intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số vấn đề đặt ra đối với tài chính vi mô ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: Tưởng Bách Xuyên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:22

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Một số vấn đề đặt ra đối với tài chính vi mô ở Việt Nam hiện nay" đề cập đến thực trạng tài chính vi mô ở Việt Nam hiện nay và một số vấn đề còn tồn tại của TCVM, đồng thời đề xuất một số giải pháp phát triển tài chính vi mô trong thời kỳ mới. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số vấn đề đặt ra đối với tài chính vi mô ở Việt Nam hiện nay

  1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI TÀI CHÍNH VI MÔ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ThS. Trần Thị Thu Trang ThS. Lê Thanh Huyền Trường Đại học Thương Mại Tóm tắt Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích ấn tượng về phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo trong thời kỳ đổi mới của đất nước. Trong số những thành tựu đó, có phần đóng góp đáng khích lệ của hoạt động tài chính vi mô (TCVM), với sự tham gia tích cực của các tổ chức, chương trình TCVM trên khắp cả nước. Các hoạt động TCVM đã giúp người nghèo vượt qua khó khăn, thách thức để không ngừng vươn lên phát triển kinh tế gia đình và đóng góp vào phát triển kinh tế đất nước. Thực tế đã chứng minh rằng, TCVM là một công cụ xóa đói giảm nghèo hiệu quả cho mọi nền kinh tế, đặc biệt là ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên trước bối cảnh mới của nền kinh tế, tài chính vi mô có nhiều cơ hội nhưng cũng không ít khó khăn và thách thức. Bài viết đề cập đến thực trạng TCVM ở Việt Nam hiện nay và một số vấn đề còn tồn tại của TCVM, đồng thời đề xuất một số giải pháp phát triển TCVM trong thời kỳ mới. Từ khóa: tài chính vi mô, xóa đói giảm nghèo Abstract Vietnam has achieved considerable success in economic growth and poverty reduction. Micro credit has had significant contribution to the success with the participation of organizations and programs all over the country. Micro credit helps the poor to improve their lives and contribute to the development of the country. In reality, micro credit has become effective tool for poverty reduction of every country, especially developing countries, including Vietnam. However, in the context of the economy, micro credit has many opportunities but faces many challenges. This article summarize the current state and some remaining problems of micro credit, the author also suggests some solutions to develop microcredit in new stage. Key words: Micro credit, poverty reduction 543
  2. Đặt vấn đề Kể từ khi ra đời cho đến nay, TCVM đã trở thành một công cụ hữu hiệu góp phần không nhỏ trong công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam. Tuy nhiên trước những đòi hỏi mới của nền kinh tế, các tổ chức TCVM Việt Nam có được nhiều cơ hội nhưng cũng phải đối mặt với không ít thách thức của cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế thế giới và trong nước cũng có nhiều biến động khó lường, do đó TCVM cần phát triển hơn nữa để tồn tại và khẳng định vai trò của mình trong nền kinh tế - xã hội. Chính vì vậy mà phải có phương hướng, giải pháp phát triển để từ đó đáp ứng được yêu cầu của thị trường và nhu cầu của người dân, để ngày càng góp phần vào công cuộc cải tạo xã hội, xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam. 1. Một số vấn đề lý luận về tài chính vi mô 1.1. Khái niệm tài chính vi mô Có nhiều quan điểm khác nhau được đưa ra về tài chính vi mô, dưới đây là một số quan điểm được nhiều học giả công nhận: Tài chính vi mô được coi là một phương pháp phát triển kinh tế nhằm mang lại lợi ích cho cư dân thu nhập thấp. (Joanna Ledgerwood, cẩm nang hoạt động tài chính vi mô) TCVM bao gồm các giao dịch tài chính tương đối nhỏ, đặc biệt là cung cấp tín dụng nhỏ cho các doanh nghiệp vi mô và/hoặc cá nhân và huy động tiết kiệm nhỏ của họ. (TS Đào Văn Hùng, Phát triển hoạt động tài chính vi mô ở Việt Nam, NXB lao động xã hội) Theo Quỹ Đầu tư phát triển Liên hiệp quốc: TCVM là việc cung cấp dịch vụ tài chính cho những người không tiếp cận được với hệ thống tài chính chính thức. Theo ADB: TCVM là việc cung cấp các dịch vụ tài chính như gửi tiền, cho vay, các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền và bảo hiểm tới các hộ nghèo, hộ thu nhập thấp và các doanh nghiệp quy mô nhỏ. Theo Nghị định số 28/2005/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của các tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam: TCVM được hiểu là tài chính quy mô nhỏ, đó là “hoạt động cung cấp một số dịch vụ tài chính, ngân hàng nhỏ, đơn giản (bao gồm dịch vụ tín dụng quy mô nhỏ, nhận tiền gửi tiết kiệm bắt buộc, tiền gửi tự nguyện, một số dịch vụ thanh toán) cho các hộ gia đình, cá nhân có thu nhập thấp, đặc biệt là hộ gia đình nghèo và người nghèo” Như vậy có thể thấy rằng TCVM là việc cung cấp các dịch vụ tài chính nhỏ cho các chủ thể không tiếp cận được với kênh tài chính chính thức, chủ yếu là người nghèo. 544
  3. 1.2. Đặc điểm của tài chính vi mô Với cách hiểu về tài chính vi mô như trên, ta có thể đưa ra một số đặc điểm của tài chính vi mô như sau: + Tài chính vi mô thường là các khoản vay nhỏ, đặc trưng vốn lưu động Các tổ chức TCVM thường xuyên cung cấp tín dụng cho những khách hàng có thu nhập thấp (như lao động bán thất nghiệp và các hộ kinh doanh không chính thức như người bán hàng rong, các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô nhỏ và vừa…). Các đối tượng khách hàng này có đặc điểm chung là sống tập trung trong một khu vực địa lý và cùng nhóm xã hội (hội phụ nữ, nông dân, đồng hương…). Vì đối tượng khách hàng là người có thu nhập thấp nên các khoản cho vay thường có giá trị rất nhỏ, thời hạn ngắn và không có tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, chu kỳ trả nợ của khoản vay lại thường xuyên hơn với mức lãi suất áp dụng thường cao hơn so với các khoản vay thông thường. Nhằm mục đích bù đắp chi phí hoạt động liên quan đến phương thức cho vay vi mô tập trung nhiều nhân lực, các khoản vay TCVM thường áp dụng mức lãi suất cao hơn so với cho vay thương mại. Ngoài ra những món vay nhỏ, ngắn hạn không chỉ để kiểm tra chất lượng hoàn trả của khách hàng mà còn cho phép khách hàng thấy được liệu khoản vay có gúp được công việc của người đi vay phát triển hay không + Thay thế tài sản thế chấp bằng tín chấp và tiết kiệm bắt buộc Khách hàng của TCVM thường không có tài sản ký quỹ - vật được các ngân hàng thương mại sử dụng làm tài sản thế chấp cho các khoản vay. Cũng có trường hợp khách hàng TCVM có tài sản ký quỹ, tuy nhiên giá trị của tài sản đó rất thấp (như tivi, đồ nội thất…). Trong trường hợp này, tài sản thế chấp được sử dụng như một phương pháp ràng buộc người đi vay phải trả nợ hơn là sử dụng để bù đắp các khoản lỗ. Chính vì thế thông thường đối với TCVM thường tài sản thế chấp sẽ được thay thế bằng tín chấp và tiết kiệm bắt buộc. + Những khoản vay lớn hơn và tiếp theo phụ thuộc vào tình hình hoàn trả của khách hàng Những khách hàng TCVM thường bị hạn chế khả năng tiếp cận đối với các nguồn tài chính khác (do không có tài sản đảm bảo, quy mô sản xuất kinh doanh quá nhỏ bé…) nên họ phải phụ thuộc rất nhiều vào các tiếp cận TCVM hiện tại. Cho vay TCVM sử dụng rất nhiều các chương trình khuyến khích nhằm động viên, khen thưởng những người đi vay (như tạo điều kiện cho vay dễ dàng đối với khoản vay kế 545
  4. tiếp, cung cấp khoản vay có giá trị lớn hơn, mức lãi suất thấp hơn, thời hạn trả nợ kéo dài hơn). Các chương trình như vậy được gọi là cho vay lũy tiến. Tuy nhiên, các chương trình này có thể làm gia tăng rủi ro mắc nợ quá lớn, đặc biệt trong trường hợp hệ thống thông tin TCVM không có thông tin hoặc thông tin không đầy đủ. Đặc điểm này của TCVM cũng tạo ra ảnh hưởng đối với công tác quản lý rủi ro lãi suất, nhất là khi các khách hàng TCVM mong muốn lãi suất tín dụng sẽ giảm cùng với những thành tích của khách hàng ngày càng tăng mà không quan tâm gì đến mức lãi suất cho vay trung bình trên thị trường. + Tổ chức điểm thu/phát vốn thuận tiện ngay tại khu dân cư sinh sống Các tổ chức tài chính vi mô thường bám sát khách hàng của mình qua mạng lưới điểm thu/phát vốn rất thuận tiện ngay tại khu dân cư sinh sống như trong một thôn, một xã. Như vậy khách hàng có thể tiếp cận một cách nhanh nhất với các dịch vụ tài chính vi mô. + Phương pháp hoàn trả dần phù hợp với luồng tiền mặt của người dân Đối tượng của tài chính vi mô là những người nghèo. Người nghèo thường vay vốn để đầu tư làm ăn với quy mô nhỏ. Để giảm thiểu rủi ro cho tổ chức tài chính vi mô và giúp người nghèo biết cách tính toán hoạt động kinh doanh thì các tổ chức tài chính vi mô thường sử dụng phương pháp hoàn trả dần phù hợp với vòng quay về vốn của khách hàng. Ví dụ như một người vay tiền để bán đồ ăn ở chợ thì tổ chức tài chính vi mô có thể thu nợ hàng ngày (vì vòng quay vốn của hình thức kinh doanh này là 1 ngày) hay như trường hợp của người nông dân vay tiền để nuôi một lứa gà hoặc người thợ mộc mua gỗ về đóng đồ đạc thì tần suất trả nợ sẽ từ 2 tháng đến 1 năm. + Các sản phẩm tiết kiệm tin cậy Ngoài hoạt động cho vay thì các tổ chức tài chính vi mô còn cung cấp các sản phẩm tiết kiệm tin cậy, sản phẩm này hướng đến việc giúp người nghèo hiểu được lợi ích của tiết kiệm và có ý thức tích lũy dù số tiền họ tích lũy được hàng ngày có thể rất nhỏ. + Nâng cao sự gắn kết cộng đồng Trong hoạt động tài chính vi mô, khách hàng tự thành lập nhóm, giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau, điều này tạo cho khách hàng vay môi trường gắn kết, hiểu biết lẫn nhau giữa các thành viên trong cộng đồng. 546
  5. 1.3. Vai trò của tài chính vi mô Tài chính vi mô đã và đang thể hiện vai trò không thể phủ nhận của mình đối với công tác xóa đói giảm nghèo trên các mặt sau đây: - TCVM tăng cường cung cấp các dịch vụ tài chính, tạo ra một kênh tiếp vốn quan trọng cho người nghèo tại các địa bàn khó khăn, nhất là đối tượng phụ nữ. Hiện nay các tổ chức tài chính cung cấp rất nhiều dịch vụ tài chính cho khách hàng, tuy nhiên người nghèo thường khó tiếp cận được với những dịch vụ này do họ không có đủ các điều kiện như tài sản thế chấp, cầm cố, cũng có trường hợp các tổ chức tài chính chưa có mạng lưới ở những địa bàn vùng sâu, vùng xa nên bản thân họ cũng khó tiếp cận được với khách hàng ở địa phương. Các tổ chức tài chính vi mô hiện nay hướng đến đối tượng là người nghèo và thường xuyên hoạt động tại những địa bàn khó khăn nên người nghèo ở những khu vực này sẽ có cơ hội tiếp cận được những dịch vụ tài chính phù hợp với nhu cầu, khả năng của mình. - Đáp ứng các nhu cầu về dịch vụ tài chính thông qua cách tiếp cận dễ dàng, nhanh chóng, thuận lợi. Những sản phẩm tài chính vi mô được thiết kế riêng cho người nghèo nên người nghèo có thể có điều kiện tiếp cận những sản phẩm này khá là dễ dàng, nhanh chóng và thuận lợi. Trên thực tế có những tổ tài chính vi mô thiết lập mạng lưới của mình rộng khắp ở các địa bàn với số lượng thành viên lớn nên họ có điều kiện cung cấp dịch vụ tốt hơn cho khách hàng của mình. Ví dụ như đối với sản phẩm tiết kiệm, khách hàng thậm chí không cần mang tiền đi gửi mà có người đến tận nhà để nhận tiền. - Đa dạng hóa nguồn thu nhập của các hộ nghèo, giảm các nguy cơ tổn thương về kinh tế và nâng cao mức sống. Nhờ có nguồn vốn từ các tổ chức tài chính vi mô mà người nghèo sẽ có thể thực hiện những hoạt động kinh doanh nhỏ từ đó có thêm nguồn thu nhập để cải thiện cuộc sống. - Tạo ra mối liên kết cộng đồng, nâng cao nhận thức và năng lực cho cộng đồng, nâng cao vị thế của phụ nữ trong XH. Một số sản phẩm tài chính vi mô đòi hỏi phải có sự liên kết nhóm như là sự thay thế cho thế chấp. Do đó để đảm bảo lợi ích chung của nhóm thì các thành viên trong nhóm cần phải có sự hiểu biết lẫn nhau và có uy tín nhất định. Trong những trường hợp này việc các thành viên trong nhóm có tiếp cận được dịch vụ tài chính vi mô hay không phụ thuộc vào đánh giá của nhóm và sau khi có thành viên đã được vay vốn thì việc tiếp tục vay vốn của các thành viên khác sẽ phụ thuộc vào tình hình trả nợ của các 547
  6. thành viên đã được vay vốn trước đó. Chính vì vậy những sản phẩm tài chính vi mô này tạo ra mối liên kết cộng đồng khá chặt chẽ. Trên thực tế hiện nay các chương trình tài chính vi mô chủ yếu tập trung vào phụ nữ là đối tượng dễ bị tổn thương nhất, do vậy sẽ góp phần thực hiện bình đẳng giới, tạo cơ hội để phụ nữ thay đổi hoàn cảnh sống của mình và nâng cao vị thế của phụ nữ trong gia đình cũng như xã hội. 2. Tài chính vi mô ở Việt Nam và những thành công đã đạt được Tại Việt Nam, năm 1986, Chính phủ Việt Nam quyết định thực hiện chính sách quốc gia về xóa đói giảm nghèo thông qua việc thúc đẩy các hoạt động sản xuất của người nghèo. Bên cạnh đó, với sự hỗ trợ của các Tổ chức phi Chính phủ (NGOs) Quốc tế; các chương trình hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) song phương và đa phương; các cơ quan đoàn thể và chính quyền địa phương, các chương trình TCVM đã được hình thành với mục đích giảm nghèo cho phụ nữ, trẻ em…. Tuy nhiên, ban đầu Chính phủ không đưa ra khung pháp lý cụ thể cho sự hoạt động của các tổ chức TCVM, đa số các tổ chức tài chính nhận sự hỗ trợ vốn cũng như kỹ thuật từ các NGO nước ngoài. Tại kỳ họp thứ 7 khóa XII ngày 16/6/2010, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12. Đây là lần đầu tiên loại hình Tổ chức tài chính vi mô được khẳng định là một loại hình tổ chức tín dụng trong hệ thống các tổ chức tín dụng của Việt Nam. Có thể nói, các tổ chức tài chính vi mô được hoạt động dưới sự điều chỉnh của Luật các Tổ chức tín dụng là một bước tiến dài đối với lĩnh vực tài chính vi mô, đây là nền tảng pháp lý vững chắc để củng cố và phát triển ổn định đối với các tổ chức tài chính vi mô, góp phần cùng với các loại hình tổ chức tín dụng khác phát triển hoạt động trong lĩnh vực tài chính vi mô với mục tiêu thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội, qua đó đẩy mạnh công cuộc xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam. Hiện nay, ở Việt Nam có hàng trăm tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính vi mô thuộc ba khu vực: khu vực chính thức, khu vực bán chính thức và khu vực phi chính thức: • Khu vực chính thức gồm hệ thống quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn. • Khu vực bán chính thức gồm các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước chương trình của các tổ chức xã hội. • Khu vực phi chính thức là các nhóm cho vay tương hỗ dưới hình thức phường, họ, hụi, thậm chí vay nặng lãi… 548
  7. Sơ đồ 1. Các nhà cung cấp dịch vụ tài chính vi mô ở Việt Nam Nguồn: ADB, 2010 Trong những năm gần đây, số lượng chi nhánh, phòng giao dịch của các tổ chức TCVM liên tục gia tăng, hoạt động không chỉ giới hạn trong phạm vi một địa bàn mà còn mở rộng ra toàn đất nước. Theo thống kê của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), trong giai đoạn từ năm 1993-2007, các khoản tín dụng của TCVM ở Việt Nam tương đương 4% GDP. Tuy nhiên, các tổ chức tài chính vi mô hoạt động trên thị trường mới chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu của người nghèo, 60% còn lại (khoảng hơn 12 triệu người) chưa tiếp cận được dịch vụ này. Giai đoạn từ 2007 đến nay chứng kiến tốc độ tăng trưởng ấn tượng của vốn lưu động khu vực TCVM, đạt 35% hàng năm. Đây là một minh chứng cho sự thu hút quan tâm của các nhà tài trợ và nhà đầu tư đối với lĩnh vực này. Hiện nay, tại Việt Nam, hoạt động TCVM được thực hiện chủ yếu bởi các chủ thể: Ngân hàng chính sách xã hội (NH CSXH), Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hệ thống QTDND, các quỹ xã hội, các NGO. Theo ước tính, hiện có hàng nghìn tổ chức TCVM, trong đó khoảng 60 là tổ chức trong nước, tiêu biểu có thể kể đến: Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển Ninh Phước (M7 Ninh Phước); Quỹ hỗ trợ phụ nữ miền núi phát triển huyện Mai Sơn - Sơn La (M7 Mai Sơn), Tổ chức tài chính vi mô TNHH MTV tình thương - TYM… ; bảo đảm cung cấp nguồn tín dụng phục vụ nhu 549
  8. cầu phát triển sản xuất, giúp giảm rủi ro về kinh tế và cuộc sống cho người nghèo, đồng thời bổ sung thêm nguồn tài chính cho xã hội, lấp đầy khoảng trống của thị trường tài chính. Trong đó, chỉ tính riêng hai tổ chức TCVM là Tình thương (TYM) và M7 thì tổng số vốn CSH đã đạt xấp xỉ 239 tỷ đồng, tổng tiền gửi hơn 439 tỷ đồng, tổng dư nợ hơn 787 tỷ đồng. Đặc biệt, tỷ lệ nợ xấu của các tổ chức này rất thấp, chỉ 0,01% trong tỷ lệ nợ quá hạn, trong khi nợ quá hạn của các ngân hàng khác lên tới 5% đến 6%. Sản phẩm dịch vụ của TCVM đa dạng, bao gồm cả sản phẩm tài chính và phi tài chính. Các sản phẩm được thiết kế đa dạng, linh hoạt phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Chẳng hạn, TYM cung cấp các sản phẩm tiết kiệm gồm: Tiết kiệm định kỳ, Tiết kiệm tự nguyện không kỳ hạn, Tiết kiệm có kỳ hạn, Tiết kiệm gửi góp với đặc trưng chung của các sản phẩm này là: thủ tục đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện, món tiền rất nhỏ, được đảm bảo an toàn và tạo có hội cho người nghèo được tiếp cận vốn vay. Các sản phẩm tín dụng của TYM gồm vay chính sách, vay tiêu dùng, vay sản xuất kinh doanh, vay sửa chữa; với mức cho vay từ 1 đến 30 triệu VNĐ, thời gian hoàn trả từ 25 đến 100 tuần. Ngoài tiết kiệm và tín dụng, TYM còn cung cấp sản phẩm tương trợ gia đình như tương trợ cuộc sống và tương trợ vốn vay. Số lượng khách hàng vay vốn và quy mô vốn vay tại các tổ chức TCVM có sự tăng trưởng đều đặn qua các năm, với tỷ lệ tăng trưởng trung bình của khách hàng vay khoảng 10% và tăng trưởng của quy mô cho vay khoảng 20%. Đến cuối năm 2014, lượng khách hàng của các tổ chức TCVM đã lên đến 500.000 người. Đây là một con số ngoài mong đợi của Nhà nước, vì xét trên mặt bằng chung của một nền kinh tế chưa thoát hẳn ra khỏi khủng hoảng kinh tế, lượng khách hàng tăng lên đều đặn cho thấy một tương lai khả quan cho TCVM nước nhà. Mức độ bền vững của các TCTCVM là tương đối tốt. Cụ thể hầu hết các tổ chức là thành viên của VMFWG từ 2009 đến nay đều đạt mức độ bền vững hoạt động trên 100%. Trong số 31 tổ chức cung cấp thông tin thường xuyên cho VMFWG, có 24 tổ chức đạt OSS trên 120%, đạt chuẩn quốc tế do CGAP đưa ra. Số lượng tổ chức đạt OSStheo chuẩn quốc tế có xu hướng tăng lên trong 3 năm gần đây. Đặc biệt là trong số các TCTCVM hàng đầu Việt Nam, có một số tổ chức đã đạt được cả 3 mức bền vững về hoạt động, tài chính và thể chế. Trong số đó, 2 tổ chức đã được NHNN cấp phép chính thức là TYM và M7-MFI, và 2 tổ chức đang có hồ sơ đề nghị cấp phép gửi NHNN là TCVM Thanh Hóa và MOM đều có mức FSS trên 110%. Mức độ an toàn trong hoạt động tài chính vi mô cao. Cụ thể là các TCTCVM Việt Nam luôn có tỷ lệ PAR rất thấp. Hầu hết các TCTCVM có PAR>30 ngày nhỏ hơn 1%, và thấp hơn cả chuẩn quốc tế 3%. Chỉ một vài tổ chức có PAR cao, chủ yếu xuất 550
  9. phát từ lý do khách quan. Tỷ lệ nợ xấu của các TCTCVM còn thấp hơn nhiều so với Trong số các TCTCVM đang hoạt động, 5 tổ chức lớn nhất và chiếm khoảng trên 50% thị phần đã được ADB hỗ trợ chuyển đổi từ 2008. Tới nay, đã có 2 tổ chức được cấp giấy phép chính thức hoạt động là TYM và M7-MFI. Các tổ chức này có sự tiếp cận với khách hàng khá tốt, đặc biệt là hai tổ chức sau chuyển đổi. Trong điều kiện hệ thống các tổ chức tín dụng chính thức của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đang đối mặt với nợ xấu cao thì sự phát triển an toàn của các TCTCVM chứng tỏ nỗ lực của các cán bộ làm công tác TCVM. Tài chính vi mô đang có xu hướng phát triển và ngày càng chuyên nghiệp hóa. Mặc dù số lượng TCTCVM mới tham gia thị trường từ 2005 đến nay không gia tăng nhiều, thậm chí suy giảm tại nhiều khu vực, các TCTCVM hiện tại đều có xu hướng phát triển và tăng tính chuyên nghiệp hóa. Nhiều tổ chức đã chuẩn bị các điều kiện về tài chính, nhân sự, quản trị để tiến tới chuyên nghiệp hóa. Năm tổ chức được ADB hỗ trợ để chuyển đổi là các tổ chức hàng đầu trong ngành là TYM, CEP, Quỹ hỗ trợ phụ nữ Thanh Hóa, M7, MOM. Một số Quỹ Xã hội cấp ở tỉnh cũng đã được thành lập hoặc đang trong quá trình thành lập. Hiện nay, dựa trên số liệu về nguồn TCVM do Dự án Tín dụng Việt - Bỉ thu thập và một số thảo luận với lãnh đạo cấp tỉnh, có ít nhất 12 tỉnh đã hoặc có nhiều tiềm năng để thành lập Quỹ Xã hội thuộc Hội phụ nữ cấp tỉnh. Ngoài ra, các tỉnh có sự hỗ trợ của dự án IFAD cũng đang có xuhướng chuyển đổi nguồn quỹ của dự án thành Quỹ xã hội/quỹ từ thiện thực hiện hoạt động TCVM theo hướng chính thức, trực thuộc Hội Phụ nữ tỉnh. Khung pháp lý cho hoạt động tài chính vi mô ở Việt Nam đang được xây dựng và hoàn thiện. Mặc dù tài chính vi mô ở Việt Nam có một thời gian dài bị nhìn nhận là một công cụ của chiến lược xóa đói giảm nghèo. Chính phủ chủ trương đưa tín dụng đến tay các hộ gia đình nghèo, thu nhập thấp thông qua các ngân hàng của nhà nước và các chương trình trợ cấp có giám sát của chính phủ, có hợp tác với các tổ chức quần chúng như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân. Tuy nhiên từ năm 2005, môi trường hoạt động TCVM bắt đầu có sự chuyển biến. Một khuôn khổ pháp lý đã và đang được xây dựng tạo điều kiện cho các tổ chức, chương trình TCVM ở khu vực bán chính thức có cơ hội chuyển đổi thành tổ chức tài chính quy mô nhỏ chính thức nằm dưới sự quản lý, giám sát của NHNN, chuyên cung cấp dịch vụ TCVM. Đầu tiên, 2 văn bản pháp lý cơ bản điều chỉnh tổ chức và hoạt động của các tổ chức tài chính quy mô nhỏ là: Nghị định số 28/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09/03/2005 về tổ chức và hoạt động của tổ chức Tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam và Nghị định số 165/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/11/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 28/2005/NĐ-CP của Chính phủ. Tài chính vi mô cũng bước đầu được quy định nằm trong loại hình được 551
  10. Luật Tổ chức Tín dụng sửa đổi năm 2010 điều chỉnh, đây cũng là một minh chứng rõ ràng cho cách tiếp cận mới đáng hoan nghênh này. Trong Luật TCTD số 47/2010, các tổ chức tài chính vi mô lần đầu tiên trong lịch sử đã được coi như một loại hình tổ chức tín dụng, chịu sự quản lý của NHNN. Cuối năm 2011, ngành TCVM Việt Nam đứng trước một cơ hội phát triển mới chưa từng có khi Chính phủ phê duyệt Chiến lược Phát triển Ngành Tài chính Vi mô giai đoạn 2011-2020 với mục đích xây dựng một hệ thống TCVM an toàn và tự vững, phục vụ việc đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững. Đây là bước ngoặt quan trọng trong tiến trình phát triển hoạt động TCVM tại Việt Nam, khẳng định sự thừa nhận của Nhà nước về vai trò và vị trí của hoạt động TCVM trong hệ thống tài chính, ngân hàng quốc gia. Theo đó một số các văn bản chính sách như Quyết định số 572/QĐ - NHNN, Quyết định số 591/TTg-QHQT đã được ban hành để phục vụ cho việc triển khai đề án phát triển ngành TCVM ở Việt Nam. Sự ra đời của các quy định pháp lý này đã mở đường cho sự ra đời và phát triển của các tổ chức tài chính vi mô ở Việt Nam hiện nay. Một khảo sát mới đây cho thấy, 90% đối tượng được hỏi tỏ ra hài lòng khi vay vốn tại các TCTCVM vì sự thuận tiện và phù hợp với nhu cầu cá nhân của họ, 95,3% người được phỏng vấn bày tỏ mong muốn vay tiền tại các tổ chức này. Điều này cho thấy sức hút ngày càng lớn của hoạt động tài chính vi mô trên thị trường. Đây quả thực là một vùng đất mới, đầy hứa hẹn, cần được nhà nước và các nhà đầu tư quan tâm đúng mức. 3. Một số vấn đề đặt ra đối với tài chính vi mô ở Việt Nam hiện nay 3.1. Các tổ chức tài chính vi mô vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho người nghèo Do ảnh hưởng của hội nhập kinh tế, nhu cầu vốn dành cho người nghèo ngày càng tăng và đặc biệt là nhu cầu vốn đòi hỏi phục vụ cho phát triển nông nghiệp như hiện đại hóa phương pháp canh tác, chăn nuôi, sản xuất đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường là rất lớn. Mặc dù vậy, hiện nay quy mô vốn của các tổ chức tài chính vi mô còn tương đối hạn chế, chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu thực tế của người nghèo. Theo số liệu công bố của World Bank, ở Việt Nam hiện nay có đến 79% người nghèo chưa tiếp cận được với dịch vụ tài chính của các ngân hàng, các tổ chức tài chính vi mô. Chính vì vậy, người nghèo ở Việt Nam hiện nay vẫn phải vay vốn thông qua các hình thức tín dụng phi chính thức với lãi suất rất cao. Thêm vào đó số liệu cung cấp từ nhóm công tác tài chính vi mô thì hiện nay TCVM mới chỉ đáp ứng được 5% cho nhu cầu tín dụng nông thôn. Thực tế này đặt ra những yêu cầu mới cho các tổ chức TCVM, đó là làm sao để tăng được quy mô vốn đáp ứng cho nhu cầu đang tăng lên rất nhanh của người nghèo trên khắp cả nước. 552
  11. 3.2. Các tổ chức tài chính vi mô khó cạnh tranh với các tổ chức tín dụng thông thường Trong điều kiện hội nhập, cạnh tranh gay gắt diễn ra trong khu vực tài chính ngân hàng cùng với sự hiện đại hóa nhanh chóng và mở rộng thị phần tích cực của các ngân hàng thương mại đã khiến các tổ chức TCVM lâm vào yếu thế và bị động. Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO (Tổ chức thương mại thế giới) chúng ta đã chứng kiến các ngân hàng thương mại liên tục tăng vốn, mở rộng mạng lưới, hiện đại hóa công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ. Điều này ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các tổ chức TCVM đặc biệt là đối với nghiệp vụ huy động vốn. Đơn cử như về lãi suất, thực tế là các ngân hàng thương mại có thể dễ dàng thay đổi lãi suất hơn so với các tổ chức TCVM. Bởi các tổ chức TCVM có đối tượng khách hàng đặc biệt nên không phải cứ muốn tăng lãi suất là tăng được. Điều này xảy ra dẫn đến hệ quả là các sản phẩm dịch vụ của tổ chức TCVM sẽ không thể “hấp dẫn” khách hàng bằng các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác. Nhìn ra thị trường TCVM thế giới chúng ta sẽ thấy một thực tế đáng ngạc nhiên là nếu vài năm trước, TCVM cho người nghèo chỉ thu hút các tổ chức phi chính phủ hay cá nhân làm từ thiện thì nay, các ngân hàng và các tổ chức tài chính đang thống trị lĩnh vực này. Ví dụ như ở Mỹ, theo số liệu công bố của Center for Financial Inclusion, tổ chức chuyên cung cấp giải pháp tài chính cho các cá nhân thu nhập thấp có trụ sở ở Mỹ, năm 2011 trong tổng số khách hàng vay TCVM, các ngân hàng và tổ chức tài chính đang chiếm 60%. Các tổ chức phi chính phủ chỉ chiếm 35% trong khi các liên đoàn tín dụng và ngân hàng nông thôn chỉ có 5% khách hàng. Từ đó có thể thấy thị trường TCVM là một thị trường rất có triển vọng. Mặc dù ở Việt Nam thị trường này mới đi vào hoạt động trong thời gian không lâu nhưng nhìn vào tốc độ phát triển của hệ thống tài chính cùng với quá trình hội nhập quốc tế ngày một sâu rộng như hiện nay ta có thể thấy trong tương lai thị trường này sẽ là thị trường diễn ra sự cạnh tranh rất gay gắt của các tổ chức tín dụng, trong đó có tổ chức TCVM. Như vậy, ta có thể thấy cạnh tranh trong hoạt động tín dụng giữa các tổ chức tín dụng thông thường và tổ chức TCVM đang ngày một gia tăng và các tổ chức TCVM có vẻ yếu thế hơn so với các tổ chức tín dụng thông thường. Chính vì vậy, các tổ chức TCVM nếu muốn tồn tại và phát triển cần nỗ lực hơn nữa để có thể cạnh tranh thành công trong bối cảnh mới của nền kinh tế. 3.3. Hoạt động huy động tiết kiệm của các tổ chức tài chính vi mô còn hạn chế So với tín dụng vi mô, hoạt động huy động tiết kiệm vi mô hiện tại còn tương đối nhỏ bé. Ngoài TYM và MFI M7 là tổ chức chính thức được phép huy động tiết kiệm tự nguyện từ dân cư một cách rộng rãi (theo Luật các TCTD 2010), các TCTCVM bán 553
  12. chính thức huy động tiết kiệm rất hạn chế, chủ yếu dưới hình thức tiết kiệm bắt buộc. Khoản tiết kiệm bắt buộc chỉ được rút ra khi không tiếp tục tham gia chương trình và đã thanh toán đầy đủ các khoản vay và thường được xem như là khoản đảm bảo một phần cho khoản vay vi mô của khách hàng. Các TCTCVM phi chính phủ cung cấp dịch vụ tiết kiệm tự nguyện một cách hạn chế vì không thể cạnh tranh trong việc thanh toán theo lãi suất thị trường cho các khoản tiết kiệm. Hơn nữa, mạng lưới hoạt động nhỏ cho nên nguồn vốn hoạt động của các tổ chức này chủ yếu là nguồn tài trợ miễn phí hoặc chi phí thấp từ bên ngoài. Quy mô tiết kiệm bắt buộc cũng tương đối nhỏ (thông thường từ 5.000 đ-20.000 đ/tháng/người). Phần tiền gửi tự nguyện rất ít do hình thức này không hấp dẫn với khách hàng và các tổ chức này về bản chất không được huy động tiền gửi ở quy mô lớn do không phải là TCTD. Do vậy, nguồn vốn của các TCTCVM phụ thuộc chủ yếu vào vốn chủ sở hữu hoặc vốn tài trợ. 3.4. Bảo hiểm vi mô phát triển chưa như mong đợi Bảo hiểm vi mô có nguồn gốc từ TCVM và đã được triển khai độc lập với chương trình TCVM từ cuối những năm 90 tại Việt Nam. Bảo hiểm vi mô được coi là một loại hình bảo vệ xã hội dành cho những người có thu nhập thấp, giúp họ chủ động đối phó với rủi ro bằng cách cung cấp các sản phẩm tài chính phù hợp. Người có thu nhập thấp cũng phải đương đầu với những rủi ro giống như người khác, nhưng những rủi ro này lại có tác động về mặt tài chính nặng nề và lâu dài hơn. Hơn nữa, mức độ tổn thương của người có thu nhập thấp sẽ trở nên nghiêm trọng hơn sau mỗi lần họ gánh chịu tổn thất, tạo thành một vòng luẩn quẩn cản trở việc cải thiện tình trạng kinh tế và điều kiện sống của họ. Những rủi ro chính bao gồm: ốm đau, tử vong do tai nạn và tàn tật, thiệt hại về tài sản do trộm cắp, mùa màng thất bát và thảm họa do thiên nhiên hay con người gây ra. Hầu hết người nghèo đều cố kiểm soát rủi ro bằng mọi cách có thể, chủ yếu bằng những cách không chính thức như: tiết kiệm tiền mặt, tích lũy tài sản, chơi họ, vay mượn, bán tài sản... Tuy nhiên, các phương thức này có thể làm cho họ nghèo hơn. Và rất ít hộ gia đình thu nhập thấp lựa chọn hình thức bảo hiểm chính thức cho những rủi ro này. Nguyên nhân chính là do phần lớn không hiểu và không tin vào các sản phẩm bảo hiểm. Ở Việt Nam, bảo hiểm vi mô thực tế mới đang trong giai đoạn thử nghiệm. Các nhà Bảo hiểm chính thức vẫn cảm thấy e dè khi cung cấp sản phẩm này mà nguyên nhân chính là do chi phí cao; ít hoặc không có lợi nhuận; và cản trở lớn nhất chính là việc phải tìm được kênh phân phối thích hợp (như: các TCTCVM, tổ chức cộng đồng, tổ chức an sinh xã hội...). Trong khi đó, để bảo vệ người tham gia bảo hiểm, theo quy định của pháp luật thì các TCTCVM không được phép tự mình cung cấp bảo hiểm mà chỉ được phép làm đại lí cho các tổ chức bảo hiểm chính thức. 554
  13. 3.5. Sự phát triển các dịch vụ tài chính vi mô vẫn còn hạn chế Các dịch vụ tài chính vi mô ở Việt nam hiện nay tương đối kém phát triển. Ngoài cho vay và nhận tiền gửi tiết kiệm thì hầu như các TCTCVM không cung cấp các sản phẩm khác. Đặc biệt là các dịch vụ như huy động tiết kiệm, kiều hối, chuyển tiền trong nước…. nhận được rất ít sự quan tâm của khách hàng. Có thể nói các dịch vụ tài chính vi mô còn hạn chế là bởi lẽ khách hàng chủ yếu là người dân lao động có thu nhập thấp, nhu cầu chính là vay vốn; một số làm ăn khá hơn thì gửi tiết kiệm và hầu như không có ai có nhu cầu chuyển tiền, thanh toán hay các dịch vụ khác qua các tổ chức này. Hơn nữa, rất nhiều tổ chức tài chính vi mô chưa được cấp phép chính thức nên việc cung cấp các dịch vụ tài chính bị hạn chế đáng kể và hoạt động của những tổ chức này cũng gặp nhiều khó khăn. 3.6. Chính sách lãi suất đối với TCVM hiện chưa hợp lý Thứ nhất, bất hợp lý trong tồn tại hai loại lãi suất đối với hoạt động TCVM Hiện nay trong hoạt động TCVM có hai kiểu lãi suất được áp dụng: lãi suất trợ cấp và lãi suất thương mại. Lãi suất trợ cấp được áp dụng đối với TCVM của một số tổ chức chính thức điển hình là Ngân hàng chính sách xã hội. Còn lại đại bộ phận các tổ chức TCVM áp dụng lãi suất thương mại. Việc tồn tại cả hai loại lãi suất này trong hoạt động TCVM đã nảy sinh một số bất cập. Đối với chính sách lãi suất trợ cấp: Ngân hàng chính sách xã hội, quỹ đầu tư và phát triển Việt Nam, các dự án trợ cấp của chính phủ (có thể tự giải ngân hoặc ủy thác giải ngân cho ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) là những chương trình đi tiên phong trong chính sách lãi suất trợ cấp. Về lãi suất cho vay, ngân hàng Chính sách xã hội luôn thực hiện cho vay với lãi suất rất thấp. Hiện nay, lãi suất cho vay của ngân hàng chính sách xã hội dao động trong khoảng 0% đến 10,8% một năm, tùy thuộc vào mục đích và thời hạn của khoản vay và đối tượng vay. Vì tổ chức TCVM này thường huy động vốn với lãi suất tương đương các tổ chức tín dụng khác nhưng lãi suất cho vay lại áp dụng lãi suất thấp nên kết quả là có sự chênh lệch lớn giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Và hệ quả là trong những năm vừa qua Chính phủ luôn phải bù lỗ với số tiền không nhỏ cho tổ chức này. Điều này cho thấy tính bền vững của ngân hàng chính sách xã hội còn thấp. Về phía các tổ chức TCVM tham gia vào thị trường Việt Nam thì ngân hàng này với chính sách lãi suất thấp thực sự là một rào cản đối với họ, đẩy họ ra khỏi thị trường. Về phía khách hàng, chính sách lãi suất thấp tạo cho người vay tính cách ỷ lại. Và sự thực cho thấy, trong thời gian qua tỷ lệ hoàn trả các khoản vay của ngân hàng này luôn ở mức rất thấp. 555
  14. Đối với lãi suất thương mại: Lãi suất thương mại hiện được áp dụng với hầu hết các tổ chức TCVM. Ví dụ như quỹ tình thương (TYM), lãi suất của tổ chức huy động tiết kiệm tự nguyện, TYM thực hiện theo lãi suất thị trường với mức lãi suất huy động trung bình trong năm 2014 là trên 8,5%. Lãi suất đối với các khoản tiêt kiệm bắt buộc được điều chỉnh thấp hơn một chút nhưng vẫn đảm bảo được lợi ích cho người gửi tiền. Lãi suất cho vay của TYM tương đối thấp khoảng 12% một năm đối với các khoản vay ngắn hạn dưới 1 năm và số tiền vay dưới 4,5 triệu (trừ trường hợp các khoản vay đặc biệt có thể lên tới 25 triệu). Tuy nhiên đối với các khoản vay đa mục đích và các khoản vay trung và dài hạn thì lãi suất khá cao, 0,2% một tuần (tương đương với trên 110% một năm). Như vậy có thể thấy mặc dù tổ chức TCVM bán chính thức không được nhà nước hỗ trợ lãi suất như các tổ chức TCVM chính thức nhưng đây lại là một tổ chức hoạt động với tỷ lệ hoàn trả ấn tượng nhất trong khu vực bán chính thức, vào năm 2014, tỷ lệ này là 99,6% và không năm nào dưới 95% kể từ năm 1999, cao hơn so với các tổ chức TCVM chính thức và kể cả ngân hàng thương mại (Nguồn: website của tổ chức TYM). Như vậy, có thể thấy có sự khác biệt lớn về lãi suất trong hoạt động tài chính vi mô ở nước ta. Đại diện tiêu biểu cho chính sách lãi suất trợ cấp là ngân hàng Chính sách xã hội có lãi suất cho vay thậm chí chỉ bằng một nửa lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng vi mô khác. Trong khi đó hầu hết các tổ chức thuộc khu vực bán chính thức đều có lãi suất cho vay khá cao. Tuy vậy đây lại là những tổ chức có tỷ lệ hoàn trả ấn tượng. Trong khi đó, tỷ lệ hoàn trả dưới 80% của Ngân hàng Chính sách xã hội thực sự là một vấn đề đáng lưu tâm. Điều này càng khẳng định tính bất hợp lý của chính sách lãi suất bao cấp trong hoạt động xóa đói giảm nghèo nói chung và TCVM nói riêng. Không phải lúc nào áp dụng mức lãi suất thấp cũng mang lại hiệu quả như mong muốn. Thứ hai, chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước đối với TCVM lại thường xuyên thay đổi, đôi khi không phù hợp với thực tế gây ra những khó khăn nhất định trong hoạt động của tổ chức TCVM hiện nay. Về chính sách lãi suất đối với hoạt động TCVM, đầu tiên chúng ta có Nghị định số 41 năm 2010 của Chính phủ, theo đó các tổ chức tài chính quy mô nhỏ được cho vay theo lãi suất thỏa thuận với khách hàng, phù hợp với quy định của Pháp luật. Nhưng sau đó đã có nhiều thông tư sửa đổi và đưa ra chính sách lãi suất trần với các mức trần lãi suất khác nhau đối với TCVM. Ngoài ra, quy định trần lãi suất cho vay tối đa hiện nay có thể sẽ hạn chế hiệu quả hoạt động của những tổ chức TCVM vì bản thân chi phí của các tổ chức TCVM bao giờ cũng cao hơn rất nhiều so với các tổ chức tín dụng thông thường vì thế nếu áp dụng chính sách lãi suất không phù hợp sẽ khiến tổ chức TCVM không đủ bù chi phí cho hoạt động và không thể tự bền vững 556
  15. Nhìn chung, chính sách lãi suất đối với TCVM đã bộc lộ những nhược điểm trong quá trình thực thi, thực tế này đòi hỏi chúng ta cần xem xét lại chính sách lãi suất đối với TCVM để đảm bảo tính bền vững cũng như sự phát triển của tổ chức TCVM. 3.7. Khung pháp lý cho tài chính vi mô ở Việt Nam chưa được hoàn thiện Mặc dù TCVM đã thu hút được sự quan tâm của chính phủ, tuy nhiên hệ thống văn bản pháp luật cho hoạt động của tổ chức vẫn chưa được hoàn thiện. Cụ thể: Mặc dù Luật các TCTD năm 2010 có hiệu lực đã lâu nhưng vẫn chưa có các văn bản hướng dẫn thi hành. Chính vì vậy, hiện nay các tổ chức TCVM vẫn áp dụng theo các quy định tại Nghị định 28/2005/NĐ-CP và Nghị định số 165/2007/NĐ-CP. Thêm vào đó, mặc dù hiện nay các tổ chức TCVM vẫn đang thực hiện theo Nghị định 28 và 165 nêu trên, nhưng các văn bản quy định cụ thể để hướng dẫn thực hiện quy định về chế độ hạch toán kế toán, chế độ báo cáo thống kê, chế độ tài chính… chưa được ban hành đầy đủ. Đầu năm 2014, NHNN đã ban hành chế độ báo cáo thống kê mới áp dụng cho các TCTD nhưng tổ chức TCVM không thuộc đối tượng điều chỉnh của quy định này. Hiện tại các tổ chức TCVM vẫn đang tham khảo quy định đối với các NHTM để tìm ra cách vận dụng phù hợp... Ngoài ra, một số quy định đã được xây dựng riêng cho tổ chức TCVM hiện nay không còn phù hợp với đặc thù hoạt động TCVM. Cụ thể như Thông tư số 07/2009/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ có quy định tỷ lệ về khả năng chi trả là khá cao, tới 20%, trong khi các TCTD khác là 15%. Quy định về cơ sở vật chất (kho, két, xe chở tiền chuyên dụng…) của phòng giao dịch, chi nhánh tổ chức TCVM cũng phải tương tự với NHTM trong khi lượng tiền giao dịch và tồn quỹ tại tổ chức TCVM thấp hơn nhiều lần. Như vậy, có thể thấy khung pháp lý cho hoạt động của tổ chức này vẫn còn có những điểm chưa hoàn thiện. Chính vì vậy, để tạo điều kiện cho các tổ chức TCVM hoạt động thuận lợi, thúc đẩy nhanh tiến trình chính thức hóa TCVM, các bộ ngành liên quan cần sớm hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động của tổ chức TCVM. 3.8. Khó khăn trong cân bằng giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội Hoạt động của các tổ chức TCVM luôn có hai mục tiêu cơ bản là mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội. Trong đó, mục tiêu xã hội của tổ chức là phải thực sự trở thành cầu nối về vốn cho các đối tượng chính sách xã hội, tạo điều kiện hỗ trợ tín dụng cho các đối tượng chính sách phát triển sản xuất thoát khỏi đói nghèo. Còn mục tiêu kinh tế của tổ chức là phải tiến đến tự bền vững về tài chính, giảm dần sự phụ thuộc vào tổ chức tài trợ. Tuy nhiên để đảm bảo thực hiện được cả hai mục tiêu này đối với tổ chức TCVM không phải là dễ, đặc biệt là đối với các tổ chức TCVM chính thức vì giữa hai mục tiêu này có những mâu thuẫn nhất định như sau: 557
  16. Thứ nhất, với quy mô vốn cho trước, tổ chức TCVM sẽ đứng trước hai lựa chọn: một là, tổ chức chọn phương án cho người nghèo vay vốn theo món nhỏ để tăng lượng khách hàng được tiếp cận vốn để hướng tới mục tiêu xã hội song mục tiêu kinh tế không đạt được, hoặc tăng quy mô của các món vay để giảm chi phí hoạt động thì đạt được mục tiêu kinh tế nhưng lại không đạt được mục tiêu xã hội. Thứ hai, để mở rộng cho vay các tổ chức TCVM chính thức như Ngân hàng chính sách xã hội, quỹ tín dụng nhân dân phải mở rộng mạng lưới, tăng thêm cơ sở vật chất, cán bộ, điều này làm tăng chi phí hoạt động của tổ chức. Trong khi đó lãi suất cho vay lại thấp hơn lãi suất thị trường nên càng mở rộng cho vay thì thu nhập của ngân hàng càng giảm, khó đạt được mục tiêu kinh tế. Như vậy, đối với các tổ chức TCVM chính thức hiện nay có thể nói mục tiêu kinh tế xếp sau mục tiêu xã hội, và nếu không có sự thay đổi về phương thức hoạt động thì các tổ chức này sẽ ngày càng phải phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn vốn từ phía các nhà tài trợ, đặc biệt là từ phía Nhà nước. Đối với các tổ chức TCVM khác cũng hướng tới hai mục tiêu kinh tế và xã hội song những tổ chức này có quyền đưa ra mức lãi suất dựa trên cơ sở tính toán các chi phí và họ có thể là tổ chức có lợi nhuận. Ví dụ như ở Việt Nam hiện nay một số tổ chức như TYM, M7, CEP đều đạt được mục tiêu bền vững và có lợi nhuận. Tuy nhiên trước xu thế hội nhập và cạnh tranh như hiện nay thì việc nâng cao hiệu quả kinh tế được đặt ra như một yêu cầu cấp thiết, điều này có thể dẫn đến hệ quả là các tổ chức TCVM sẽ hướng nhiều đến mục tiêu lợi nhuận hơn là mục tiêu xã hội. Thực tế này đã xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới như Ấn Độ, Banglades…ở những quốc gia này TCVM được coi là thị trường tìm kiếm lợi nhuận tiềm năng thậm chí là trở thành ngành công nghiệp cạnh tranh. Khi định hướng lợi nhuận, dòng chảy vốn sẽ tập trung vào vùng mang lại lợi nhuận nhất đồng nghĩa với việc nhiều người dân nghèo ở các vùng sâu, vùng xa sẽ bị bỏ sót. Như vậy, trên thực tế, việc đảm bảo cả hai mục tiêu kinh tế và xã hội của tổ chức TCVM không phải là điều dễ dàng. Nếu các tổ chức TCVM chính thức không thay đổi phương thức hoạt động thì sẽ tạo ra gánh nặng tài chính rất lớn cho ngân sách. Còn đối với các tổ chức TCVM bán chính thức, nếu Nhà nước không có những biện pháp quản lý phù hợp thì có thể khiến mục tiêu xã hội của TCVM bị mất đi, thay thế vào đó là mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận. Mục tiêu này sẽ làm thiên lệch bản chất và nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức TCVM là giúp đỡ người nghèo cải thiện cuộc sống. 3.9. Mức độ bền vững của các tổ chức tài chính vi mô Việt Nam chưa cao Kết quả đánh giá thực tế hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô cho thấy mức độ bền vững của các TCTCVM Việt Nam thực sự chưa cao và không đồng đều. Đặc biệt, mức độ bền vững về tài chính và thể chế tương đối thấp. Cụ thể là nhiều tổ chức chưa đạt được OSS và FSS, rất ít tổ chức đạt được ISS. 558
  17. Về sự bền vững trong hoạt động, nhiều tổ chức không đạt được điều này đặc biệt là các tổ chức tự phát triển trực thuộc Hội Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân ở các cấp. Điều này xuất phát từ các nguyên nhân như: (i) quy mô hoạt động nhỏ - chủ yếu ở một số xã/phường tại 1-2 quận/huyện, trong khi các chi phí hoạt động lớn, đặc biệt do cách tiếp cận gần khách hàng nên tổng chi phí cao hơn; (ii) nguồn thu từ tín dụng là chủ yếu, nhưng khá ít do lãi suất không cao, trong khi các nguồn tài trợ cho không của nhà tài trợ rất ít và có xu hướng giảm xuống; và (iii) tính không chuyên nghiệp ngay từ khi thành lập của các tổ chức này khiến cho việc quản lý chi phí - thu nhập trở nên khó khăn hơn. Về mức độ bền vững về tài chính, rất nhiều TCTCVM chưa tính các chi phí trong hoạt động như: chi phí vốn chủ sở hữu (chủ yếu từ nhà tài trợ hoặc vốn tích lũy với các TCTCVM đã hoạt động lâu năm), chi phí lạm phát (tức là giá trị vốn chủ sở hữu giảm đi do lạm phát hàng năm), chi phí cơ hội do việc nhận được các khoản vay hoặc các khoản huy động lãi suất ưu đãi, chi phí không phải trả hoặc trả thấp (chi phí văn phòng, nhân sự của các tổ chức chính trị - xã hội). Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cũng hầu như không được tính đầy đủ như các TCTD hoặc theo thông lệ quốc tế. Bên cạnh đó, các khoản thu của nhiều TCTCVM có những khoản mang tính chất không bền vững như các khoản tài trợ, trợ cấp. Do vậy, nếu tính mức độ bền vững tài chính, rất ít TCTCVM đạt được chuẩn FSS>100%. Về mức độ bền vững của thể chế, chỉ có một số tổ chức đạt chuẩn mực các tiêu chuẩn ISS như chuẩn quốc tế (cấu trúc quản trị và tư cách pháp lý; kế hoạch, chiến lược và tầm nhìn; báo cáo tài chính chuẩn mực; MIS chuyên nghiệp và minh bạch). Có một số tổ chức chỉ đạt một trong các tiêu chí trên, hoặc đang trong quá trình hoàn thiện để đạt được các tiêu chí trên.Hiện tại chỉ có 2 tổ chức TYM và M7 MFI đươc cấp phép để đạt được ISS theo tiêu chuẩn Việt Nam (được NHNN cấp phép, quản lý giám sát; cơ cấu sở hữu và cơ cấu tổ chức quản lý hợp lý đảm bảo phát triển bền vững cả từ góc độ tài chính và tiếp cận nhóm khách hàng mục tiêu). Một số tổ chức đang chuẩn bị hồ sơ cấp phép chuyển cho NHNN có cơ hội đạt được ISS. Như vậy, rất nhiều TCTCVM hiện nay còn thiếu nhiều yếu tố để đạt mức ISS - là điều hết sức quan trọng trong việc phát triển tổ chức một cách bền vững và lâu dài. 4. Một số đề xuất để phát triển tài chính vi mô ở Việt Nam hiện nay Trong bối cảnh mới của nền kinh tế, bản thân các tổ chức TCVM cần có những đều chỉnh trong hoạt động để thích nghi và tồn tại thành công. Bên cạnh đó, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng cần có những chính sách thích hợp để hỗ trợ và khuyến khích hoạt động TCVM góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam. 559
  18. 4.1. Đối với Ngân hàng nhà nước Ngân hàng Nhà nước cần sớm hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện Luật TCTD 2010. Mặc dù luật các tổ chức tín dụng 2010 (Luật 47) đã được Quốc hội thông qua từ tháng 6 năm 2010, tuy nhiên cho tới thời điểm nghiên cứu (10/2013) các văn bản hướng dẫn thi hành luật vẫn chưa được hoàn thiện và ban hành đầy đủ. Trong năm 2011-2012, NHNN đã dự thảo hai thông tư quan trọng về cấp phép cho hoạt động tài chính vi mô (thay thế Thông tư 02/2009) và thông tư về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng (thay thế Thông tư 07/2009). Tăng cường áp dụng các công cụ quản lý gián tiếp, nhằm đảm bảo tính an toàn chung cho các TCTCVM nói riêng, hệ thống TCTD nói chung. Xem xét tới thông lệ quốc tế và đặc trưng hoạt động của các tổ chức này khi đưa ra các quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, quy chế cho vay, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, thành lập và mở rộng chi nhánh… Các quy định này cần theo đúng như tinh thần của Quyết định 2195/QĐ-TTg “Xây dựng môi trường pháp lý đồng bộ, phù hợp với đặc thù của hoạt động tài chính vi mô,… ban hành các chính sách hỗ trợ phù hợp để khuyến khích phát triển hoạt động tài chính ban hành các chính sách hỗ trợ phù hợp để khuyến khích phát triển hoạt động tài chính vi mô…”. Nhanh chóng chuẩn hoá và đồng bộ cơ sở pháp lý liên quan đến vấn đề lãi suất trong hoạt động TCVM. Thống nhất các quy định giữa Luật Ngân hàng và Dân sự có liên quan về vay và cho vay về định danh các hành vi cho vay nặng lãi, huy động vốn có tính lừa đảo nhằm có cơ sở định danh, xử lý và hạn chế tội phạm tài chính - ngân hàng. Thống nhất cách xử lý để khuyến khích khu vực TCVM bán chính thức có cơ hội phát triển, không bị đánh đồng với hoạt động cho vay nặng lãi. Từ đó, nhu cầu tài chính của người dân chưa tiếp cận được với dịch vụ chính thức sẽ có cơ hội được đáp ứng. Khi các tổ chức ở khu vực bán chính thức phát triển đến một giai đoạn nhất định, các tổ chức này sẽ có điều kiện thể chế hóa thành các tổ chức chính thức vững mạnh. Ngân hàng Nhà nước vẫn nên duy trì hai loại lãi suất là lãi suất trợ cấp và lãi suất thương mại trong hoạt động TCVM. Tuy nhiên, đối với các tổ chức TCVM áp dụng lãi suất thương mại, NHNN (Ngân hàng Nhà nước) cần xem xét điều hành chính sách lãi suất, bỏ quy định về lãi suất trần đối với hoạt động TCVM, tiến tới cho phép các tổ chức này được phép đưa ra lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay theo cơ chế thị trường và phản ánh đầy đủ rủi ro của hoạt động kinh doanh. Đối với chính sách lãi suất trợ cấp, NHNN nên hạn chế sử dụng chính sách lãi suất trợ cấp quá lâu hoặc trên một quy mô quá rộng, đặc biệt là ở những khu vực đủ điều kiện phát triển các hình thức tín dụng khác. Sở dĩ như vậy vì sử dụng lãi suất bao cấp quá lâu sẽ tạo ra tinh thần ỷ lại trong người dân. Hơn nữa trợ cấp từ phía nhà nước đối với một số tổ chức tài chính vi mô sẽ 560
  19. tạo ra môi trường cạnh tranh không bình đẳng giữa các tổ chức này và hạn chế các tổ chức tài chính tham gia thị trường TCVM. Thứ tư, cần tăng cường quản lý và giám sát các tổ chức TCVM, đảm bảo cho thị trường hoạt động lành mạnh, an toàn, hiệu quả, xử lý nghiêm khắc những tổ chức TCVM có biểu hiện biến tướng thành các tổ chức cho vay nặng lãi cùng với việc công khai lãi suất, điều kiện cho vay, điều kiện hoàn trả trên phạm vi cả nước nhằm minh bạch hóa ngành tài chính vi mô. 4.2. Đối với Bộ Tài chính Thứ nhất, Bộ Tài Chính cần phối - kết hợp chặt chẽ với NHNN Việt Nam trong việc tạo dựng hành lang pháp lý cũng như hoạt động quản lý các TCTCVM và hoạt động của họ. Hạn chế đến mức tối đa sự xuất hiện của những văn bản pháp luật chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn nhau giữa hai cơ quan - điều gây khó khăn trong việc thực hiện của các đối tượng bị quản lý - các TCTCVM; Thứ hai, bộ cần xây dựng quy chế pháp lý phù hợp cho hoạt động bảo hiểm vi mô - một trong những nội dung mà hiện nay các chương trình, dự án có hoạt động TCVM đang thực hiện - tạo điều kiện cho hoạt động này phát triển theo hướng chuyên nghiệp nhằm giúp cho hoạt động bảo hiểm vi mô có điều kiện để phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng, đóng góp vào sự phát triển của ngành TCVM nói chung, sự bền vững của các TCTCVM nói riêng. Đưa ra biểu thuế phù hợp và lộ trình nộp thuế phù hợp cho các TCTCVM tránh gia tăng chi phí hoạt động, tăng gánh nặng cho khách hàng nghèo và nhằm tạo sức bật cho ngành phát triển nhanh chóng, khắc phục các rào cản hiện tại. Một chính sách thuế đúng mức, đúng thời điểm sẽ thúc đẩy hoặc cũng có thể kìm hãm sự phát triển của ngành, đặc biệt khi ngành còn non trẻ. Thứ ba, bộ cần có chính sách thuế khác biệt nhằm khuyến khích các tổ chức hoạt động vươn xa ở những thị trường có nhu cầu lớn chưa được đáp ứng, vùng xa xôi, miền núi, dân tộc thiểu số, đối tượng khó khăn như người khuyết tật. 4.3. Về phía các tổ chức TCVM Tăng tính bền vững thông qua giảm chi phí, tăng các nguồn thu Các TCTCVM có thể giảm chi phí hoạt động thông qua (i) áp dụng hệ thống quản lý vận hành tốt, đặc biệt là hệ thống MIS, (ii) sử dụng công nghệ để giảm chi phí (ví dụ, tận dụng internet, điện thoại…phục vụ công tác quản lý văn phòng, dịch vụ phi tài chính tại các chi nhánh áp dụng ở các MFI tiên tiến). Tuy vậy, hiện nay chi phí hoạt động của Việt Nam rất thấp so với các nước khác trong khu vực, do vậy sẽ rất khó để giảm chi phí hoạt động trong ngắn hạn. Hơn nữa, lãi suất đã thấp hơn so với khu vực, 561
  20. do đó khả năng giảm sâu hơn là rất hạn chế; (iii) giảm các chi phí hoạt động không cần thiết ở mức tối đa, tiết kiệm chi phí hoạt động; (iv) quản lý nợ tốt hơn nữa để giảm chi phí dự phòng rủi ro, áp dụng hệ thống MIS mạnh và tăng cường chia sẻ thông tin tín dụng với các TCTD trong địa bàn để tránh tình trạng chồng nợ; (v) mở rộng hoạt động theo chiều rộng và chiều sâu để giảm chi phí trên 1 đồng vốn cho vay, đa dạng hóa loại hình khách hàng; (vi) giảm chi phí huy động vốn của TCTCVM thông qua thu hút các nhà đầu tư trong nước và quốc tế trên thị trường. Bên cạnh đó, việc tăng nguồn thu cũng cần được song song tiến hành thông qua (i) đa dạng hóa nguồn thu, tăng cường bán chéo để khuyến khích khách hàng hiện tại sử dụng nhiều dịch vụ TCVM hơn; (ii) phát triển đa dạng hơn các loại sản phẩm TCVM, như các dịch vụ đại lý (chuyển tiền qua điện thoại, bảo hiểm, thu hộ); (iii) áp dụng các hình thức thu nợ đa dạng để có dòng tiền vào liên tục; (iv) liên tục đổi mới để nâng cao hiệu quả hoạt động. Đa dạng hóa dịch vụ, tăng cường chất lượng dịch vụ, cân bằng giữa các dịch vụ tài chính và xã hội Đối với các TCTCVM chính thức, cần tăng cường huy động tiết kiệm dân cư với các cách thức huy động khác nhau, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn với các mức lãi suất khác nhau.Với các TCTCVM chưa chính thức hóa, việc huy động vốn tiền gửi tự nguyện khó khăn hơn và cũng rủi ro hơn, nên sản phẩm này chưa cần phát triển. Các TCTCVM nói chung cần tìm kiếm các nguồn huy động rẻ một cách tương đối như: vốn từ các nhà tài trợ, các nhà đầu tư cho phát triển, vốn ủy thác của các NHTM. Đây là cơ sở quan trọng nhất để các TCTCVM giảm lãi suất cho vay, tăng khả năng hoạt động bền vững. Bên cạnh đó, các TCTCVM cần tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, cải tiến và áp dụng sản phẩm dịch vụ mới như: đa dạng hóa cách trả gốc lãi cho vay, cách huy động tiết kiệm để có thể đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau; áp dụng thí điểm một số dịch vụ như chuyển tiền qua điện thoại hoặc internet, dịch vụ bảo hiểm vi mô, đại lý thu chi hộ… nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính ngày càng cao của hộ nghèo và hộ có thu nhập thấp. Ngoài số lượng dịch vụ, cần chú trọng nhiều hơn tới chất lượng dịch vụ, sự đa dạng của dịch vụ cung cấp, mức độ sẵn có và dễ dàng tiếp cận của dịch vụ. Tăng cường đầu tư cho các dịch vụ phi tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao năng lực xã hội của khách hàng, vì đây chính là điểm khác biệt lớn nhất của TCTCVM và các TCTD khác. Các yếu tố này ngày càng trở nên quan trọng trong thu hút khách hàng TCVM, là các điểm mạnh mà các TCTCVM nên phát huy trong quá trình cạnh tranh và phát triển. Nâng cao năng lực tài chính Hiện tại, các tổ chức TCVM bán chính thức ở Việt Nam đa số còn có quy mô nhỏ và cũng chỉ khoảng 1/3 trong số này hoạt động ổn định và hiệu quả. Nhìn chung, 562
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2