intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hoàn thiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

18
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Hoàn thiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai" tập trung luận giải, đánh giá thực trạng và đề xuất một số nội dung hoàn thiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trong mối tương quan với pháp luật đất đai, khung pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính và một số lĩnh vực pháp luật khác có liên quan.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hoàn thiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

  1. HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI Nguyễn Mạnh Hùng1 Tóm tắt: Pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai vừa là bảo đảm pháp lý cho việc thực hiện triệt để pháp luật đất đai, vừa là sự cụ thể hóa pháp luật khung về xử phạt vi phạm hành chính. Tuy vậy, thực tiễn cho thấy pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai còn thiếu tính ổn định, đồng bộ, thống nhất với những lĩnh vực pháp luật khác có liên quan. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đất đai. Để khắc phục những hạn chế này, bài viết tập trung luận giải, đánh giá thực trạng và đề xuất một số nội dung hoàn thiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trong mối tương quan với pháp luật đất đai, khung pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính và một số lĩnh vực pháp luật khác có liên quan. Từ khóa: Pháp luật; xử phạt; vi phạm hành chính; lĩnh vực đất đai; xử phạt vi phạm hành chính. Nhận bài: 20/4/2023 Hoàn thành biên tập: 27/4/2023 Duyệt đăng: 17/5/2023. Abstract: The law on handling administrative violations on land is both a legal guarantee for the comprehensive implementation of the law on land and a concretization of the law on handling administrative violations. However, in fact, there is a lack of stability, consistency, and compatibility between the legislation related to administrative infringements on land and other legal sectors. These problems lead to undermining the effectiveness and efficiency of State management in the field of land. To overcome these limitations, the article focuses on discussing, assessing, and suggesting certain revisions to improve legislation for handling administrative violations in the land field relevant to law on land and other relevant fields. Keywords: Law; sanction; administrative violation; the field of land; sanctioning of an administrative violation. Date of receipt: 20/4/2023 Date of revision: 27/4/2023 Date of Approval: 17/5/2023. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh vi, mức độ cưỡng chế đối với cá nhân, tổ chức tế thị trường, nhu cầu sử dụng đất đai ngày càng vi phạm đa dạng và trở lên cấp thiết; các vi phạm hành Theo tiến trình lịch sử, các nghị định quy chính trong lĩnh vực đất đai ngày càng gia tăng định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh về số lượng và mức độ nghiêm trọng, phức tạp về vực đất đai thường xuyên được ban hành mới tính chất. Để đấu tranh phòng, chống hiệu quả (nghị định ban hành sau thay thế nghị định ban loại vi phạm này, pháp luật xử phạt vi phạm hành hành trước đó); cụ thể là: Nghị định số 04-CP chính trong lĩnh vực đất đai đã không ngừng ngày 10/01/1997 của Chính phủ về xử phạt vi được hoàn thiện. Tuy vậy, do bị chi phối bởi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng nhiều lĩnh vực pháp luật phức tạp, như pháp luật đất đai; Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày về đất đai, về nhà ở, về kinh doanh bất động sản 29/10/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm và pháp luật khung về xử phạt vi phạm hành hành chính trong lĩnh vực đất đai; Nghị định số chính nên pháp luật xử phạt vi phạm hành chính 105/2009/NĐ-CP ngày 11/11/2009 của Chính trong lĩnh vực đất đai đã và đang bộc lộ nhiều phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh hạn chế cần được khắc phục, cụ thể như sau: vực đất đai, Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 1. Pháp luật xử phạt vi phạm hành chính 10/11/2014 của Chính phủ về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực đất đai thường xuyên được hành chính trong lĩnh vực đất đai và Nghị định số ban hành mới và có xu hướng mở rộng phạm 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ 1 Tiến sỹ, Phó Giám đốc Phân hiệu Trường Đại học Luật Hà Nội tại tỉnh Đắk Lắk. 26
  2. Soá 5/2023 - Naêm thöù möôøi taùm về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đai2. Như vậy, trong gần 23 năm, Chính phủ đã nêu trên chưa được ban hành kịp thời để bảo đảm ban hành mới 05 nghị định quy định về xử phạt sự tương thích cần thiết với các quy định mới của vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai (trung pháp luật về đất đai và pháp luật khung về xử phạt bình khoảng 05 năm ban hành mới 01 nghị định). vi phạm hành chính. Thực trạng này không chỉ Nhìn chung, so với các nghị định ban hành làm giảm hiệu quả của pháp luật xử phạt vi phạm trước, nghị định số 91/2019/NĐ-CP đã quy định hành chính trong lĩnh vực đất đai đối với việc bảo mở rộng hơn về số lượng các vi phạm hành chính vệ quyền của người sử dụng đất, mà còn gây khó (29 hành vi); nghị định số 102/2014/NĐ-CP (25 khăn cho người sử dụng đất trong việc chấp hành hành vi); nghị định số 182/2004/NĐ-CP (16 hành đúng các quy định này. vi); nghị định số 04-CP năm 1997 (14 hành vi). Để khắc phục những hạn chế nêu trên, thiết Bên cạnh đó, mức phạt tiền tối đa đối với 01 nghĩ các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành vi vi phạm được nâng từ 20 triệu đồng theo hành chính trong lĩnh vực đất đai cần được ban nghị định số 04-CP năm 1997 lên 500 triệu đồng hành kịp thời, phù hợp với những quy định mới đối với cá nhân, 01 tỷ đồng đối với tổ chức theo có liên quan của pháp luật đất đai và pháp luật nghị định số 91/2019/NĐ-CP; các biện pháp khung về xử phạt vi phạm hành chính. khắc phục hậu quả cũng được mở rộng hơn về số 2. Pháp luật xử phạt vi phạm hành chính lượng: từ 13 biện pháp theo Nghị định số 04-CP trong lĩnh vực đất đai có nhiều nội dung năm 1997 lên 17 biện pháp theo Nghị định số không thống nhất với pháp luật khung về xử 91/2019/NĐ-CP. phạt vi phạm hành chính Theo quy định tại Điều 1 Nghị định số Thứ nhất, tại điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị 91/2019/NĐ-CP, vi phạm hành chính trong lĩnh định số 91/2019/NĐ-CP quy định hình thức xử vực đất đai gồm vi phạm trong sử dụng đất và vi phạt bổ sung: “Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy phạm trong thực hiện dịch vụ về đất đai. Do đó, xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ chủ thể của loại vi phạm hành chính này là cá giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất”. Quy nhân hoặc tổ chức tham gia vào việc sử dụng đất định này không phù hợp với quy định tại Điều hoặc thực hiện dịch vụ về đất đai với tư cách là 26 Luật Xử lý vi phạm hành chính: “Tịch thu đối tượng quản lý Nhà nước (cá nhân, tổ chức tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là không sử dụng quyền lực Nhà nước). Nói một việc sung vào ngân sách Nhà nước vật, tiền, cách khái quát thì “vi phạm hành chính là vi hàng hóa, phương tiện có liên quan trực tiếp phạm của dân”. đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với Như vậy, việc pháp luật xử phạt vi phạm hành vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý chính trong lĩnh vực đất đai mở rộng về phạm vi của cá nhân, tổ chức”. Về lý luận, các giấy tờ và mức độ cưỡng chế đối với người vi phạm cũng nêu trên không phải là tài sản để có thể sung vào đồng nghĩa với việc gia tăng thêm quy định bất ngân sách Nhà nước, cũng không có giá trị pháp lợi đối với người sử dụng đất, nhất là đối với các lý để tước bỏ nhằm trừng phạt đối với người vi hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở vùng đồng bào phạm hành chính. Do đó, đối với các giấy tờ dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã này thì cần phải quy định biện pháp khắc phục hội khó khăn. Mặt khác, xét trong mối tương hậu quả để xử lý. quan với thời điểm có hiệu lực thi hành của Luật Liên quan đến nội dung trên, tại các khoản 1 Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003, Luật và 2 Điều 35 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP có Đất đai năm 2013, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành quy định xử phạt đối với “trường hợp tẩy xóa, chính năm 1995, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, chứng từ chính năm 2002 và Luật Xử lý vi phạm hành trong việc sử dụng đất”. Đây là quy định không chính năm 20123 thì các nghị định quy định về xử rõ ràng, gây bất lợi cho người sử dụng đất và sự 2 Nghị định này đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 04/2022/NĐ-CP ngày 06/01/2022 của Chính phủ. 3 Luật này đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014, Luật số 18/2017/QH14 ngày 21/11/2017 và Luật số 67/2020/QH14 ngày 13/11/2020. 27
  3. HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP tùy tiện cho người xử phạt, vì không rõ là xử phạt đồng dân cư bằng quy định xử phạt vi phạm đối với người có hành vi tẩy xóa, sửa chữa, làm hành chính đối với thành viên hộ gia đình, sai lệch hay là xử phạt đối với người sử dụng thành viên cộng đồng dân cư. Trong trường giấy tờ, chứng từ bị tẩy xóa, sửa chữa hoặc bị hợp, có vi phạm hành chính mà không xác định làm sai lệch nội dung. Do đó, quy định này cần được người vi phạm thì xử lý theo quy định tại phải được phân tách rõ về hành vi và chủ thể của Điều 65, nếu xác định được nhiều người cùng hành vi vi phạm hành chính. thực hiện vi phạm hành chính thì xử phạt theo Tại khoản 3 Điều 35 nêu trên có quy định xử quy định tại điểm d khoản 1 Điều 3 và các quy phạt đối với “trường hợp sử dụng giấy tờ giả”, định khác có liên quan của Luật Xử lý vi phạm nhưng Nghị định này lại không có quy định xử hành chính. phạt đối với “hành vi làm giả giấy tờ”. Hơn nữa, Thứ ba, tại điểm đ khoản 3 Điều 5 Nghị các vi phạm được quy định tại Điều 35 này đều định số 91/2019/NĐ-CP quy định biện pháp bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung “Tịch thu khắc phục hậu quả: “Buộc chấm dứt hợp đồng các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch thế chấp bằng quyền sử dụng đất”; điểm i nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử khoản 3 Điều này quy định biện pháp khắc phục dụng đất” và theo quy định tại Điều 26 Luật Xử hậu quả: “Buộc chấm dứt hợp đồng mua, bán, lý vi phạm hành chính nêu trên thì hình thức này cho thuê tài sản gắn liền với đất không đủ điều chỉ được áp dụng đối với vi phạm hành chính do kiện quy định”. Các biện pháp khắc phục hậu lỗi cố ý. quả này được áp dụng trong trường hợp: Thế Như vậy, thiết nghĩ Điều 35 Nghị định số chấp bằng quyền sử dụng đất; mua, bán, cho 91/2019/NĐ-CP cần được tách riêng quy định xử thuê tài sản gắn liền với đất được xác định là vi phạt đối với hành vi làm giả giấy tờ, tẩy xóa, sửa phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai (không chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, chứng từ đủ điều kiện để thế chấp bằng quyền sử dụng trong việc sử dụng đất và quy định xử phạt đối đất; mua, bán, cho thuê tài sản gắn liền với đất với hành vi cố ý sử dụng giấy tờ giả; giấy tờ, theo quy định của pháp luật về đất đai)4. Như chứng từ bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội vậy, việc buộc chấm dứt hợp đồng trong các dung trong việc sử dụng đất. trường hợp này cần được hiểu là biện pháp buộc Thứ hai, tại điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị chấm dứt hành vi vi phạm hành chính được thực định số 91/2019/NĐ-CP quy định “Hộ gia đình, hiện theo quy định tại Điều 55 Luật Xử lý vi cộng đồng dân cư, cá nhân trong nước, cá nhân phạm hành chính (thực hiện ngay khi người có nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước thẩm quyền phát hiện hành vi vi phạm hành ngoài (sau đây gọi chung là cá nhân)”. Theo đó, chính và được thể hiện trong biên bản vi phạm Nghị định này quy định xử phạt đối với hộ gia hành chính). đình, cộng đồng dân cư giống như đối với cá Về lý luận, buộc chấm dứt hợp đồng trong nhân. Do đó, trong trường hợp hộ gia đình, cộng các trường hợp nêu trên không có ý nghĩa đối với đồng dân cư có người “không có năng lực trách việc khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính nhiệm hành chính, người chưa đủ tuổi bị xử phạt gây ra (hậu quả do thực hiện hợp đồng gây ra). vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a Như vậy, việc Nghị định số 91/2019/NĐ-CP khoản 1 Điều 5 của Luật Xử lý vi phạm hành quy định “Buộc chấm dứt hợp đồng thế chấp chính” thì việc xử phạt đối với hộ gia đình, cộng bằng quyền sử dụng đất”; “Buộc chấm dứt hợp đồng dân cư theo quy định của Nghị định số đồng mua, bán, cho thuê tài sản gắn liền với đất” 91/2019/NĐ-CP sẽ không phù hợp với các quy là các biện pháp khắc phục hậu quả không những định tại điểm a khoản 1 Điều 5 và Điều 11 của không phù hợp với quy định tại Điều 55 Luật Xử Luật Xử lý vi phạm hành chính. lý vi phạm hành chính, không có ý nghĩa đối với Như vậy, thiết nghĩ cần thay các quy định việc khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính của Nghị định số 91/2019/NĐ-CP về xử phạt gây ra mà còn làm cho hành vi vi phạm hành vi phạm hành chính đối với hộ gia đình, cộng chính không được ngăn chặn kịp thời, vì phải đến 4 Quy định tại các Điều 18, 19, 23, 24 và 27 của Nghị định số 91/2019/NĐ-CP. 28
  4. Soá 5/2023 - Naêm thöù möôøi taùm khi ra quyết định xử phạt thì mới có thể áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: “Thu hồi đất”. biện pháp khắc phục hậu quả. Theo đó, việc thu hồi đất do vi phạm hành chính Do đó, thiết nghĩ Nghị định số 91/2019/NĐ-CP trong lĩnh vực đất đai cần được thực hiện thống cần được bãi bỏ các quy định về biện pháp khắc nhất theo quy định của pháp luật đất đai. phục hậu quả nêu trên; thay vào đó là quy định về Thứ hai, khoản 10 Điều 12 Luật Đất đai năm biện pháp khắc phục hậu quả: “Buộc khôi phục 2013 quy định hành vi bị nghiêm cấm: “Cản trở, lại tình trạng ban đầu trước khi giao kết hợp đồng gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật người sử dụng đất theo quy định của pháp luật”. đất đai” đối với các hành vi vi phạm hành chính Điều 16 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP có quy được quy định từ Điều 18 đến Điều 30 của Nghị định xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành định này. Bên cạnh đó, việc khắc phục hậu quả vi đưa vật liệu xây dựng hoặc các vật khác, đưa của các hợp đồng này cần được thực hiện thống chất thải, chất độc hại lên thửa đất của người khác nhất với quy định của pháp luật dân sự về xử lý hoặc thửa đất của mình; đào bới, xây tường, làm hợp đồng dân sự vô hiệu. hàng rào gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử 3. Pháp luật xử phạt vi phạm hành chính dụng đất của người khác; tại Điều 31 Nghị định trong lĩnh vực đất đai có nhiều nội dung này có quy định xử phạt vi phạm hành chính đối không thống nhất với pháp luật đất đai với các hành vi không nộp hồ sơ, không cung cấp, Thứ nhất, tại điểm r khoản 3 Điều 5 Nghị cung cấp không đầy đủ giấy tờ để làm thủ tục cấp định số 91/2019/NĐ-CP quy định biện pháp khắc Giấy chứng nhận cho người mua, thuê mua nhà, phục hậu quả: “Thu hồi đất theo quy định của công trình xây dựng, nhận chuyển quyền sử dụng Luật Đất đai đối với các trường hợp phải thu hồi đất tại dự án kinh doanh bất động sản. đất quy định tại các Điều 15, 18, 19, 22, 26, 29, Các quy định tại Điều 16 và Điều 31 nêu trên 30 và 32 của Nghị định này”. Do đây là biện của Nghị định số 91/2019/NĐ-CP chưa đủ để pháp khắc phục hậu quả, nên biện pháp này phải bảo đảm chấp hành nghiêm quy định tại khoản được người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành 10 Điều 12 Luật Đất đai năm 2013, vì việc thực chính áp dụng theo thủ tục do Luật Xử lý vi hiện quyền của người sử dụng đất không chỉ liên phạm hành chính quy định (thủ tục xử phạt vi quan đến thủ tục cấp Giấy chứng nhận; hành vi phạm hành chính). Tuy vậy, theo quy định tại các đe dọa cũng có thể làm cản trở việc thực hiện Điều 64 và 66 của Luật Đất đai năm 2013 thì việc quyền của người sử dụng đất, v.v. thu hồi đất được thực hiện theo thủ tục riêng - Do đó, thiết nghĩ để bảo đảm chấp hành thủ thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai nghiêm quy định tại khoản 10 Điều 12 Luật Đất (không phải là thủ tục xử phạt vi phạm hành đai năm 2013 nêu trên thì Nghị định số chính) và thuộc thẩm quyền của ủy ban nhân dân 91/2019/NĐ-CP cần được bổ sung quy định xử (UBND) cấp tỉnh, cấp huyện. Căn cứ vào các phạt vi phạm hành chính đối với hành vi khác quy định tại Chương II thuộc Phần thứ hai của làm cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính và các quy định quyền hợp pháp của người sử dụng đất. tại Chương III của Nghị định số 91/2019/NĐ-CP Thứ ba, quy định xử phạt vi phạm hành thì UBND (tập thể UBND) cấp tỉnh, cấp huyện chính đối với hành vi lấn, chiếm đất có nhiều nội không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành dung làm giảm hiệu quả thực hiện quy định về chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu giải quyết tranh chấp đất đai. quả do vi phạm hành chính gây ra trong lĩnh vực Khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 quy đất đai. Bên cạnh đó, những người có thẩm định “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, quyền áp dụng biện pháp thu hồi đất theo quy nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc định của Nghị định số 91/2019/NĐ-CP cũng đều nhiều bên trong quan hệ đất đai”. Qua phân tích không có thẩm quyền thu hồi đất theo quy định các quy định tại Chương 13 của Luật Đất đai tại các điều 64 và 66 của Luật Đất đai năm 2013. năm 2013 cho thấy, tranh chấp đất đai theo quy Như vậy, thiết nghĩ Nghị định số định của Luật này là tranh chấp về quyền, nghĩa 91/2019/NĐ-CP cần được bãi bỏ các quy định về vụ trong quan hệ pháp luật đất đai giữa những 29
  5. HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP người sử dụng đất với nhau (tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã, khởi kiện để yêu cầu tòa án theo nghĩa hẹp), có thể được giải quyết bằng 04 giải quyết tranh chấp theo thủ tục tố tụng dân sự. phương thức: 1. Tự hòa giải; 2. Hòa giải tại Trường hợp đất bị lấn, chiếm thuộc quyền sử UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp; 3. Chủ tịch dụng hợp pháp của cá nhân, tổ chức khác thì sẽ UBND cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết tranh chấp phát sinh xung đột về quyền, nghĩa vụ, lợi ích đất đai theo thủ tục hành chính; 4. Tòa án nhân giữa người sử dụng đất hợp pháp và người lấn, dân (tòa án) giải quyết tranh chấp đất đai theo chiếm đất (tranh chấp đất đai theo nghĩa hẹp). thủ tục tố tụng dân sự5. Theo đó, các bên tranh chấp có thể sử dụng các Theo nghĩa thông thường, “tranh chấp” được phương thức, như tự hòa giải, hòa giải tại UBND hiểu là “đấu tranh giằng co khi có ý kiến bất cấp xã, khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết đồng, thường là trong vấn đề quyền lợi giữa hai tranh chấp theo thủ tục tố tụng dân sự. Bên cạnh bên”6. Theo đó, tranh chấp chỉ được xác lập khi đó, do loại tranh chấp đất đai này phát sinh do có có xung đột về quyền, nghĩa vụ, lợi ích giữa các vi phạm hành chính (lấn, chiếm đất), nên người bên về một vấn đề cụ thể. Xung đột về quyền, sử dụng đất hợp pháp có thể thực hiện các quyền nghĩa vụ, lợi ích trong quan hệ pháp luật đất đai kiến nghị, đề nghị, tố cáo để yêu cầu người có cũng có thể phát sinh từ vi phạm pháp luật của thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với người sử dụng đất (lấn, chiếm đất). Qua nghiên người lấn, chiếm đất và buộc bọ phải trả lại đất cứu các quy định có liên quan của pháp luật đất đã lấn, chiếm cho mình. Tất nhiên, người có đai và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thẩm quyền cũng có thể tự mình phát hiện và sử đất đai theo tiến trình lịch sử7, có thể hiểu khái dụng quyền hành pháp để đơn phương xử phạt quát: lấn, chiếm đất là việc sử dụng đất không có những vi phạm hành chính này (lấn, chiếm đất). căn cứ hợp pháp và được xác định là vi phạm Như vậy, có thể thấy xử phạt vi phạm hành hành chính, cần phải xử phạt theo quy định của chính đối với hành vi lấn, chiếm đất là một pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. phương thức đặc biệt để giải quyết tranh chấp đất Như vậy, trường hợp đất bị lấn, chiếm không đai theo nghĩa hẹp. Tuy vậy, phương thức đặc thuộc quyền sử dụng hợp pháp của bất kỳ cá biệt này có khả năng làm hạn chế quyền tự định nhân, tổ chức nào (đất chưa sử dụng) thì sẽ phát đoạt của các đương sự (người sử dụng đất) trong sinh xung đột về quyền, nghĩa vụ, lợi ích giữa cơ việc thỏa thuận và lựa chọn phương thức giải quan Nhà nước, người có thẩm quyền quản lý quyết tranh chấp đất đai. Hơn nữa, việc xử phạt Nhà nước về đất đai và người lấn, chiếm đất vi phạm hành chính (dùng quyền hành pháp) để (tranh chấp đất đai theo nghĩa rộng)8. Trong giải quyết tranh chấp giữa những đương sự bình trường hợp này, cơ quan Nhà nước, người có đẳng về ý chí với nhau (người sử dụng đất) thẩm quyền quản lý Nhà nước về đất đai có trách không những không phù hợp với phương pháp nhiệm phát hiện kịp thời mọi hành vi lấn, chiếm điều chỉnh của luật tư (phương pháp bình đẳng - đất để xử phạt theo thẩm quyền hoặc đề nghị thỏa thuận) mà còn có nguy cơ làm phát sinh người có thẩm quyền xử phạt đối với người vi tranh chấp hành chính giữa đương sự trong tranh phạm hành chính và buộc họ phải trả lại đất đã chấp đất đai theo nghĩa hẹp với người xử phạt vi lấn, chiếm. Theo quy định của pháp luật đất đai phạm hành chính (do khiếu kiện quyết định xử hiện hành, các tranh chấp này không được giải phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp quyết theo các phương thức: tự hòa giải, hòa giải luật về khiếu nại hành chính và tố tụng hành 5 Nguyễn Mạnh Hùng, “Quan niệm về tranh chấp đất đai và thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai tại tỉnh Gia Lai”, Tạp chí Luật học, số 7/2020, tr. 32. 6 Hoàng Phê (Chủ biên) Trung tâm Từ điển học - Viện Ngôn ngữ học: Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, 2002, tr. 1024. 7 Điều 6 và Điều 85 Luật Đất đai năm 1993; khoản 2 Điều 2 Nghị định số 04-CP ngày 10/01/1997; Điều 15 và Điều 140 Luật Đất đai năm 2003; Điểm b khoản 1 Điều 3, khoản 2 và khoản 3 Điều 4, Điều 10 Nghị định số 182/2004/NĐ-CP; khoản 2 và khoản 3 Điều 3, Điều 9 Nghị định số 105/2009/NĐ-CP; Khoản 1 Điều 12 Luật Đất đai năm 2013; Điều 3 và Điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ-CP; khoản 1 và khoản 2 Điều 3, Điều 14 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP. 8 Nguyễn Mạnh Hùng, tlđd, tr. 32-36. 30
  6. Soá 5/2023 - Naêm thöù möôøi taùm chính), từ đó làm cho việc giải quyết loại tranh b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến chấp đất đai này thêm phức tạp và kéo dài. 10.000.000 đồng đối với khu vực nông thôn, từ Để khắc phục hạn chế nêu trên, thiết nghĩ cần 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với bãi bỏ quy định về xử phạt vi phạm hành chính khu vực đô thị trong trường hợp không đủ từ hai đối với hành vi lấn, chiếm đất thuộc quyền sử điều kiện trở lên quy định tại khoản 1 Điều 188 dụng hợp pháp của cá nhân, tổ chức khác trong của Luật Đất đai”. Đối chiếu quy định này với Nghị định số 91/2019/NĐ-CP. quy định tương ứng tại các Điều 9, 11, 12, 14, 17 4. Mức xử phạt vi phạm hành chính trong và 19 của Nghị định số 91/2019/NĐ-CP cho thấy lĩnh vực đất đai chưa phân hoá phù hợp giữa không có sự khác biệt đáng kể về nội dung phân khu vực nông thôn và khu vực đô thị hoá mức xử phạt giữa khu vực nông thôn và khu Do có sự chênh lệch ngày càng lớn về giá trị và vực đô thị, nhưng lại khác nhau về cách diễn đạt. nhu cầu sử dụng đất giữa khu vực nông thôn và Do đó, có thể nhận thấy không cần thiết phải có khu vực đô thị, nên việc phân hoá mức xử phạt vi sự diễn đạt khác biệt nêu trên tại khoản 3 Điều 18 phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai giữa các Nghị định số 91/2019/NĐ-CP. khu vực này là cần thiết để nâng cao hiệu quả đấu Tuy pháp luật hiện hành đã có nhiều quy định tranh phòng, chống loại vi phạm này. Theo đó, việc phân hoá mức xử phạt vi phạm hành chính trong phân hoá này lần đầu tiên được quy định đối với lĩnh vực đất đai giữa khu vực nông thôn và khu hành vi vi phạm hành chính: “Gây cản trở cho việc vực đô thị, nhưng lại chưa có sự phân hoá về sử dụng đất của người khác” tại Điều 11 Nghị định mức xử phạt giữa người có thẩm quyền ở nông số 102/2014/NĐ-CP. Đến Nghị định số thôn và người có thẩm quyền ở đô thị đối với loại 91/2019/NĐ-CP, việc phân hoá này được quy định vi phạm này. Điều này có thể dẫn đến tình trạng đối với 07 hành vi vi phạm hành chính tại các Điều không thống nhất và gây khó khăn cho việc xác 9, 11, 12, 14, 17, 18 và 19. Tuy vậy, Nghị định số định người có thẩm quyền xử phạt; ví dụ: có thể 91/2019/NĐ-CP không quy định phân hoá về mức xảy ra trường hợp cùng một loại hành vi vi phạm xử phạt giữa khu vực nông thôn và khu vực đô thị hành chính, nếu được thực hiện ở nông thôn thì đối với hành vi vi phạm hành chính: “Gây cản trở Chủ tịch UBND xã có thẩm quyền xử phạt, cho việc sử dụng đất của người khác”9. Có thể thấy nhưng nếu được thực hiện ở đô thị thì Chủ tịch đây là điểm hạn chế của pháp luật hiện hành so với UBND phường lại không có thẩm quyền xử phạt. Nghị định số 102/2014/NĐ-CP. Mặt khác, giá trị và nhu cầu sử dụng đất cũng Có 06/07 hành vi vi phạm hành chính được có sự chênh lệch ngày càng lớn giữa các khu vực Nghị định số 91/2019/NĐ-CP quy định phân hoá đô thị thuộc các loại khác nhau (loại đặc biệt, loại mức xử phạt theo nguyên tắc hành vi ở khu vực 1, loại 2, loại 3, loại 4 và loại 5)11. Tuy vậy, pháp đô thị có mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt luật hiện hành không có sự phân hoá mức xử đối với hành vi tương ứng ở khu vực nông thôn10. phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều 18 Nghị định này giữa các loại đô thị khác nhau. có quy định: “a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến Ngoài ra, việc xác định khu vực nông thôn 5.000.000 đồng đối với khu vực nông thôn, từ và khu vực đô thị còn có nhiều quan điểm khác 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với khu nhau. Tại khoản 1 Điều 3 Luật Quy hoạch đô vực đô thị trong trường hợp không đủ một trong thị12 quy định: “Đô thị là khu vực tập trung dân các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 188 của cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động Luật Đất đai; trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung 9 Điều 16 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP. 10 Các Điều 9, 11, 12, 14, 17 và 19 của Nghị định số 91/2019/NĐ-CP. 11 Điều 1 Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị. 12 Luật này đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015, Luật số 35/2018/QH14 ngày 20/11/2018, Luật số 40/2019/QH14 ngày 13/6/2019 và Luật số 61/2020/QH14 ngày 17/6/2020. 31
  7. HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa hoặc đô thị, Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 để chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển xác định một phần hoặc toàn bộ phạm vi địa giới kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh hành chính của tỉnh, huyện, xã thuộc khu vực đô thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thị nhưng lại thiết lập mô hình chính quyền ở thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị nông thôn để quản lý theo quy định nêu trên của xã; thị trấn”. Căn cứ vào quy định này và quy Luật Tổ chức chính quyền địa phương. định tại Điều 1 Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13, Như vậy, thiết nghĩ pháp luật xử phạt vi phạm có thể xác định toàn bộ phạm vi địa giới hành hành chính trong lĩnh vực đất đai cần được hoàn chính của thành phố (thành phố trực thuộc Trung thiện theo hướng: quy định thống nhất cả về nội ương, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc dung và cách thức phân hoá mức xử phạt giữa thành phố trực thuộc Trung ương), toàn bộ phạm khu vực nông thôn và khu vực đô thị, giữa các vi địa giới hành chính của thị xã và thị trấn thuộc khu vực đô thị thuộc các loại khác nhau; việc xác khu vực đô thị. định khu vực nông thôn, khu vực đô thị cần được Theo các quy định trên và xét theo từng cấp quy định thống nhất trên cơ sở căn cứ theo cấp hành chính có thể hiểu đô thị gồm: thành phố đơn vị hành chính thấp nhất (xã thuộc khu vực trực thuộc Trung ương, thành phố thuộc tỉnh, nông thôn, phường và thị trấn thuộc khu vực đô thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung thị); đồng thời phân hoá tương xứng về mức xử ương, thị xã, quận (do quận là nội thành của phạt giữa người có thẩm quyền ở nông thôn và thành phố trực thuộc Trung ương), thị trấn và người có thẩm quyền ở đô thị. phường (do phường là nội thị xã hoặc là đơn vị Tóm lại, chế định pháp luật xử phạt vi hành chính thuộc quận). Như vậy, một phần hoặc phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là công toàn bộ phạm vi địa giới hành chính của tỉnh, cụ pháp lý đấu tranh phòng, chống vi phạm huyện, xã đều có thể thuộc khu vực đô thị; ví dụ: hành chính; góp phần quan trọng đối với việc xã thuộc thị xã, huyện thuộc thành phố trực thuộc bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, Trung ương. Tất nhiên cách hiểu này không phù thúc đẩy các hoạt động sản xuất, kinh doanh và hợp với quy định hiện hành về phân loại đô thị và bảo vệ hữu hiệu các quyền, lợi ích hợp pháp thực tế phân loại đô thị hiện nay, vì không có bất các cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực đất đai. Tuy kỳ tỉnh, huyện, xã nào được xếp loại đô thị; một vậy, kết quả nghiên cứu của bài viết này cho tỉnh nếu được xếp loại đô thị thì sẽ trở thành thấy chế định này chưa thực sự thống nhất, thành phố trực thuộc Trung ương; một huyện nếu đồng bộ với những lĩnh vực pháp luật khác có được xếp loại đô thị thì sẽ trở thành thị xã, thành liên quan cả về nội dung, cách thức quy định phố thuộc tỉnh hoặc quận; một xã nếu được xếp và thời điểm có hiệu lực. Trong bối cảnh tiến loại đô thị thì sẽ trở thành thị trấn hoặc phường. hành xây dựng Luật Đất đai (sửa đổi), việc tiếp Hơn nữa, theo nghĩa thông thường, “xã” được tục hoàn thiện pháp luật xử phạt vi phạm hành hiểu là “đơn vị hành chính cơ sở ở nông thôn”13. chính trong lĩnh vực đất đai theo những kiến Bên cạnh đó, theo quy định tại các khoản 2 nghị nêu trên là nhiệm vụ cần thiết trong giai và 3 Điều 4 Luật Tổ chức chính quyền địa đoạn hiện nay./. phương14, Chính quyền địa phương ở nông thôn TÀI LIỆU THAM KHẢO gồm chính quyền địa phương ở tỉnh, huyện, xã; 1. Hoàng Phê (Chủ biên) (2002), Trung tâm Chính quyền địa phương ở đô thị gồm chính Từ điển học - Viện Ngôn ngữ học: Từ điển tiếng quyền địa phương ở thành phố trực thuộc Trung Việt, Nxb. Đà Nẵng, tr. 1024. ương, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành 2. Nguyễn Mạnh Hùng (2020), “Quan niệm phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, về tranh chấp đất đai và thực trạng giải quyết phường, thị trấn. Như vậy, sẽ là vô lý nếu căn cứ tranh chấp đất đai tại tỉnh Gia Lai”, Tạp chí vào các quy định nêu trên của Luật Quy hoạch Luật học, số 7/2020, tr. 32. 13 Xem: Hoàng Phê, tlđd, tr. 1140. 14 Luật này đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 21/2017/QH14 ngày 24/11/2017 và Luật số 47/2019/QH14 ngày 22/11/2019. 32
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0