intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hoàn thiện môi trường kiểm soát trong các công ty xi măng Việt Nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Hoàn thiện môi trường kiểm soát trong các công ty xi măng Việt Nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội" hướng tới việc thực hiện các mục tiêu, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực đầu vào, đảm bảo sự tuân thủ trong quá trình hoạt động, tránh thất thoát tài sản thông tin cũng như đảm bảo độ trung thực hợp lý của các thông tin tài chính kinh tế, từ đó giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của DN. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hoàn thiện môi trường kiểm soát trong các công ty xi măng Việt Nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội

  1. HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG KIỂM SOÁT TRONG CÁC CÔNG TY XI MĂNG VIỆT NAM NIÊM YẾT TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI TS. Trần Thị Lan Hương1 ThS. Lê Thị Hạnh2 Tóm tắt Kiểm soát nội bộ là một chức năng quan trọng hỗ trợ quá trình quản trị doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp đảm bảo các mục tiêu báo cáo, tuân thủ và hoạt động trong quá trình hoạt động, Trong đó môi trường kiểm soát là cơ sở và nền tảng để xây dựng và vận hành các yếu tố kiểm soát nội bộ khác, do đó việc hoàn thiện môi trường kiểm soát đóng vai trò cốt lõi giúp các doanh nghiệp nói chung và các công ty xi măng Việt nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà nội nói riêng đạt được hiệu quả cao trong kiểm soát. Từ khóa: COSO, Công ty xi măng, Môi trường kiểm soát, Sàn giao dịch chứng khoán Hà nội 1. Giới thiệu Trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của đất nước, các công ty xi măng (CTXM) Việt Nam là những doanh nghiệp (DN) đóng vai trò quan trọng, giúp phục hồi, xây dựng cơ sở hạ tầng bị tàn phá sau chiến tranh cũng như đóng góp vào việc hoàn thiện các công trình công cộng giúp kinh tế phát triển. Tuy nhiên trong giai đoạn mới, các doanh nghiệp nói chung và các CTXM nói riêng phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức như việc đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh; hiệu quả sử dụng các nguồn lực; độ tin cậy của thông tin tài chính; khả năng cạnh tranh bằng giá cả, chất lượng; hiệu quả, hiệu năng trong lựa chọn và thực hiện chiến lược, hay đảm bảo cho việc tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế trong quá trình hoạt động. Trong khi đó, môi trường kinh doanh biến động luôn tồn tại những rủi ro đến từ bên trong và bên ngoài DN, ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng hoàn thành mục tiêu của DN. Trước những thách thức đó, nhà quản lý cần tìm kiếm những phương sách quản lý nhằm quản trị hiệu quả các hoạt động trong DN. Kiểm soát nội bộ (KSNB) là một trong những công cụ được các nhà quản trị lựa chọn nhằm đáp ứng nhu cầu đó. Kiểm soát nội bộ là một chức năng được thiết lập hỗ trợ cho hoạt động quản trị DN, nhằm cung cấp sự đảm bảo hợp lý trong việc đạt được các mục tiêu về: (1) độ tin cậy của thông tin kinh tế; (2) tuân thủ các luật lệ quy định; (3) Hiệu quả hoạt động của DN. Do đó KSNB là một khâu quan trọng trong mọi quy trình 1 Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, trường Đại học Hồng Đức, Email: tranthilanhuong@hdu.edu.vn 2 Phòng Đảm bảo chất lượng và khảo thí, trường Đại học Hồng Đức, Email: lethihanh@hdu.edu.vn 250
  2. quản trị, có tác động đến tất cả các hoạt động trong DN. Khi KSNB được thiết kế và vận hành tốt sẽ hỗ trợ DN thực hiện các mục tiêu, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực đầu vào, đảm bảo sự tuân thủ trong quá trình hoạt động, tránh thất thoát tài sản thông tin cũng như đảm bảo độ trung thực hợp lý của các thông tin tài chính kinh tế, từ đó giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của DN. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Giới thiệu về các công ty xi măng Việt nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà nội Các CTXM Việt nam niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Hà nội đã và đang đang phải đối mặt với khá nhiều khó khăn thách thức như: Giá nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất như than đá, thạch cao và clinker tăng đều qua các năm, các nguồn nguyên liệu chủ yếu được nhập khẩu và tự khai thác, trong đó giá nguyên vật liệu nhập khẩu không ngừng tăng cao, nguyên vật liệu tự khai thác chịu thuế phí cao do việc khai thác nguồn tài nguyên quốc gia. Thêm vào đó, trước sự ảnh hưởng của các sự kiện chính trị xã hội tiêu cực trên thế giới đã tác động không nhỏ đến sản xuất và kết quả hoạt động của ngành. Trình độ công nghệ của ngành lạc hậu từ những năm 50 của thế kỷ trước vẫn còn được các CTXM Việt Nam sử dụng. Hiện này với các dự án dây chuyền, nhà máy xi măng lớn đang triển khai hy vọng sẽ thay thế công nghệ cũ, giúp năng lực sản xuất được tăng lên gấp nhiều lần. Tuy nhiên vốn đầu tư ban đầu vào máy móc thiết bị ngành xi măng là rất lớn, đó là sức ép đối với các doanh nghiệp sản xuất trong ngành khi muốn gia tăng công suất, đổi mới công nghệ. Đối mặt với tình hình đó, các công ty xi măng Việt nam đã không ngừng tìm kiếm các giải pháp để tăng vốn, cải tiến công nghệ, mở rộng thị trường nhằm vươn lên phát triển bền vững. Một trong các giải pháp tăng quy mô vốn, tăng hiệu quả sử dụng vốn là chuyển đổi hình thức sở hữu từ các công ty TNHH thuộc sở hữu của Nhà nước thành các công ty cổ phần, vốn hóa trên các Sàn giao dịch chứng khoán. Tính đến thời điểm hiện tại, các công ty xi măng Việt nam niêm yết chứng khoán trên 2 Sàn giao dịch, bao gồm sàn giao dịch chứng khoán Hà nội (HNX - Hanoi Stock Exchange) và sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE - Ho Chi Minh Stock Exchange). Danh sách các công ty xi măng Việt nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà nội được thể hiện tại bảng sau: 251
  3. Bảng 1. Danh sách các công ty xi măng Việt nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà nội Số lượng Giá trị cổ Sàn niêm Mã CK Tên Công ty niêm yết phiếu niêm yết yết (cổ phiếu) (nghìn đồng) 1 BCC HNX Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn 123.269.812 1.232.698.120 2 HOM HNX Công ty CP xi măng Hoàng Mai 74.769.131 747.691.310 3 BTS HNX Công ty CP Xi măng Vicem Bút Sơn 123.559.858 1.235.598.580 4 CCM HNX Công ty CP Khoáng sản và XM Cần Thơ 6.199.900 61.999.000 5 CLH HNX Công ty CP Xi măng La Hiên VVMI 10.000.000 100.000.000 6 TXM HNX Công ty CP Vicem Thạch cao xi măng 7.000.000 70.000.000 7 QNC HNX Công ty CP XM và Xây dựng Quảng Ninh 43.462.195 434.621.950 8 SCJ HNX Công ty CP Xi măng Sài Sơn 37.839.000 378.390.000 9 SDY HNX Công ty CP Xi măng Sông Đà Yaly 4.500.000 45.000.000 10 TBX HNX Công ty CP Xi măng Thái Bình 1.510.280 15.102.800 11 CQT HNX Công ty CP Xi măng Quán Triều VVMI 25.000.000 250.000.000 (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) 2.2. Thực trạng môi trường kiểm soát tại các công ty xi măng Việt nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà nội 2.2.1. Cam kết về tính chính trực và giá trị đạo đức + Kết quả khảo sát về việc thiết kế và thực thi các cam kết về tính chính trực và giá trị đạo đức tại các các CTXM niêm yết được đánh giá chưa cao. Chỉ có số ít 39% số người được hỏi cho rằng các cam kết về tính chính trực và giá trị đạo đức trong kinh doanh được truyền đạt rõ ràng thông qua văn bản hoặc hành động, được quy định thống nhất trong các công ty. Các cam kết về tính chính trực và giá trị đạo đức tại các CTXM niêm yết còn chưa được thể hiện thông qua việc xây dựng các câu khẩu hiệu Slogan, nội dung về tầm nhìn và sứ mệnh, thư ngỏ của Ban lãnh đạo các công ty. + Kết hợp với kết quả kiểm tra tài liệu và các website của các CTXM niêm yết cho thấy, chỉ có 02 CTXM niêm yết (18,18%) xây dựng Slogan là công ty CP xi măng Bút Sơn và công ty CP xi măng Sài Sơn (Hình 1: Slogan công ty CP xi măng Bút Sơn), 01 công ty (9,09%) xác lập sứ mệnh tầm nhìn (Hình.2: Sứ mệnh tầm nhìn công ty CP xi măng Sài Sơn), và 07 công ty (63,36%) có thư cảm ơn, thư ngỏ và công bố rộng rãi ra công chúng. Điều này cho thấy các CTXM chưa thực sự chú trọng việc xây dựng các cam kết về tính chính trực và giá trị đạo đức. 252
  4. Bảng 2. Tổng hợp kết quả xây dựng Slogan, sứ mệnh, tầm nhìn, thư ngỏ tại các công ty xi măng Việt nam niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Hà nội Tầm nhìn Tên Công ty Slogan Thư ngỏ sứ mệnh 1 Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn X 2 Công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai X 3 Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn Vững chắc tương lai X 4 Công ty Cổ phần Khoáng sản và Xi măng Cần Thơ X 5 Công ty Cổ phần Xi măng La Hiên VVMI 6 Công ty Cổ phần Vicem Thạch cao xi măng 7 Công ty CP Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh X 8 Công ty Cổ phần Xi măng Sài Sơn Kiến tạo cơ hội, xây X dựng tương lai 9 Công ty Cổ phần Xi măng Sông Đà Yaly 10 Công ty Cổ phần Xi măng Thái Bình X 11 Công ty cổ phần xi măng Quán Triều VVMI X (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Hình 1. Slogan công ty cổ phần xi măng Bút Sơn (Nguồn: Website công ty CP xi măng Bút Sơn) 253
  5. Hình 2. Sứ mệnh tầm nhìn Công ty cổ phần xi măng Sài Sơn (Nguồn: Website công ty CP xi măng Sài Sơn) + Đối với việc thiết lập bộ quy tắc ứng xử hoặc quy định về giá trị đạo đức, kết quả khảo sát cho thấy chưa có CTXM niêm yết nào xây dựng Bộ quy tắc ứng xử nhằm hướng dẫn các hoạt động ứng xử đối với cấp trên, với đồng nghiệp với bên ngoài cũng như trong các chương trình hội nghị, lễ hội, sự kiện trong và ngoài công ty. Theo đó, kết quả khảo sát về việc truyền đạt, thực thi cũng như kết quả đánh giá về Bộ quy tắc chưa cao. Điều này là do các CTXM chưa chú trọng xây dựng Bộ quy tắc ứng xử, dẫn đến việc thống nhất trong việc thực hiện các hoạt động ứng xử tại công ty còn chưa cao, hiệu quả chưa tốt. 2.2.2. Triết lý quản trị và phong cách điều hành + Kết quả khảo sát cho thấy các nhà quản trị tại các CTXM Việt nam niêm yết trên SGDCK Hà nội luôn nỗ lực hoàn thành các mục tiêu báo cáo, mục tiêu hoạt động và mục tiêu tuân thủ trong hoạt động quản trị điều hành tại công ty với số người được khảo sát lựa chọn tương ứng 100%, 98% và 95%. Các triết lý quản trị được thể hiện bằng văn bản thông qua các cam kết của ban lãnh đạo công ty của ban giám đốc cũng như quan điểm điều hành của các nhà lãnh đạo trong quá trình triển khai các hoạt động SXKD. + Khi đưa ra quyết định, các nhà quản trị tại các CTXM luôn nhất quán và xem xét sự kiện liên quan (92% người được khảo sát lựa chọn). Đồng thời các nhà quản trị luôn cân nhắc việc đưa ra quyết định với sự phát triển dài hạn của công ty và lợi ích của xã hội (87% người được khảo sát lựa chọn). Lợi ích xã hội mà các xây dựng được thể hiện thông qua việc cam kết cung cấp việc làm cho người dân quanh khu vực nhà máy, thực hiện các trách nhiệm môi trường như xử lý các loại chất thải (chất thải rắn, chất thải 254
  6. nguy hại, nước thải), thiết kế cải tạo lại hệ thống thoát nước và dẫn nước đảm bảo vệ sinh và môi trường trong sản xuất, xử lý khí thải. Đồng thời, chú trọng đến việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho người lao động trong công ty về ý thức bảo vệ môi trường, đảm bảo hoạt động sản xuất xanh – sạch – đẹp. Nhìn chung. ban lãnh đạo các CTXMVN niêm yết trên SGDCK Hà nội đều đã xác định được triết lý quản trị và phong cách điều hành rõ ràng minh bạch, phù hợp với các chuẩn mực đạo đức cũng như đáp ứng những nhu cầu cơ bản về chất lượng và các yêu cầu, lợi ích của xã hội. 2.2.3. Sự tham gia của hội đồng quản trị, hội đồng thành viên và ban kiểm soát + Kết quả kết quả khảo sát về sự tham gia của HĐQT/HĐTV và BKS tại các CTXMVN niêm yết trên SGDCK Hà nội cho thấy 100% người được hỏi trả lời rằng công ty có tổ chức các cấp quản lý gồm HĐQT và BKS tham gia vào các hoạt động kiểm soát tại công ty, trong đó HĐQT thực hiện các nhiệm vụ về quản trị điều hành công ty và BKS thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu liên quan đến kiểm soát kết quả của HĐQT nói riêng và hoạt động của tất cả các bộ phận của công ty nói chung. Ban kiểm soát của các công ty. Tổng hợp về sự tham gia của HĐQT/HĐTV và BKS được thể hiện trong bảng sau: Bảng 3. Tổng hợp kết quả sự tham gia của HĐQT/BKS trong các CTXM Việt nam niêm yết trên SGDCK Hà Nội Bộ phận trực Tên Công ty Số lượng thuộc 1 Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn 3 ĐHĐCĐ 2 Công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai 3 ĐHĐCĐ 3 Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn 3 ĐHĐCĐ 4 Công ty Cổ phần Khoáng sản và Xi măng Cần Thơ 3 ĐHĐCĐ 5 Công ty Cổ phần Xi măng La Hiên VVMI (4) 3 ĐHĐCĐ 6 Công ty Cổ phần Vicem Thạch cao xi măng 3 ĐHĐCĐ 7 Công ty CP Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh 3 ĐHĐCĐ 8 Công ty Cổ phần Xi măng Sài Sơn 3 ĐHĐCĐ 9 Công ty Cổ phần Xi măng Sông Đà Yaly 3 ĐHĐCĐ 255
  7. Bộ phận trực Tên Công ty Số lượng thuộc 10 Công ty Cổ phần Xi măng Thái Bình 3 ĐHĐCĐ 11 Công ty Cổ phần Xi măng Quán Triều VVMI 3 ĐHĐCĐ (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) + Về tính độc lập của ban kiểm soát và KSV, kết quả khảo sát cho thấy còn 35% số người được hỏi cho rằng, ban kiểm soát và kiểm soát viên tại công ty vẫn kiêm nhiệm các vị trí khác trong hoạt động tại công ty. Kết hợp với kết quả kiểm tra hồ sơ tại các công ty cho thấy, thành viên ban kiểm soát tại công ty CP Thạch cao xi măng kiêm nhiệm vị trí Trưởng phòng kinh doanh, tại công ty CP xi măng Cần Thơ kiêm nhiệm phó phòng Tài chính Kế toán. Do việc kiêm nhiệm trong tổ chức, dẫn đến hoạt động của ban kiểm soát và các kiểm soát viên tại các công ty chưa đạt được tính độc lập và khách quan nhất định (20% số người được hỏi cho rằng tổ chức và hoạt động của ban kiểm soát chưa đạt được tính độc lập và khách quan). 2.2.4. Cơ cấu tổ chức và phân chia nhiệm vụ, quyền hạn + Kết quả khảo sát về cơ cấu tổ chức và phân chia trách nhiệm quyền hạn tại các CTXM niêm yết trên SGDCK Hà Nội được đánh giá tương đối cao. Trong đó, chức năng, quyền hạn và trách nhiệm và sự phối hợp giữa các bộ phận, phòng ban tại công ty được quy định rõ ràng bằng văn bản được số người lựa chọn nhiều nhất (92%) cho thấy các công ty xây dựng đã văn bản hóa cụ thể các nội dung liên quan đến các chức năng, bộ phận và phòng ban trong công ty. Cơ cấu tổ chức đảm bảo sự tách biệt giữa các chức năng phê chuẩn, thực hiện nghiệp vụ, ghi sổ kế toán và bảo quản tài sản tại công ty (87% số người được hỏi lựa chọn) và phân chia nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm phù hợp với nhau, phù hợp giữa các nhân viên và bộ phận trong công ty (90% số người được hỏi lựa chọn). Kết quả kiểm tra hồ sơ, tài liệu tại công ty CP xi măng Hoàng Mai (Hình 2.3), công ty CP xi măng Sài Sơn (Hình 2.4) cho thấy cơ cấu tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng gồm các ủy ban và phòng ban, trách nhiệm, công việc, nội dung quản lý của mỗi ủy ban, phòng ban được ghi nhận trong Điều lệ của công ty. Trong các công ty, đại hội đồng cổ đông là cơ quan quản lý cấp cao chịu trách nhiệm cao nhất với tất cả hoạt động của công ty. Quan hệ với các cổ đông được ghi nhận rõ ràng và minh bạch trong điều lệ công ty. 256
  8. Hình 3. Cơ cấu tổ chức Công ty CP xi măng Hoàng Mai (Nguồn: Báo cáo thường niên công ty CP xi măng Hoàng Mai, 2020) Hình 1. Cơ cấu tổ chức Công ty CP thạch cao xi măng (Nguồn: Báo cáo thường niên công ty CP thạch cao xi măng, 2020) Đồng thời, kết quả kiểm tra tài liệu cho thấy, 100% các CTXM đều văn bản hóa điều lệ của công ty ban hành hàng năm, công bố công khai trên website chính thức của 257
  9. công ty. Dưới Đại hội đồng cổ đông là Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý và điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty. Ban kiểm soát được tổ chức với chức năng chính là kiểm tra, giám sát đánh giá hoạt động của các phòng ban chức năng, bộ phận bao gồm cả bộ phận điều hành quản trị công ty. Để thực hiện tốt chức năng của mình, BKS 100% trực thuộc cấp cao nhất của công ty nhằm đảm bảo tính độc lập trong hoạt động kiểm soát, chịu trách nhiệm báo cáo cho Đại hội đồng cổ đông. + Với việc xây dựng mô hình tổ chức được thiết kế theo trực tuyến – chức năng. cơ cấu tổ chức có sự chuyên môn hóa tách biệt tương đối giữa các phòng ban, không bị chồng chéo trong quản lý (84% số người được hỏi lựa chọn). Đảm bảo báo cáo, giải trình phù hợp với cấp quản lý có thẩm quyền (83% số người được hỏi lựa chọn). Tuy nhiên, do sự tách biệt chuyên môn dẫn đến khả năng kiểm tra chéo trong hoạt động giữa các phòng ban chức năng trong công ty chưa cao (chỉ 77% số người được hỏi lựa chọn). Như vậy, cơ cấu tổ chức tại các công ty xi măng niêm yết trên SGDCK Hà Nội được xây dựng tương đối rõ ràng, phân chia quyền hạn, trách nhiệm hầu hết được quy định bằng văn bản, cơ cấu đảm bảo được chức năng báo cáo, giải trình phù hợp. Tuy nhiên, do một số công ty KSV còn kiêm nhiệm một số vị trí công việc, dẫn đến tính độc lập chưa cao, hiệu quả kiểm soát đôi khi còn chưa đảm bảo. 2.2.5. Chính sách nhân sự và năng lực trình độ + Kết quả khảo sát về chính sách nhân sự và năng lực trình độ trong các CTXM Việt Nam niêm yết cho kết quả cao nhất ở nội dung các công ty luôn có chế độ khen thưởng kỷ luật rõ ràng, minh bạch và phù hợp (86% số người được hỏi lựa chọn), thấp nhất là việc xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc (27% số người được hỏi lựa chọn) và thiết lập bảng mô tả công việc cho các vị trí nhiệm vụ trong công ty (42% số người được hỏi lựa chọn). Trong điều lệ hoạt động của công ty đều thể hiện quy chế lương thưởng kỷ luật rõ ràng đối với các vị trí công việc. Cụ thể hơn, trong báo cáo thường niên công bố về tiền lương tiền thưởng còn thể hiện dự tính kế hoạch của 2 năm đã qua, đồng thời công bố thực tế thanh toán cho các thành viên quản trị công ty cũng như người lao động trong công ty. Việc công bố này thể hiện sự minh bạch và công bằng trong việc thực hiện chế độ lương thưởng cho các bộ phận trong đơn vị. Công ty xi măng Sài Sơn, công ty CP xi măng Hoàng Mai công bố về chế độ tiền lương và các chế độ phúc lợi cho người lao động trong Báo cáo thường niên hàng năm của công ty. + Mặc dù việc mô tả các yêu cầu, tiêu chí, tiêu chuẩn đảm nhận các chức danh, cũng như trách nhiệm nghĩa vụ của các vị trí công việc quan trọng trong các CTXM luôn được ghi nhận đầy đủ trong Điều lệ công ty, đảm bảo vị trí công việc quan trọng người đảm nhận nhiệm vụ phải đáp ứng được năng lực chủ yếu (52% số người được hỏi lựa chọn) mà chưa chú trọng đến việc mô tả nhiệm vụ, công việc của các vị trí công việc khác. Kết quả 258
  10. khảo sát các nhà quản trị các cấp cho rằng, nhà quản trị có thể tự truyền đạt bằng miệng nội dung công việc đến các nhân viên mà không nhất thiết phải văn bản hóa. Tuy nhiên, việc thiếu bản mô tả công việc có thể dẫn đến nhân viên các bộ phận chưa hình dung hết nội dung công việc mình đảm nhận, dẫn đến chưa hoàn thành nhiệm vụ công việc được giao (31% số người được hỏi cho rằng nhân viên công ty đôi khi còn lúng túng, không hoàn thành nhiệm vụ được giao). + Kết quả khảo sát đối với chính sách và quy trình tuyển dụng nhân sự tại các CTXM cho thấy: Bước đầu đã xây dựng chính sách và quy trình tuyển dụng nhân sự cho các vị trí công việc trong công ty một cách rõ ràng và minh bạch (81% người được hỏi lựa chọn). Kết quả kiểm tra tài liệu cho thấy, các công ty đã ban hành thông báo nhu cầu tuyển dụng các vị trí công việc cụ thể, kèm theo nội dung công việc, mức thù lao được nhận và hồ sơ dự tuyển của các ứng viên. (Hình 2.5: Thông báo tuyển dụng nhân sự tại công ty CP xi măng Quán Triều). Quy trình tuyển dụng thường được chia làm 02 vòng: Vòng 1: kiểm tra hồ sơ, xét tiêu chuẩn các ứng viên, vòng 2 thi tuyển và phỏng vấn trực tiếp. Sau khi được tuyển dụng các ứng viên sẽ trải qua 3 tháng thử việc chịu sự theo dõi, đánh giá kết quả công việc của trưởng phó phòng chức năng. Hình 5. Thông báo tuyển dụng nhân sự tại công ty CP xi măng Quán Triều (Nguồn: Công ty cổ phần xi măng Quán Triều) + Nhân lực được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ khi có sự thay đổi từ nội bộ 259
  11. công ty, môi trường, thể chế, quy định là nội dung được đánh giá không cao trong việc thực hiện các chính sách nhân sự và năng lực tại các công ty xây dựng chưa được đánh giá cao (12% số người được hỏi lựa chọn công ty thường xuyên tổ chức đào tạo và có đến 58% lựa chọn chỉ đào tạo những vị trí công việc chủ chốt) Kết quả phỏng vấn nhà quản trị tại các công ty xây dựng có quan điểm việc đào tạo là cần thiết tuy nhiên do kinh phí đào tạo tốn kém, thêm vào đó do khối lượng công việc lớn nên việc cử đi đào tạo cán bộ tại các công ty chưa được thực hiện thường xuyên. + Đối với việc xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kết quả công việc tại các công ty xây dựng đạt kết quả khảo sát chưa cao (83% người được hỏi lựa chọn công ty chưa xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện công việc). Kết quả kiểm tra tài liệu cũng cho thấy, các công ty chủ yếu trả lương theo hình thức truyền thống dựa trên hệ số lương và phụ cấp, mà chưa tiến hành áp dụng các hình thức trả lương dựa trên bộ tiêu chí đánh giá kết quả hoàn thành công việc được giao của các nhân viên, bộ phận. Nhìn chung, đánh giá về MTKS tại các CTXM niêm yết trên SGDCK Hà Nội cho thấy, các công ty đã bước đầu xây dựng được các cam kết về tính chính trực, giá trị đạo đức làm nền tảng tôn chỉ cho hành động của toàn thể người lao động trong công ty. Tuy nhiên để phát huy hơn nữa vai trò của MTKS trong việc phát huy tính hữu hiệu của KSNB các CTXM cần chú ý hơn đến việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử, đảm bảo sự độc lập của các kiểm soát viên, tăng cường các hoạt động đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp của người lao động cũng như mô tả công việc cụ thể giúp người lao động nắm rõ nhiệm vụ, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả lao động nhằm nâng cao hiệu quả công việc, đánh giá chính xác năng lực cũng như góp phần nâng cao hiệu quả kiểm soát trong các công ty XMNY trên SGDCK Hà nội. 2.3. Đánh giá môi trường kiểm soát tại các công ty xi măng Việt nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà nội Thứ nhất, về tính chính trực và giá trị đạo đức: Hiện nay tại một số CTXM niêm yết trên SGDCK Hà nội, các qui định về chuẩn mực đạo đức còn thiếu, chưa có các quy định cụ thể về chuẩn mực đạo đức; hành vi ứng xử với đồng nghiệp, khách hàng, cấp trên; quan hệ giao tiếp hàng ngày đối với cán bộ công nhân viên theo từng vị trí công việc. Do đó, thiếu tính định hướng trong việc thực thi các hoạt động cho bộ phận người lao động, gây lúng túng cho bộ phận tổ chức cũng như thực hiện các hoạt động nói chung và kiểm soát nói riêng. Thứ hai, về tính độc lập của ban kiểm soát: Hiện tại hầu hết các CTXM khi tổ chức nhân sự kiểm soát còn chưa đảm bảo được tính độc lập. Các nhân viên kiểm soát còn thực hiện kiêm nhiệm một số vị trí công việc, dẫn đến giảm tính khách quan trong hoạt động kiểm soát. Thứ ba, về bảng mô tả công việc: bản mô tả công việc là văn bản cụ thể chi tiết 260
  12. quy định nhiệm vụ của mỗi vị trí công việc, giúp người lao động nhận thức đầy đủ trách nhiệm, công việc được giao. Đồng thời là căn cứ giúp công ty đánh giá chính xác hiệu quả, năng suất lao động, đặc biệt đối với các công ty áp dụng các phương thức định lượng trong đánh giá công việc. Tuy nhiên, hiện tại bản mô tả công việc chủ yếu được xây dựng cho các vị trí cán bộ quản lý các cấp tại các CTXM niêm yết trên SGDCK Hà nội mà chưa được xây dựng cho các vị trí công việc khác. Dẫn đến kết quả lao động chưa đầy đủ, hoặc chồng chéo, hiệu quả công việc chưa cao. Thứ tư, về tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc: Đánh giá chính xác hiệu quả công việc là một trong những nhân tố quan trọng trong việc kích thích tinh thần làm việc của người lao động, điều này đòi hỏi các tiêu chí đánh giá cần cụ thể, rõ ràng, khả năng định lượng cao, dựa trên bảng mô tả công việc chi tiết. Tuy nhiên, các CTXM niêm yết do việc xây dựng bảng mô tả công việc còn chưa đầy đủ, việc đáng giá đôi khi còn chung cho các bộ phận, do đó hiệu quả trong công việc cũng như kiểm soát chưa thực sự đạt được như kỳ vọng của nhà quản trị. 2.4. Giải pháp hoàn thiện môi trường kiểm soát tại các công ty xi măng Việt nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà nội Như kết quả nghiên cứu trình bày ở phần lý luận và thực trạng đã trình bày, MTKS là nền tảng của KSNB hiệu quả. Do vậy, tạo dựng và hoàn thiện MTKS mạnh cần được các CTXM đặc biệt quan tâm và tập trung phát triển theo các nội dung sau: Thứ nhất, nâng cao tính chính trực và giá trị đạo đức Hiện nay tại các CTXM niêm yết trên SGDCK Hà nội, các qui định về chuẩn mực đạo đức mới chỉ mang tính chung chung, chưa có các quy định cụ thể về chuẩn mực đạo đức; hành vi ứng xử với đồng nghiệp, khách hàng, cấp trên; quan hệ giao tiếp hàng ngày đối với cán bộ công nhân viên theo từng vị trí công việc. Do vậy, để duy trì và phát huy tính chính trực và giá trị đạo đức, nhà quản trị tại các CTXM cần: + Làm rõ và công bố các quy chuẩn về tính chính trực và giá trị đạo đức thông qua việc xây dựng Slogan cũng như các văn bản về tầm nhìn chiến lược của công ty. Việc xây dựng và công bố Slogan cũng như tầm nhìn chiến lược được xem như kim chỉ nam cho hoạt động của toàn công ty, định hướng cho việc xây dựng các chiến lược phát triển, đông thời là văn bản khẳng định những giá trị đạo đức cũng như uy tín thương hiệu trong kinh doanh của công ty, giúp thương hiệu của công ty ngày càng phát triển bền vững. + Thiết kế và ban hành quy định về chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử đối với cán bộ, nhân viên ở từng bộ phận, từng vị trí trong quan hệ làm việc, giao tiếp hàng ngày; quan hệ phối hợp xử lý những tình huống bất thường tại các bộ phận... Trong đó đặc biệt quan tâm đến việc thiết kế các quy định nhằm hạn chế mâu thuẫn lợi ích cá nhân với lợi 261
  13. ích tập thể khi nhân viên, nhà quản trị các cấp thực thi nhiệm vụ. Bộ quy tắc ứng xử nêu các giá trị, chuẩn mực, cam kết mà công ty mong đợi đạt được và cung cấp thông tin cần thiết để giúp các thành viên hành động phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội, các quy định của pháp luật và ngành… + Truyền đạt rõ ràng và đầy đủ các quy định về chuẩn mực đạo đức và bộ quy tắc ứng xử đến mọi nhân viên của các công ty trong và yêu cầu các nhân viên ký bản cam kết tuân thủ những qui định, chuẩn mực đã được thiết lập. Riêng bộ quy tắc ứng xử trong kinh doanh nên được công bố rộng rãi để các đối tượng bên ngoài liên quan có thể theo dõi, giám sát và thực hiện việc thông báo vi phạm nếu có. + Ngoài ra, quy định về chuẩn mực đạo đức và bộ quy tắc ứng xử nên chỉ rõ các biện pháp thưởng phạt nhằm khuyến khích nhân viên tuân thủ cũng như báo cáo hành vi vi phạm quy tắc đạo đức trong công ty. + Tăng cường hoạt động tuyên truyền các bộ quy tắc ứng xử cho nhân viên. Các hoạt động tuyên truyền có thể được tổ chức trong các buổi sinh hoạt các nhóm tổ, đội, phân xưởng, phòng ban hoặc các buổi họp hàng tuần, hàng tháng hoặc có thể tổ chức thành các chương trình đào tạo huấn luyện riêng cho nhân viên về các Bộ quy tắc ứng xử. Các hành động tuân thủ, hay vi phạm bộ quy tắc ứng xử được truyền thông hiệu quả đến thành viên trong công ty. Thứ hai, đảm bảo tính độc lập của ban kiểm soát Thực tế khảo sát tại các CTXM niêm yết trên SGDCK Hà nội cho thấy, ban kiểm soát đã nhận thức được tầm quan trọng của KSNB trong DN do vậy đã thường xuyên tổ chức đánh giá lại các thủ tục, chính sách kiểm soát và hỗ trợ ban giám đốc trong việc thiết kế và duy trì KNSB trong DN. Thành viên ban kiểm soát đã đáp ứng được yêu cầu về năng lực giám sát; tuy nhiên thực trạng cho thấy, tính độc lập của ban kiểm soát chưa được đảm bảo do vậy các các CTXM cần: + Nỗ lực duy trì tính độc lập của các thành viên ban kiểm soát; không bổ nhiệm vào vị trí ban kiểm soát những thành viên đã đảm nhiệm chức năng quản lý, điều hành DN. Đây là yêu cầu quan trọng nhằm đảm bảo chức năng, nhiệm vụ của ban kiểm soát được thực thi khách quan, trung thực và hiệu quả; tránh bị chi phối và chịu ảnh hưởng của tổng giám đốc, giám đốc của DN. + Quy định rõ bằng văn bản chức năng, nhiệm vụ của kiểm soát viên và ban kiểm soát trong việc kiểm tra, giám sát và báo cáo kết quả giám sát, trách nhiệm giải trình; cấp có thầm quyền bổ nhiệm thành viên ban kiểm soát. + Xây dựng chế độ thù lao, tiền lương, tiền thưởng xứng đáng với quyền hạn và nghĩa vụ của kiểm soát viên và ban kiểm soát. Trong đó, chính sách lương, thưởng cần 262
  14. được xây dựng trên cơ sở kết quả thực hiện công việc; ngoài ra các quy định kỷ luật, phạt hành chính cũng cần được ban hành đối với trường hợp vi phạm chuẩn mực đạo đức, không hoàn thành nhiệm vụ được giao. Thứ ba, xây dựng bản mô tả công việc cho các vị trí công việc Nhân viên là người trực tiếp thực hiện các hoạt động trong công ty, là chịu trách kiểm soát ban đầu đối với từng nhiệm vụ và công việc cụ thể. Nhân viên với năng lực chuyên môn phù hợp, các kỹ năng cần thiết để thực hiện nhiệm vụ và thái độ làm việc nghiêm túc có trách nhiệm sẽ đảm bảo công việc đúng kế hoạch và mang lại kết quả như mong đợi. Tuy nhiên, để nhân viên ở mỗi vị trí công việc hiểu rõ được nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn cũng như nghĩa vụ, thì việc xây dựng bản mô tả công việc là việc cần thiết. Kết quả khảo sát tại các CTXM niêm yết trên SGDCK Hà Nội cho thấy, chỉ mới số ít các CTXM xây dựng bản mô tả công việc cho các vị trí việc làm. Do đó, tác giả kiến nghị các CTXM cần xây dựng bản mô tả công việc cho từng vị trí, chức danh. Việc xây dựng bản mô tả công việc giúp người lao động hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu của công việc từ đó mới có thể thực hiện đúng và giám sát quá trình thực hiện hiệu quả. Bản mô tả công việc còn có thể được là tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thành, kết quả thực hiện công việc. Về nội dung, bản mô tả công việc cần đảm bảo các nội dung chính như nhiệm vụ chính của vị trí công việc, mục đích công việc, các trách nhiệm và quyền hạn, kết quả công việc, yêu cầu với người thực hiện… Bảng 4. Bảng mô tả công việc của nhân viên quản lý phân xưởng Nhiệm vụ chính Công việc cụ thể  Phối hợp với ban kỹ thuật và các ban liên quan lập kế hoạch quản lý Lập kế hoạch phân xưởng sản xuất, đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy chuẩn về chất quản lý phân lượng, yêu cầu vệ sinh, an toàn lao động. xưởng  Chuẩn bị những phương án quản lý dự phòng khi gặp sự cố.  Phối hợp thực hiện việc kiểm tra chất lượng vật tư đầu vào thông qua các thông số kỹ thuật cụ thể. Kiểm soát vật  Loại bỏ những vật tư không phù hợp, tiến hành làm việc với nhà cung tư, trang thiết bị cấp để tìm phương hướng xử lý, thay thế vật tư đảm bảo chất lượng. sản xuất  Kiểm tra chất lượng của các trang thiết bị thi công vào, đảm bảo tiêu chí an toàn và khả năng hoạt động tốt.  Tổ chức thực hiện việc giám sát, theo dõi quá trình sản xuất  Phối hợp kiểm soát chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, đặc biệt Kiểm soát quá chi phí vật tư. trình sản xuất  Tiến hành việc lấy mẫu, đo đạc các thông số kỹ thuật cần thiết… để đảm bảo đáp ứng đúng các yêu cầu về quy chuẩn sản xuất. 263
  15.  Được quyền yêu cầu các công nhân chỉnh sửa, gia cố khi phát hiện thành phẩm chưa đạt yêu cầu.  Giải đáp các thắc mắc về những vấn đề liên quan đến chất lượng sản Xử lý các vấn đề phẩm cho nhà quản lý. liên quan đến  Phối hợp với các bên liên quan tìm nguyên nhân, lên phương án giải chất lượng sản quyết những vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm, đảm bảo phải xử lý phầm một cách nhanh chóng, hiệu quả và không để lặp lại lỗi tương tự.  Đề xuất những phương án cải thiện hiệu quả sản xuẩ, nâng cao chất lượng làm việc của đội ngũ công nhân, tiết kiệm vật tư Các công việc  Tổ chức nghiệm thu sản phẩm với bộ phận kiểm định chất lượng khác  Làm các báo cáo công việc định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu.  Thực hiện các công việc phát sinh khác theo chỉ định của nhà quản trị (Nguồn: Phân tích của tác giả) Thứ tư, hoàn thiện bộ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả làm việc của người lao động Việc đánh giá kết quả lao động cần được xây dựng bộ tiêu chí chi tiết, cụ thể, rõ ràng, dựa trên kế hoạch, mục tiêu đã đề ra của mỗi bộ phận, kết quả đánh giá cần gắn liền với chế độ lương thưởng để đảm bảo tính hiệu quả. Theo đó, tác giả đề xuất các CTXM niêm yết trên SGDCK Hà nội xây dựng bộ tiêu chí KPI (Key Performance Indicator) đánh giá hiệu quả công việc theo các chỉ tiêu định lượng. Quy trình xây dựng KPI định lượng cho các CTXM với các bước công việc của mỗi giai đoạn được cụ thể hóa như sau: Bước 1: Xác định tiêu chí đo lường hoàn thành công việc (xây dựng KPIs) Bước 2: Đánh giá trọng số của mỗi nhóm tiêu chí đối với hiệu quả thực hiện công việc Bước 3: Đánh giá mức độ hoàn thành công việc Bước 4: Đánh giá tổng hợp về năng lực thực hiện công việc của nhân viên Ví dụ mẫu bảng đánh giá hiệu quả công việc cho vị trí nhân viên quản lý phân xưởng sản xuất xi măng tại bảng sau: Bảng 5. Bảng đánh giá hiệu quả công việc cho vị trí nhân viên quản lý phân xưởng Điểm Kết quả Trọng đánh giá Tỉ lệ TT Nội dung Mục tiêu trong kỳ thực hiện số KQ thực thực hiện tổng hợp hiện KPI tổng hợp A (của chức danh công việc) Kế hoạch được xây dựng chi 5% 5 5% Lập kế hoạch quản 1 tiết lý phân xưởng Chuẩn bị được các phương án 5% 5 5% 264
  16. xử lý khi PX gặp sự cố. 2 - 100% vật tư đầu vào đảm bảo 15% 4 12% chất lượng - 100% vật tư không đảm bảo Kiểm soát vật tư, được đàm phán tìm phương 5% 4 trang thiết bị thi hướng khắc phục 4% công đầu vào - 100% trang thiết bị thi công được kiểm tra nhằm đảm bảo 5% 4 4% tiêu chí an toàn và khả năng hoạt động tốt. - 100% thành phẩm đảm bảo 30% 4 30% tiêu chuẩn quy định Kiểm soát quá - 100% thành phẩm chưa đạt 3 10% 4 8% trình sản xuất yêu cầu có phương án xử lý Chi phí sản xuất đảm bảo 10% 4 8% trong định mức 4 - 100% thắc mắc tư về chất lượng TP được giải đáp kịp 5% 5 5% thời, đầy đủ bằng văn bản. Xử lý các vấn đề - 100% nguyên nhân gây ảnh liên quan đến chất hưởng đến chất lượng TP được 5% 5 5% lượng thành phẩm tìm ra. - 100% lỗi sản xuất không lặp 5% 3 3% lại tương tự trong tương lai. Kết quả KPI của chức 80% 100% 81% 64,8% danh công việc Điểm Kết quả KPI bổ sung Tỉ lệ thực B Trọng số đánh giá thực hiện (công việc kiêm nhiệm khác) hiện (trên 5) tổng hợp 1 Đề xuất những phương án nâng Ít nhất 01 cao chất lượng nguồn nhân lực, phương án/ năm 40% 5 40% cải thiện hiệu quả thi công, tiết kiệm nguyên liệu. 2 Tổ chức nghiệm thu sản phẩm 100% tham gia với bộ phận kiểm định chất nghiệm thu SP 20% 5 20% lượng 3 Làm các báo cáo công việc định 100% báo cáo 30% 4 22,5% 265
  17. kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu. hoàn thành đúng hạn 4 Thực hiện các công việc phát 100% công việc sinh khác theo chỉ định của nhà hoàn thành 10% 4 7,5% quản trị Kết quả KPI của công 20% 100% 90.0% 18,0% việc kiêm nhiệm khác Tổng hợp kết quả đánh giá 82,8 (Nguồn: Phân tích của tác giả) 3. Kết luận Mặc dù quá trình hoạt động, các CTXM Việt nam đã có những đóng góp và thành tựu đáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhưng cũng không tránh được những khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, KSNB được coi như cách thức hiệu quả góp phần bảo vệ DN, giúp các CTXM vượt qua những khó khăn thách thức, phát triển bền vững. Trong đó môi trường kiểm soát được xem là nền tảng, cơ sở để tổ chức và vận hành các yếu tố kiểm soát, do đó hoàn thiện môi trường kiểm soát trong các CTXM Việt nam niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Hà nội mang tính cấp thiết, giúp các CTXM nâng cao hiệu quả kiểm soát nói riêng và hiệu quả hoạt động nói chung. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO (*) Tài liệu Tiếng Việt 1. Đoàn Thị Thu Hà; Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Giáo trình quản trị học, Nhà xuất tài chính, Hà Nội, 2009. 2. Nguyễn Thị Thu Hoài (2011), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ các DN sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội. 3. Nguyễn Viết Lợi & Đậu Ngọc Châu (2009), Lý thuyết kiểm toán, NXB Tài chính. 4. Nguyễn Quang Quynh, Ngô Trí Tuệ (2012), Giáo trình Kiểm toán tài chính, Nxb Đại học học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội. 5. Ngô Thị Kim Thanh (2013), Giáo trình quản trị DN, Nhà xuất bản ĐH KTQD, Hà Nội. 6. Nguyễn Hải Sản (2005), Quản trị học, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội. 7. Quốc hội (2011), Luật kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 ban hành ngày 29/03/2011, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012. 8. Quốc hội (2015), Luật kế toán số 88/2015/QH13, ban hành ngày 20/11/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017. 9. Trường đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh (2012), Kiểm soát nội bộ, NXB Phương Đông, tái bản lần 2. 266
  18. (*) Tài liệu Tiếng Anh 10. Arens, A. A., James K. L., Randal J. E, & Mark S. B. (1976), Auditing: An Integrated Approach, Upper Saddle River, NJ: Prentice Hall. 11. Arens, A.A., Mark S Beasley, Randal J Elder (2012), Auditing and assurance services : an integrated approach, Pearson Prentice Hall, Upper Saddle River. 12. Brink, Victor Z (1941), The modern Internal Auditing: Appraising Operations and Controls, Wiley Edition, USA. 13. Canadian Institute of Chartered Accountants (CICA) - Criteria of Control (1994), CoCo- An Overview, CICA, Retrieved from http://www.cica.ca. 14. Committee of Sponsoring Organisations of the Treadway Commission (COSO) (2013), The 2013 Internal Control – Integrated Framework, New York, NY: AICPA. 15. Control Objectives for Information and related Technology (CobiT), 3rd edition- Executive Summary, IT Governance Institute, Information System Audit and Control Foundation (ISACF), 2000, 16. 16. Fayol, H. (1930). Industrial and General Administration. Sir I. Pitman & Sons, Ltd, London. 17. IIA (UK), (1999), The Turnbull Guidance - Turnbull, an opportunity for internal audit, Information publication IIA (UK), pp.1-8. 18. ISO (2009b), Risk management - Principles and Guidelines, ISO 31000:2009. 19. IT Governance Institute (2006), Enterprise Value: Governance of IT Investments, The Val IT Framework, Rolling Meadow, IL:IT Governance Institue. 20. Moeller, R. R. (2007), COSO Enterprise Risk Management: Understanding the New Integrated ERM Framework, Hoboken, New Jersey: John Wiley & Sons, Inc. 21. Moeller, R. R. (2014), Executive’s Guide to COSO Internal Control, John Wiley & Sons, Inc. 22. Turnbull Committee (1999), Internal control: Guidance for Directors on the Combined Code, ICAEW, London, UK. 23. The American Institute of Accountants (1949), Internal control - Elements of a Coordinated System and its Importance to Management and the Independent Public Accountant. 24. The Fraud Section, Criminal Division U.S. Department of Justice (1977), The Foreign Corrupt Practices Act . 267
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2