intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hoạt động tài chính vi mô hỗ trợ phụ nữ giảm nghèo tại Thanh Hóa: Cơ hội và thách thức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

33
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu các tổ chức tài chính vi mô nhằm khai thác được các cơ hội và vượt qua những thách thức, trên cơ sở đó góp phần phát triển ngành tài chính vi mô hướng tới hỗ trợ phụ nữ nghèo tỉnh Thanh Hoá. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hoạt động tài chính vi mô hỗ trợ phụ nữ giảm nghèo tại Thanh Hóa: Cơ hội và thách thức

  1. HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ HỖ TRỢ PHỤ NỮ GIẢM NGHÈO TẠI THANH HOÁ: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TS. Đào Thu Trà Trường ĐH Hồng Đức Tóm tắt Tài chính vi mô (TCVM) là một công cụ hữu hiệu đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam. Nghiên cứu đề cập đến thực trạng hoạt động tài chính vi mô tỉnh Thanh Hoá, các cơ hội và thách thức đối với tài chính vi mô cho đối tượng phụ nữ nghèo đồng thời đưa ra một số đề xuất với Nhà nước, các tổ chức tài chính vi mô nhằm khai thác được các cơ hội và vượt qua những thách thức, trên cơ sở đó góp phần phát triển ngành tài chính vi mô hướng tới hỗ trợ phụ nữ nghèo tỉnh Thanh Hoá. Từ khóa: Tài chính vi mô, cơ hội, thách thức, phụ nữ nghèo 1. Giới thiệu Trong nỗ lực hội nhập nền kinh tế toàn cầu, không thể không giải quyết vấn đề giảm đói nghèo và bất bình đẳng giới, tuy nhiên người nghèo vẫn chưa thoát khỏi vòng luẩn quẩn giữa thiếu kiến thức, thiếu vốn, thiếu kỹ thuật, năng suất thấp và thu nhập thấp. 100% số người nghèo được hỏi họ cần gì nhất để giảm nghèo thì câu trả lời là Vốn [3]. Tuy nhiên trên thực tế người nghèo không phải đối tượng khách hàng được quan tâm của các ngân hàng thương mại vì rất nhiều những điều kiện cần để được là đối tượng được chăm sóc thì người nghèo lại không có. Trong hoàn cảnh này, TCVM là một công cụ hữu hiệu nhằm giảm thiểu tình trạng đói nghèo, giúp người nghèo có thể thoát khỏi tình trạng thiếu thốn, trong đó phụ nữ nghèo là đối tượng được quan tâm hàng đầu. Ở Việt Nam hiện nay, phát triển hoạt động tài chính được coi như một giải pháp quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo đặc biệt là đối với đối tượng phụ nữ. 2. Vai trò của hoạt động TCVM tỉnh Thanh Hoá đối với phụ nữ nghèo tỉnh Thanh Hoá Tài chính vi mô có thể hiểu là việc cung cấp một phạm vi rộng các dịch vụ tài chính như nhận tiền gửi, cung ứng khoản vay, dịch vụ thanh toán, bảo hiểm, chuyển tiền cho người nghèo hoặc các hộ gia đình có thu nhập thấp, cho những hoạt động kinh doanh cá thể hoặc các doanh nghiệp rất nhỏ (Ngân hàng Phát triển Châu Á, 2014). Hoạt động TCVM có những đặc điểm như đối tượng khách hàng là người nghèo thường không có tài sản thế chấp vì vậy rủi ro tín dụng tăng cao; do đối tượng khách hàng là người nghèo nên các khoản cho vay của TCVM thường có quy mô nhỏ; chi phí của hoạt động TCVM bị tăng cao do chi phí quản lý nhiều khoản vay nhỏ sẽ lớn hơn chi phí quản lý một số ít khoản vay lớn. Phương thức cho vay thường theo tổ, nhóm. Vai trò của TCVM được thể hiện trên cả hai khía cạnh kinh tế và xã hội. Về khía cạnh kinh tế, TCVM thực hiện chức năng tài chính, huy động vốn và cho vay, là trung gian giữa người cho vay và người đi vay, bên cạnh đó thực hiện các dịch vụ như thanh toán, bảo hiểm... cho đối tượng có thu nhập thấp, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của đối tượng này. Tài chính vi mô đặt bước chân đầu tiên tại Thanh Hóa vào năm 1998 tại 3 xã nghèo đặc biệt khó khăn của huyện Nông Cống: Thăng Bình, Vạn Thắng, Công Chính, nơi người dân địa phương thường nói “được mùa Nông Cống, sống tỉnh Thanh” với số vốn vay ban đầu là 90 triệu đồng, thành viên là 300 người, mức vay là 300.000đ/người. Trải qua 20 năm hoạt động các tổ chức TCVM đã mở rộng mạng lưới hoạt động của mình và đang phục vụ hàng trăm nghìn thành viên vay vốn, dư nợ cho vay đạt hơn 10 nghìn tỷ đồng, tỷ lệ thu hồi vốn đạt 99,97%, giúp 10% - 15% thành viên thoát nghèo hàng năm [5]. Về khía cạnh xã hội, TCVM là công cụ hữu hiệu của công cuộc xóa đói giảm nghèo, tạo điều kiện cho người có thu nhập thấp tiếp cận được với các dịch vụ tài chính từ đó giúp họ tăng năng lực 283
  2. đồng thời khuyến khích họ có động lực tự phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, tránh tâm lý ỷ lại, trông chờ vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Đặc biệt, đối với phụ nữ nghèo tỉnh Thanh Hoá nhờ có TCVM đã nâng cao vị thế của mình. Khi tham gia chương trình của tổ chức TCVM, phụ nữ sẽ được trực tiếp quản lý tiền, tiếp cận với tri thức khiến cho họ có quyền nhiều hơn trong các vấn đề của gia đình và xã hội, dẫn tới họ và chồng đã cùng nhau ra quyết định trong các vấn đề kinh tế và đời sống. Tài chính vi mô triển khai mang lại niềm hy vọng mới cho chị em phụ nữ nghèo khó có khả năng tiếp cận với các dịch vụ tài chính chính thức. Đồng thời tạo nên phong trào phụ nữ tương thân tương ái, đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau. Chương trình còn giúp chị em nâng cao mức sống, tự tin, cải thiện vị trí của người phụ nữ trong gia đình và xã hội. Với phương pháp tiếp cận gần gũi, thân thiện, hiệu quả, Chương trình đã có sức lan tỏa nhanh chóng. Từ đó họ đã đóng góp đáng kể vào tài chính gia đình, trên cơ sở đó giúp họ dành thêm sự tôn trọng từ gia đình, tránh các mâu thuẫn về kinh tế trong gia đình, và được họ hàng nhà chồng coi trọng hơn. Đối với phụ nữ nghèo tỉnh Thanh Hoá: Phụ nữ đang là lực lượng đông đảo nhất trong cơ cấu dân cư và cơ cấu lao động nông thôn. Phụ nữ là người đảm nhiệm hầu như toàn bộ công việc nội trợ gia đình, là người quản lý thực tế các nguồn lực gia đình, có vai trò quan trọng cùng với chồng quyết định các đầu tư, chi tiêu lớn trong sản xuất, kinh doanh, trong xây dựng nhà cửa và mua sắm các tiện nghi sinh hoạt đắt tiền của gia đình. Trong rất nhiều chương trình TCVM, phụ nữ nghèo là đối tượng khách hàng quan trọng, chủ yếu của các sản phẩm TCVM. Bởi phụ nữ là những người tiết kiệm tích cực và có tỷ lệ hoàn trả các khoản vay cao hơn nam giới. Đồng thời, phần lớn trong các hộ gia đình nghèo, họ là trụ cột chính kiếm tiền nuôi cả gia đình. Trong thời gian qua, trên cơ sở nguồn vốn vay ủy thác của ngân hàng chính sách kết hợp với nhiều phong trào thi đua thiết thực, nhiều giải pháp sáng tạo, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Tuy nhiên, công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh nói chung, phụ nữ nghèo nông thôn nói riêng chưa đạt hiệu quả cao. Thanh Hóa vẫn luôn là tỉnh có số hộ nghèo đông nhất xếp thứ nhất trong cả nước với tỷ lệ hộ nghèo năm 2016 là 10,9%; năm 2017 là 8,40%, trong khi đó tỷ lệ hộ nghèo bình quân cả nước là 6,93% [Niên gián thống kê năm 2016, 2017]. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả trên nhưng theo nghiên cứu của tác giả nguyên nhân chủ yếu là do tồn tại các rào cản hạn chế sự tiếp cận của phụ nữ nghèo nông thôn đến các dịch vụ TCVM. Do đó, phụ nữ nghèo nông thôn không thể tiếp cận được với các dịch vụ TCVM để có vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh, để từ đó thoát nghèo và làm giàu từ chính khả năng của họ. Chính vì vậy, đòi hỏi phải có giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ TCVM cho phụ nữ nghèo nông thôn để từ đó giúp họ có được vốn để thoát nghèo. 3. Thực trạng hoạt động của các tổ chức TCVM tỉnh Thanh Hoá Các dịch vụ tài chính, đặc biệt là tín dụng đã được sử dụng như một trong những công cụ quan trọng cho công cuộc giảm nghèo, thông qua các biện pháp khuyến khích hoạt động của các tổ chức TCVM phi chính phủ, mở rộng hoạt động của NHCSXH đến từng thôn bản... Tuy vậy, chất lượng các dịch vụ này và mức độ đáp ứng nhu cầu khách hàng vẫn còn là một vấn đề lớn. Các tổ chức tham gia cung cấp dịch vụ TCVM chính trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá được chia thành ba nhóm chính như sau: (1) Tổ chức TCVM chính thức bao gồm các Ngân hàng thương mại tham gia cung cấp dịch vụ TCVM như Agribank, Ngân hàng thương mại CP Bưu điện Liên Việt (vừa mua lại Công ty Tiết kiệm bưu điện vào cuối năm 2010), Ngân hàng CSXH, Quỹ TDND và Tổ chức TCVM Thanh Hoá; Tổ chức Tài chính quy mô nhỏ Tình Thương (Quỹ TYM); (2) Tổ chức TCVM bán chính thức bao gồm các chương trình TCVM của các dự án phát triển quốc gia, quỹ xã hội, các tổ chức phi chính phủ hoạt động TCVM; (3) Khu vực phi chính thức gồm các hộ buôn bán, hội tín dụng, họ hụi… Ba tổ chức dẫn đầu thị trường TCVM về cả quy mô hoạt động và số lượng khách hàng là: NHCSXH, Quỹ TDND và TCVM Thanh Hoá. 284
  3. Các TCTCVM NHCSXH Quỹ TDND TCTCVM 26 chi nhánh TCVM Thanh Hoá TYM 64 QTDND CS 635 xã 9 chi nhánh 465 cụm 247 chi nhánh 8.306 tổ tiết kiệm 268 xã 59 xã 4.217 tỷ dư nợ 8.176 tỷ dư nợ Dư nợ 330 tỷ Dư nợ 190 tỷ 450.000 KH \ 37,5 ngàn KH 22 ngàn KH 1.600 ngàn KH Nguồn tổng hợp từ các báo cáo của các TCTCVM Nhìn chung hoạt động của hệ thống TCVM tỉnh Thanh Hoá năm 2018 đã có những bước phát triển tích cực, môi trường pháp lý dần được hoàn thiện, các tổ chức được cấp phép đi vào hoạt động ổn định và phát triển, các chương trình dự án của TCVM đang được hoàn thiện theo quyết định 20/2017/QĐ-Tg của Thủ tướng Chính phủ quy định về hoạt động của tổ chức TCVM. Về khách hàng Nguồn tổng hợp từ các báo cáo của các TCTCVM 285
  4. Nhìn chung các tổ chức TCVM đã và đang hướng tới phụ nữ nghèo trong việc giúp họ thoát khỏi chiếc vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói bằng những hoạt động thiết thực. Khách hàng là phụ nữ của những tổ chức TCVM lên tới 92%, khách hàng vay vốn có thu nhập thấp chiếm 71% tổng số khách hàng vay vốn. Mức vốn cao nhất mà các hộ được vay lên tới 50 triệu đồng và thấp nhất là 1 triệu đồng. Bình quân dư nợ trên một khách hàng là15 triệu đồng. Điều này khẳng định các tổ chức TCVM tỉnh Thanh Hoá đã tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước về giới hạn cho vay đối với khách hàng tài chính vi mô. Về dư nợ cho vay Tính đến thời điểm 31/12/2018, các tổ chức TDVM đã có dự nợ đủ tiêu chuẩn đạt trên 95% tổng dư nợ cho vay. Đặc biệt 2 tổ chức tín dụng TCVM là TYM và tổ chức TCVM Thanh Hoá con số này đạt 99,97%. Nợ xấu chiếm 4,7% dư nợ hiện nay nằm chủ yếu ở Quỹ tín dụng nhân dân các đơn vị cơ sở huyện Hoàng Hoá, Hải Tiến và Tĩnh Gia. Mức vốn cao nhất mà các hộ được vay lên tới 50 triệu đồng và thấp nhất là 1 triệu đồng. Bình quân dư nợ trên một khách hàng là 15 triệu đồng. Điều này khẳng định các tổ chức TCVM tỉnh Thanh Hoá đã tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước về giới hạn cho vay đối với khách hàng tài chính vi mô. 4. Cơ hội và thách thứctrong phát triển hoạt động TCVM hỗ trợ phụ nữ giảm nghèo tại Thanh Hoá Cơ hội Thứ nhất, hoạt động TCVM nhận được sự quan tâm hỗ trợ của Chính phủ. Trên quan điểm coi TCVM là một công cụ hữu hiệu của chiến lược xóa đói giảm nghèo, TCVM nhận được sự quan tâm lớn của Chính phủ. Ngày 06/12/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2195/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mô tại Việt Nam đến năm 2020” với các giải pháp trọng tâm về xây dựng môi trường pháp lý phù hợp với đặc thù của hoạt động TCVM, nâng cao năng lực hoạch định chính sách và quản lý của cơ quan quản lý nhà nước, nâng cao năng lực của các tổ chức TCVM, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về TCVM... đã cho thấy sự quan tâm, nhìn nhận của Đảng, Chính phủ đối với vai trò của hoạt động TCVM tại Việt Nam. Là tỉnh đi đầu trong công tác triển khai các sản phẩm TCVM đến người nghèo không nằm ngoài sự quan tâm của Đảng và Chính phủ trong hoạt động TCVM, từ năm 2012 các tổ chức TCVM tỉnh Thanh Hoá đã được bổ sung nguồn vốn hoạt động gần 20 tỷ đồng và đến năm 2020 các tổ chức TCVM sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ về vốn từ Chính phủ để mở rộng hoạt động, tăng khả năng tiếp cận vốn cho người có thu nhập thấp. Tuy nhiên, vấn đề huy động vốn của các tổ chức TCVM hiện nay vẫn rất khó khăn. Thứ hai, riêng với đối tượng là phụ nữ, TCVM có cơ hội phát triển lớn hơn nhờ sự trợ giúp của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam luôn chủ động tích cực trong việc giúp phụ nữ xóa đói giảm nghèo thông qua phát triển sản xuất kinh doanh, trong đó TCVM là một công cụ hữu hiệu. Năm 1992, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã thành lập tổ chức tài chính vi mô Tình Thương (TYM), trải qua 26 năm phát triển và trưởng thành, tổ chức này đã giúp đỡ hàng nghìn chị em phụ nữ thoát nghèo bền vững, vươn lên làm giàu, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của đất nước. Năm 2017 TCVM Tình Thương chi nhánh Thanh Hoá đã huy động được hơn 78 tỷ đồng tiết kiệm từ thành viên và khách hàng. Cho đến nay, TCVM Tình Thương vẫn đảm bảo được tỷ lệ hoàn trả lên tới 99,99% [TYM, 2018] . Bên cạnh đó, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam còn là tổ chức tham gia quản lý dư nợ ủy thác lớn nhất từ Ngân hàng Chính sách Xã hội là đơn vị TCVM có quy mô lớn nhất hiện nay ở Thanh Hoá. Ngoài ra, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam còn hợp tác với các tổ chức quốc tế nhằm cung cấp các chương trình TCVM cho phụ nữ nghèo một cách hiệu quả. Thách thức Thứ nhất là thách thức về nguồn vốn. Về huy động vay trong nước: Với các tổ chức TCVM chính thức, nguồn thu từ huy động cũng chưa đáp ứng được nhu cầu cho vay. Như tại Ngân hàng CSXH Thanh Hoá, khoản tiền gửi 286
  5. huy động của ngân hàng chỉ có thể đáp ứng 4,89% nhu cầu cho vay nên vẫn còn phụ thuộc nhiều vào ngân sách hoặc vốn huy động Nhà nước. Đồng thời, khả năng huy động vốn từ thị trường thứ cấp (giữa các tổ chức tín dụng với nhau) và từ Ngân hàng Nhà nước của các tổ chức TCVM được thành lập vẫn rất hạn chế. Về huy động vay vốn quốc tế: Với các tổ chức TCVM bán chính thức, nguồn vốn tài trợ không hoàn lại từ các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ đang có xu hướng giảm dần, đặc biệt là sau năm 2010, Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình. Việc tài trợ dưới hình thức cấp vốn không hoàn lại không được khuyến khích và chủ yếu chỉ kèm theo các khoản vay nhằm hỗ trợ nâng cao năng lực cho chính tổ chức tài chính vi mô. Các tổ chức quốc tế tiếp tục hợp tác với các tổ chức TCVM Thanh Hoá như tổ chức Kiva, Oikocredit, BOPA… Xu hướng hiện tại của các nhà tài trợ là khuyến khích các tổ chứcTCVM hoạt động theo hướng bền vững, thu đủ bù chi do vậy tăng cường cấp vốn dưới các hình thức thương mại như cho vay, bảo lãnh vay đối với các tổ chức TCVM trên cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động của các tổ chức này. Nguồn tổng hợp từ các báo cáo của các TCTCVM Thứ hai là thách thức về chi phí cao. Do đối tượng của TCVM là người có thu nhập thấp nên các khoản cho vay có quy mô nhỏ. Với tổng giá trị dư nợ cho vay ngang nhau, chi phí quản lý nhiều khoản cho vay nhỏ sẽ lớn hơn chi phí quản lý một số ít khoản cho vay lớn. Tương tự như vậy với nguồn vốn huy động từ tiết kiệm của người có thu nhập thấp thường là có quy mô nhỏ cũng dẫn đến chi phí của các tổ chức TCVM bị tăng cao. Đây là một thách thức lớn đối với các tổ chức TCVM để có thể tồn tại trong bối cảnh các khoản tài trợ giảm dần, phải hoạt động bền vững trên cơ sở thu đủ bù chi. Thanh Hoá là tỉnh rộng lớn, địa hình phức tạp, thiên tai xảy ra thường xuyên dẫn đến việc tiếp cận và triển khai các hoạt động của TCVM gặp nhiều khó khăn, chi phí tăng cao. Thứ ba là năng lực của nhiều tổ chức TCVM vẫn còn hạn chế. Đặc biệt là các tổ chức thuộc nhóm bán chính thức các cán bộ là nữ chiếm tỷ lệ hơn 80%, năng lực của một số cán bộ chưa cao, trong khi khách hàng chính là phụ nữ thu nhập thấp cần có sự quan tâm, hướng dẫn cụ thể về cách quản lý tài chính và hướng dẫn cách làm kinh tế. Quy mô hoạt động của các tổ chức còn hạn chế, sản phẩm dịch vụ tài chính chưa đa dạng, chất lượng dịch vụ chưa cao. Bên cạnh đó, năng lực quản trị rủi ro và công bố thông tin của các tổ chức TCVM còn rất khiêm tốn. Sự phối hợp trong hoạt động giữa các tổ chức TCVM trong nước cũng như phối hợp với ngành TCVM quốc tế còn hạn chế. Nhiều dự án TCVM có cán bộ kiêm nhiệm không có tính chuyên nghiệp. Một số tổ chức do thiếu thông tin, thiếu kỹ năng quản trị điều hành, quản lý tài chính yếu kém đã không thể tiếp tục hoạt động được sau khi nhà tài trợ rút khỏi chương trình, bàn giao cho địa phương tự quản lý. Thứ tư là do đặc thù của hoạt động TCVM là nhỏ lẻ, nằm cả ở những địa bàn xa xôi hẻo lánh kém phát triển, không có đầu mối tập trung báo cáo, quản lý trong đó nhiều chương trình, dự 287
  6. án chỉ được quản lý bởi cấp chính quyền cơ sở. Rất nhiều chương trình, dự án đang hoạt động TCVM vẫn áp dụng kế toán theo phương thức thủ công. Điều này khiến cho việc điều tra, khảo sát và tổng hợp số liệu về hoạt động TCVM trên địa bàn cả nước vẫn là một thách thức lớn, gây khó khăn cho công tác hoạch định chính sách và quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với lĩnh vực TCVM. Hiện nay chỉ có NHCSXH và Quỹ TDND có độ phủ cao đến tận các xã vùng sâu xa, còn các ngân hàng thương mại và các tổ chức TCVM khác vẫn chỉ hoạt động trên địa bàn đông dân cư là chủ yếu. 4. Kết luận và đề xuất Trong triển vọng phát triển ngành tài chính vi mô Thanh Hoá có nhiều cơ hội đồng thời cũng đối mặt với nhiều thách thức to lớn. Để tận dụng được cơ hội và vượt qua những thách thức này nhóm tác giả có một số dề xuất như sau: 4.1. Đối với Nhà nước Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho ngành TCVM, tiếp tục hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật cho ngành này theo hướng đảm bảo môi trường hoạt động bình đẳng cho các tổ chức TCVM. Tránh tình trạng các tổ chức TCVM chính thức và bán chính thức tuy cùng phục vụ cho một nhóm đối tượng khách hàng song hoạt động ở mỗi khu vực đang được điều chỉnh bởi các quy định pháp lý riêng biệt, chưa có sự thống nhất. Điều này tạo ra môi trường không bình đẳng cho các tổ chức hoạt động trong ngành. Thứ hai, để góp phần phát triển các tổ chức TCVM, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích các tổ chức tài chính tín dụng đầu tư vào các tổ chức TCVM với vai trò cổ đông chiến lược. Hình thức khuyến khích có thể xem xét đến các chính sách về thuế thu nhập doanh nghiệp, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu... Khi các tổ chức tài chính tín dụng trở thành các cổ đông chiến lược của các tổ chức TCVM thì không những có thể góp phần giải quyết vấn đề nguồn vốn của TCVM mà các tổ chức tài chính tín dụng còn có thể giúp các tổ chức TCVM nâng cao tính chuyên nghiệp trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính. Thứ ba, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi về lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay đối với các tổ chức TCVM, cho phép cao hơn quy định tạo điều kiện cho các tổ chức TCVM có thể huy động được vốn, tạo nguồn vốn hoạt động ổn định. Mặt khác, lãi suất cho vay cao hơn các mức vay thông thường nhằm đảm bảo tính linh hoạt với từng đối tượng vay, đặc biệt là đảm bảo thu nhập đủ bù đắp chi phí. Trên cơ sở đó, các tổ chức tài chính vi mô mới có thể tồn tại lâu dài. 4.2. Đối với các tổ chức tài chính vi mô Thứ nhất, các tổ chức TCVM cần nâng cao năng lực hoạt động, nâng cao tính chuyên nghiệp trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính, nâng cao khả năng quản trị rủi ro trên cơ sở cần có hệ thống báo cáo đầy đủ, đáp ứng các yêu cầu kế toán, quản trị và phải tuân thủ triệt để các tiêu chí an toàn hoạt động. Điều này cần được tiến hành trên cơ sở lực lượng cán bộ khung của tổ chức tài chính vi mô phải có trình độ chuyên nghiệp. Từ đó, các tổ chức TCVM mới có thể hoạt động bền vững và phát triển. Ngoài ra, các nhân sự còn lại có thể làm việc bán thời gian theo chế độ hưởng hoa hồng nhằm làm gọn nhẹ bộ máy hoạt động và tiết kiệm chi phí cho tổ chức TCVM. Các nhân sự này có thể là thành viên các đoàn thể ở phường, xã hoặc nhân viên khuyến nông, bảo hiểm... Tuy nhiên, họ cần được đào tạo các kiến thức cơ bản về hoạt động TCVM. Thứ hai, các tổ chức TCVM cần tập trung vào phân khúc khách hàng mục tiêu nhiều hơn nữa (các phụ nữ nghèo, hộ có thu nhập thấp, nơi vùng có ảnh hưởng của biến đổi khi hậu…). Mở rộng thị trường hoạt động, các cụm, cơ sở có mặt tại các xã thôn bản. Trọng tâm vào việc định vị hình ảnh trên thị trường. Thứ ba, các tổ chức TCVM cần đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ. Đối với dịch vụ cho vay cần phát triển các sản phẩm phù hợp cho vay nhỏ lẻ như cho vay trả góp, lưu vụ với mức lãi suất có tích lũy. Đối với các dịch vụ thanh toán, bảo hiểm, chuyển tiền... cần phát triển theo nhu cầu và năng lực của tổ chức tài chính vi mô. Trong tương lai phát triển các sản phẩm tài chính phái 288
  7. sinh để phòng ngừa rủi ro và tăng hiệu quả hoạt động. Tăng cường các dịch vụ tang thêm cho khách hang đặc biệt là hoạt động đào tạo giáo dục tài chính. Cần tạo ra các sản phẩm mới, thu hút khách hàng mới đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Thu Trang (2017), Hoạt động tài chính vi mô: Mô hình triển khai trên thế giới, kinh nghiệm đối với Việt Nam, Hội thảo TCVM, trang 127-136 2. Châu Anh (2016), Tổ chức tài chính vi mô: Cơ hội thoát nghèo cho nhiều phụ nữ, Báo Dân sinh online, truy cập lần cuối ngày 1/6 từ http://baodansinh.vn/to- chuc-tai-chinh-vi-mo--co- hoi-thoat-ngheo-cho-nhieu-phu-nu-d34761.html 3. Đại sứ quán Pháp (2018), Hỗ trợ phát triển khung pháp lý tài chính vi mô tại Việt Nam, truy cập lần cuối ngày 5/6 từ https://vn.ambafrance.org/Ho-tro-pha- trien-khung-phap-ly-tai- chinh-vi-mo-tai-Viet-Nam 4. Báo cáo kết quả hoạt động tài chính vi mô năm 2018, Tổ chức tài chính vi mô TNHH Thanh Hoá (2018) 5. Báo cáo kết quả hoạt động ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thanh Hoá 2018 (2018) 6. Nam Khánh (2018), Phát triển mạng lưới tài chính vi mô để hỗ trợ phụ nữ xóa đói giảm nghèo, Tạp chí Lao động và Xã hội, truy cập lần cuối ngày 3/6 từ http://laodongxahoi.net/phat- trien-mang-luoi-tai-chinh-vi-mo-de-ho-tro-phu-nu- xoa-doi-giam-ngheo-1309278.html 7. Tiến Đông (2019), Tổ chức TCVM Thanh Hoá TYM đồng hành cùng phụ nữ nghèo tỉnh Thanh Hoá, báo Đời sống xã hội online. 8. TYM (2018), Kết quả, truy cập lần cuối ngày 5/6 từ http://www.tymfund.org.vn/ket-qua/ 9. Việt Phong, Phương Chi (2017), Hơn 3,5 triệu phụ nữ vay vốn thoát nghèo, Báo Nhân dân điện tử, truy cập lần cuối ngày 3/6 từ http://nhandan.com.vn/kinhte/chuyen-lam- an/item/32249802-hon-3-5-trieu- phu-nu-vay-von-thoat-ngheo.html 10. World Bank (2013), Giảm nghèo ở Việt Nam: Tiến bộ ấn tượng, Thách thức mới nổi, truy cập lần cuối ngày 5/6 từ http://www.worldbank.org/vi/news/feature/2013/01/24/poverty- reduction-in- vietnam-remarkable-progress-emerging-challenges 289
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
24=>0