intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kế toán giao dịch trao đổi trong đơn vị sự nghiệp công lập: Một số vấn đề đặt ra

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bài viết "Kế toán giao dịch trao đổi trong đơn vị sự nghiệp công lập: Một số vấn đề đặt ra" tác giả đề cập đến một số vấn đề cần trao đổi nhƣ nhận biết giao dịch; ghi nhận doanh thu, chi phí... xét trên góc độ quy định về kế toán giao dịch trao đổi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kế toán giao dịch trao đổi trong đơn vị sự nghiệp công lập: Một số vấn đề đặt ra

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KẾ TOÁN GIAO DỊCH TRAO ĐỔI TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TS. Phan Thị Thu Mai Trường Đại học Lao động Xã hội Email:Phanmai76@gmail.com Tóm tắt Kế toán giao dịch trao đổi có vai trò quan trọng, góp phần cung cấp thông tin toàn diện về tình hình tài chính và kết quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập. Nội dung kế toán giao dịch không trao đổi đã đƣợc quy định cụ thể trong các chuẩn mực kế toán công Việt Nam, về cơ bản các quy định này đƣợc xây dựng trên cơ sở chuẩn mực kế toán công quốc tế. Bất kể là giao dịch trao đổi hay giao dịch không trao đổi, khi giao dịch phát sinh kế toán đều phải ghi nhận trên cơ sở tuân thử các nguyên tắc kế toán và chuẩn mực kế toán. Thông thƣờng việc ghi nhận các giao dịch này đƣợc thực hiện theo quy trình: kế toán căn cứ vào hồ sơ, bằng chứng liên quan đến giao dịch để ghi nhận trên hệ thống sổ kế toán tổng hợp và chi tiết theo hình thức kế toán mà đơn vị đang áp dụng. Cuối kỳ các thông tin liên quan đến giao dịch trao đổi và không trao đổi sẽ đƣợc phản ánh trên hệ thông báo cáo tài chính. Mặc dù quy trình ghi nhận là giống nhau nhƣng các giao dịch cụ thể gắn với từng tình huống khác nhau thì việc ghi nhận lại mang các đặc thù riêng. Trong bài viết này tác giả đề cập đến một số vấn đề cần trao đổi nhƣ nhận biết giao dịch; ghi nhận doanh thu, chi phí…. xét trên góc độ quy định về kế toán giao dịch trao đổi Từ khoá: Giao dịch trao đổi, kế toán giao dịch trao đổi, doanh thu từ giao dịch trao đổi Abstracts Exchange transactions accounting plays an important role, contributing to providing comprehensive information about the financial situation and operating results of public service units. The content of accounting for non-exchange transactions has been specifically regulated in Vietnamese public accounting standards. These regulations are basically built on the basis of international public accounting standards. Regardless of whether it is an exchange transaction or a non-exchange transaction, when a transaction occurs, accounting must be recorded on the basis of compliance with accounting principles and accounting standards. Normally, the recording of these transactions is done according to the process: accountants base on records and evidence related to transactions to record on the general and detailed accounting book system according to the accounting form. that the unit is applying. At the end of the period, information related to exchange and non-exchange transactions will be reflected in the financial reporting system. Although the recording process is the same, the specific transactions associated with each situation are different and the recording has its own characteristics. In this article, the author mentions a number of issues that need to be discussed such as identifying transactions; Record revenue, expenses... from the perspective of regulations on exchange transaction accounting Keywords: Exchange transactions, exchange transaction accounting, revenue from exchange transactions 369
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, các quy định pháp lý liên quan đến đơn vị sự nghiệp công lập đang dần dần hoàn thiện. Cùng với cơ chế tài chính đƣợc điều chỉnh phù hợp với thực tế, các quy định trong kế toán đối với các đơn vị này cũng đẫ và đang hoàn thiện. Tính đến nay, đã có 11 chuẩn mực kế toán công đƣợc ban hành trong hai đợt. Đây là một dấu mộc quan trọng, đánh dấu lần đầu tiên chuẩn mực kế toán công đƣợc ban hành, các quy định kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập đã có chuẩn mực hƣớng dẫn. Kế toán các giao dịch trao đổi đƣợc hƣớng dẫn trong nhiều chuẩn mực nhƣ: các chuẩn mực về tài sản, các chuẩn mực về doanh thu và các chuẩn mực về báo cáo tài chính. Các chuẩn mực kế toán công chƣa đƣợc ban hành đầy đủ, song các quy định hiện hành về kế toán giao dịch trao đổi đã tƣơng đối vụ thể. Tuy vậy, việc nghiên cứu phát hiện các khoảng cách giữa quy định và thực tiễn là điều cần thiết và có ý nghĩa không chỉ với đơn vị thực hiện mà còn rất quan trọng đối với ngƣời sử dụng thông tin. 2. KẾ TOÁN GIAO DỊCH TRAO ĐỔI Trong các đơn vị thuộc lĩnh vực công, giao dịch phát sinh chủ yếu gắn với các hoạt động thực hiện chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc hoặc cung cấp dịch vụ công. Các giao dịch này có thể là các giao dịch trong đó một đơn vị nhận tài sản, dịch vụ và trực tiếp hoán đổi giá trị tƣơng đƣơng cho một đơn vị khác gọi là các giao dịch trao đổi; hoặc các giao dịch mà trong đó một đơn vị nhận giá trị từ một đơn vị khác mà không trực tiếp hoán đổi giá trị tƣơng đƣơng hoặc trao giá trị cho một đơn vị khác mà không trực tiếp nhận lại giá trị tƣơng đƣơng gọi là các giao dịch không trao đổi. Hai loại giao dịch này cùng đồng thời tồn tại trong đó các giao dịch không trao đổi thƣờng xuất hiện nhiều hơn chủ yếu là các giao dịch liên quan đến các khoản trợ cấp của Ngân sách nhà nƣớc, các khoản viện trợ tài trợ, doanh thu từ thuế vv...Các giao dịch không trao đổi thƣờng phức tạp bởi vì trong các giao dịch này đơn vị công nhận đƣợc các nguồn lực và mà không bồi hoàn trực tiếp hoặc chỉ bồi hoàn danh nghĩa hoặc có bồi hoàn nhƣng giá trị bồi hoàn không tƣơng đƣơng với giá trị hợp lý của nguồn lực đã nhận. Trong một giao dịch không trao đổi, một đơn vị nhận giá trị từ một đơn vị khác mà không trực tiếp hoán đổi giá trị tƣơng đƣơng hoặc trao giá trị cho một đơn vị khác mà không trực tiếp nhận lại giá trị tƣơng đƣơng. Tuy nhiên, trong các giao dịch trao đổi, khi đơn vị nhận đƣợc tài sản, dịch vụ hoặc nợ phaỉ trả đƣợc giảm trừ và thanh toán cho đơn vị khác trong giao dịch bằng một giá trị tƣơng đƣơng thông thƣờng dƣới hình thức hang hoá, dịch vụ hoặc quyền sử dụng tài sản. Trong các đơn vị sự nghiệp công lập, giao dịch trao đổi xuất hiện thƣờng xuyên, bao phủ các hoạt động tại đơn vị. Khi các giao dịch phát sinh, kế toán sẽ ghi nhận tuỳ theo giao dịch đó xảy ra có liên quan đến hoạt động nào, tuy nhiên để ghi nhận một giao dịch trao đổi trên cơ sở chuẩn mực kế toán công hiện hành có thể khái quát qua sơ đồ sau: 370
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ghi nhận là tài sản Liên quan đến (Ghi tăng tài sản) việc hình thành tài sản Ghi giảm tài sản hoặc ghi tăng Nợ Giao dịch trao đổi phát sinh Liên quan Ghi nhận là chi đến việc phí tạo doanh thu Không liên quan Ghi đến việc hình tăng tài thành tài sản sản Phát sinh Ghi nhận doanh doanh thu thu Sơ đồ 1: Kế toán giao dịch trao đổi (Nguồn: Tác giả tổng hợp) Nhƣ vậy, khi một giao dịch trao đổi phát sinh. Kế toán cần căn cứ vào bản chất của giao dịch để lựa chọn cách thức hạch toán cho phù hợp. Các giao dịch trao đổi đƣợc quy định trong chuẩn mực kế toán công quốc tế và trong chuẩn mực kế toán công Việt Nam là tƣơng đồng. Cụ thể nhƣ sau: Khi giao dịch trao đổi gắn với việc hình thành tài sản. Nếu giao dịch đó hình thành một tài sản và thoả mãn các tiêu chuẩn ghi nhận tài sản, kế toán căn cứ vào các bằng chứng liên quan đến giao dịch để ghi nhận tài sản, đó có thể là tài sản ngắn hạn hoặc tài sản dài hạn. Việc ghi nhận thƣờng phải bám sát các tiêu chuẩn ghi nhận đƣợc quy định rõ trong chuẩn mực. Một luồng vào của nguồn lực sẽ đƣợc ghi nhận là tài sản khi thoả mãn đồng thời các tiêu chuẩn sau: (1) Đơn vị có quyền kiểm soát đối với tài sản; (2) Tƣơng đối chắc chắn thu đƣợc lợi ích trong tƣơng lai từ việc nắm giữ/sử dụng tài sản đó; (3) Tài sản phải có giá trị đƣợc xác định đáng tin cậy. 371
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Tài sản phát sinh từ giao dịch trao đổi đƣợc ghi nhận ban đầu theo nguyên giá, giá gốc hoặc giá trị hợp lý. Hàng tồn kho thƣờng đƣợc ghi nhận ban đầu theo giá gốc: Giá gốc hàng tồn kho bao gồm tất cả chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí khác phát sinh để có đƣợc hàng tồn kho tại địa điểm và trạng thái hiện tại. Tài sản là bất động sản nhà xƣởng hoặc thiết bị đƣợc ghi nhận ban đầu theo nguyên giá: Nguyên giá của bất động sản, nhà xƣởng và thiết bị là giá mua tƣơng đƣơng bằng tiền, hoặc giá trị hợp lý đối với các tài sản tại ngày ghi nhận. Nếu tài sản đƣợc thanh toán theo phƣơng thức trả chậm thì chênh lệch giữa giá mua trả tiền ngay và tổng số tiền thanh toán theo phƣơng thức trả chậm đƣợc ghi nhận là chi phí lãi vay trong thời gian trả chậm, trừ khi số tiền lãi này đƣợc ghi nhận vào giá trị tài sản phù hợp với phƣơng pháp thay thế đƣợc chấp nhận theo quy định trong chuẩn mực kế toán. Sau ghi nhận ban đầu, các tài sản là hàng tồn kho đƣợc ghi nhận theo giá gốc hoặc giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc trong một số trƣờng hợp cụ thể. Sau ghi nhận ban đầu, tài sản là bất động sản, nhà xƣởng và thiết bị có thể đƣợc ghi nhận theo nguyên giá, giá trị khấu hao luỹ kế; trong một số trƣờng hợp có thể đƣợc ghi nhận theo giá trị hợp lý. Khi ghi nhận một tài sản phát sinh từ một giao dịch trao đổi: đồng thời với ghi tăng giá trị tài sản mới phát sinh kế toán ghi giảm tài sản liên quan hoặc ghi tăng một khoản Nợ tuỳ từng giao dịch cụ thể. Kế toán Nợ phát sinh từ giao dịch trao đổi. Một giao dịch trao đổi có thể sẽ phát sinh một khoản Nợ đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Một nghĩa vụ phát sinh đƣợc đơn vị ghi nhận là một khoản Nợ nếu nó thoả mãn các điều kiện sau: (1) Tƣơng đối chắc chắn rằng các nguồn lực đem lại lợi ích kinh tế của đơn vị trong tƣơng lai sẽ chuyển ra khỏi đơn vị để thanh toán trách nhiệm hiện tại; và (2) Giá trị khoản nợ đƣợc đo lƣờng một cách đáng tin cậy. Khoản Nợ này Thông thƣờng một khoản Nợ phát sinh từ giao dịch trao đổi nghĩa vụ với tổ chức cá nhân bên ngoài đƣợc xác định và không thể tránh khỏi, nó sẽ không có đi kèm các ràng buộc và điều kiện khác dẫn đến phát sinh hoặc mất đi một khoản Nợ. Nợ phát sinh từ các giao dịch trao đổi đƣợc đo lƣờng trên cơ sở lƣợng tiền cần thiết hoặc tại mức giá trị hợp lý của tài sản hoặc dịch vụ đƣợc thực hiện để thanh toán trong tƣơng lai và đƣợc ghi nhận ban đầu khi nó xảy ra, trong một vài tình huống nó có thể đƣợc ƣớc tính hoặc cộng dồn ghi nhận vào cuối kỳ. Sau ghi nhận ban đầu, trong một số trƣờng hợp nó có thể đƣợc xác định và ghi nhận theo giá trị hợp lý. Các giao dịch trao đổi làm phát sinh Nợ thƣờng là các giao dịch gắn mua tài sản, sử dụng hàng hoá, dịch vụ cho các hoạt động của đơn vị (hoạt động tạo doanh thu) nhƣng chƣa thanh toán. Một khoản Nợ phát sinh đƣợc ghi nhận thƣờng gắn với ghi tăng một tài sản hoặc tăng một khoản chi phí. Kế toán doanh thu phát sinh từ giao dịch trao đổi. Các giao dịch trao đổi gắn với việc phát sinh một khoản doanh thu trong các đơn vị sự nghiệp công lập thƣờng xảy ra khi đơn vị cung cấp hàng hoá, dịch vụ; thực hiện các hoạt động tài chính hoặc trao đổi khác. Theo chuẩn mực kế toán công số 09, điều kiện ghi nhận doanh thu từ các giao dịch trao đổi trong một số trƣờng hợp đƣợc quy định nhƣ sau: (1) Doanh thu của một giao dịch cung cấp dịch vụ có thể đƣợc ghi nhận tƣơng ứng với phần công việc đã hoàn thành của dịch vụ tại ngày lập báo cáo tài chính khi kết 372
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG quả của giao dịch đó có thể đƣợc ƣớc tính một cách đáng tin cậy. Kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ có thể ƣớc lƣợng một cách đáng tin cậy khi thỏa mãn tất cả các điều kiện sau: - Doanh thu đƣợc xác định một cách đáng tin cậy; - Đơn vị có khả năng chắc chắn thu đƣợc lợi ích kinh tế hoặc dịch vụ tiềm tàng từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó; - Phần công việc đã hoàn thành của dịch vụ đƣợc xác định một cách đáng tin cậy tại ngày lập báo cáo tài chính; và - Chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ có thể đƣợc xác định một cách đáng tin cậy.OR (2) Doanh thu phát sinh từ việc bán hàng hóa sẽ đƣợc ghi nhận khi thỏa mãn tất cả các điều kiện sau: - Đơn vị đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa cho ngƣời mua. Đơn vị phải xác định thời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa cho ngƣời mua trong từng trƣờng hợp cụ thể. Trong phần lớn các trƣờng hợp, việc chuyển giao rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu trùng với việc chuyển giao quyền pháp lý hoặc quyền sở hữu cho ngƣời mua. Tuy nhiên, trong một số trƣờng hợp nhất định, việc chuyển giao rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu không trùng với thời điểm chuyển giao quyền pháp lý hoặc quyền sở hữu. Nếu đơn vị vẫn chịu phần lớn rủi ro gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa thì giao dịch không đƣợc coi là bán hàng và đơn vị không đƣợc ghi nhận doanh thu. - Đơn vị không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa nhƣ chủ sở hữu của hàng hóa đó cũng nhƣ không còn quyền kiểm soát đối với hàng hóa; - Doanh thu đƣợc xác định một cách đáng tin cậy; - Đơn vị có khả năng chắc chắn thu đƣợc hoặc sẽ thu đƣợc lợi ích kinh tế hoặc dịch vụ tiềm tàng từ giao dịch bán hàng hóa đó; và - Chi phí phát sinh liên quan đến giao dịch bán hàng hóa có thể đƣợc xác định một cách đáng tin cậy. (3) Doanh thu phát sinh từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận đƣợc chia hoặc các khoản phân phối tƣơng tự do việc cho phép các đơn vị khác sử dụng tài sản của mình đƣợc ghi nhận: - Đơn vị có khả năng chắc chắn thu đƣợc lợi ích kinh tế hoặc dịch vụ tiềm tàng từ giao dịch; và - Doanh thu có thể xác định một cách đáng tin cậy Doanh thu từ các giao dịch trao đổi đƣợc xác định theo giá trị hợp lý của khoản đã thu đƣợc hoặc sẽ thu đƣợc. Doanh thu của một giao dịch thƣờng đƣợc xác định trên cơ sở thỏa thuận giữa đơn vị và ngƣời mua hoặc ngƣời sử dụng tài sản hoặc dịch vụ của đơn vị. Doanh thu đƣợc xác định theo giá trị hợp lý của khoản đã thu đƣợc hoặc sẽ thu đƣợc, sau khi đã trừ các khoản chiết khấu thƣơng mại hoặc giảm giá (nếu có). Trong phần lớn các trƣờng hợp, đơn vị có doanh thu dƣới hình thức tiền hoặc tƣơng đƣơng tiền và doanh thu đƣợc xác định bằng số tiền và tƣơng đƣơng tiền đã thu đƣợc hoặc sẽ thu đƣợc. Tuy nhiên, khi luồng tiền và tƣơng đƣơng tiền của doanh thu chỉ nhận đƣợc 373
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG trong tƣơng lai thì giá trị hợp lý của doanh thu có thể thấp hơn giá trị danh nghĩa của số tiền đã thu đƣợc hoặc sẽ thu đƣợc. Khi đơn vị trao đổi hoặc hoán đổi hàng hóa dịch vụ để lấy hàng hóa dịch vụ tƣơng tự về bản chất và giá trị thì giao dịch đó không đƣợc coi là giao dịch tạo ra doanh thu. Khi hàng hóa hoặc dịch vụ đƣợc bán hoặc trao đổi để đổi lấy hàng hóa hoặc dịch vụ không có cùng bản chất thì giao dịch đó đƣợc coi là giao dịch tạo ra doanh thu. Trong trƣờng hợp này doanh thu đƣợc xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ đã nhận sau khi điều chỉnh cho số tiền hoặc tƣơng đƣơng tiền phải trả thêm hoặc đƣợc thu thêm (nếu có). Khi giá trị hợp lý của hàng hóa và dịch vụ đã nhận không thể xác định một cách đáng tin cậy, doanh thu đƣợc xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa và dịch vụ đem đi trao đổi sau khi điều chỉnh cho số tiền hoặc tƣơng đƣơng tiền phải trả thêm hoặc đƣợc thu thêm (nếu có). Thông thƣờng, doanh thu đƣợc ghi nhận khi đơn vị có khả năng chắc chắn thu đƣợc lợi ích kinh tế hoặc dịch vụ tiềm tàng từ giao dịch. Tuy nhiên, trong trƣờng hợp đơn vị có khả năng không thu hồi đƣợc số tiền trƣớc đó đã ghi nhận là doanh thu thì đơn vị phải kế toán số tiền không có khả năng thu hồi vào chi phí thay vì ghi giảm doanh thu đã ghi nhận trƣớc đó. Đặc biệt trong trƣờng hợp cung cấp dịch vụ, khi kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ không đƣợc ƣớc tính một cách đáng tin cậy, đơn vị chỉ đƣợc ghi nhận doanh thu tƣơng ứng với số chi phí đã phát sinh và có khả năng thu hồi đƣợc. Khi kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ không đƣợc ƣớc tính một cách đáng tin cậy và đơn vị không chắc chắn có thể thu hồi đƣợc các chi phí đã phát sinh thì đơn vị không đƣợc ghi nhận doanh thu và phần chi phí đã phát sinh đƣợc ghi nhận vào chi phí trong kỳ. Khi ghi nhận doanh thu phát sinh từ giao dịch trao đổi, một khoản doanh thu đƣợc ghi tăng thì cũng đồng thời với việc ghi nhận một khoản chi phí có liên quan đến việc tạo doanh thu. Việc ghi tăng giá trị tiền hoặc tƣơng đƣơng tiền, các khoản phải thu luôn đƣợc ghi nhận cùng với ghi tăng doanh thu phát sinh từ giao dịch trao đổi. Trình bày thông tin trên báo cáo tài chính. Các giao dịch trao đổi khi phát sinh sẽ liên quan đến các tài sản, doanh thu, chi phí và Nợ, các thông tin này đều đƣợc phản ánh trên các báo cáo tài chính theo yêu cầu đối với từng đối tƣợng liên quan. Các thông tin về tài sản, nợ đƣợc phản ánh trên báo cáo tình hình tài chính; các thông tin về doanh thu, chi phí đƣợc phản ánh trên báo cáo kết quả hoạt động. Đặc biệt đối với thông tin về doanh thu, các đơn vị phải thuyết minh: Chính sách kế toán áp dụng trong việc ghi nhận doanh thu, bao gồm các phƣơng pháp sử dụng để xác định phần công việc hoàn thành của giao dịch cung cấp dịch vụ; Giá trị của từng loại doanh thu lớn đƣợc ghi nhận trong kỳ, bao gồm doanh thu phát sinh từ: cung cấp dịch vụ, bán hàng hóa; tiền lãi vv… và giá trị doanh thu phát sinh từ việc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ đã bao gồm trong từng loại nêu trên. 3. VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ PHƢƠNG ÁN ĐỀ XUẤT Các giao dịch trao đổi xuất hiện phổ biến tạo nên khối lƣợng công việc kế toán lớn tại đơn vị sự nghiệp công lập, tuy nhiên trên thực tế kế toán giao dịch trao đổi xuất hiện một số vấn đề cần nghiên cứu trao đổi nhƣ sau: Thứ nhất, giao dịch trao đổi có lúc gần với giao dịch không trao đổi. Ranh giới phân biệt không rõ ràng, tính chất trao đổi hay không trao đổi khó phân định. Ví dụ, 374
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG trƣờng hợp các trƣờng đại học công lập có đào tạo lƣu học sinh, trong trƣờng hợp lƣu học sinh đƣợc Chính phủ Việt Nam chi trả tiền học phí và sinh hoạt phí. Vậy khoản học phí hoặc sinh hoạt phí đó sẽ đƣợc ngân sách chuyển đến trƣờng đại học công lập trong suốt khoá học. Xét trên góc độ Chính phủ, đây là một khoản chi ngân sách; cét trên góc độ trƣờng đại học, đây là một khoản doanh thu từ giao dịch cung cấp dịch vụ đào tạo. Tuy nhiên giao dịch này về bản chất là giao dịch trao đổi và hiện đang đƣợc thực hiện kế toán theo loại giao dịch trao đổi, nhƣng giao dịch này lại đƣợc thực hiện với mức giá theo quy định của Chính phủ hoặc thoả thuận với Chính phủ nƣớc ngoài và nó có thể không ngang giá với chi phí đào tạo của nhà trƣờng. Thứ hai, có những giao dịch mà trong đó bao gồm cả yếu tố trao đổi và yếu tố không trao đổi. Theo quy định hiện hành nó sẽ đƣợc phân loại là giao dịch không trao đổi và hạch toán theo nguyên tắc của giao dịch không trao đổi, tuy nhiên nếu thực hiện nhƣ vậy thì bản chất và ý nghĩa của giao dịch sẽ bị sai lệch. Do vậy thông tin kế toán cung cấp sẽ bị ảnh hƣởng. Thứ ba, doanh thu từ các giao dịch trao đổi trong trƣờng hợp cung cấp dịch vụ công có tham gia thanh toán của bên thứ ba. Ví dụ dịch vụ khám chữa bệnh do bảo hiểm y tế chi trả, đôi khi việc thoả mãn các điều kiện ghi nhận khó xác định rõ ràng cho đến khi nhận đƣợc tiền chi trả từ cơ quan bảo hiểm. Do vậy ảnh hƣởng lớn đến thời điểm ghi nhận và cung cấp thông tin. Thứ tư, đối với doanh thu trao đổi phát sinh từ việc sử dụng các tài sản có nguồn gốc từ các giao dịch không trao đổi. Ví dụ việc sử dụng tài sản ngân sách cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách để liên doanh liên kết. Theo quy định hiện hành doanh thu từ các hoạt động này đƣợc ghi nhận là doanh thu từ các giao dịch trao đổi. Tuy nhiên, một phần chi phí lại gắn với các giao dịch không trao đổi. Do vậy xét về bản chất giao dịch đó chƣa thực sự mang tính chất cảu giao dịch trao đổi. Để giải quyết các vấn đề trên, một mặt cần tuân thủ các quy định trong chuẩn mực kế toán hiện hành, tác giả đề xuất một số ý kiến nhƣ sau: Đối với giao dịch không có cơ sở chắc chắn để phân loại và với giao dịch bao gồm cả yếu tố trao đổi và yếu tố không trao đổi, hoặc giao dịch sử dụng tài sản hình thành từ giao dịch không trao đổi. Theo tác giả, trong tình huống này nên phân bổ theo tỷ lệ đối với doanh thu và chi phí cho hai loại giao dịch. Khi thực hiện phƣơng án này, mặc dù tổng doanh thu và tổng chi phí trên báo cáo tài chính không thay đổi, nhƣng kết quả hoạt động của từng hoạt động lại thay đổi. Nhƣ vậy nhà quản lý sẽ đƣợc cung cấp thông tin cụ thể hơn, hữu ích hơn cho việc đánh giá kết quả hoạt động của các bộ phận. Đáp ứng yêu cầu trong quản lý và phân bổ nguồn lực tại đơn vị. Phƣơng án này cũng hoàn toàn phù hợp với quy định trong có chế tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo tinh thần Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/06/2015 quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Cho phép tách bạch nguồn thu, nội dung chi theo các hoạt động, cùng với việc phân quyền chịu trách nhiệm đến các bộ phận và cá nhân, giao quyền tự chủ sâu rộng đến các đơn vị bộ phận trực thuộc. Đối với các khoản doanh thu cung cấp hàng hoá dịch vụ công có tham gia thanh toán của bên thứ ba. Việc ghi nhận doanh thu chỉ nên thực hiện khi đã có bằng chứng tin cậy của lợi ích thu đƣợc. Để làm đƣợc điều này đòi hỏi phải có sự phối hợp và thoả 375
  8. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG thuận hoặc quy định rõ ràng danh mục và giá các hàng hoá dịch vụ đƣợc thanh toán trêm cơ sở giá hiện hành. Cần thiết lập một quy trình về việc phê duyệt thanh toán của bên thứ ba. 4. KẾT LUẬN Nhƣ vậy với các quy định hiện hành, kế toán giao dịch trao đổi đƣợc quy định trong chuẩn mực kế toán công Việt Nam có mực độ tƣơng đồng cao với chuẩn mực kế toán công quốc tế, đã bao quát hầu hết các tình huống phát sinh trong thực tiễn. Tuy nhiên với đặc thù các giao dịch trao đổi phát sinh trong các đơn vị sự nghiệp công lập tại Việt Nam, việc trao đổi đề xuất các phƣơng án giải quyết trong kế toán một số giao dịch đặc thù là phù hợp và có ý nghĩa đối với các đơn vị sự nghiệp công lập và các đối tƣợng sử dụng thông tin kế toán. 5. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1Bộ tài chính (2017), Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10 tháng 10 năm 2017 hướng dẫn chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp. 2 Bộ tài chính (2021), Quyết định số 1676/2021/QĐ-BTC ngày 01 tháng 09 năm 2021 công bố 5 chuẩn mực kế toán công Việt Nam đợt 1 3 Bộ tài chính (2022), Quyết định số 1366/2022/QĐ-BTC ngày 01 tháng 09 năm 2021 công bố 6 chuẩn mực kế toán công Việt Nam đợt 2 4 Chính phủ (2021), Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/06/2015 quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. 376
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2