intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

HOẠT ĐỘNG MỸ THUẬT TRƯỚC NGÀY THÀNH LẬP HỘI

Chia sẻ: Sadad Adasdsad | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

66
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một tháng sau ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Triển lãm Văn hoá, một triển lãm hội tụ nhiều tác phẩm mỹ thuật đầu tiên đã được Hội Văn hoá Cứu quốc tổ chức tại nhà Khai trí Tiến Đức, Hà Nội. Ngày 7 tháng 10 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm triển lãm và phát biểu trong buổi khai mạc

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: HOẠT ĐỘNG MỸ THUẬT TRƯỚC NGÀY THÀNH LẬP HỘI

  1. HOẠT ĐỘNG MỸ THUẬT TRƯỚC NGÀY THÀNH LẬP HỘI
  2. Một tháng sau ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Triển lãm Văn hoá, một triển lãm hội tụ nhiều tác phẩm mỹ thuật đầu tiên đã được Hội Văn hoá Cứu quốc tổ chức tại nhà Khai trí Tiến Đức, Hà Nội. Ngày 7 tháng 10 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm triển lãm và phát biểu trong buổi khai mạc: “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà có bốn vấn đề cùng phải chú ý đến, cùng
  3. phải coi là quan trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá. Nhưng văn hoá là một kiến trúc thượng tầng...”. Để có triển lãm lớn này, Mỹ thuật hiện đại Việt Nam đã hình thành và phát triển được 20 năm kể từ ngày có trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Các hoạ sĩ tốt nghiệp và đang học ở trường đã học tập nghệ thuật Châu Âu hiện đại kết hợp với truyền thống dân tộc tạo nên những tác phẩm mang dấu ấn Việt. Họ đã tổ chức một số triển lãm, tổ chức nhiều nhóm mỹ thuật để hoạt động như Hội An Nam khuyến khích Mỹ thuật và Kỹ nghệ (SADEAI) ra đời tháng 5/1934 và tổ chức được một số triển lãm quan trọng vào các năm 1935, 1936, 1937, 1939. Hội Nghệ thuật An Nam (FARTA) thành lập năm 1940 với các thành viên Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Lương Xuân Nhị, Nguyễn Khang... tổ chức được 2 cuộc triển lãm vào năm 1943, 1944 tại Nhà Khai trí Tiến Đức. Năm 1943, Đề cương Văn hoá Việt Nam do đồng chí Trường Chinh khởi thảo đã có tác động lớn đến nhiều văn nghệ sĩ, một số hoạ sĩ trường Mỹ thuật Đông Dương đã tham gia các hoạt động trong Hội Văn hoá Cứu quốc góp phần vào thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng 8 bằng nghề nghiệp của mình. Hội Văn hoá Cứu quốc đã tập hợp các hoạ sĩ tổ chức hai cuộc triển lãm Mỹ thuật lớn trong đó có triển lãm Văn hoá và triển lãm Mỹ thuật tháng 8 với hàng trăm tác phẩm của 73 hoạ sĩ và nhà điêu khắc trong nước và Việt kiều ở nước ngoài. Bác Hồ đã đến dự và nói
  4. chuyện với các tác giả, hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung, Văn Giáo sau ngày khai mạc đã lên đường Nam tiến. Cũng vào thời kỳ này, thể theo giới thiệu của Hội Văn hoá cứu quốc Bác Hồ đã cho phép các hoạ sĩ: Tô Ngọc Vân, Nguyễn Đỗ Cung và Nhà điêu khắc Nguyễn Thị Kim vào Phủ Chủ tịch vẽ và nặn tượng Bác trong khi Bác làm việc. Toàn quốc kháng chiến bùng nổ, nhiều hoạ sĩ, nhà điêu khắc đã lên đường vào các chiến khu phục vụ trong các đoàn văn hoá kháng chiến, báo chí, quân đội, một số khác phục vụ trong vùng địch hậu. Nhiều nhóm mỹ thuật đã được thành lập tại các chiến khu, ở Việt Bắc có Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Trần Đình Thọ, Phan Kế An, Nguyễn Khang, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng, Dương Bích Liên, Bùi Trang Chước, Tạ Thúc Bình, Quang Phòng, Phan Thông...; ở Khu 4 có Nguyễn Thị Kim, Phạm Văn Đôn, Nguyễn Văn Tỵ, Nguyễn Sỹ Ngọc, Nguyễn Đức Nùng, Văn Bình...; ở khu 3 có Lê Quốc Lộc, Lương Xuân Nhị, Huỳnh Văn Thuận, Mai Văn Nam, Lê Phả...; ở khu 5, có Nguyễn Đỗ Cung, Hoàng Kiệt, Vương Trình, Văn Giáo...; ở Nam bộ, có Huỳnh Văn Gấm, Trần Văn Lắm, Diệp Minh Châu, Nguyễn Kao Thương, Nguyễn Hiêm...; ở Quân đội, có Mai Văn Hiến, Nguyễn Bích, Nguyễn Đức Toàn... Với lực lượng khá hùng hậu của giới văn nghệ, trong đó có mỹ thuật, từ ngày 23 đến 25/7/1948, Đại hội Văn nghệ toàn quốc đã được tổ chức tại Chiến khu Việt
  5. Bắc. Ban chấp hành Hội gồm 17 văn nghệ sĩ, trong đó, ngành mỹ thuật có 3 uỷ viên: hoạ sĩ Trần Văn Cẩn, Nguyễn Đỗ Cung (Đại biểu cho Nam Trung bộ) và Huỳnh Văn Gấm (Đại biểu cho Nam bộ). Giới mỹ thuật trong Hội Văn nghệ đã tập hợp các nghệ sĩ đi vào cuộc kháng chiến gian khổ, tổ chức nhiều lớp vẽ, xưởng vẽ, triển lãm... phục vụ cách mạng và nhân dân. Đặc biệt, chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ hai và kỷ niệm 5 năm toàn quốc Kháng chiến, một cuộc triển lãm mỹ thuật lớn đã được tổ chức khai mạc ngày 10/12/1951 tại Chiêm Hoá, Tuyên Quang với hơn 300 tác phẩm và nhiều chất liệu sáng tác khác nhau. Bác Hồ đã gửi thư cho các hoạ sĩ, trong thư Bác viết “Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Trường Mỹ thuật kháng chiến do hoạ sĩ Tô Ngọc Vân làm hiệu trưởng đã khai giảng và đào tạo khoá đầu tiên với 22 sinh viên được tuyển chọn từ các cơ quan, đơn vị về học tập, nhiều người trong số họ sau này đã trở thành những hoạ sĩ danh tiếng. Năm 1954, Hoà bình được lập lại ở miền Bắc, nhiều hoạ sĩ, nhà điêu khắc từ các chiến khu trở về từ Thủ đô, cùng với các hoạ sĩ miền Nam tập kết ra Bắc và các hoạ sĩ ở nội thành Hà Nội đã tạo nên một lực lượng đông đảo tập hợp trong Ban mỹ thuật của Hội Văn nghệ Việt Nam. Chào mừng thủ đô Hà Nội được giải phóng, tháng 11 năm 1954, tại Nhà hát Lớn thành phố Hà Nội đã tổ chức triển lãm Mỹ thuật lớn, giới thiệu 594 tác phẩm được sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và đầu những ngày hoà bình mới lập lại. Lực lượng Mỹ thuật trong Ban Mỹ
  6. thuật thuộc Hội Văn nghệ Việt Nam đã ngày càng lớn mạnh cả về lực lượng sáng tác và số lượng tác phẩm, đòi hỏi một tổ chức mới cho phù hợp với sự phát triển. Năm 1957, các Hội Mỹ thuật, Hội Nhà Văn, Hội Sân khấu, Hội âm Nhạc đã được thành lập, trực thuộc Hội Văn nghệ Việt Nam.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2