intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hoàn thiện hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu của doanh nghiệp Việt Nam ở khu vực nông thôn

Chia sẻ: Vương Tâm Lăng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

21
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết làm rõ một số khái niệm cơ bản về hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu và tập trung phân tích những đặc điểm mang tính đặc thù của hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu ở khu vực nông thôn nói chung, của doanh nghiệp Việt Nam nói riêng, từ đó đề xuất phương hướng hoàn thiện hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu của doanh nghiệp Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hoàn thiện hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu của doanh nghiệp Việt Nam ở khu vực nông thôn

  1. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁN LẺ HÀNG TIÊU DÙNG THIẾT YẾU CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Ở KHU VỰC NÔNG THÔN IMPROVING THE RETAIL SYSTEM OF STAPLE GOODS OF VIETNAMESE ENTERPRISES IN THE RURAL AREAS TS. Lã Tiến Dũng Trường Đại học Thương mại latiendung@tmu.edu.vn Tóm tắt Phần lớn dân cư nước ta hiện vẫn sinh sống tại khu vực nông thôn, đây được coi là thị trường tiêu thụ hàng tiêu dùng thiết yếu rộng lớn đầy tiềm năng nhưng chưa được các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm khai thác. Hệ thống bán lẻ nơi đây còn nhiều hạn chế, bất cập về tổ chức, cơ cấu. Sử dụng dữ liệu thứ cấp kết hợp với khảo sát thực tế của tác giả, bài viết làm rõ một số khái niệm cơ bản về hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu và tập trung phân tích những đặc điểm mang tính đặc thù của hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu ở khu vực nông thôn nói chung, của doanh nghiệp Việt Nam nói riêng, từ đó đề xuất phương hướng hoàn thiện hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu của doanh nghiệp Việt Nam. Từ khóa: Hệ thống bán lẻ, Hàng tiêu dùng thiết yếu, doanh nghiệp Việt Nam, nông thôn. Abstract Most of Vietnamese people still live in rural areas, this is considered as a potential consumer market of consumer staples that Vietnamese enterprises have not been interested in exploiting. The retail system here has many limitations and shortcomings in terms of organization and structure. Using secondary data combined with author’s survey, the article clarifies some basic concepts of consumer staples retail system and focuses on analyzing the characteristics of the retail system of consumer staples in rural areas in general and Vietnamese enterprises’ retail systems in particular, thereby proposing the direction to improve the retail systems of consumer staples of Vietnamese enterprises. Keywords: Retail system, consumer staple, Vietnamese enterprise, rural area. 1. Đặt vấn đề Khu vực nông thôn ở hầu hết các quốc gia trên thế giới thường có tỷ trọng diện tích lớn, nơi giữ vai trò quan trọng về môi trường sinh thái và cung cấp các sản phẩm nông nghiệp cho các đô thị. Mặc dù khu vực nông thôn có mật độ dân cư không đông đúc bằng khu vực thành thị nhưng số dân vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dân số các quốc gia, ở nước ta tỷ lệ này là 67%. Hàng tiêu dùng thiết yếu là những mặt hàng rất cần thiết cho đời sống hàng ngày của đại bộ phận người dân. Với dân số đông, thị trường rộng lớn, khu vực nông thôn được coi là thị trường tiêu 371
  2. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 thụ hàng tiêu dùng thiết yếu đầy tiềm năng nhưng lại đang bị các doanh nghiệp Việt Nam bỏ ngỏ, chưa quan tâm khai thác. Hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu ở khu vực nông thôn nói chung, của doanh nghiệp Việt Nam nói riêng vẫn còn thưa thớt, phân bố không đồng đều. Phần lớn hàng tiêu dùng thiết yếu được lưu chuyển qua hệ thống chợ truyền thống và các cửa hàng tạp hóa của các hộ kinh doanh cá thể, còn lại một phần qua các cơ sở bán lẻ của doanh nghiệp. Hệ thống này đang bộc lộ những hạn chế về tổ chức, cơ cấu… tỏ ra không còn phù hợp với sự phát triển của kinh tế khu vực nông thôn và nhu cầu ngày càng cao của người dân. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài sau khi đứng vững ở thị trường thành thị, cũng đang manh nha tìm kiếm cơ hội xâm nhập khu vực nông thôn đầy tiềm năng của nước ta. Đứng trước thực tế đó, vấn đề cấp bách là cần xem xét lại cơ cấu tổ chức hệ thống bán lẻ ở khu vực nông thôn nói chung, của các doanh nghiệp nói riêng nhằm tìm ra mô hình thích hợp cho thương mại nông thôn trong giai đoạn hiện nay. Đây vừa là cơ hội cho các doanh nghiệp, thành phần kinh tế được kỳ vọng sẽ là đầu tàu cải tiến hệ thống bán lẻ ở nông thôn, nắm bắt cơ hội phát triển, chiếm lĩnh thị trường, vừa là trách nhiệm xã hội nhằm đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu hàng tiêu dùng thiết yếu cho người dân khu vực nông thôn. Nhằm nghiên cứu những vấn đề đặt ra đối với hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu của doanh nghiệp Việt Nam ở khu vực nông thôn, tác giả đã lựa chọn phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp kết hợp với dữ liệu thu thập được thông qua khảo sát của tác giả. Dữ liệu thứ cấp thu được liên quan đến các luật như luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, luật Giá nhằm làm căn cứ xây dựng khái niệm về hàng tiêu dùng thiết yếu. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu các quyết định của thủ tướng và các bộ liên quan như bộ Công Thương (trước là bộ Thương Mại), bộ Tài Chính làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp phù hợp với các quy hoạch thương mại ở khu vực nông thôn. Để có căn cứ thực tiễn trong phân tích thực trạng và đặc điểm của hệ thống bán lẻ hiện tại ở khu vực nông thôn, tác giả đã sử dụng một phần kết quả phỏng vấn các chuyên gia về bán lẻ, khảo sát 372 khách hàng nông thôn và 115 cơ sở bán lẻ tại khu vực này được tiến hành vào tháng 11/2017. 2. Một số lý luận cơ bản về hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu của doanh nghiệp 2.1. Hàng tiêu dùng thiết yếu Nước ta trải qua quá trình phát triển, chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khái niệm hàng hóa thiết yếu được đề cập trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau với số lượng, chủng loại có sự thay đổi qua từng thời kỳ. Năm 1986, Nhà nước ban hành quy định quản lý 6 mặt hàng thiết yếu; năm 1998 quản lý 9 mặt hàng; năm 2008 quản lý 7 nhóm mặt hàng; năm 2011 quản lý 7 mặt hàng; năm 2012 quản lý 9 loại hàng hóa, dịch vụ, bổ sung thêm 2 loại vào năm 2015. Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 và Luật giá 2012 ra đời đã luật hóa các quy định về hàng hóa, dịch vụ thiết yếu. Khái niệm hàng hóa, dịch vụ thiết yếu lần đầu tiên được định nghĩa trong văn bản pháp luật của Nhà nước tại điều 4, Luật giá năm 2012, theo đó “Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu là những hàng hóa, dịch vụ không thể thiếu cho sản xuất, đời sống, quốc phòng, an ninh, bao gồm: nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, dịch vụ chính phục vụ sản xuất, lưu thông; sản phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người và quốc phòng, an ninh”. Điều 19 Luật 372
  3. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trao quyền cho Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu. Ngoài ra, ở từng thời kỳ phát triển, tùy theo tình hình kinh tế xã hội và trọng điểm quản lý thị trường, UBND các tỉnh/thành phố cũng công bố danh mục các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn (Trịnh Thị Thanh Thủy, 2015). Theo Chuẩn Phân loại Công nghiệp Toàn cầu (GICS - Global Industry Classification Standard) cũng có phân định ngành hàng tiêu dùng thiết yếu (Consumer Staples) bao gồm các công ty sản xuất và phân phối lương thực, thực phẩm, thuốc lá, đồ uống, các sản phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình, trong đó bao gồm cả các siêu thị thực phẩm, hiệu thuốc (Morgan Stanley Capital International (MSCI) và Standard & Poor’s, 1999). Như vậy, danh mục hàng hóa thiết yếu của mỗi quốc gia hay của mỗi địa phương có thể thay đổi qua từng giai đoạn phát triển nhưng phải phù hợp với tình hình, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thời kỳ đó. Nhìn chung, các mặt hàng thiết yếu thường gắn liền với nhu cầu tiêu dùng cơ bản như ăn uống, ở, chăm sóc cá nhân và gia đình, học tập… Các nhu cầu này khá gần gũi với bậc nhu cầu đầu tiên liên quan đến thể chất và sinh lý trong cấu trúc bậc nhu cầu của Maslow (1943): Nguồn: Maslow (1943) Hình 1: Cấu trúc bậc nhu cầu của Maslow Nói tóm lại, tuy cách tiếp cận và phân loại hàng tiêu dùng thiết yếu của Việt Nam và quốc tế có những điểm khác biệt nhất định, nhưng thống nhất ở khía cạnh là chúng đều nhằm đáp ứng những nhu cầu cơ bản và thiết yếu của đại bộ phận dân chúng (Nguyễn Thị Bích Loan, 2013). Các khái niệm “Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu” được đề cập trên đây bao gồm cả hàng hóa và dịch vụ phục vụ nhu cầu thiết yếu cho đời sống dân sinh và nhu cầu sản xuất, an ninh, quốc phòng. Nhưng trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu những hàng hóa tiêu dùng thiết yếu đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cơ bản của con người, mà không đi sâu nghiên cứu về các loại dịch vụ thiết yếu hay những hàng thiết yếu phục vụ cho sản xuất, an ninh, quốc phòng. Bởi vậy, có thể hiểu “Hàng tiêu dùng thiết yếu là những hàng hóa rất cần thiết, không thể thiếu cho đời sống hằng ngày nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người”. Từ quan điểm tiếp cận 373
  4. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 đó, hàng tiêu dùng thiết yếu có thể được phân loại thành các nhóm phổ biến theo đặc tính sử dụng tương ứng với nguồn gốc như sau: - Nhóm hàng thực phẩm tươi sống: các loại thịt gia súc và gia cầm, thủy, hải sản, rau củ, trái cây,.... - Nhóm hàng thực phẩm chế biến: bánh kẹo, sữa, đường, mì, đồ hộp, xúc xích, thịt nguội, gia vị các loại, bia, nước ngọt, nước tinh khiết... - Nhóm hàng chăm sóc cá nhân và gia đình: dầu gội, sữa tắm, chăm sóc da, bột giặt, tẩy rửa, dao cạo, giấy vệ sinh... - Nhóm hàng văn phòng phẩm: giấy vở, đồ dùng học tập, sách giáo khoa... 2.2. Hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu của doanh nghiệp Hệ thống là một tập hợp có tổ chức gồm nhiều phần tử có mối quan hệ tương tác, ràng buộc lẫn nhau, cùng phối hợp hoạt động để đạt được một mục tiêu chung. Các phần tử trong một hệ thống có thể là vật chất hoặc phi vật chất như con người, máy móc, thông tin, phương thức hoạt động… (Đàm Gia Mạnh, 2017) Hệ thống có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau như dựa trên các chức năng, khả năng thích nghi, sự tương tác với môi trường bên ngoài, quy mô, đầu ra… của hệ thống. Theo các tiêu chí đó, có thể phân loại hệ thống bán lẻ hàng hóa của doanh nghiệp là một hệ thống mở có chức năng bán lẻ hàng hóa cho người tiêu dùng, có khả năng thích nghi, có sự tương tác với môi trường bên ngoài và có điều khiển. Trong đó, dữ liệu về giá cả, nhu cầu thị trường… là thành phần phản hồi, các nhà quản lý doanh nghiệp là thành phần điều khiển. Trên cơ sở đó, có thể hiểu hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu của doanh nghiệp là toàn bộ các điểm bán lẻ cùng loại hình hoặc đa dạng các loại hình được doanh nghiệp thiết lập hoặc nhượng quyền kinh doanh trên một phạm vi thị trường hoặc vùng lãnh thổ nhằm bán lẻ hàng hoá đáp ứng những nhu cầu cơ bản, rất cần thiết cho đời sống hàng ngày. Hệ thống bán lẻ của mỗi doanh nghiệp cùng với các cơ sở bán lẻ của các thành phần kinh tế khác góp phần tạo thành hệ thống bán lẻ của một địa phương hay một khu vực. Cấu trúc hệ thống bán lẻ của doanh nghiệp có thể xem xét trên phương diện toàn bộ hệ thống các cơ sở bán lẻ của một doanh nghiệp tại tất cả các địa bàn hoặc các cơ sở bán lẻ của một doanh nghiệp tại một khu vực thị trường theo các khía cạnh như sau (Đặng Văn Mỹ, 2017): + Tổng số các điểm bán trong hệ thống + Sự phân bố của các điểm bán tại các khu vực + Ngành hàng, mặt hàng và dịch vụ của các điểm bán trong hệ thống + Cơ cấu sở hữu các điểm bán trong hệ thống + Quy mô của các điểm bán trong hệ thống + Các phương thức, loại hình bán lẻ trong hệ thống 3. Đặc điểm hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu của doanh nghiệp Việt Nam ở khu vực nông thôn Theo quyết định 23/QĐ-TTg của Thủ tướng phê duyệt đề án “Phát triển thương mại nông 374
  5. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 thôn giai đoạn 2010 – 2015 và định hướng đến năm 2020” ngày 06/01/2010, cấu trúc thương mại khu vực nông thôn (thị trấn, thị tứ và địa bàn xã) hướng tới phát triển hệ thống bán lẻ khá đa dạng, có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, nhiều loại hình bán lẻ phối hợp giữa truyền thống và hiện đại. Thực tế trong những năm vừa qua, cấu trúc hệ thống bán lẻ ở khu vực nông thôn của các địa phương, bao gồm tất cả các thành phần kinh tế, cũng đã hình thành và phát triển theo đúng xu hướng đề án đã đề ra như hình 2 và 3 minh họa dưới đây: Nguồn: Minh họa của tác giả Hình 2: Cấu trúc hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu tại trung tâm huyện Cấu trúc hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu ở các thị trấn, khu vực đóng vai trò trung tâm huyện thời gian qua đã phát triển theo hướng đa dạng các loại hình cơ sở bán lẻ, đa dạng các thành phần kinh tế. Mặc dù tại một số huyện tương đối phát triển, đã bắt đầu xuất hiện những loại hình thương mại bán lẻ hiện đại như trung tâm thương mại, siêu thị do doanh nghiệp đầu tư nhưng nhìn chung, chợ huyện vẫn đóng vai trò là trung tâm của hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu trên địa bàn các thị trấn huyện ở khu vực nông thôn. Nguồn: Minh họa của tác giả Hình 3: Cấu trúc hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu tại địa bàn xã Đối với địa bàn xã, hệ thống bán lẻ còn lạc hậu, thưa thớt. Cấu trúc hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu chủ yếu bao gồm chợ xã, các cửa hàng của hộ kinh doanh cá thể và một số ít 375
  6. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 các cửa hàng quy mô vừa, nhỏ của hợp tác xã. Trong đó, chợ xã vẫn đóng vai trò trung tâm với tổng lượng lưu chuyển hàng hóa chiếm tới 70%, nhưng đang có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên, cấu trúc này cũng đặt ra những hạn chế cho hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu ở khu vực nông thôn, đó là có nhiều thành phần tham gia nhưng tiềm lực hạn chế, dẫn đến phát triển manh mún, thiếu quy hoạch, cạnh tranh lẫn nhau gây lãng phí nguồn lực xã hội, không có những “nhạc trưởng” đủ mạnh về tài chính, tầm nhìn, công nghệ, năng lực quản lý để dẫn dắt, liên kết hệ thống bán lẻ ở khu vực nông thôn. Hệ thống bán lẻ của các doanh nghiệp là một phần trong hệ thống bán lẻ chung của các địa phương hay khu vực thị trường, giúp doanh nghiệp tiếp cận nhanh nhất với khách hàng và là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong hoạt động kinh doanh bán lẻ. Với nhóm ngành hàng tiêu dùng thiết yếu dành cho thị trường nông thôn, mỗi doanh nghiệp lại nghiên cứu, thiết kế cấu trúc hệ thống bán lẻ sao cho phù hợp với chiến lược bán lẻ đang theo đuổi. Qua khảo sát thực tiễn của tác giả được tiến hành tháng 11/2017 ở khu vực nông thôn một số tỉnh phía Bắc, kết hợp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp, có thể rút ra một số nét đặc thù riêng về hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu của doanh nghiệp Việt Nam ở khu vực nông thôn như sau: + Về số lượng và phân bố các điểm bán của hệ thống bán lẻ. Do phân bố nhu cầu, với đặc thù địa bàn nông thôn rộng lớn, thu nhập thấp hơn so với thành thị, hệ thống đường giao thông chưa thực sự thuận tiện, nên mật độ nhu cầu thị trường thấp và khoảng cách phân tán hơn so với thành thị. Điều đó làm cho các nhà bán lẻ chưa đầu tư nhiều vào việc tăng cường thêm số lượng các điểm bán ở khu vực nông thôn. Mật độ các điểm bán của doanh nghiệp chưa bao phủ thị trường, chủ yếu tập trung ở khu vực thị trấn, trung tâm huyện. Nhiều doanh nghiệp chỉ có một điểm bán/địa bàn nông thôn. Điều này gây nhiều khó khăn, phát sinh chi phí về thời gian, công sức cho dân cư trong tiếp cận hàng hóa của doanh nghiệp. Chính vì mật độ thưa thớt, cách xa nhau nên công tác hậu cần cho hoạt động bán lẻ của doanh nghiệp trên địa bàn nông thôn chưa thực sự tốt, hàng hóa lưu thông chậm hơn so với thành thị. Tính liên kết giữa các điểm bán của doanh nghiệp cũng thấp hơn so với các điểm bán ở khu vực thành thị. + Về cơ cấu sở hữu, loại hình và quy mô điểm bán. Hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu của doanh nghiệp ở khu vực nông thôn tồn tại dưới hình thức đại lý, nhượng quyền của nhà sản xuất, phân phối hoặc các doanh nghiệp sản xuất, thương mại trực tiếp thiết lập hệ thống bán lẻ dạng cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini. Do đặc thù thu nhập bình quân, tính mùa vụ của thu nhập và nhu cầu của khu vực nông thôn nên mặc dù một số ít doanh nghiệp có đầu tư nhưng chưa nhiều các loại hình bán lẻ hiện đại, quy mô lớn như trung tâm mua sắm lớn, đại siêu thị ở khu vực này. + Về cơ cấu mặt hàng và cách trưng bày sản phẩm trong hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu của doanh nghiệp ở nông thôn. Những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu phổ biến là thực phẩm chế biến, văn phòng phẩm và hàng chăm sóc sức khỏe cá nhân và gia đình. Các mặt hàng tiêu dùng thuộc nhóm thực phẩm tươi sống chiếm tỷ trọng nhỏ, chủ yếu được người dân tự cung tự cấp hoặc được cung ứng bởi các tiểu thương tại các chợ truyền thống. Trong cơ cấu mặt hàng được kinh doanh ở khu vực nông thôn, hàng tiêu dùng là thực phẩm chế biến và hàng hóa chăm sóc cá nhân, gia đình chiếm tỷ trọng lớn. Cách bày bán trong các cửa hàng bán lẻ của doanh nghiệp nông thôn thường dưới hình thức kinh doanh tổng hợp, có phần giống các cửa hàng tạp 376
  7. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 hóa tư nhân của hộ kinh doanh địa phương hoặc theo hình thức tự chọn dưới dạng cửa hàng tiện lợi nhỏ, siêu thị mini. + Về cách thức cung ứng dịch vụ và dịch vụ bổ sung. Hình thức bán hàng truyền thống chiếm một tỷ trọng tương đối lớn. Người tiêu dùng nông thôn đang ở giai đoạn làm quen với cách mua hàng theo kiểu tự chọn, tự phục vụ nên các cửa hàng bán lẻ theo phương thức hiện đại chưa có nhiều cơ hội thâm nhập rộng khắp thị trường nông thôn, đặc biệt tại địa bàn xã. Các dịch vụ bổ sung trong các cửa hàng bán lẻ nông thôn rất ít, đa số các cửa hàng chỉ đơn thuần cung ứng hàng hóa. Các dịch vụ liên quan đến thanh toán, bao gói, vận chuyển, đặt hàng chưa thực sự phát triển. 4. Đề xuất hướng hoàn thiện hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu của doanh nghiệp Việt Nam ở khu vực nông thôn Qua phân tích đặc điểm của hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu nói chung, hệ thống bán lẻ của doanh nghiệp Việt Nam nói riêng ở khu vực nông thôn, có thể nhận thấy mặc dù đã có những cải thiện trong những năm gần đây nhưng bên cạnh đó còn bộc lộ một số hạn chế. Để hoàn thiện hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng thiết của doanh nghiệp ở khu vực nông thôn, giải pháp mang tính định hướng chung là cần tăng cường liên kết, khuyến khích hình thành các chuỗi tự nguyện nhằm phát triển các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại, có tiềm lực mạnh hơn để tổ chức hệ thống bán lẻ một cách thống nhất, bài bản. Trong đó: + Hộ kinh doanh cá thể có thể liên doanh, liên kết để hình thành những hệ thống bán lẻ có quy mô lớn hơn, định hướng phát triển thành doanh nghiệp. + Đối với doanh nghiệp bán lẻ nhỏ và vừa, cần đẩy mạnh nâng cấp hệ thống, cửa hàng theo chuẩn phương thức bán lẻ hiện đại (Ưu tiên loại hình cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini), tham gia các hệ thống bán lẻ lớn hơn dưới hình thức liên doanh, liên kết, nhận nhượng quyền thương hiệu… + Đối với các doanh nghiệp, tập đoàn bán lẻ lớn có tiềm lực tài chính, công nghệ mạnh, phương thức bán lẻ hiện đại có thể làm đầu mối phát triển đa dạng các loại hình bán lẻ, thu hút đông đảo bằng hình thức nhượng quyền, mua và sáp nhập (M&A) các doanh nghiệp nhỏ, cửa hàng kinh doanh cá thể đơn lẻ ở khu vực nông thôn chuyển đổi thành các cửa hàng tiện lợi, siêu thị nhằm mở rộng nhanh chóng hệ thống bán lẻ của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp lớn đóng vai trò rất quan trọng trong việc đầu tư các loại hình bán lẻ hiện đại, quy mô lớn mà các doanh nghiệp nhỏ không đủ khả năng về tài chính và trình độ quản lý như các trung tâm thương mại, chuỗi lớn các cửa hàng tiện lợi, siêu thị có khả năng bao phủ thị trường, hình thức nhượng quyền, bán hàng đa kênh (Omni channel). Ngoài ra, với tiềm lực mạnh, không ngại bị thâu tóm, doanh nghiệp bán lẻ lớn có thể tiến liên doanh, liên kết khôn khéo với các doanh nghiệp FDI nhưng vẫn giữ phần vốn chi phối (từ 51% trở lên) để tận dụng nguồn tài chính và kinh nghiệm tổ chức, quản lý hệ thống bán lẻ của các đối tác nước ngoài. Hình 4 dưới đây minh họa cho các loại hình cửa hàng thuộc hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu, doanh nghiệp có thể cân nhắc triển tất cả các loại hình hoặc lựa chọn một / một số loại hình phù hợp với điều kiện của bản thân doanh nghiệp. 377
  8. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Nguồn: Minh họa của tác giả Hình 4: Các loại hình cửa hàng thuộc hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu của doanh nghiệp Việt Nam Về phổ mặt hàng tiêu dùng thiết yếu kinh doanh, hệ thống bán lẻ nên ưu tiên các cơ sở bán lẻ tổng hợp để đảm bảo phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân, vốn cần tiêu dùng nhiều loại mặt hàng thiết yếu hàng ngày và muốn mua được tại một điểm thay vì phải di chuyển qua nhiều cửa hàng. Bên cạnh đó, do đặc thù ngành nghề kinh tế xã hội khu vực nông thôn, nghề nông vẫn chiếm tỷ trọng lớn nên người dân thường tự túc một phần các mặt hàng thực phẩm tươi sống, do đó doanh nghiệp cần lưu ý tập trung khai thác những mặt hàng thiết yếu người dân nông thôn có nhu cầu mua sắm nhiều nhất thuộc các nhóm hàng thực phẩm chế biến, nhóm hàng chăm sóc cá nhân và gia đình, nhóm hàng văn phòng phẩm…Ngoài ra, một số mặt hàng thuộc danh mục hàng tiêu dùng yếu có nhu cầu lớn, phục vụ đối tượng khách hàng chuyên biệt như sữa và đồ dùng cho trẻ em, văn phòng phẩm, đồ dùng học tập… doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp sản xuất lớn, có hệ thống cửa hàng bán lẻ có thể cân nhắc mở trực tiếp hoặc nhượng quyền mở các cửa hàng chuyên doanh ở khu vực nông thôn. Về phân bố theo không gian ở khu vực nông thôn, các doanh nghiệp bán lẻ cũng cần có những định hướng cụ thể trong tổ chức hệ thống bán lẻ đối với hai khu vực trung tâm huyện (thị trấn, thị tứ) và địa bàn xã. Tại trung tâm huyện, cơ cấu hệ thống bán lẻ của doanh nghiệp có thể bao gồm trung tâm thương mại quy mô vừa và nhỏ (chủ yếu hạng III), chuỗi siêu thị (hạng II, III theo phân hạng tại Quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM hoặc mini theo Nghị định số 09/2018/NĐ- CP), cửa hàng tiện lợi, cửa hàng nhượng quyền và một số chuỗi cửa hàng của doanh nghiệp sản xuất. Tại địa bàn xã, doanh nghiệp có thể xem xét mở các siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi để từng bước hiện đại hóa hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu nơi đây. Đối với khu vực nông thôn có vị trí đặc biệt, ven các đô thị lớn hay ven các khu công nghiệp lớn, doanh nghiệp có thể đầu tư những trung tâm thương mại, siêu thị có quy mô lớn, mật độ phân bố dày hơn để đáp ứng nhu cầu của cả người tiêu dùng ở địa bàn nông thôn lân cận và từ thành thị tới mua sắm. Nói tóm lại, mỗi doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu cần nghiên cứu hoàn thiện cấu trúc hệ thống bán lẻ phù hợp, theo hướng dần hiện đại ở khu vực nông thôn trên cơ sở tập trung phát huy thế mạnh riêng, phát triển thị trường ngách, tránh cạnh tranh trực tiếp. Các doanh nghiệp lớn có thể phát triển hệ thống bán lẻ đa kênh, trước hết tại các khu vực trung tâm 378
  9. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 huyện có đủ điều kiện thông qua kết hợp chuỗi cửa hàng thực với thương mại điện tử, thanh toán trực tuyến. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Abraham Maslow (1943), A Theory of Human Motivation, Lý thuyết động lực con người, Rough Draft Printing. 2. Công điện số 1063 ngày 8/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thường xuyên kiểm tra, kiểm soát giá cả, Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2008. 3. Nghị định số 09/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Chính phủ ban hành năm 2018. 4. Nguyễn Thị Bích Loan (2013), Nghiên cứu xây dựng chuỗi cung ứng hàng hóa tiêu dùng thiết yếu, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ 39.13.RD/HĐ-KHCN. 5. Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Quốc hội ban hành năm 2010. 6. Luật giá, Quốc hội ban hành năm 2012. 7. Đàm Gia Mạnh (2017), Giáo trình Hệ thống thông tin quản lý, NXB Thống Kê. 8. Morgan Stanley Capital International (MSCI) và Standard & Poor’s (1999), Global In- dustry Classification Standard (GICS). 9. Đặng Văn Mỹ (2017), Quản trị thương mại bán lẻ, NXB Chính trị quốc gia sự thật 10. Nghị định số 20/1998/NĐ-CP, Chính phủ ban hành năm 1998. 11. Quyết định số 23/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010 – 2015 và định hướng đến năm 2020” ngày 06/01/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2010. 12. Quyết định số 35/2015/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Quyết định số 52/2012/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2015. 13. Quyết định số 52/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung, Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2012. 14. Quyết định số 122/1986/QĐ-HĐBT, Hội Đồng Bộ Trưởng ban hành năm 1986. 15. Quyết định số 779/2011/QĐ-BTC, Bộ Tài Chính ban hành năm 2011. 16. Quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM của Bộ Thương mại (nay là bộ Công Thương) về việc ban hành Quy chế Siêu thị, Trung tâm thương mại do Bộ Công Thương ban hành năm 2004 17.Trịnh Thị Thanh Thủy (2015), sách tham khảo Phát triển bền vững chuỗi cung ứng một số hàng hóa thiết yếu của Việt Nam, NXB Công thương. 379
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0