intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hành vi quản trị lợi nhuận đối với thông tin lợi nhuận công bố trên BCTC

Chia sẻ: Nguyen Van Khoai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

74
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kế toán tạo ra một ngôn ngữ kinh doanh để nhà quản lý (NQL) có thể sử dụng trao đổi với các bên có lợi ích liên quan đến doanh nghiệp. Doanh nghiệp (DN) tuân thủ các quy định chuẩn mực kế toán và các quy định công bố thông tin liên quan trên sàn giao dịch chứng khoán,

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hành vi quản trị lợi nhuận đối với thông tin lợi nhuận công bố trên BCTC

  1. Hành vi quản trị lợi nhuận đối với thông tin lợi nhuận công bố trên BCTC Kế toán tạo ra một ngôn ngữ kinh doanh để nhà quản lý (NQL) có thể sử dụng trao đổi với các bên có lợi ích liên quan đến doanh nghiệp. Doanh nghiệp (DN) tuân thủ các quy định chuẩn mực kế toán và các quy định công bố thông tin liên quan trên sàn giao dịch chứng khoán, báo cáo tài chính có thể trở thành công cụ thực hiện được chức năng truyền tải thông tin tài chính có hiệu quả đến nhà đầu tư và các bên có liên quan. BCTC giúp nhà đầu tư và các bên liên quan có thể đánh giá đúng đắn DN, từ đó, có thể phân bổ nguồn vốn một cách tối ưu. Hành vi quản trị lợi nhuận đối với thông tin lợi nhuận công bố trên BCTC TS. Đường Nguyễn Hưng Đại học Đà Nẵng Thông tin kế toán hữu ích khi phản ánh trung thực thực thể kinh tế của DN trên phương diện tình trạng tài chính và kết quả hoạt động của DN một cách phù hợp và tin cậy. Yêu cầu về tính phù hợp của thông tin đòi hỏi phải trao cho NQL DN có được sự linh hoạt nhất định trong việc vận dụng chính sách và phương pháp kế toán. Yêu cầu về tính tin cậy của thông tin đòi hỏi DN phải tuân thủ các quy định chặt chẽ và chi tiết có thể hạn chế tính phù hợp và kịp thời của thông tin.
  2. Mặc dù, BCTC của các DN niêm yết thường được kiểm toán, những giới hạn nhất định trong khả năng của công tác kiểm toán hạn chế khả năng phát hiện được hết các sai sót và gian lận. Cần phát hiện các hành vi quản trị lợi nhuận của DN và không ngừng hoàn thiện chuẩn mực và các quy định kế toán. Chất lượng thông tin trên BCTC của DN, đặc biệt là thông tin về lợi nhuận có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định nhiều bên liên quan. Trong bối cảnh đó, vấn đề quan tâm chính là chất lượng của thông tin lợi nhuận được công bố. Những hành vi điều chỉnh lợi nhuận theo mục đích của NQL có thể làm cho BCTC không còn phản ánh được bản chất của tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của DN. Có thể thấy rằng, nghiên cứu về hành vi quản trị lợi nhuận của các DN thực sự có ý nghĩa thực tiễn. Hành vi quản trị lợi nhuận Hành vi quản trị lợi nhuận là việc NQL sử dụng các đánh giá chủ quan của mình trong quá trình lập và công bố BCTC và quá trình thực hiện các nghiệp vụ kinh tế để thay đổi BCTC nhằm đánh lừa các bên có liên quan nhất định, hoặc nhằm thay đổi các kết quả của các hợp đồng mà có điều khoản ràng buộc dựa trên số liệu kế toán. Các đánh giá của NQL được thể hiện cụ thể trong việc lựa chọn các chính sách kế toán và thực hiện các ước tính kế toán của NQL trong quá trình thực hiện công tác kế toán, lập và công bố BCTC của DN. NQL sử dụng các đánh giá chủ quan của mình trong việc thực hiện các ước tính về các sự kiện kinh tế tương lai được phản ánh trong BCTC của DN, chẳng hạn ước tính về thời gian sử dụng kinh tế của tài sản cố định, tổn thất có thể của các khoản phải thu không thu hồi được, hoặc tổn thất từ việc giảm giá của hàng tồn kho. Cùng với việc thực hiện nhiều ước tính, NQL cũng phải sử dụng đánh giá chủ quan của mình để quyết định việc lựa chọn các chính sách kế toán. Cùng xử lý một vấn đề của một đối tượng kế toán, NQL có thể nhiều lựa chọn khác nhau, chẳng hạn, việc lựa chọn giữa phương pháp khấu hao bình quân hay khấu hao nhanh, giữa phương pháp nhập trước - xuất trước hay phương pháp nhập sau - xuất trước hay phương pháp bình quân gia quyền trong tính giá xuất kho hàng tồn kho. Đánh giá chủ quan của NQL cũng được vận dụng trong việc thực hiện các nghiệp vụ kinh tế. Các quyết định liên quan đến quản trị vốn lưu động thường sẽ ảnh hưởng đến việc ghi nhận các đối tượng kế toán, chẳng hạn, NQL phải quyết định về thời điểm giao hàng hay nhận hàng.
  3. NQL cũng có thể quyết định thực hiện hay hoãn lại các khoản chi tiêu không bắt buộc như chi phí nghiên cứu và phát triển, quảng cáo, hay bảo trì. Ở đây cần làm rõ bản chất của hành vi điều chỉnh lợi nhuận. NQL được quyền vận dụng các xét đoán chủ quan của mình trong việc lựa chọn chính sách và thực hiện các ước tính để phản ánh một cách đúng đắn hơn bản chất kinh tế của thực trạng tài chính và kết quả hoạt động của DN. Còn hành vi điều chỉnh lợi nhuận được hiểu như là việc vận dụng không đúng đắn các chính sách và thực hiện các ước tính kế toán và quyết định thời điểm thực hiện các nghiệp vụ một cách có ý đồ dẫn đến việc phản ánh không trung thực bản chất của thực thể kinh tế của DN. Như vậy, ngay cả khi lựa chọn đó làm sai lệch lợi nhuận công bố so với kết quả hoạt động kinh doanh thực sự của DN thì cũng thuộc hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Việc thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận là nhằm thu được những lợi ích nhất định cho DN hoặc cho NQL. Và do bản chất của sự việc thường là không đúng đắn nên sẽ gây tác động tiêu cực đến nhà đầu tư và các bên có lợi ích liên quan đến DN. Trường hợp phổ biến là người sử dụng thông tin BCTC của DN để ra quyết định có thể dẫn đến quyết định không tối ưu. Trong một số trường hợp khác, việc thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận của DN có thể là nhằm bảo đảm các hợp đồng mà có các điều khoản ràng buộc dựa trên TTKT không bị vi phạm, ví dụ, trong hợp đồng vay vốn mà DN ký kết với ngân hàng. Cơ sở của hành vi quản trị lợi nhuận chính là kế toán theo cơ sở dồn tích. Kế toán theo cơ sở dồn tích có nghĩa là mọi giao dịch kinh tế liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu và chi phí được ghi nhận tại thời điểm phát sinh giao dịch, không quan tâm đến thời điểm thực tế thu hoặc chi tiền (VAS 01). Kế toán cần phải ghi nhận doanh thu khi doanh thu đã thực sự phát sinh và chi phí cần phải được ghi nhận phù hợp với việc tạo ra doanh thu trong kỳ kế toán. Việc áp dụng nguyên tắc phù hợp bảo đảm cho lợi nhuận (được đo lường bằng doanh thu trừ chi phí) được đo lường một cách xác thực, phản ánh đúng đắn kết quả hoạt động của DN. Việc thực hiện kế toán theo cơ sở dồn tích dẫn đến thời điểm các khoản doanh thu và chi phí được nhận khác với kế toán theo cơ sở tiền như sau: - Doanh thu chưa thu tiền: Doanh thu phát sinh được ghi nhận trước khi tiền thu được. - Chi phí chưa chi tiền: Chi phí phát sinh được ghi nhận trước khi tiền được chi ra. - Doanh thu chưa thực hiện: Doanh thu được ghi nhận sau khi tiền đã thu vào. - Chi phí trả trước. Chi phí được ghi nhận sau khi tiền đã chi trả.
  4. Kế toán theo cơ sở dồn tích là cơ sở quan trọng chi phối phương pháp ghi nhận các đối tượng kế toán trong DN (trừ một số loại hình DN áp dụng kế toán theo cơ sở tiền). Tuy nhiên, do doanh thu và chi phí có thể được ghi nhận khi tiền chưa được thu hay chi, dẫn đến vấn đề quan trọng luôn cần phải xem xét đó là doanh thu và chi phí đã thực sự phát sinh chưa và nếu đã phát sinh rồi thì đã được ghi nhận chưa. Việc ghi nhận doanh thu và chi phí trong trường hợp này có thể chịu ảnh hưởng của quyết định chủ quan của NQL. Nếu NQL có động lực muốn thay đổi kết quả lợi nhuận, việc điều chỉnh thời điểm ghi nhận thu và chi phí có thể dẫn đến lợi nhuận công bố thay đổi. Đây chính là hành vi quản trị lợi nhuận. Hành vi quản trị lợi nhuận được thực hiện dựa trên việc điều chỉnh thời điểm và mức độ ghi nhận các khoản doanh thu, chi phí và từ đó tác động đến lợi nhuận. Mục đích của hành vi quản trị lợi nhuận Nhà quản lý có thể có nhiều động lực để thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận nhằm đặt được một mục tiêu nào đó. Đối với các DN niêm yết, mối quan hệ giữa cổ đông, NQL và nhà đầu tư luôn là mối quan hệ chủ đạo trong hoạt động của DN. Đối với cổ đông, NQL được giao những trách nhiệm phải hoàn thành, cụ thể hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh, trong đó, quan trọng nhất là chỉ tiêu về lợi nhuận tạo ra áp lực lớn mà có thể khiến cho NQL thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận khi lợi nhuận không đạt được như kỳ vọng. Bên cạnh đó, DN một khi đã niêm yết tức là mong muốn có được cơ hội tiếp cận các nguồn vốn từ thị trường một cách dễ dàng hơn. Để có thể thuyết phục được nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư DN phải chứng minh được triển vọng về lợi nhuận trong tương lai của DN. Đây cũng là một động lực lớn thúc đẩy NQL DN có hành vi điều chỉnh lợi nhuận nhằm mục tiêu huy động vốn với chi phí vốn thấp hơn. Bên cạnh mối quan hệ với cổ đông, DN cũng có mối quan hệ chặt chẽ với các bên có lợi ích liên quan khác, đặc biệt là mối quan hệ với nhà cung cấp tín dụng và thuế. Trong mối quan hệ với người cấp tín dụng cho DN như các ngân hàng, các công ty tài chính, DN phải ký kết hợp đồng với nhiều điều khoản ràng buộc dựa trên các chỉ tiêu tài chính. NQL có thể có các hành vi điều chỉnh lợi nhuận để tránh vi phạm các điều khoản. Liên quan đến thuế, DN phải đóng thuế thu nhập DN dựa trên lợi nhuận phải chịu thuế. Mặc dù, ngày nay, kế toán cho mục đích thuế và kế toán cho mục đích cung cấp thông tin đã có sự tách biệt, nếu muốn giảm thuế, một khả năng xảy ra là DN tránh báo cáo lợi nhuận kế toán ở mức cao để hợp lý hóa hành vi điều chỉnh giảm lợi nhuận chịu thuế, từ đó giảm số thuế thu nhập phải nộp. Trong mối quan hẹ giữa NQL và DN. NQL DN có thể điều chỉnh lợi nhuận vì
  5. những lợi ích cá nhân, NQL sẽ được hưởng nhiều quyền lợi khi hoàn thành các chỉ tiêu được giao, chẳng hạn như các khoản thưởng, đề bạt, tăng lương, và cả việc giữ được vị trí của mình. Do đó, nếu không hoàn thành các chỉ tiêu lợi nhuận, NQL có thể điều chỉnh tăng lợi nhuận để đạt được các chỉ tiêu này, hoặc khi đã đạt vượt chỉ tiêu lợi nhuận nhưng mức thưởng có giới hạn, NQL có thể điều chuyển bớt lợi nhuận sang năm sau. Mặt khác, NQL cũng có thể sở hữu cổ phiếu của DN. Khi này, nếu muốn bán đi số cổ phiếu nắm giữ và thu lợi được mức cao, NQL cũng có thể điều chỉnh lợi nhuận tăng để tác động vào giá cổ phiếu nhằm thu lợi. Cuối cùng, DN cũng có thể điều chỉnh lợi nhuận nhằm tránh công bố các mức lợi nhuận cao, để tránh cơ quan quản lý Nhà nước có những hành động chính sách điều tiết hoạt động của DN như rút bớt các chính sách ưu đãi điều tra hành vi được cho là độc quyền của DN. Mà đang đem lại lợi ích quá cao cho DN. (Theo Tạp chí KT & KiT)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2