Áp dụng kế toán xanh ở Việt Nam và một số vấn đề đặt ra
lượt xem 2
download
Bài viết "Áp dụng kế toán xanh ở Việt Nam và một số vấn đề đặt ra" tổng quan về kế toán xanh về việc đề cập đến khái niệm, các đặc trưng chính của kế toán xanh, lợi ích của kế toán xanh... Trên cơ sở đó, bài viết cũng trao đổi về khả năng áp dụng kế toán xanh tại Việt Nam và một số vấn đề đặt ra trong thực tiễn. Dựa trên các thảo luận về tổng quan và tính khả thi này, tác giả đưa ra một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy việc áp dụng kế toán xanh trong các doanh nghiệp Việt Nam thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Áp dụng kế toán xanh ở Việt Nam và một số vấn đề đặt ra
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ÁP DỤNG KẾ TOÁN XANH Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ThS. Ninh Thị Thúy Ngân Trường Đại học Lao động – Xã hội Email: ninhnganldxh@gmail.com Tóm tắt Để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trƣờng, nhiều quốc gia đã bắt đầu nghiên cứu kế toán xanh từ thế kỷ trƣớc (Jundong Ma, Juntao Ma, 2019) bởi việc áp dụng kế toán xanh góp phần cung cấp thông tin chính xác, minh bạch, đầy đủ và trách nhiệm, từ đó giúp cải thiện hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt cơ quan quản lý, cổ đông, nhà đầu tƣ và các đối tác kinh doanh. Đặc biệt, kế toán xanh giúp thúc đẩy quá trình thực hiện các cam kết quốc tế về mục tiêu phát thải ròng bằng ―0‖ vào năm 2050 mà nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam đã cam kết. Bài viết tổng quan về kế toán xanh về việc đề cập đến khái niệm, các đặc trƣng chính của kế toán xanh, lợi ích của kế toán xanh... Trên cơ sở đó, bài viết cũng trao đổi về khả năng áp dụng kế toán xanh tại Việt Nam và một số vấn đề đặt ra trong thực tiễn. Dựa trên các thảo luận về tổng quan và tính khả thi này, tác giả đƣa ra một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy việc áp dụng kế toán xanh trong các doanh nghiệp Việt Nam thời gian tới. Từ khóa: Kế toán xanh, kế toán môi trường, phát triển bền vững, doanh nghiệp Abstract To solve the problem of environmental pollution, many countries have started researching green accounting since the last century (Jundong Ma, Juntao Ma, 2019) because the application of green accounting contributes to providing accurate information, transparency, completeness and accountability, thereby helping to improve the image of the enterprise in the eyes of regulators, shareholders, investors and business partners. In particular, green accounting helps promote the implementation of international commitments on the net zero emissions target by 2050 that many countries, including Vietnam, have committed to. This paper provides an overview of green accounting such as the concept, main characteristics and benefits of green accounting... On that basis, the paper also discusses the possibility of applying green accounting and some issues raised in practice in Vietnam. Based on the discussion of this overview and feasibility, the author offers some recommendations to promote the application of green accounting in Vietnamese businesses in the coming time. Keywords: Green accounting, environmental accounting, sustainable development, businesses 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Để phát triển kinh tế nhanh, bền vững, bảo vệ tốt môi trƣờng và giải quyết hài hòa các vấn đề kinh tế, môi trƣờng và xã hội, đặc biệt thực hiện các cam kết quốc tế về giảm phát thải khí cacbon đến năm 2050, thời gian qua, nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam đã ban hành nhiều quy định nhằm hạn chế sự khai thác quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, hạn chế tới mức tối đa các hành vi vi phạm, hủy hoại môi trƣờng, gây ô nhiễm môi trƣờng do hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gây ra. Thực tế cho thấy, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp tuy đóng góp cho tăng trƣởng kinh tế nhƣng lại là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ô 163
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG nhiễm môi trƣờng. Việc phát triển và ứng dụng kế toán xanh trở thành nhu cầu tất yếu hiện nay bởi nó đƣợc coi là một công cụ quan trọng liên quan đến các khía cạnh ảnh hƣởng của môi trƣờng tự nhiên đối với nền kinh tế và đƣợc xem là hƣớng chuyển đổi theo phƣơng thức phát triển bền vững, hƣớng tới phát triển nền kinh tế xanh mà Việt Nam hƣớng tới. Việc thực hiện kế toán xanh không chỉ mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp mà còn thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với sự phát triển bền vững. Do vậy, việc nghiên cứu khả năng áp dụng kế toán xanh ở Việt Nam là vấn đề có tính thời sự trong bối cảnh Chính phủ Việt Nam cam kết mục tiêu phát thải ròng bằng ―0‖ vào năm 2050. 2. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN XANH 2.1. Khái niệm về kế toán xanh Kế toán xanh hay còn gọi là kế toán môi trƣờng, với mục đích cung cấp thông tin môi trƣờng về lý thuyết và phƣơng pháp kế toán, kiểm tra mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và tài nguyên môi trƣờng trên cơ sở các quy định và luật pháp môi trƣờng liên quan (Shaley, 2016). Kế toán xanh là một khái niệm trong đó các doanh nghiệp tập trung vào hiệu suất và hiệu quả trong việc sử dụng lâu dài các nguồn tài nguyên trong quy trình sản xuất của mình để tích hợp sự phát triển của doanh nghiệp với các chức năng môi trƣờng và mang lại lợi ích xã hội. Việc thực hiện kế toán xanh trong trƣờng hợp này nhấn mạnh vào khái niệm tiết kiệm, cụ thể là tiết kiệm vật chất và năng lƣợng nhƣ: tiết kiệm đất đai, tiết kiệm vật liệu và tiết kiệm năng lƣợng (Justita Dura, Riyanto Setiawan Suharsono, 2022). Kế toán xanh còn đƣợc gọi là kế toán môi trƣờng hoặc kế toán bền vững, là một nhánh kế toán chuyên biệt tập trung vào việc tích hợp các yếu tố môi trƣờng và xã hội vào quá trình ra quyết định tài chính và kinh tế. Nó nhằm mục đích cung cấp một bức tranh toàn diện và chính xác hơn về hoạt động kinh tế có tính đến tác động môi trƣờng và tính bền vững của nó (Kumar Rahul (2024). 2.2. Các đặc trƣng chính của kế toán xanh Kế toán xanh, còn đƣợc gọi là kế toán môi trƣờng hoặc bền vững, có một số đặc điểm khác biệt so với các thông lệ kế toán truyền thống. Những đặc điểm này phản ánh sự tập trung của nó vào việc tích hợp các cân nhắc về môi trƣờng và xã hội vào phân tích kinh tế. Theo Nghiên cứu của Kumar Rahul (2024) cho rằng những yếu tố chính của kế toán xanh gồm các yếu tố đƣợc thể hiện trong Bảng 1. Bảng 1: Các đặc trƣng chính của kế toán xanh STT Các yếu tố Ý ngh a 1 Định hƣớng Nó thƣờng đƣợc sử dụng để cung cấp thông tin cho việc hoạch chính sách định chính sách và các quyết định quản lý. Dữ liệu kế toán xanh có thể hỗ trợ các chính phủ trong việc thiết kế và đánh giá các chính sách thúc đẩy bảo vệ môi trƣờng và tính bền vững, ch ng hạn nhƣ các mục tiêu giảm phát thải và các sáng kiến bảo tồn. Minh bạch Kế toán xanh cung cấp minh bạch và công bố thông tin về môi 2 và báo cáo trƣờng và xã hội. Nhiều tổ chức đƣa ra các báo cáo về tính bền vững nhằm quảng bá các nỗ lực về hoạt động môi trƣờng và 164
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG STT Các yếu tố Ý ngh a trách nhiệm xã hội của họ tới các bên liên quan. Tiêu chuẩn Để nâng cao tính nhất quán và khả năng so sánh, kế toán xanh 3 quốc tế tuân thủ các tiêu chuẩn và hƣớng dẫn quốc tế, ch ng hạn nhƣ những tiêu chuẩn và hƣớng dẫn do Sáng kiến Báo cáo Toàn cầu (GRI) và Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Bền vững (SASB) phát triển. Đo lƣờng Nó cung cấp các công cụ và số liệu để đánh giá hiệu quả môi 4 hiệu suất trƣờng và xã hội. Điều này bao gồm các chỉ số liên quan đến lƣợng khí thải carbon, hiệu quả sử dụng năng lƣợng, sử dụng nƣớc, phát sinh chất thải và tác động xã hội, cùng nhiều chỉ số khác. Sự tham gia Kế toán xanh thừa nhận tầm quan trọng của việc thu hút sự tham 5 của các bên gia của các bên liên quan khác nhau, bao gồm nhà đầu tƣ, ngƣời liên quan tiêu dùng, nhân viên và cộng đồng. Việc thu hút các bên này tham gia vào quá trình ra quyết định và báo cáo phát triển bền vững sẽ nâng cao trách nhiệm giải trình và tính minh bạch. (Nguồn: Kumar Rahul, 2024) 2.3. Lợi ích của kế toán xanh Kế toán xanh nhằm mục đích nâng cao hiệu quả quản lý môi trƣờng bằng cách tiến hành các hoạt động từ góc độ chi phí (chi phí môi trƣờng) và lợi ích hoặc tác động (lợi ích kinh tế), dẫn đến hiệu quả bảo vệ môi trƣờng. Tóm lại, kế toán xanh có thể tiết lộ mức độ đóng góp của một công ty hoặc tổ chức, cả tích cực lẫn tiêu cực, đến chất lƣợng cuộc sống con ngƣời và môi trƣờng (Justita Dura, Riyanto Setiawan Suharsono, 2022). Nghiên cứu của Đào Thị Thúy Hằng (2019) cho rằng, kế toán xanh cung cấp thông tin, kiểm tra lợi nhuận, doanh thu và chi phí môi trƣờng của DN để từ đó nhà quản trị đƣa ra các quyết định sản xuất kinh doanh. Nếu thực hiện tốt kế toán xanh, sẽ hạn chế đƣợc các yếu tố đầu vào nguyên liệu, năng lƣợng, nhân công bị tiêu hao trong quá trình tạo ra ô nhiễm, làm tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên, tăng lợi thế cạnh tranh do giảm đƣợc giá thành sản xuất. Bên cạnh đó, cung cấp cho kế toán lƣờng trƣớc các tác động của môi trƣờng, một số yếu tố có thể gây ra cho một DN hoặc tổ chức, từ đó giúp các nhà làm chính sách và quản trị DN có cách thức đối phó và giải quyết hợp lý. Nhờ đó, cũng sẽ giúp giảm các rủi ro về môi trƣờng cũng nhƣ rủi ro về sức khoẻ cộng đồng, đồng thời cải thiện công tác kế toán quản trị và tài chính môi trƣờng ở phạm vi DN. Kế toán xanh có mục tiêu cải tiến liên tục và kiểm soát môi trƣờng (Mowen và cộng sự, 2018). Kế toán xanh đƣợc thực hiện tốt sẽ cải thiện hiệu quả hoạt động môi trƣờng, kiểm soát chi phí, sử dụng công nghệ thân thiện với môi trƣờng cũng nhƣ việc sử dụng và sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trƣờng. Kế toán xanh rất hữu ích vì có chi phí để quản lý môi trƣờng tốt hơn, chiến lƣợc kinh doanh quan tâm đến môi trƣờng, tính toán chi phí sản xuất chính xác hơn và tìm cơ hội giảm chi phí môi trƣờng (Justita Dura, Riyanto Setiawan Suharsono, 2022). 165
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Theo LPC (2023), kế toán xanh giúp cải thiện hiệu quả tài chính và giá trị thị trƣờng của doanh nghiệp bởi nó sẽ nâng cao chất lƣợng dịch vụ bằng cách tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và giảm lãng phí. Kế toán xanh cũng giúp cải thiện danh tiếng và giá trị thƣơng hiệu của công ty bởi với việc đảm bảo rằng doanh nghiệp đang làm mọi thứ có thể để thân thiện với môi trƣờng, có thể khiến cho doanh nghiệp nổi bật so với các đối thủ còn lại còn lại và thu hút sự chú ý của các nhà đầu tƣ trên thị trƣờng. Bên cạnh đó, kế toán xanh sẽ giúp nâng cao mức độ trung thành của khách hàng, doanh thu và lợi nhuận. Bằng cách thực hiện các chính sách xanh, doanh nghiệp có thể thu hút những khách hàng có ý thức về lƣợng khí thải carbon của họ và có nhiều khả năng mua hàng từ công ty của mình hơn. Các nghiên cứu trên thế giới cũng kh ng định, việc áp dụng kế toán xanh, đặc biệt là kế toán môi trƣờng góp phần cung cấp thông tin chính xác, minh bạch, đầy đủ và trách nhiệm, từ đó giúp cải thiện hình ảnh của DN trong mắt cơ quan quản lý, cổ đông, nhà đầu tƣ và các đối tác kinh doanh. Trên thực tế, việc áp dụng kế toán xanh thể hiện trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó làm hài lòng và củng cố đƣợc niềm tin của các bên liên quan. Bảng 2: Những ƣu điểm và nhƣợc điểm của kế toán xanh Ƣu điểm Nhƣợc điểm Cải thiện việc ra quyết định: Giúp các tổ Độ phức tạp và yêu cầu dữ liệu: Việc triển chức và chính phủ đƣa ra quyết định sáng khai có thể phức tạp và tốn nhiều dữ liệu, suốt hơn bằng cách xem xét các yếu tố đòi hỏi nguồn lực và chuyên môn. môi trƣờng và xã hội. Lập kế hoạch bền vững: Tạo điều kiện lập Tính chủ quan: Việc đánh giá các yếu tố kế hoạch dài hạn cho sự bền vững, giảm môi trƣờng và xã hội có thể liên quan đến rủi ro về các vấn đề môi trƣờng và xã hội. những đánh giá và ƣớc tính chủ quan. Hiệu quả tài nguyên: Khuyến khích sử Chống lại sự thay đổi: Một số tổ chức có dụng tài nguyên hiệu quả và tiết kiệm chi thể phản đối kế toán xanh do nhận thấy phí thông qua việc giảm chất thải và cải gánh nặng đối với các hoạt động hiện tại thiện quản lý tài nguyên. Giảm thiểu rủi ro: Xác định và quản lý rủi Chi phí ban đầu: Việc thực hiện các hệ ro môi trƣờng và xã hội, giảm thiểu trách thống và tiêu chuẩn kế toán xanh có thể nhiệm pháp lý tiềm ẩn và thiệt hại về danh yêu cầu đầu tƣ ban đầu đáng kể. tiếng. Minh bạch và Trách nhiệm giải trình: Thiếu tiêu chuẩn hóa: Thiếu các tiêu Tăng cƣờng tính minh bạch bằng cách chuẩn và quy định thống nhất có thể dẫn công bố hiệu quả hoạt động môi trƣờng và đến sự thiếu nhất quán trong báo cáo và xã hội cho các bên liên quan, thúc đẩy so sánh dữ liệu. niềm tin. Nguồn: Kumar Rahul (2024) 2.4. Các loại kế toán xanh Theo Kumar Rahul (2024), kế toán xanh bao gồm nhiều loại hoặc cách tiếp cận khác nhau, mỗi loại có trọng tâm và mục tiêu cụ thể. Những loại kế toán xanh này đƣợc 166
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG thiết kế để đáp ứng các nhu cầu khác nhau và giải quyết các khía cạnh riêng biệt của kế toán môi trƣờng và xã hội. Dƣới đây là một số loại kế toán xanh phổ biến: - Kế toán quản trị môi trƣờng: Chủ yếu quan tâm đến việc giúp các tổ chức đánh giá và quản lý chi phí môi trƣờng nội bộ cũng nhƣ việc sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn. Nó nhằm mục đích xác định các cơ hội tiết kiệm chi phí và sử dụng hiệu quả nguồn lực trong tổ chức. - Kế toán tài chính môi trƣờng: Loại kế toán xanh này tập trung vào việc tích hợp dữ liệu môi trƣờng vào báo cáo tài chính. Nó nhằm mục đích cung cấp cho các nhà đầu tƣ, chủ nợ và các bên liên quan khác sự hiểu biết rõ ràng hơn về các rủi ro, cơ hội và tác động môi trƣờng của công ty đối với hiệu quả tài chính. - Kế toán xã hội: Kế toán xã hội mở rộng phạm vi kế toán xanh để bao gồm các tác động xã hội và cộng đồng. Nó nhằm mục đích đo lƣờng và báo cáo về hiệu quả hoạt động xã hội của một tổ chức, ch ng hạn nhƣ những đóng góp của tổ chức đó trong việc tạo việc làm, phát triển cộng đồng và trách nhiệm xã hội. - Kế toán khung/khuôn khổ sinh thái: Phân tích dấu chân sinh thái đánh giá tác động môi trƣờng từ các hoạt động của con ngƣời bằng cách đo lƣờng mức tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên và so sánh nó với khả năng tái tạo các tài nguyên đó của Trái đất. Nó nhằm mục đích xác định xem các hoạt động của con ngƣời có nằm trong ranh giới hành tinh hay không. - Đánh giá vòng đời (LCA) đƣợc sử dụng để đánh giá các tác động môi trƣờng liên quan đến toàn bộ vòng đời của sản phẩm, quy trình hoặc dịch vụ, từ khai thác nguyên liệu thô đến thải bỏ. Nó nhằm mục đích xác định các cơ hội để giảm tác động môi trƣờng ở các giai đoạn khác nhau của vòng đời. 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài viết này sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính. Theo đó, tác giả thực hiện khảo sát các nghiên cứu về kế toán xanh trƣớc đây ở trong và ngoài nƣớc, từ đó tổng hợp và hệ thống hóa các vấn đề cho cơ sở lý thuyết. Ngoài ra, dựa trên thực tiễn việc áp dụng kế toán xanh trên thế giới và Việt Nam, bài viết cũng nêu ra các vấn đề đặt ra khi áp dụng kế toán xanh vào thực tiễn tại Việt Nam, từ đó đƣa ra một số khuyến nghị cho thời gian tới. 4. KHẢ N NG ÁP DỤNG KẾ TOÁN XANH TẠI VIỆT NAM Trên thế giới đã có nhiều doanh nghiệp áp dụng kế toán xanh thành công, mang lại hiệu quả cho hoạt động của doanh nghiệp. Năm 2021, Apple Inc. đã phát hành trái phiếu xanh trị giá 1,5 tỷ USD để tài trợ cho nhiều dự án thân thiện với môi trƣờng. Ví dụ về kế toán xanh này chứng tỏ cách một tập đoàn lớn tích hợp các cân nhắc về môi trƣờng vào chiến lƣợc tài chính của mình. Apple cam kết theo dõi và báo cáo về tác động môi trƣờng của các dự án đƣợc tài trợ bởi trái phiếu xanh, thể hiện cam kết thực hiện kế toán xanh. Hay nhƣ EcoTech Solutions - một công ty năng lƣợng tái tạo, sử dụng phƣơng pháp tính toán xanh để đánh giá hoạt động sản xuất tuabin gió của mình. Họ tính toán lƣợng khí thải carbon, cải thiện hiệu quả sử dụng tài nguyên và đánh giá cao sự đóng góp của tua bin trong việc giảm lƣợng khí thải và các dịch vụ hệ sinh thái. Bằng cách tiến hành đánh giá vòng đời và đặt ra các mục tiêu giảm lƣợng carbon, họ 167
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG giảm mức tiêu thụ năng lƣợng 15% trong vòng một năm và đạt đƣợc lợi thế cạnh tranh. Tại Việt Nam, trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhiều doanh nghiệp đã tạo ra lƣợng chất thải gây hại đến môi trƣờng. Với mục tiêu hƣớng đến phát triển bền vững, Đảng và Nhà nƣớc đã quan tâm và ban hành ngày càng nhiều các quy định mang tính pháp lý để hạn chế sự khai thác quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội, đồng thời, cũng là để hạn chế tới mức tối đa các hành vi vi phạm, hủy hoại môi trƣờng, gây ô nhiễm môi trƣờng. Tuy nhiên, dù hiện nay, Việt Nam đã có Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2020, Luật Thuế bảo vệ môi trƣờng năm 2010, Luật Kế toán năm 2015..., song kế toán xanh vẫn chƣa phải là quy định bắt buộc và đƣợc đề cập ở văn bản pháp luật nào. Tuy nhiên, việc vận dụng kế toán xanh, trong đó có kế toán môi trƣờng ở nƣớc ta vẫn còn một số vấn đề đặt ra: Thứ nhất, hiện nay không ít doanh nghiệp chỉ tập trung vào việc tìm kiếm lợi nhuận mà chƣa quan tâm nhiều đến kế toán xanh, kế toán môi trƣờng. Trong khi đó, thực tiễn quốc tế cho thấy, việc áp dụng kế toán xanh sẽ giúp nâng cao uy tín, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nhận thức về kế toán xanh của đội ngũ kế toán cũng hạn chế, nên chƣa có sự chủ động tham mƣu cho Ban Lãnh đạo doanh nghiệp. Thứ hai, việc áp dụng kế toán xanh nói chung và kế toán môi trƣờng nói riêng là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự thay đổi về nhận thức và nguồn lực. Nếu nhƣ vấn đề nhận thức vừa đề cập ở trên thì vấn đề nguồn lực cũng không phải là câu chuyện dễ dàng. việc áp dụng kế toán xanh hay kế toán môi trƣờng chƣa đƣợc nhiều doanh nghiệp quan tâm bởi hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đều có quy mô vừa vừa nhỏ, thiếu nguồn lực cả về tài chính lẫn con ngƣời để đầu tƣ cho kế toán xanh. Ngoài ra, hiện nay, nhiều nhà quản trị DN chƣa nhận thức đƣợc rằng, chi phí bỏ ra để tính toán các chi phí môi trƣờng nhỏ hơn rất nhiều so với tổng chi phí phải gánh chịu khi họ phải trả thuế, phí hay tiền phạt từ các hành vi gây hại môi trƣờng. Thứ ba, hiện nay, các quy định về tài chính, các chuẩn mực, các chế độ kế toán của Nhà nƣớc và công cụ kế toán của doanh nghiệp chƣa cung cấp và đáp ứng đƣợc những thông tin cần thiết về các chi phí liên quan đến môi trƣờng theo các yêu cầu cho việc ra quyết định các hợp đồng và lập báo cáo tài chính tại doanh nghiệp (Đào Thị Thúy Hằng, 2019). Trên thực tế, các các chuẩn mực, các chế độ, quy định về tài chính kế toán chƣa hƣớng dẫn doanh nghiệp trong việc ghi nhận, bóc tách và theo dõi chi phí môi trƣờng trong chi phí sản xuất kinh doanh, chƣa có các tài khoản cần thiết để hạch toán các khoản chi phí môi trƣờng... (Hoàng Thị Hồng Vân, 2022). Việc cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp lý liên quan đến kế toán xanh trong bối cảnh Luật Kế toán năm 2015 dự kiến sẽ đƣợc sửa đổi, bổ sung trong thời gian tới là rất cần thiết. Thứ tư, hiện nay, kế toán xanh chƣa phổ biến trong doanh nghiệp nên trong bộ phận, bộ máy kế toán của doanh nghiệp hầu nhƣ không có những nhân viên kế toán có kiến thức về kế toán môi trƣờng hoặc nhân viên kế toán môi trƣờng chuyên biệt. Đối với Việt Nam, việc xây dựng bộ máy kế toán xanh hoặc bộ phận kế toán xanh chuyên trách sẽ chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp niêm yết, các doanh nghiệp lớn trƣớc yêu cầu của của nhà đầu tƣ, đối tác, cổ đông... về công khai minh bạch thông tin, thể hiện trách nhà xã hội của doanh nghiệp trƣớc xu thế phát triển bền vững. 168
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kế toán xanh đƣợc coi là một công cụ quan trọng liên quan đến các khía cạnh ảnh hƣởng của môi trƣờng tự nhiên đối với nền kinh tế và đƣợc xem là hƣớng chuyển đổi theo phƣơng thức phát triển bền vững, hƣớng tới phát triển nền kinh tế xanh. Việc áp dụng kế toán xanh là yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh hiện nay khi Việt Nam đang hƣớng đến phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trƣờng. Trên cơ sở thực tiễn và khả năng áp dụng kế toán xanh ở Việt Nam, để áp dụng kế toán xanh ngày càng phổ biến, trong thời gian tới cần: i) Cần có sự nhận thức một cách rõ ràng của cơ quan quản lý và doanh nghiệp về vai trò, tầm quan trọng của kế toán xanh nói chung và kế toán môi trƣờng nói riêng để thúc đẩy quá trình vận dụng hình thức kế toán này phổ biến hơn. ii) Bộ Tài chính cần ban hành các chế độ kế toán áp dụng kế toán xanh trong doanh nghiệp, kết hợp với xây dựng căn cứ, đo lƣờng các chi phí liên quan đến môi trƣờng để các doanh nghiệp có thể dễ dàng thực hiện; iii) Doanh nghiệp cần quan tâm đến công tác xây dựng và phát triển nguồn nhân lực có trình độ; tìm kiếm, đào tạo và xây dựng phòng kế toán có năng lực và kinh nghiệm về kế toán xanh… iv) Doanh nghiệp cần quan tâm đến công tác xây dựng và phát triển nguồn nhân lực có trình độ; tìm kiếm, đào tạo và xây dựng phòng kế toán có năng lực và kinh nghiệm về kế toán xanh…v) Cơ quan quản lý nhà nƣớc và doanh nghiệp cần nghiên cứu kinh nghiệm vận dụng kế toán xanh của các nƣớc trên thế giới, đặc biệt là các nƣớc phát triển, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam để xây dựng các khuôn khổ pháp lý, các quy định mang tính bắt buộc cũng nhƣ đƣa ra các lƣu ý cho doanh nghiêp khi sử dụng kế toán xanh nhằm đạt đƣợc hiệu quả cao nhất./. 5. TÀI LIỆU THAM KHẢO: [1]. Đào Thị Thúy Hằng (2019), Ứng dụng kế toán xanh ở Việt Nam và một số vấn đề đặt ra, Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 11/2019, trang 85-87. [2]. Green Accounting: Integrating Sustainability into Financial Reporting. Available at: https://www.lpcentre.com/articles/green-accounting-integrating-sustainability- into-financial-reporting. [3]. Hoàng Thị Hồng Vân (2022), Các yếu tố ảnh hưởng đến thúc đẩy áp dụng kế toán xanh tại Việt Nam, Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 241- Tháng 6/2022, trang 72-84. [4]. Justita Dura, Riyanto Setiawan Suharsono (2022), Application Green Accounting To Sustainable Development Improve Financial Performance Study In Green Industry. Jurnal Akuntansi/Volume XXVI, No. 02 May 2022: 192-212. DOI: http://dx.doi.org/10.24912/ja.v26i2.893. [5]. Kumar Rahul (2024), Green Accounting, Wallstreetmojo, Available at: https://www.wallstreetmojo.com/green-accounting/. [6]. Jundong Ma, Juntao Ma (2019). A Research Review of Corporate Green Accounting Information Disclosure. IOP Conference Series: Earth and Environmental Science 310 (2019). 169
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kế toán môi trường, kinh nghiệm thế giới và việc vận dụng vào Việt Nam hiện nay
10 p | 47 | 12
-
Kế toán xanh trong xu thế phát triển bền vững - Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phần 2
243 p | 6 | 2
-
Ứng dụng kế toán xanh trong các doanh nghiệp ở Việt Nam
7 p | 12 | 1
-
Kế toán xanh tại các trường đại học ở Việt Nam
8 p | 8 | 1
-
Nội san Nghiên cứu khoa học sinh viên - Tập 8/2024
80 p | 10 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn