intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hoạt động M&A trong lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam: Bằng chứng từ các thương vụ điển hình

Chia sẻ: Tưởng Bách Xuyên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Hoạt động M&A trong lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam: Bằng chứng từ các thương vụ điển hình" đưa ra những đánh giá về triển vọng M&A trong bất động sản và đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động M&A bất động sản tại Việt Nam trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hoạt động M&A trong lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam: Bằng chứng từ các thương vụ điển hình

  1. HOẠT ĐỘNG M&A TRONG LĨNH VỰC BẤT ĐỘNG SẢN TẠI VIỆT NAM: BẰNG CHỨNG TỪ CÁC THƯƠNG VỤ ĐIỂN HÌNH ThS. Nguyễn Thanh Lân Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Trên cơ sở thu thập 61 thương vụ M&A điển hình trong lĩnh bất động sản Việt Nam, bài viết đưa ra những phân tích về hoạt động M&A theo từng khía cạnh cụ thể. Kết quả phân tích cho thấy: i) Tính chất hoạt động M&A bất động sản (BĐS) là mua lại thông qua chuyển nhượng dự án và cổ phần; ii) Các thương vụ M&A BĐS có giá trị lớn thường có sự tham gia các nhà đầu tư nước ngoài và số lượng các thương vụ M&A giá trị lớn có xu hướng tăng; iii) Sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài chiếm ưu thế trong các thương vụ M&A điểm hình, trong khi đó, các nhà đầu tư trong nước đã quan tâm nhiều hơn đến hoạt động M&A;iv) Phân khúc BĐS được thực hiện M&A chủ yếu là BĐS nhà ở và BĐS thương mại (trung tâm thương mại/ bán lẻ và khách sạn). Từ đó, bài viết cũng đưa ra những đánh giá về triển vọng M&A trong BĐS và đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động M&A BĐS tại Việt Nam trong thời gian tới. Từ khóa: bất động sản, mua bán & sáp nhập, thị trường bất động sản. Abstract On the basis of 61 striking M&A deals collected in real estate, this paper analyzes M&A activity in Vietnam’s real estate according to some specific aspects. The results show that: i) The feature of M&A activity in real estate is acquired through transferring projects and shares; ii) The great valuable M&A deals have relations to foreign investors’ participation and upward trend; iii) The participation of foreign investors has surpassed in M&A activity, whereas internal investors have paid more attention to M&A; iv) Residential and commercial real estates (including to commercial centers/retail and hotels) have greater proportion in M & A transactions. Thereby, this article also provides some assessments of prospects for M&A and proposes some recommendations to promote M&A activity in Vietnam real estate in future. Key words: real estate, mergers and acquisitions (M&A), real estate market. 798
  2. 1. Đặt vấn đề Trên thế giới, các hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) được hình thành khá sớm, phổ biến ở những quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển và trải qua nhiều thăng trầm. Sự ra đời của hoạt động M&A được khởi nguồn từ cuối thế kỷ XIX, đi đầu là hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng ở Mỹ, sau đó đến Châu Âu, Châu Mỹ La Tinh và các quốc gia Châu Á [10, 15]. Theo nhiều nhà nghiên cứu, hoạt động M&A thường nở rộ ngay sau các giai đoạn khủng hoảng tài chính và đổ vỡ thị trường chứng khoán, bất kể khủng hoảng và đổ vỡ đó là nguyên nhân hay kết quả của suy thoái kinh tế [7, 25]. Ở Việt Nam, hoạt động M&A đã manh nha từ khá lâu, với những thương vụ M&A đầu tiên đã được thực hiện từ đầu những năm 1990 [26]. Tuy nhiên, hoạt động M&A chỉ thực sự sôi động từ năm 2007. Trước năm 2007, ở Việt Nam mỗi năm có không quá 50 thương vụ M&A, song vài năm trở lại đây, nhất là khi Việt Nam tham gia vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), hoạt động M&A đã có sự gia tăng cả về số lượng và giá trị giao dịch [3]. Trong những năm qua, hoạt động M&A ở nước ta có xu hướng tăng mạnh, thể hiện trong sự tăng trưởng cả về số lượng và giá trị các thương vụ. Trong đó, các lĩnh vực bán lẻ, hàng tiêu dùng được ghi nhận là có sự sôi động hơn cả, theo sau bởi là lĩnh vực tài chính ngân hàng và năng lượng. Cụ thể, số liệu công bố của Cục quản lý Cạnh tranh - Bộ Công thương [4] cho thấy, trong giai đoạn 2009-2011, Việt Nam có khoảng 750 thương vụ M&A tương đương tổng giá trị giao dịch ước đạt khoảng 6,89 USD; trong giai đoạn 2012-2014, giá trị các thương vụ việc M&A được ghi nhận ở mức tăng trưởng khá cao, đạt khoảng 11,13 USD. Trong năm 2014, đã có 285 giao dịch M&A được thực hiện với giá trị khoảng 2,5 tỷ USD. Trong lĩnh vực bất động sản Việt Nam, các thương vụ M&A đã bắt đầu xuất hiện từ năm 2009. Trong bối cảnh phát triển chung, hoạt động M&A trong lĩnh vực BĐS có nhiều biến động, đặc biệt là trong giai đoạn tình hình kinh tế có nhiều khó khăn, nguồn vốn vào thị trường BĐS hạn chế [16]. Chính những khó khăn trong bối cảnh thị trường hiện nay khiến cho hoạt động M&A trong lĩnh vực BĐS diễn ra tương đối sôi động. Bởi vì, hoạt động M&A trong BĐS sẽ mang lại cho các chủ thể tham gia thương vụ M&A nhiều ích lợi khác nhau. Có thể thấy rằng, đối với bên chuyển nhượng, lợi ích đầu tiên có được khi thực hiện M&A là giải quyết những khó khăn về vốn trong việc đầu tư kinh doanh BĐS, có lợi nhuận để trả cho nhà đầu tư, tiếp đó, M&A giúp bên chuyển nhượng tái cấu trúc các danh mục đầu tư, tránh khả năng bị thu hồi dự án, bán hoặc giảm bớt phần nắm giữ những BĐS không là hoạt động kinh doanh cốt lõi, góp phần tạo dựng thương hiệu thông qua việc hợp tác với các nhà đầu tư có tên tuổi v.v. Đối với bên nhận chuyển nhượng, thực hiện M&A giúp dễ tiếp cận được các BĐS có giá cả hợp, đồng thời, M&A là cơ hội mở 799
  3. rộng thị trường và các phân khúc sản phẩm mới, cơ hội liên doanh vào mua lại toàn bộ dự án BĐS, hưởng lợi từ việc đầu tư cơ sở hạ tầng hoặc việc hoàn tất công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng của các chủ dự án trước [13, 14]. Đến nay, chưa có số liệu chính thức nào công bố về số lượng và giá trị giao dịch của các thương vụ M&A trong lĩnh vực BĐS ở Việt Nam. Tuy nhiên, qua sự ghi nhận của thị trường và báo cáo của một số công ty, các tổ chức nghiên cứu độc lập đã thấy rằng: Số lượng và giá trị thương vụ M&A trong ngành BĐS Việt Nam ngày một tăng lên trong những năm qua, có nhiều thương vụ M&A trong lĩnh vực BĐS gây chú đáng kể và là tâm điểm của hoạt động M&A nói chung. Từ thực tế này, đặt ra vấn đề nghiên cứu là: (i) Thực trạng hoạt động M&A trong lĩnh vực BĐS tại Việt Nam trong thời gian qua là như thế nào? (ii) Triển vọng hoạt động M&A trong BĐS Việt Nam thời gian tới ra sao? Bài viết này hướng tới tìm câu trả lời cho các câu hỏi trên. 2. Thực trạng hoạt động M&A trong lĩnh vực BĐS Việt Nam - Bằng chứng từ các thương vụ điển hình Nghiên cứu được thực hiện dựa trên việc tiến hành thu thập các thương vụ M&A điển hình trong lĩnh vực BĐS Việt Nam trong giai đoạn 2009 – tháng 6/2015. Đã có 61 thương vụ M&A BĐS được tổng hợp, trong đó gồm có các thương vụ với sự tham gia của đối tác trong nước và nước ngoài tại các phân khúc BĐS khác nhau như là văn phòng thương mại, khách sạn nhà hàng, nhà ở thương mại v.v. Trên cơ sở thông tin từ các thương vụ M&A, bài viết đánh giá và phân tích thực trạng hoạt động M&A BĐS theo các khía cạnh dưới đây. 2.1. Phương thức và tính chất hoạt động M&A trong lĩnh vực BĐS Qua tổng hợp các thương vụ M&A điển hình trong lĩnh vực BĐS (chi tiết tại phụ lục), thấy rằng, việc thực hiện M&A trong lĩnh vực BĐS thường được tiến hành thông qua bốn phương thức cơ bản, đó là: (i) Chuyển nhượng dự án; (ii) Chuyển nhượng cổ phần; (iii) Hợp tác đầu tư và (iv) Sáp nhập. Trong đó, hai hình thức là chuyển nhượng dự án và chuyển nhượng cổ phần có tỷ lệ lớn trong các thương vụ (chiếm trên tổng số trên 90% các thương vụ M&A điển hình). 800
  4. Hình 1. Phương thức M&A trong BĐS qua các thương vụ điển hình Nguồn: Tính toán từ số liệu của tác giả. Có thể thấy rằng, hoạt động chuyển nhượng cổ phần và chuyển nhượng dự án BĐS được tiến hành khá phổ biến tại Việt Nam. Về mặt nguyên lý, BĐS được coi là một loại tài sản, do vậy, phương thực thực hiện M&A ở đây về bản chất chính là các thương vụ liên quan đến việc mua bán một phần hoặc tài sản của doanh nghiệp kinh doanh BĐS. Trong thực tế kinh doanh BĐS, đối với các doanh nghiệp phát triển các dự án BĐS thì thuật ngữ “nhà đầu tư thứ cấp” đã trở nên phổ biến và được sử dụng nhiều hơn là thuật ngữ M&A. Theo đó, các doanh nghiệp có thế mạnh và tiềm lực để lấy được những dự án lớn nhưng khi triển khai thì chia nhỏ ra “bán lại” cho các nhà đầu tư thứ cấp để phát triển [11]. Ở góc độ đầu tư tài chính, tài sản được đầu tư là cổ phần thì bên nhận cổ phần/ bên nhận chuyển nhượng là các nhà đầu tư vốn kinh doanh. Theo đó, M&A trong BĐS dường như giống như một hoạt động đầu tư tài chính, thông qua hoạt động mua cổ phần công ty đầu tư kinh doanh BĐS (có dự án BĐS hoặc sở hữu BĐS đang trong quá trình khai thác, vận hành) để trở thành đối tác chiến lược, nhằm tới lợi ích tài chính đơn thuần, chứ chưa nhắm đến việc thâu tóm (sáp nhập) để sở hữu và điều hành công ty hoặc đầu tư phát triển dự án BĐS. Tuy nhiên, hoạt động M&A trong BĐS cũng có những điểm khác với hoạt động đầu tư tài chính thông thường, đó là: Thời gian tìm hiểu và đàm phán của một thương vụ M&A BĐS thường kéo dài khoảng 1 năm, trong nhiều thương vụ lớn là 2 đến 3 năm trước khi công bố; trong khi đó, hoạt động đầu tư tài chính thường được quyết định trong thời gian ngắn hơn, trung bình là 3 tháng đến 6 tháng. Về tính chất M&A trong lĩnh vực BĐS: Hầu hết các thương vụ M&A điển hình mang tính chất mua lại, chiếm trên 98% và sáp nhập chỉ có 1 thương vụ tương đương gần 2%. Do vậy, tính chất của các thương vụ M&A trong BĐS chưa có độ phức tạp cao mới chỉ thực hiện ở vụ việc mua lại tài sản doanh nghiệp (dự án BĐS hoặc cổ phần). Trong đó, tỷ lệ các thương vụ M&A là chuyển nhượng cổ phần đạt gần 50% và chuyển nhượng dự án BĐS là 45,9%. 801
  5. 2.2. Quy mô về giá trị của các thương vụ M&A trong BĐS Quy mô về giá trị của các thương vụ M&A BĐS tại Việt Nam có xu hướng tăng lớn trong những năm gần đây, ngày càng xuất hiện nhiều thương vụ có giá trị lớn (từ 50 triệu USD trở lên). Qua tổng hợp thương vụ điển hình, cho thấy, hầu hết các thương vụ M&A được công bố trong thời gian trước năm 2011 có giá trị tương đối nhỏ, giá trị thương vụ giao dịch thường thấp dưới 30 triệu USD. Trong giai đoạn 2012-2014, thị trường ghi nhận một số thương vụ M&A có giá trị lớn, có thể kể đến như: Mapletree mua tòa nhà văn phòng Centre Point với giá hơn 52 triệu USD, tập đoàn Lotte mua khách sạn Legend Hotel Saigon trị giá hơn 62 triệu USD, quỹ Warburg Pincus đầu tư 200 triệu USD vào Vincom Retai [16]. Kết quả thống kê cũng cho thấy, phần lớn các thương vụ giao dịch có giá trị lớn đều có sự tham gia của yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên, có một xu hướng khác đang dần được bộc lộ rõ nét, đó là sự xuất hiện các đối tác trong nước đóng vai trò là bên nhận chuyển nhượng trong M&A BĐS có giá trị lớn, có thể kể đến như là: Vingroup, Đất Xanh Group, FLC, Công ty cổ phần Him Lam v.v. Bảng 1. Một số thương vụ M&A điển hình trong BĐS có giá trị lớn (giai đoạn 2012-2014) Giá trị TT Bên mua Bên bán Tài sản (triệu USD) 1 VIPD VinGroup Vincom Center A 470 2 Gamuda Land Sacomreal Khu đô thị Celadon City 82.8 3 Lotte Group Công ty CP 577 TT Thương mại Phan Thiết 90 4 Mapletree Japan Asia Vietnam Centre Point Building 52 5 CJ Group Gemadept Demadept Building 45 6 Warburg Pincus VinGroup Vincom Retail 200 7 Lotte Hotels & Resorts Vina Capital Khách sạn Legend 62.5 8 Hanel Ltd., Co Daewoo E&C Khách sạn Daewoo 100 9 Sunwah Group Công ty Bay Water Dự án chung cư 200 10 Alma Group - Khu du lịch Bãi Rồng 300 Nguồn: Tổng hợp của tác giả 2.3. Các đối tác tham gia trong các thương vụ M&A Các đối tác tham gia M&A trong lĩnh vực BĐS bao gồm cả trong nước và nước ngoài. Qua hình dưới đây, thấy rằng, trong các hoạt động M&A lĩnh vực BĐS, sự tham gia của các đối tác nước ngoài vẫn chiếm ưu thế. Các doanh nghiệp trong nước thực 802
  6. hiện giao dịch với nhau chỉ chiếm khoảng hơn 30% các thương vụ điển hình. Hình 2. Cơ cấu các đối tác tham gia thương vụ M&A BĐS điển hình Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của tác giả Bên cạnh đó, sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài đối với M&A BĐS ở Việt Nam vẫn đang hiện hữu và có sự tham gia của các nhà đầu tư mới [12]. Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm đến cổ phiếu ngành BĐS. Hiện tại, trên thị trường chứng khoán có 73 doanh nghiệp niêm yết trong ngành BĐS, trong đó có 61 doanh nghiệp BĐS có sở hữu nước ngoài (trong đó có 15 doanh nghiệp có sở hữu nước ngoài chiếm trên 20%, 5 doanh nghiệp có sở hữu nước ngoài chiếm trên 40%). Hình 3. Các giao dịch M&A từ 2013 - Quý 1/2014 Nguồn: Marc Townsend [12] 803
  7. 2.4. Phân khúc BĐS chủ đạo của thương vụ M&A Kết quả tổng hợp các thương vụ M&A BĐS điển hình cho thấy, phân khúc BĐS diễn ra M&A có thể được chia là 3 loại: Phân khúc BĐS nhà ở, BĐS trung tâm thương mại/ bán lẻ và khách sạn và các BĐS khác. Trong đó, M&A diễn ra ở phân khúc nhà ở chiếm gần 30% các thương vụ điển hình. Kết quả giao dịch M&A BĐS là trung tâm thương mại/ bán lẻ và khách sạn là 32,79%. Ngoài ra, các phân khúc thị trường BĐS khác như: BĐS nghỉ dưỡng, tổ hợp dự án BĐS và văn phòng cũng có một số lượng các giao dịch lớn (chiếm 37,7% các thương vụ điển hình). Hình 4. Tỷ lệ thương vụ M&A điển hình chia theo phân khúc BĐS Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của tác giả Cụ thể, đối với các đối tác trong nước khi thực hiện giao dịch mua bán lại dự án thì chủ yếu diễn ra tại các phân khúc nhà ở thương mại. Năm 2012 có tới 35 thương vụ chuyển nhượng BĐS và chủ yếu là các dự án ở dạng hoàn tất thủ tục pháp lý hoặc đang triển khai dở dang của phân khúc căn hộ, nhà liền kề và biệt thự. Trong đó, chỉ có 6 dự án được chuyển giao cho nhà đầu tư nước ngoài và 29 dự án được trao tay giữa các chủ đầu tư trong nước. Riêng tập đoàn Đất Xanh đã có tới 4 thương vụ mua lại với tổng giá trị hơn 34,6 triệu USD. Trong năm 2013, Tập đoàn Đất Xanh tiếp tục thực hiện việc mua lại các dự án nhà ở thương mại giá rẻ từ cuối năm 2012 và trong năm 2013, đó là các dự án: dự án Thiên Lộc (có 619 căn hộ) tại Gò Vấp với giá khoảng 300 tỷ đồng, dự án Sunview 5 Apartment (có quy mô 182 căn hộ) tại Linh Thung, Thủ Đức với giá khoảng 250 tỷ, dự án chung cư có quy mô 3,6 hécta tại phường Hiệp Bình Phước - Tam Bình, quận Thủ Đức do Savico làm chủ đầu tư. Thông thường, các dự án nhà ở được quan tâm nhiều trong M&A phải hội tụ đủ một số các tiêu chí như: dự án có vị trí thuận lợi, đáp ứng được nhu cầu của người mua và dự án đó phải có giá tương đối rẻ so với thị trường [22, 16]. Trong 6 tháng đầu năm 804
  8. 2015, các dự án đầu tư BĐS là nhà ở cũng được các bên tham gia chuyển nhượng khá sôi động. Phần các thương vụ M&A BĐS điển hình trong năm 2015 đều liên quan đến phân khúc nhà ở. Đối với các đối tác nước ngoài trong các giao dịch mua bán chủ yếu đang diễn ra ở phân khúc BĐS trung tâm thương mại/ bán lẻ. Trong năm 2012, các dự án căn hộ chưa được sự chú ý nhiều của các nhà đầu tư nước ngoài. Giao dịch M&A trong phân khúc này chủ yếu là các giao dịch gia tăngsở hữu của phía nước ngoài. Ví dụ, đối tác Perdana Parkcity của Malaysia tăng sở hữu từ 75% lên 100% trong liên doanh với Vinaconex Hoàng Thành trước áp lực tài chính của Vinaconex. Trong năm 2013, phân khúc BĐS trung tâm thương mại/ bán lẻ và khách sạn vẫn được nhà đầu tư nước ngoài quan tâm. Điển hình là việc mua lại 70% Khách sạn Legend (Quận 1, TP.HCM) trong một thỏa thuận trị giá 62 triệu USD của Lotte Hotels & Resorts. Tập đoàn này đã mua lại cổ phần của Khách sạn Legend từ Quỹ Cơ hội Việt Nam của VinaCapital. Lotte cũng đang trong quá trình lập kế hoạch để có được 30% cổ phần còn lại của Công ty Hải Thành. Tiếp theo, Công ty TNHH Minor International Public (MINT), có trụ sở chính ở Thái Lan, đã công bố việc mua lại Life Heritage Resort Hội An và Life Resort Quy Nhơn với giá 16 triệu USD v.v. Ngoài ra, một số dự án tòa nhà văn phòng và khu nghỉ dưỡng cũng được các đối tác nước ngoài quan tâm tìm kiếm và nhận chuyển nhượng [21, 20]. Đối với các phân khúc BĐS khác: BĐS là khu du lịch nghỉ dưỡng và tổ hợp dự án BĐS đang đầu tư xây dựng mà có quỹ đất tốt cũng đang được các nhà đầu tư quan tâm. Đặc biệt, các BĐS là khu du lịch nghỉ dưỡng thu hút nhiều sự quan tâm của đối tác từ nước ngoài. Như vậy, có thể thấy rằng, phân khúc BĐS chủ đạo của các M&A là dự án nhà ở, trung tâm thương mại/ bán lẻ và khách sạn. Nhà đầu tư trong nước quan tâm nhiều hơn đến việc chuyển nhượng dự án nhà ở, trong khi các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến các BĐS thương mại/ bán lẻ và khách sạn. Xét ở góc độ bên nhận chuyển nhượng (bên mua), các nhà đầu tư thường quan tâm đến vị trí và quỹ đất của các dự án BĐS. 3. Triển vọng M&A trong lĩnh vực bất động sản Việt Nam thời gian tới Thị trường BĐS Việt Nam hiện nay được ghi nhận với nhiều tín hiệu tích cực so với giai đoạn trầm lắng 2011-2013, hoạt động M&A trong lĩnh vực BĐS được dự báo sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng cho sự mở rộng của M&A tại Việt Nam trong thời gian tới và hứa hẹn có nhiều sự tham gia của các đối tác nước ngoài. Có thể thấy một vài điểm sáng giúp cho hoạt động M&A lĩnh vực BĐS có triển vọng tăng thời gian tới 805
  9. như sau: i) Một là, thị trường BĐS Việt Nam có nhiều lợi thế hơn so với các nước khác. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, Việt Nam vẫn là điểm đầu tư hấp dẫn, thu hút đầu tư M&A vào lĩnh vực BĐS so với các nước khác trong khu vực. Nền kinh tế Việt Nam đã có những cải thiện, lĩnh vực ngân hàng và tài chính đang được tái cơ cấu. Mặc dù kinh tế tăng trưởng chậm nhưng trong dài hạn kinh tế Việt Nam sẽ khởi sắc [6]. Nhiều tài liệu phân tích cho rằng, thị trường BĐS Việt Nam đang ở điểm của chu kỳ và đang chuẩn bị bước vào chu kỳ mới, trong khi đó thị trường BĐS ở các nước đang ở vị trí đỉnh của chu kỳ, xu hướng thị trường đi xuống [9, 17]. Bên cạnh đó, thị trường BĐS Việt Nam đã có những dấu hiệu cải thiện về thanh khoản, lượng tồn kho BĐS đã giảm, giá BĐS giảm nhiều so với giai đoạn 2011-2013. Dòng tiền đã có xu hướng quay trở lại thị trường BĐS do lãi suất ngân hàng và kênh đầu tư khác kém hấp dẫn hơn. Bên cạnh đó, dưới áp lực về tài chính và tiến độ dự án BĐS, hiện nay, thị trường BĐS có khá nhiều các chủ đầu tư muốn thực hiện chuyển nhượng dự án BĐS đang dang dở. Đây là cơ hội thu hút nhà đầu tư có tiềm lực tài chính tham gia M&A, bởi mức giá chào bán/ chuyển nhượng của dự án BĐS hiện đang rẻ hơn so với các giai đoạn trước đây. Như vậy, hoạt động M&A trong lĩnh vực BĐS tại Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng và dư địa để phát triển. Hình 6. Mức độ hấp dẫn đầu tư M&A của Việt Nam so với các nước ASEAN Nguồn: Kết quả khảo sát của KPMG [8]. ii) Hai là, những thay đổi về chính sách, pháp luật có tác động tích cực đến hoạt động M&A và thị trường BĐS. Hiện nay, các quy định pháp lý chi phối trực tiếp hoạt động M&A là rất phân tán và nằm ở các văn bản luật và quy định khác nhau. Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, pháp lý cho hoạt động M&A là chưa hoàn chỉnh, chưa đầy đủ, hơn nữa, có sự không nhất quán về định nghĩa, cách hiểu M&A cũng tạo nên khó khăn cho các công ty muốn thực hiện M&A [19, 18, 24]. Có thể kể đến một số Luật liên quan đến hoạt động M&A 806
  10. tại Việt Nam như: Luật Cạnh tranh, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và Luật Chứng khoán. Hiện tại, mỗi luật điều chỉnh hoạt động M&A từ một góc độ khác nhau. Ví dụ, Luật Doanh nghiệp quy định về M&A như là hình thức tổ chức lại doanh nghiệp và được coi là cơ sở pháp lý chính. Luật Đầu tư quy định M&A như là hình thức đầu tư trực tiếp. Luật Cạnh tranh quy định M&A như là hình thức tập trung kinh tế. Trong thời gian tới, hoạt động M&A tại Việt Nam được hứa hẹn có nền tảng khuôn khổ pháp lý theo hướng tích cực hơn. Các luật như: Luật Đất đai 2013, Luật Kinh doanh BĐS 2014 và Luật Nhà ở 2014, Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp sửa đổi đã có hiệu lực và được đánh giá mang lại những tác động tích cực cho thị trường BĐS. iii) Ba là, dòng vốn ngoại cho thị trường BĐS còn rất lớn. Một phần vốn của FDI sẽ được chuyển sang hoạt động M&A. Đây là động lực cho hoạt động M&A BĐS trong thời gian tới. Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, trong năm 2014, lĩnh vực kinh doanh BĐS Việt Nam đứng thứ hai về thu hút FDI, tăng gấp 3 lần so với năm 2013. Năm 2014, cả nước có 35 dự án kinh doanh BĐS sử dụng vốn FDI được cấp mới, vốn đăng ký mới và bổ sung đạt 2,54 tỷ USD, chiếm 12.6% tổng vốn FDI (năm 2013 có 23 dự án cấp mới, vốn đăng ký 757 triệu USD). Trong 7 tháng đầu năm 2015, lĩnh vực BĐS nước ta cũng đã thu hút 1,69 tỷ USD, chiếm 19,2% trong tổng số 8,8 tỷ USD vốn đăng ký FDI cam kết. Đã có nhiều ý kiến cho rằng, các nhà đầu nước ngoài đang rót vốn vào BĐS chủ yếu thông qua M&A [2]. Sở dĩ xuất hiện động thái trên là do những nỗ lực của Chính phủ trong việc cải thiện tính thanh khoản của thị trường BĐS đã có được kết quả ban đầu và các chủ đầu tư tái cơ cấu doanh nghiệp bằng cách bán các dự án để giảm bớt gánh nặng tài chính. Bên cạnh đó, các hoạt động M&A trong lĩnh vực BĐS của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng mạnh, khi mà Việt Nam tích cực tham gia các Hiệp định thương mại, đây là những cơ hội cho sự tăng trưởng của nền kinh tế cả nước cũng như gia tăng dòng vốn FDI vào Việt Nam [1, 23]. Ngoài ra, các quỹ đầu tư tiếp tục thoái vốn tài sản nhưng cũng quan tâm tìm mua những tài sản có giá tốt và BĐS là một trong những ưu tiên. iv) Bốn là, quan điểm và nhận thức về M&A của các doanh nghiệp kinh doanh BĐS đã có nhiều thay đổi. Hiện tại hoạt động M&A tại Việt Nam nói chung và M&A trong lĩnh vực BĐS nói riêng đã bước vào giai đoạn phát triển mới - làn sóng thứ hai [5]. M&A không còn mang tính chất sự vụ, mà là chiến lược đầu tư của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đầu tư kinh doanh BĐS cả khối nhà nước và tư nhân, trong nước và nước ngoài đã lựa chọn M&A là chiến lược tăng trưởng đột phá. Yếu tố này chính là động lực quan trọng để thúc đẩy sự hình thành các thương vụ M&A có quy mô lớn hơn. Nhiều doanh 807
  11. nghiệp kinh doanh nhìn nhận M&A là cơ hội để hồi sinh dự án, tái cơ cấu sản phẩm dự án. Bên cạnh đó, Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước đã coi M&A là một trong những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam đang thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh và đảm bảo phát triển bền vững và đẩy mạnh thực hiện lộ trình cổ phần hóa 432 doanh nghiệp nhà nước. Chương trình tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước cũng là cơ sở để dự báo triển vọng M&A trong lĩnh vực BĐS bởi các doanh nghiệp nhà nước hiện đang có danh mục tài sản BĐS là rất lớn. 4. Một số trao đổi và đề xuất Qua phân tích một số điều kiện giúp cho triển vọng M&A lĩnh vực BĐS phát triển và các động thái trên thị trường BĐS Việt Nam, chúng ta có thể thấy hai xu hướng chính của hoạt động M&A trong lĩnh vực BĐS Việt Nam thời gian tới đó là: (i) M&A thông qua chuyển nhượng cổ phần với sự tham gia chủ yếu là các nhà đầu tư nước ngoài, loại BĐS mà các bên mua/ nhượng chuyển hướng tới là các BĐS thương mại có giá trị lớn (văn phòng, khách sạn, nghỉ dưỡng) và (ii) M&A thông qua chuyển nhượng dự án BĐS, các bên mua/ nhận chuyển nhượng thường nhắm tới các dự án đầu tư nhà ở và căn hộ, có vị trí đất thuận lợi và đã hoàn chỉnh về pháp lý. Tuy nhiên, để đẩy mạnh hoạt động M&A trong lĩnh vực BĐS trong bối cảnh hiện nay, có một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trao đổi: - Thứ nhất, hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động M&A. Đây là vấn đề quan trọng, cần nhanh chóng đưa ra một văn bản hướng dẫn thống nhất dành riêng để điều tiết hoạt động M&A. Ngoài ra, cần có quy định về cơ chế phối hợp và trao đổi thông tin giữa các cơ quan có thẩm quyền quản lý Nhà nước về hoạt động M&A. Nên chăng ban hành một bộ luật riêng để điều chỉnh hoạt động M&A ở Việt Nam? Trong lĩnh vực BĐS hiện nay, hoạt động M&A mới chỉ dựa trên phương thức mua lại tài sản, trong tương lai, khi thị trường BĐS và thị trường tài chính phát triển đến cấp độ nhất định, sẽ xuất hiện các công cụ tài chính BĐS mới thì các hoạt động M&A theo phương thức thâu gom cổ phiếu, cổ phần BĐS hoàn toàn có thể xảy ra. Do đó, Nhà nước cần có định hướng trong việc xây dựng khuôn khổ pháp lý cho hoạt động M&A lĩnh vực BĐS phát triển ở mức độ cao hơn; - Thứ hai, xây dựng một quy trình cho hoạt động M&A trong lĩnh vực BĐS. Một quy trình M&A hoàn chỉnh sẽ góp phần không nhỏ cho sự thành công của mua bán sáp nhập. Tuy nhiên, cho đến nay, ở Việt Nam cho có quy trình thống nhất áp dụng cho hoạt động M&A trong lĩnh vực BĐS. Qua tìm hiểu hoạt động M&A trong lĩnh vực BĐS, có thể thấy rằng quy trình hoạt động M&A BĐS bao gồm những bước cơ bản như sau: (1) Xây dựng mục tiêu cụ thể cho thương vụ M&A; (2) Xác định loại hình doanh nghiệp tham 808
  12. gia M&A; (3) Tìm hiểu vấn đề pháp lý liên quan đến doanh nghiệp và dự án BĐS; (4) Đánh giá vấn đề tài chính liên quan đến doanh nghiệp và dự án BĐS; (5) Xác định phương thức thực hiện giao dịch M&A; (6) Tiến hành định giá, xác định giá trị thương vụ M&A; (7) Thực hiện đàm phán, ký kết hợp đồng; (8) Giải quyết vấn đề hậu M&A. Các bước trong quy trình này cần được nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng và xem xét khâu nào đóng vai trò quyết định thành công thương vụ M&A. Ngoài ra, để quy trình trên thực sự hiệu quả cần có quy chế, quy định trong việc công bố thông tin của các doanh nghiệp kinh doanh BĐS và các dự án BĐS tham gia vào hoạt động M&A; - Thứ ba, vấn đề lựa chọn đối tác trong M&A. Trong các hoạt động M&A việc lựa chọn đối tác là yếu tố cốt lõi. Tùy thuộc vào mục tiêu để có thể lựa chọn và tìm kiếm đối tượng M&A cho phù hợp. Trong dài hạn, M&A trong lĩnh vực BĐS không chỉ còn đơn thuần là việc mua bán tài sản hay đầu tư tài chính mà phải hướng tới sáp nhập, với mục tiêu thâu tóm và thực hiện điều hành, quản trị doanh nghiệp. Do vậy, việc lựa chọn đối tác để thực hiên M&A cần có sự cân nhắc giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, lựa chọn dự án BĐS để mua bán. Ngoài ra, giữa các đối tác tham gia M&A ngoài tiềm lực tài chính, cần xem xét, đánh giá đến những vấn đề khác như chiến lược kinh doanh, chiến lược phân phối sản phẩm BĐS, kinh nghiệm trong phát triển sản phẩm BĐS v.v; - Thứ tư, vấn đề tham gia của các tổ chức tư vấn cho hoạt động M&A. Hoạt động M&A trong lĩnh vực BĐS ở Việt Nam đã diễn ra được một thời gian, tuy nhiên cách thức thực hiện và tác nghiệp hoạt động này còn nhiều bất cập. Sự tham gia của đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp hỗ trợ hoạt động M&A còn chưa nhiều. Do vậy, Nhà nước cần khuyến khích, tạo điều kiện pháp lý thuận lợi cho hoạt động của các định chế tài chính, các cơ quan truyền thông, tổ chức tư vấn chuyên nghiệp thực hiện vai trò tư vấn, trung gian kết nối và giúp đỡ các bên thêm gia vào hoạt động M&A. Bên cạnh đó, BĐS là lĩnh vực đặc thù, do đó để hoạt động M&A diễn ra thuận lợi ngoài sự tham gia tổ chức tư vấn pháp lý, vai trò các tổ chức định giá chuyên nghiệp cũng rất quan trọng. Tóm lại, triển vọng cho hoạt động M&A trong lĩnh vực BĐS Việt Nam thời gian tới còn rất lớn. Thị trường BĐS ở Việt Nam đã có nhiều thay đổi về quy mô, cấp độ phát triển trong nhiều năm qua và tiếp tục tạo ra nhiều kỳ vọng và cơ hội đầu tư. Tuy nhiên, đứng trước triển vọng cũng như yêu cầu của sự phát triển, các doanh nghiệp kinh doanh BĐS cần phải chủ động tìm kiếm những giải pháp phù hợp để thúc đẩy hoạt động M&A./. 809
  13. Tài liệu tham khảo [1]. Anh Quyền (2014), M&A bất động sản hứa hẹn nhiều khởi sắc, Tạp chí điện tử Kinh tế và Dự báo 07/08/2014. [2]. Cục Đầu tư nước ngoài (2014), Báo cáo tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội. [3]. Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công thương (2012), Báo cáo tập trung kinh tế Việt Nam 2012, Cục quản lý cạnh tranh, Hà Nội. [4]. Cục quản lý Cạnh tranh - Bộ Công thương (2015), Báo cáo Tập trung kinh tế Việt Nam năm 2014, Hà Nội. [5]. Diễn đàn M&A Việt Nam (2014), Báo cáo hoạt động M&A Việt Nam 2013 và triển vọng 2014-2018: Làn sóng thứ hai, AVM Diễn đàn M&A Việt Nam, Tp. Hồ Chí Minh. [6]. Edlyn Khoo, Koh Wan Ling và Bui Thi Hong Anh (2014), Vietnam: Opportunities Amidst Challenges, International Enterprise Singapore, Singapore. [7]. Kim Moom-Kyum (2009), 'Trends and Practices in the Global Market', Trong Mergers and Acquisitions: Issues and Perspectives from the Asia-Pacific Region, Asian Productivity Organization, Japan. [8]. KPMG (2013), Mua bán và sáp nhập (M&A) tại Việt Nam - Từ góc nhìn của bên thực hiện giao dịch, KPMG, Hà Nội. [9]. Luong Tuan (2014), Vietnam Real Estate Market: Increasingly Attractive, Vietnam Business Forum, 20/6/2014. [10]. Lưu Minh Đức (2007), Thâu tóm và hợp nhất nhìn từ khía cạnh quản trị công ty: Lý luận, kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam, Tạp chí Quản lý Kinh tế, Số 15 (7+8/2007),Trang: 38-44. [11]. M&A Network (2009), Cẩm Nang Mua Bán Và Sáp Nhập Tại Việt Nam, Nhà xuất bản Tài Chính, Hà Nội. [12]. Marc Townsend (2014), Xu hướng M&A trong lĩnh vực bất động sản năm 2014, nếu không phải bây giờ thì bao giờ?, Kỷ yếu hội thảo: Diễn đàn M&A Việt Nam 2014, Thành phố Hồ Chí Minh. [13]. Neil MacGregor (2011), 'M&A trong lĩnh vực bất động sản ', Kỷ yếu hội thảo: Diễn đàn M&A năm 2011, Thành phố Hồ Chí Minh. [14]. Nguyễn Thanh Lân (2014), Đánh giá tổng quan hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) trong lĩnh vực bất động sản ở Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo: Kinh doanh bất động sản - Cơ hội và thách thức trong bối cảnh thị trường có dấu hiệu phục hồi, Hà Nội. [15]. Nguyễn Thị Diệu Chi (2014), Phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập trong 810
  14. lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân [16]. Nguyễn Thị Hải Yến, Nguyễn Thanh Lân, Ngô Phương Thảo và Nguyễn Thị Tùng Phương (2013), Thị trường bất động sản 2013, Báo cáo đề tài khoa học cơ sở trọng điểm cấp trường, Đại học Kinh tế Quốc dân. [17]. Nguyễn Thị Hải Yến (2014), Triển vọng hoạt động M&A trong lĩnh vực bất động sản, Tạp chí Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Số 18 (578),Trang: 30-32. [18]. Nguyen Thi Thuy Linh (2012), Mergers and Acquisitions between Foreign companies and Vietnamese companies: Drivers and Isses, Luận văn thạc sĩ, Đại học Gothenburg, Thụy Điển. [19]. Nguyen Tom (2011), Khung pháp lý về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) tại Việt Nam. [20]. Nhóm nghiên cứu Diễn đàn M&A Việt Nam (2013), Hoạt động M&A tại Việt nam 2009 - 2013, 5 năm cho một thị trường 5 tỷ USD, Diễn đàn M&A Việt Nam. [21]. Stoxplus (2012), Opportunities in distressed compaies and increased deal flows from Japan, StoxPlus Corporation, Hà Nội. [22]. Stoxplus (2013), Báo cáo Triển vọng M&A Việt Nam 2013, StoxPlus Corporation, Hà Nội. [23]. Trần Kim Chung (2014), Thị trường bất động sản ở Việt Nam năm 2013 và triển vọng năm 2014, Tạp chí Tài chính, 10/1/2014. [24]. Trần Thị Bảo Ánh (2014), 'Pháp luật về mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam ', Luận án tiến sĩ, Đại học Luật Hà Nội. [25]. Vuong Quan Hoang, Tri Dung Tran và Thi Chau Ha Nguyen (2009a), M&A Market in Vietnam's Transition Economy, Tạp chí Journal of Economic Policy and Research, Số 5(1),Trang: 1-54. [26]. Vuong Quan Hoang, Tran Tri Dung và Nguyen Thi Chau Ha (2009b), Mergers and Acquisitions in Vietnam’s Emerging Market Economy, 1990-2009, Centre Emile Bernheim. 811
  15. Phụ lục: Các thương vụ M&A BĐS điển hình tại Việt Nam 2009 - T6/2015 Giá trị Thời % cổ TT Bê n mua Bê n bán Tài sản (triệu Hình thức gian US D) phần Dự án Hanoi City 1 Lotte Coralis 10/2009 - 100% Chuyển nhượng dự án Complex Công ty TNHH Khu đô Dự án hạ tầng kỹ thuật 2 Vinaland (Sđất = 839.900m2) 11//2009 14.2 40% Chuyển nhượng cổ phần thị Phú Hội (Licogi 16) Công ty RC Real Estate 3 Global Asia Real Estate Fund Development and Finance - 2/2009 - 17% Chuyển nhượng cổ phần Corporation Dự án xây căn hộ cao 4 Công ty CapitaLand Công ty Hoàng Thanh 3/2009 32.5 60% Chuyển nhượng cổ phần cấp “Satin Residence” Tập Đoàn Viễn thông Quân đội Tổng CTCP xuất nhập khẩu 5 2/2009 40.1 18% Chuyển nhượng cổ phần Việt Nam (Viettel) và xây dựng Việt Nam 6 N/A VinaCapital - 9/2009 - 70% Chuyển nhượng cổ phần 7 Gamuda Land Sacomreal KĐT Celadon city 2010 82.8 60% Chuyển nhượng cổ phần Dự án căn hộ 8 Quỹ Prudential Việt Nam Vina Development Inc 2010 - - Chuyển nhượng dự án Blooming Park 9 VinaLand - Dự án nhà ở Quốc Tế 2010 10.9 100% Chuyển nhượng cổ phần Công ty Cổ phần Bất động Công ty Đầu tư Xây lắp Dầu khí Dự án Khu Đô thị Nam 10 sản Tài chính Dầu khí Việt 2010 10.3 100% Chuyển nhượng dự án Imico An Khánh Nam 11 - FLC Land FLC Land 2011 30.1 100% Sáp nhập 12 Ayala Corp. and Satra N/A Dự án khu phức hợp 2011 30 100% Hợp tác đầu tư 13 Viettel Tran Hong Quan Co.Ltd Crown Office Building 2012 30 100% Chuyển nhượng dự án 14 Dat Xanh Group C.T Group Dự án Thiên Lộc 2012 14.4 66% Chuyển nhượng dự án 15 Dat Xanh Group C.T TNHH Gia Phú Sunview 5 Apartment 2012 12 100% Chuyển nhượng dự án Dự án chung cư cao 16 Dat Xanh Group Savico 2012 N/A 100% Chuyển nhượng dự án tầng TT Thương mại Phan 17 Tập đoàn Lotte Công ty CP 577 2012 90 100% Chuyển nhượng dự án Thiết Tập đoàn Phát triển Hạ tầng 18 và Bất động sản Việt Nam VinGroup Vincom Center A 2012 470 100% Chuyển nhượng dự án (VIPD) 19 N/A VinaLand Signature One 2012 2.7 70% Chuyển nhượng dự án 20 Mapletree Japan Asia Vietnam Centre Point Building 2012 54 100% Chuyển nhượng dự án 21 CJ Group Gemadept Demadept Building 2012 45 100% Chuyển nhượng dự án Tổ hợp khách sạn và 22 Vina Properties N/A 2012 N/A N/A Chuyển nhượng dự án sân gôn Bình Thuận Life Heritage Hội An Công ty TNHH Minor 23 Tập đoàn Life Resorts và Life Resort Quy 2012 16 100% Chuyển nhượng dự án International Public Nhơn 24 An Khánh JVC Vinaconex Dự án Bắc An Khánh 2012 21 100% Chuyển nhượng dự án 25 Warburg Pincus VinGroup Vincom Retail 2013 200 20% Chuyển nhượng cổ phần Sheraton Nha Trang 26 Vina Capital Kinh Đô 2013 42 53.0% Chuyển nhượng cổ phần Hotel & Spa 27 Lotte Hotels & Resorts Vina Capital Khách sạn Legend 2013 62 70% Chuyển nhượng cổ phần Hanoi Southern City 28 Vincom Village Long Biên N/A 2013 114 23.9% Chuyển nhượng cổ phần Development Công ty CP Khách sạn và Dịch Công ty CP BĐS Việt 29 Công ty CP BĐS Việt Bắc 2013 N/A 91.3% Chuyển nhượng cổ phần vụ Đại dương Bắc 30 Hanel Ltd., Co Daewoo E&C Khách sạn Daewoo 2013 100 70% Chuyển nhượng cổ phần 31 C.T Group G.S Cù Chi G.S Cù Chi 2013 24 95% Chuyển nhượng cổ phần 32 EXS Capital Sơn Kim Group Sơn Kim Land 2013 37 N/A Chuyển nhượng cổ phần 33 Sovico Holdings Limitless Vietnam Dự án Halong Star 2013 N/A 51% Chuyển nhượng cổ phần Dự án Alaska Garden 34 FLC Group CTCP Đầu tư Địa ốc Alaska 2013 13.6 99% Chuyển nhượng cổ phần City Tập đoàn Crowndale 35 UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Khách sạn Century 2013 2.6 50% Chuyển nhượng cổ phần International Corporation 36 Công ty Điện tử Hanel Daewoo E&C Khách sạn Daewoo 2013 N/A 70% Chuyển nhượng cổ phần Khách sạn Hilton 37 Tập đoàn BRG N/A 2013 N/A N/A Chuyển nhượng cổ phần Opera VIDC & Vinaconex Hoàng 38 Perdana Park City Park City Hà Nội 2013 Chuyển nhượng cổ phần Thành 39 ReCapital Công ty Ninh Vân Bay - 2013 18.5 47% Chuyển nhượng cổ phần 40 Indochina Land Nam Long Ehome3 Tây Sài Gòn 2013 - 35% Chuyển nhượng cổ phần 41 Hưng Thịnh Land Công ty Đại Thành Dự án Hiệp Tân 2013 - 100% Chuyển nhượng dự án Khách sạn Movenpick 42 Tung Shing Group, Hong Kong Vinaland 2014 16.1 53% Chuyển nhượng cổ phần Sài Gòn 43 Lotte Mart - Pico Plaza 2014 - - Chuyển nhượng cổ phần 44 Tập đoàn Đất Xanh PPI Dự án Water Garden 2014 95% Chuyển nhượng cổ phần Dự án Đông Nam tại 45 Công ty Him Lam Hoàng Anh Gia Lai 2014 45 100% Chuyển nhượng dự án TP.Hồ Chí Minh Dự án Sky Park 46 Công ty Xây dựng Thanh Hóa Licogi16 2014 - 100% Chuyển nhượng dự án Residence Hoàng Anh Gia Lai, Quốc 47 Tập đoàn Novaland Dự án BĐS 2014 - 100% Chuyển nhượng dự án Cường Gia Lai, Hưng Phú 48 Sunwah Group Công ty Bay Water Dự án chung cư 2014 200 100% Chuyển nhượng dự án 49 Alma Group - Khu du lịch Bãi Rồng 2014 300 100% Chuyển nhượng dự án Công ty TNHH New City Dự án New City Phú 50 Sun Rise Việt Nam 2014 - - Chuyển nhượng cổ phần Properties Development Yên 51 Công ty Hòa Bình - Dự án BĐS 2014 - 100% Chuyển nhượng dự án Chuỗi các TTTM & 52 Vingroup OceanGroup 2014 N/A 70% Chuyển nhượng cổ phần siêu thị 53 GAW Capital Partners Indochina Land 04 dự án BĐS 2015 N/A 100% Chuyển nhượng dự án 54 Gamuda Land Vietnam Sacomreal Dự án Celadon 2015 44 100% Chuyển nhượng dự án Hankyu Realty và Nishi Nippon 55 Công ty địa ốc Nam Long Dự án Flora Anh Đào 2015 20 100% Chuyển nhượng dự án Railroad 56 Tập đoàn Lotte Posco Diamond Plaza 2015 - 70% Chuyển nhượng cổ phần 57 Keppel Land Công ty Tiến Phước Dự án nhà ở 2015 26.7 100% Chuyển nhượng dự án 58 Creed Group An Gia Investment Dự án nhà ở 2015 - 20% Chuyển nhượng cổ phần 59 Ibeworth Pte. Ltd CTCP Đầu tư Nam Long Dự án BĐS 2015 7 - Chuyển nhượng cổ phần 60 Tập đoàn Hưng Thịnh Công ty Đức Khải Dự án BĐS 2015 - - Chuyển nhượng dự án Công ty TNHH Luyện Cán thép CTCP phát triển BĐS Phát 61 Dự án The EverRich 2 2015 - 100% Chuyển nhượng dự án Hiệp Phát Đạt Kû YÕU HéI TH¶O QuèC TÕ DµNH CHO C¸C NHµ KHOA HäC TRÎ 812
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2