro, tranh chấp có thể xảy ra. Ba là : Nghiên cứu để hình thành một Trung tâm đổi mới sáng tạo Fintech với sự hợp tác của một số ngân hàng và doanh nghiệp lớn với ba hoạt động chính là: tạo không gian làm việc chung cho các doanh nghiệp khởi nghiệp Fintech với cơ sở vật chất đầy đủ, đạt chuẩn quốc tế; mời chuyên gia giàu kinh nghiệm hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp Fintech hoàn thiện giải pháp, mô hình kinh doanh đảm bảo tính tuân thủ pháp luật và được thị trường chấp nhận; hỗ trợ kêu gọi vốn đầu tư từ các quỹ, nhà đầu tư cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ về vốn cho hoạt động của những doanh nghiệp này. NHNN cần nâng cao khả năng thanh tra giám sát của mình trong lĩnh vực công nghệ tài chính, hoặc gián tiếp thông qua việc tăng cường hoạt động giáo dục tài chính cho khách hàng. Bốn là : Hoàn thiện khung chính sách, pháp luật về công tác quản lý nhà nước về an toàn thông tin, an ninh mạng, sẵn sàng ứng phó với các thách thức an ninh mạng, đặc biệt là tội phạm mạng nhằm bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân và bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia. Với mỗi chính sách, văn bản pháp luật cần phải xác định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động trên môi trường mạng và nhiệm vụ của các chủ thể đó trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng trong lĩnh vực Fintech. Thành lập cơ quan quản lý các công ty cung cấp dịch vụ tài chính và cơ quan này sẽ đưa ra các quy định cụ thể phù hợp với yêu cầu của an ninh tài chính từ góc nhìn công nghệ, nghiêm cấm những quảng cáo với cam kết lợi nhuận cao (bất thường), sớm có các quy định vừa bảo đảm ngăn ngừa những hoạt động của kẻ xấu, vừa khuyến khích sự sáng tạo và gia tăng người tiêu dùng sản phẩm Fintech.
  13. Phần 2: Hoàn thiện về Thể chế và Chính sách 837 KẾT LUẬN Trong những năm gần đây thị trường tài chính toàn cầu đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các giải pháp Fintech dựa trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại là thành quả của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4. Fintech đã mang tới những sự đổi mới, sáng tạo làm thay đổi bộ mặt của hệ thống ngân hàng - tài chính truyền thống. Thúc đẩy tiếp cận tài chính là mục tiêu quan trọng trong “Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” của Chính phủ, để đạt được mục tiêu đề ra việc lấp đầy khoảng trống pháp lý, hoàn thiện khung pháp lý để điều chỉnh các hoạt động Fintech tại Việt Nam là rất quan trọng và cần thiết đáp ứng nhu cầu phát triển của kinh tế - xã hội và góp phần thiết lập một hệ sinh thái Fintech phát triển. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chu Thị Hoa (2019). Sandbox - Cơ chế thử nghiệm áp dụng trong phạm vi hạn chế - Kinh nghiệm quốc tế và một số gợi ý cho Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 16 (391). 2. Báo cáo thị trường Fintech Việt Nam (2022) https://hyperlead.vn/; 3. Diễm Ngọc (2023) Những rủi ro fintech có thể gây ra cho thị trường tài chính, Tạp chí diễn đàn doanh nghiệp 4. https://diendandoanhnghiep.vn/nhung-rui-ro-tiem-an-kho-luong-mat-trai-cua-fintech-209812.html 5. Đỗ Quang Trị (2021). Cơ hội và thách thức phát triển Fintech tại Việt Nam ,Tạp chí công thương, https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/co-hoi-va-thach-thuc-phat-trien-fintech-tai-viet-nam-86436.htm 6. Nguyễn Nhật Dương (2023) Một số đề xuất xây dựng hành lang pháp lý cho hoạt động Fintech 7. https://phaply.net.vn/mot-so-de-xuat-xay-dung-hanh-lang-phap-ly-cho-hoat-dong-fintech-a257443. html 8. Nguyễn Thị Ngọc Loan, 2022. “Vai trò của công nghệ tài chính đối với thúc đẩy toàn diện”. https:// tapchitaichinh.vn 9. Nguyễn Thị Liệu (2023), Cần một hành lang pháp lý Sandbox cho hoạt động kinh doanh công nghệ tài chính Fintech ở Việt Nam hiện nay, tạp chí công thương 10. https://tapchicongthuong.com.vn/bai-viet/can-mot-hanh-lang-phap-ly-sandbox-cho-hoat-dong-kinh- doanh-cong-nghe-tai-chinh-fintech-o-viet-nam-hien-nay-105026.htm 11. Quyết định 942/QĐ-TTg ( 15/6/2021 ) chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. 12. Nghị quyết số 100/NQ-CP ( 6/9/2021) Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng 13. Statista (2017-2022), Fintech in Vietnam 14. Trần Đắc Hiến, Trần Thị Thu Hà, Trần Mạnh Quân, Nguyễn Lê Hằng, Phùng Anh Tiến (2021). Regulatory Sandbox: Áp dụng cơ chế thử nghiệm ở một số nền kinh tế trên thế giới hiện nay và hàm ý chính sách cho Việt Nam. Tổng luận Khoa học công nghệ kinh tế, số 6. 15. Trần Vũ Thuý Hằng (2021), Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động cho vay ngang hàng (P2P lending) ở Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà NộI; 16. IOSCO Research Report on Financial Technology (Fintech). https://www.iosco.org/library/pubdocs/ pdf/IOSCOPD554.pdf; 17. PMG’s Global Insight: Pulse of Fintech H2 2022, https://kpmg.com/xx/en/home/insights/2023/02/ pulse-of-fintech-h2-2022-global-insight.html; PwC’s Fintech Report 2017. https://www.pwc.com/gx/ en/industries/financial-services/assets/pwc-global-fintech-report-2017.pdf. 18. The Evolution of FinTech: A New Post-Crisis Paradigm, Douglas W. Arner, Jànos Barberis, Ross P. Buckley, 2015, 19. Freedman, R.S. (2006), Introduction to Financial Technology. Amsterdam, Netherlands: Elsevier.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0