Hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm xã hội trong kỷ nguyên số
lượt xem 4
download
Cuộc cách mạng 4.0 là xu thế phát triển tất yếu, đã và đang đặt ra yêu cầu đổi mới đối với hầu hết các lĩnh vực trong xã hội, Với sự phát triển nhanh chóng này, kinh tế chia sẻ, dịch vụ hàng đầu, một số thành viên trong xã hội nắm bắt cơ hội và thành công, ngược lại những người lao động không kịp thích ứng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Bài viết trình bày thực trạng pháp luật về Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay; Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về Bảo hiểm xã hội trong bối cảnh chuyển đổi số.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm xã hội trong kỷ nguyên số
- HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG KỶ NGUYÊN SỐ Đỗ Thị Quỳnh Trang Mai Đăng Lưu 1. Đặt vấn đề Cuộc cách mạng 4.0 là xu thế phát triển tất yếu, đã và đang đặt ra yêu cầu đổi mới đối với hầu hết các lĩnh vực trong xã hội, Với sự phát triển nhanh chóng này, kinh tế chia sẻ, dịch vụ hàng đầu, một số thành viên trong xã hội nắm bắt cơ hội và thành công, ngược lại những người lao động không kịp thích ứng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy các chính sách bảo vệ các thành viên trong xã hội quan trọng hơn bao giờ hết. Ở Việt Nam hiện nay, hệ thống pháp luật về an sinh xã hội (ASXH) đã từng bước được hoàn thiện, bảo đảm quyền ASXH cho người dân. Hiến pháp năm 2013 lần đầu tiên khẳng định tại Điều 34: “Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội”; và cũng quy định tại Điều 57: “Nhà nước tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội”. Pháp luật về ASXH là công cụ thực hiện chính sách phúc lợi xã hội trong kinh tế. Thông qua pháp luật về ASXH, Nhà nước điều tiết các mối quan hệ xã hội nhằm định hướng và thúc đẩy sự phát triển xã hội theo nguyên tắc phát triển bền vững và phục vụ các mục tiêu xã hội. Bảo hiểm xã hội (BHXH) được coi là trụ cột của “an sinh xã hội”. Chỉ khi có hệ thống bảo hiểm xã hội hoạt động hiệu quả thì mới có nền an sinh vững mạnh. Bảo hiểm xã hội được hiểu là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.278 Trong những năm qua, các chính sách về BHXH đã và đang đạt được những thành tựu đáng kể, tuy nhiên, với sự phát triển vượt bậc của đời sống xã hội trong kỷ nguyên số, việc hoàn thiện pháp luật về BHXH là một trong những nội dung cơ ThS., GV Khoa Luật Kinh tế Trường Đại học Luật, Đại học Huế; Email: trangdtq@hul.edu.vn ThS., GV Khoa Luật Kinh tế, Trường Đại học Luật, Đại học Huế; Email: luumd@hul.edu.vn 278 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2014 280
- bản của chính sách ASXH nhằm nâng cao tính chủ động, khả năng tự an sinh của người dân khi xảy ra các tác động bất lợi về kinh tế. 2. Thực trạng pháp luật về Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay Thứ nhất, diện bao phủ BHXH theo quy định của pháp luật còn thấp. Tính đến năm 2020, mới chỉ có gần 33,5% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH, vẫn còn gần 32 triệu người trong lực lượng lao động trong độ tuổi lao động trong độ tuổi lao động (khoảng 66,5%) chưa tham gia BHXH.279 Tỷ lệ này chưa cao nguyên nhân một phần do quy định về đối tượng tham gia BHXH. Theo quy định tại Luật BHXH 2014, đối tượng bắt buộc tham gia BHXH là người lao động làm việc theo Hợp đồng lao động (HĐLĐ) từ 01 tháng trở lên. Luật BHXH mới chỉ quy định bắt buộc tham gia BHXH đối với người lao động làm việc có hợp đồng lao động280. Điều này đồng nghĩa: Một là, quy định này đã bỏ sót một số chủ thể có nhu cầu và điều kiện tham gia. Một trong những điểm tiến bộ vượt bậc của Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019 có hiệu lực vào ngày 01/01/2021 đó là đã mở rộng đối tượng áp dụng cho cả khu vực không có quan hệ lao động281. Điều này có nghĩa là BLLĐ sẽ điều chỉnh cả đối với người làm việc không trên sơ sở thuê mướn bằng hợp đồng lao động. Như vậy, việc Luật BHXH chỉ quy định như trên đã bỏ sót những chủ thể có nhu cầu và điều kiện tham gia BHXH ví dụ như những người lao động tự do, chủ hộ kinh doanh…. Hai là, quy định này không còn thống nhất với quy định của BLLĐ 2019. BLLĐ 2019 quy định về Hợp đồng lao động như sau: “Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên 279 http://baochinhphu.vn/Chinh-sach-moi/De-nghi-xay-dung-Luat-Bao-hiem-xa-hoi-sua-doi/428654.vgp 280 Điều 2 Luật BHXH 2014 281 Khoản 1 Điều 2 BLLĐ 2019 quy định về Đối tượng áp dụng : “Người lao động, người học nghề, người tập nghề và người làm việc không có quan hệ lao động” 281
- thì được coi là hợp đồng lao động.”282 Như vậy, những loại hợp đồng có tên gọi khác nhưng được coi là hợp đồng lao động theo BLLĐ 2019, người lao động có bắt buộc phải tham gia BHXH hay không? Quy định này, có thể dẫn đến thực trạng Người sử dụng lao động và Người lao động không kí Hợp đồng lao động mà sẽ kí những loại thỏa thuận khắc nhằm tránh nghĩa vụ đóng BHXH bắt buộc. Thứ hai, Các chế độ BHXH cho người tham gia BHXH tự nguyện còn hạn chế. Theo quy định của Luật BHXH 2014, người lao động tham gia BHXH bắt buộc được hưởng các chế độ sau: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí và tử tuất. Trong khi người lao động tham gia BHXH tự nguyện mới chỉ được hưởng 02 chế độ là hưu trí và tử tuất. Như vậy, người lao động tham gia BHXH tự nguyện trong suốt quá trình đóng bảo hiểm không được bảo vệ các trường hợp bị giảm sút hoặc mất thu nhập khi còn tham gia quan hệ lao động. Điều này dẫn đến sự không “mặn mà” của người dân khi quyết định tham gia vào quỹ BHXH và giảm sức cạnh tranh của BHXH tự nguyện với rất nhiều loại hình bảo hiểm khác hiện nay trên thị trường, ví dụ như Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm chăm sóc sức khỏe. Thứ ba, Quy định về thời gian đóng bảo hiểm tối thiểu để được hưởng lương hưu khá dài dẫn đến số lượng người tham gia rời bỏ hệ thống lớn. Hưu trí là một trong những chế độ quan trọng đối với người lao động, chế độ này nhằm bù đắp thu nhập cho người lao động khi họ không còn trong độ tuổi lao động và đây là chế độ mà người lao động hưởng thụ thời gian họ đã đóng góp vào quỹ BHXH. Tính đến cuối năm 2020, Việt Nam có khoảng 14,1 triệu người sau độ tuổi nghỉ hưu (từ 55 tuổi trở lên đối với nữ; từ 60 tuổi trở lên đối với nam). Trong số đó, chỉ có khoảng trên 3,1 triệu người đang được hưởng lương hưu, BHXH hằng tháng (chiếm 22,1%) tổng số người sau độ tuổi nghỉ hưu. Nếu tính cả những người đang hưởng trợ cấp hưu trí xã hội (1,8 triệu người) thì tổng cộng có khoảng gần 5 triệu người (chiếm 35%) được hưởng các khoản trợ cấp hàng tháng.283 282 Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 283 http://baochinhphu.vn/Chinh-sach-moi/De-nghi-xay-dung-Luat-Bao-hiem-xa-hoi-sua-doi/428654.vgp 282
- Luật BHXH 2014 quy định người lao động đủ điều kiện hưởng lưu hưu khi đủ số tuổi quy định và có ít nhất 20 năm đóng vào quỹ BHXH284. Quy định về thời gian đóng vào quỹ để đủ điều kiện nhận lương hưu như vậy là quá dài đối với một số nhóm người lao động. Thời đại kỷ nguyên số, với đòn bẫy là sự phát triển công nghệ, nhiều người lao động chọn cho mình những công việc tự do, một số người lao động có thể tự làm chủ và không còn chỉ phụ thuộc vào khoản thu nhập cố định hàng tháng, điều này có thể dẫn đến việc có những thời điểm khoản tiền có thể tích lũy của họ linh hoạt hơn. Ngoài ra, có những trường hợp người lao động họ đã làm việc và tích lũy khá nhiều khi còn trẻ, muốn được nghỉ ngơi sớm và thụ hưởng những thành quả của mình. Ngược lại, Điều kiện hưởng BHXH một lần khá dễ dàng đó là sau 01 năm không làm việc, không tham gia BHXH là người lao động có thể hưởng BHXH 01 lần285. Như vậy dẫn đến tính trạng người lao động chờ đóng nhận lương hưu dài quá nên rút về một lần sử dụng vào việc khác. Theo thống kê, từ năm 2016 đến năm 2020, trung bình mỗi năm gần 750.000 người rời khỏi hệ thống an sinh, rút BHXH một lần thay vì chờ hưu trí.286 Ba tháng đầu năm 2021 đã có trên 226.500 người chọn hưởng BHXH một lần thay vì bảo lưu số năm để đóng tiếp khi có điều kiện.287 3. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về Bảo hiểm xã hội trong bối cảnh chuyển đổi số Trong những năm qua, hoạt động thực thi pháp luật về BHXH đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Số lượng người tham gia BHXH không ngừng tăng lên qua từng năm. Tuy nhiên, trước tác động mạnh mẽ của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đòi hỏi pháp luật về BHXH phải được tiếp tục hoàn thiện, bổ sung để phát huy hơn nữa hiệu quả điều chỉnh các quan hệ xã hội. Cụ thể: Thứ nhất, mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Sửa đổi Luật BHXH theo hướng, bắt buộc tham gia BHXH đối với người lao động có quan hệ lao động (có thuê mướn, sử dụng lao động và có trả tiền công, tiền lương). Đối với người lao 284 Điều 54 Luật BHXH 2014 285 Điều 1 Nghị quyết số 93/2015/QH13 về việc thực hiện chính sách hưởng BHXH một lần đối với người lao động 286 https://vnexpress.net/hon-3-7-trieu-lao-dong-rut-bhxh-mot-lan-trong-5-nam-4266258.html 287 https://vnexpress.net/de-xuat-siet-dieu-kien-huong-bao-hiem-xa-hoi-mot-lan-4265177.html 283
- động trong khu vực không có quan hệ lao động mà có việc làm và thu nhập ổn định, đang chấp hành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định thì cần được bổ sung vào diện tham gia BHXH bắt buộc. Thứ hai, mở rộng quyền lợi cho người lao động tham gia BHXH tự nguyện. Hiện tại, các chế độ cho người lao động tham gia BHXH còn quá ít, vì vậy cần hoàn thiện chế độ BHXH tự nguyện theo hướng linh hoạt và phù hợp với điều kiện về việc làm và thu nhập của lao động. Nếu người lao động có khả năng và lựa chọn mức đóng bằng mức lương tối thiểu thì có thể được hưởng các chế độ như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Thứ ba, Điều chỉnh quy định về thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu. Rút ngắn thời gian tối thiểu đóng góp vào quỹ BHXH để được hưởng lương hưu theo lộ trình. Trước mắt có thể là 15 năm, hướng tới 10 năm. Tỷ lệ lương hưu của người lao động có thể thấp hơn nhưng đảm bảo phù hợp với nhu cầu của người lao động về sức khỏe và tài chính. Thứ tư, siết chặt quy định về hưởng BHXH một lần. BHXH là một khoản vừa tiết kiệm vừa bảo vệ người lao động trong những trường hợp bị giảm sút haowcj mất thu nhập. Việc người lao động sau 01 năm không có việc làm đã được rút BHXH một lần làm mất hết ý nghĩa của khoản thiết kiệm này. Luật BHXH nên sửa đổi theo hướng NLĐ chỉ được rút BHXH một lần theo quy định tại Điều 60. Trong một số trường hợp đặc biệt khác như điều kiện kinh tế của NLĐ quá khó khăn và được xác nhận của chính quyền địa phương thì họ vẫn được rút BHXH 01 lần với mức rút có thể tính toán linh hoạt, chỉ rút phần mà NLĐ đã đóng, không rút phần mà NSDLĐ đóng, đối với NLĐ đóng BHXH tự nguyện thì chỉ rút được ở một tỷ lệ nhất định. Phần còn lại được bảo lưu đến khi đủ điều kiện đóng tiếp để hưởng lương hưu. Tóm lại, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại những cơ hội và thách thức rất lớn cho nhiều lĩnh vực trong xã hội trong đó có An sinh xã hội nói chung và Bảo hiểm xã hội nói riêng. Các chính sách BHXH ngày càng phải được hoàn thiện và phù hợp với nhu cầu của các thành viên trong xã hội là nền tảng để xây dựng hệ thống ASXH phát triển đáp ứng sự phát triển vượt bậc trong thời đại kỷ nguyên số. 284
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hiến pháp nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013 2. Bộ Luật Lao động 2019 3. Luật BHXH 2014 4. Nghị quyết số: 93/2015/QH13 về việc thực hiện chính sách hưởng BHXH một lần đối với người lao động. 5. http://baochinhphu.vn/Chinh-sach-moi/De-nghi-xay-dung-Luat-Bao-hiem- xa-hoi-sua-doi/428654.vgp 6. https://vnexpress.net/hon-3-7-trieu-lao-dong-rut-bhxh-mot-lan-trong-5- nam-4266258.html 7. https://www.quanlynhanuoc.vn/2021/03/11/hoan-thien-phap-luat-ve-an- sinh-xa-hoi-thich-ung-cach-mang-cong-nghiep-4-0/ 285
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư
12 p | 127 | 12
-
Thực trạng pháp luật về giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính Nhà nước ở Việt Nam hiện nay
9 p | 123 | 9
-
Hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường nước trong khu công nghiệp ở Việt Nam
6 p | 137 | 9
-
Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động mai táng: Thực trạng và một số kiến nghị hoàn thiện
11 p | 11 | 6
-
Bảo đảm phát triển bền vững trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay: Phần 1
236 p | 68 | 6
-
Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân
8 p | 35 | 6
-
Bảo đảm phát triển bền vững trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay: Phần 2
194 p | 49 | 5
-
Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống các tội phạm trên lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông
7 p | 23 | 5
-
Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp giữa thương nhân và người tiêu dùng
10 p | 51 | 4
-
Đặc xá ở Việt Nam và công tác hoàn thiện pháp luật: Phần 2
61 p | 84 | 4
-
Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về thu hồi đất để xây dựng khu công nghiệp
5 p | 42 | 3
-
Hoàn thiện pháp luật về quỹ bảo vệ người được bảo hiểm
5 p | 55 | 3
-
Hoàn thiện pháp luật về bảo đảm nghĩa vụ bằng thế chấp tài sản của bên thứ ba
16 p | 4 | 3
-
Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân tại Việt Nam
18 p | 8 | 3
-
Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe máy
5 p | 60 | 2
-
Thực trạng pháp luật về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc và một số kiến nghị hoàn thiện
15 p | 35 | 1
-
Một số đề xuất, kiến nghị hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch vô hiệu
8 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn