intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ứng dụng kế toán xanh trong các doanh nghiệp ở Việt Nam

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Ứng dụng kế toán xanh trong các doanh nghiệp ở Việt Nam" đề cập một số vấn đề liên quan kế toán xanh, thuận lợi và khó khăn khi áp dụng kế toán xanh và đề xuất các giải pháp để khuyến khích thúc đẩy việc áp dụng kế toán xanh trong các doanh nghiệp ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ứng dụng kế toán xanh trong các doanh nghiệp ở Việt Nam

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ỨNG DỤNG KẾ TOÁN XANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM ThS. Huỳnh Thị Thúy Phƣợng1, ThS. Hoàng Thị Tâm2 Cơ sở II, Trường Đại học Lao động - xã hội Email: phuonghtt@ldxh.edu.vn Tóm tắt Trong thời đại ngày nay, xã hội ngày càng phát triển thì môi trƣờng phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng. Kế toán xanh ra đời nhƣ một công cụ quan trọng để chuyển đổi nền kinh tế theo hƣớng phát triển bền vững, hƣớng tới phát triển nền kinh tế xanh. Kế toán xanh không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiêp mà cho cả xã hội. Việc áp dụng kế toán xanh giúp doanh nghiệp quản lý tài chính hiệu quả, cung cấp thông tin minh bạch, chính xác và đầy đủ, giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế và hình ảnh. Kế toán xanh là một bộ phận của tăng trƣởng xanh, hƣớng đến mục tiêu do con ngƣời, vì con ngƣời, góp phần tạo ổn định bền vững cho môi trƣờng và phát triển xã hội. Tuy nhiên, việc ứng dụng kế toán xanh trong các doanh nghiệp ở Việt Nam còn chƣa phổ biến. Trong bài viết này, tác giả đề cập một số vấn đề liên quan kế toán xanh, thuận lợi và khó khăn khi áp dụng kế toán xanh và đề xuất các giải pháp để khuyến khích thúc đẩy việc áp dụng kế toán xanh trong các doanh nghiệp ở Việt Nam. Từ khóa: kế toán xanh, ứng dụng kế toán xanh, doanh nghiệp Việt Nam Abstract Today, as society increasingly develops, the environment faces serious challenges. Green accounting was born as an important tool to transform the economy towards sustainable development, towards developing a green economy. Green accounting not only brings many benefits to businesses but also to society. Applying green accounting helps businesses manage their finances effectively, providing transparent, accurate and complete information, helping businesses improve their position and image. Green accounting is a part of green growth, aiming at goals by people, for people, contributing to creating sustainable stability for the environment and social development. However, the application of green accounting in businesses in Vietnam is not yet popular. In this article, the author mentions some issues related to green accounting, advantages and disadvantages of applying green accounting and proposing solutions to encourage and promote the application of green accounting in businesses in Vietnam. Keywords: green accounting, green accounting applications, Vietnamese businesses 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, ngoài những vấn đề liên quan kinh tế xã hội, thì vấn đề về môi trƣờng đƣợc nhà nƣớc, các doanh nghiệp và xã hội quan tâm và nóng hơn bao giờ hết. Đối với các doanh nghiệp, ngoài việc tập trung vào hiệu quả hoạt động kinh doanh, còn quan tâm đến các tác động môi trƣờng liên quan. Kế toán xanh đƣợc hình thành nhƣ là một hƣớng chuyển đổi theo phƣơng thức phát triển bền vững, hƣớng tới phát triển nền kinh tế xanh. Kế toán xanh hay còn gọi là kế toán môi trƣờng hay kế toán bền vững, là hệ thống kế toán có tính đến chi phí và lợi ích kinh tế, môi trƣờng và xã hội của hoạt động kinh doanh. Bên cạnh phƣơng pháp kế toán truyền thống, nó đo lƣờng và báo cáo tác động của các hoạt động kinh tế đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng. Đây cũng là xu thế phát triển chung của thế giới. Việc áp dụng kế toán xanh sẽ cung cấp cho doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện hơn về chi phí và lợi ích thực sự của các hoạt động kinh tế bằng cách kết hợp các cân nhắc về môi 42
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG trƣờng và xã hội, thúc đẩy phát triển bền vững và hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, góp phần cung cấp thông tin minh bạch và có trách nhiệm giải trình trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và quản lý các tác động đến môi trƣờng, thúc đẩy sự tham gia của các bên liên quan nhƣ cơ quan quản lý, cổ đông, nhà đầu tƣ và các đối tác kinh doanh vào việc ra quyết định về môi trƣờng. Tuy nhiên, việc áp dụng kế toán xanh hiện nay trong các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn và hạn chế, cần có các giải pháp để đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng kế toán xanh trong thời gian tới. 2. CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN KẾ TOÁN XANH 2.1. Kế toán xanh là gì? Việc phải cân bằng các mối quan tâm về môi trƣờng với các báo cáo chi phí môi trƣờng đã tạo ra áp lực ngày càng tăng cho các doanh nghiệp kinh doanh. Thuật ngữ ―kế toán xanh‖ hoặc ―kế toán môi trƣờng‖ đã xuất hiện thu hút đƣợc sự quan tâm của giới học thuật chính phủ, xã hội kinh doanh, nhà hoạt động xã hội và môi trƣờng. (Niemann & Tichkiewitch, 2009). Kế toán xanh có thể hiểu là một hệ thống kế toán hiện đại và toàn diện phản ánh đầy đủ các nội dung về tài sản, nợ phải trả, vốn đầu tƣ, nguồn thu và các khoản chi cho môi trƣờng xanh của quốc gia (Loyd John Pereira, 2017). Thuật ngữ Kế toán xanh hay Kế toán môi trƣờng đƣợc Giáo sƣ Peter Wood sử dụng lần đầu tiên vào năm 1980. Đây là một loại kế toán có cách tính toán đổi mới về môi trƣờng và phúc lợi. Ngoài việc chuẩn bị lãi và lỗ hoặc doanh thu và chi phí, kế toán môi trƣờng hoặc kế toán xanh là một lĩnh vực đang phát triển tập trung hoặc cung cấp kế toán cho tác động môi trƣờng. Ngƣời ta lập luận rằng tổng sản phẩm quốc nội không tính đến môi trƣờng và do đó các nhà hoạch địch chính sách cần một mô hình sửa đổi kết hợp với kế toán xanh. Theo Wikipedia, kế toán xanh là phƣơng thức kế toán cố gắng tính toán các chi phí môi trƣờng vào kết quả tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp Mục đích của kế toán xanh là giúp các DN hiểu và quản lý các mục tiêu kinh tế truyền thống và mục tiêu môi trƣờng, từ đó hƣớng đến mục tiêu phát triển bền vững. Một số nghiên cứu chia kế toán xanh thành 5 gốc độ khác nhau: kế toán tài chính môi trƣờng, kế toán quản trị môi trƣờng, tài chính môi trƣờng, pháp luật về môi trƣờng, đạo đức và quan hệ cộng đồng với xã hội. 2.2. Sự khác biệt giữa kế toán xanh và kế toán xã hội Kế toán xanh Kế toán xã hội Tập trung Kế toán xanh chủ yếu tập trung Chủ yếu tập trung vào các khía vào khía cạnh mội trƣờng, bao cạnh xã hội và con ngƣời nhƣ gồm các tác động sinh thái, sử thực hành lao động, sự tham gia dụng tài nguyên và khí thải của cộng đồng và phúc lợi xã hội Đánh giá Đánh giá tác động môi trƣờng và Đánh giá các tác động xã hội và tác động tính bền vững của hoạt động kinh đóng góp xã hội của các tổ chức tế Mục tiêu Lƣợng hóa chi phí và lợi ích môi Đo lƣờng tác động xã hội và hiệu trƣờng suất làm việc 43
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Kế toán xanh Kế toán xã hội Thúc đẩy tính bền vững và hiệu Khuyến khích các hoạt động kinh quả sử dụng tài nguyên doanh có đạo đức và có trách Hỗ trợ việc ra quyết định và nhiệm chính sách về môi trƣờng Nâng cao trách nhiệm xã hội và sự tham gia của các bên liên quan Nguồn số Lƣợng khí thải carbon Thực hành lao động (lƣơng công liệu Lƣợng nƣớc sử dụng bằng, điều kiện làm việc) Năng lƣợng Sự tham gia của cộng đồng Chất thải phát sinh Sự đa dạng của nhân viên Hoạt động từ thiện Thử thách Định giá vốn tự nhiên Tính chủ quan trong đánh giá tác đo lƣờng Thu thập và ƣớc tính dữ liệu phức động xã hội tạp Tính chính xác và phù hợp của dữ liệu Tính toán lợi ích xã hội vô hình Ý nghĩa Thông báo các quy định về môi Ảnh hƣởng đến luật lao động, chính sách trƣờng và các sáng kiến bền vững trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và chính sách phát triển cộng đồng (Nguồn: Tác giả tổng hợp) 2.3. Ƣu điểm và nhƣợc điểm của kế toán xanh Ưu điểm của kế toán xanh Nhược điểm của kế toán xanh Cải thiện việc ra quyết định: Yêu cầu phức tạp và nhiều dữ liệu: Giúp các tổ chức và chính phủ đƣa ra Việc triển khai có thể phức tạp và tốn quyết định sáng suốt hơn bằng cách xem nhiều dữ liệu, đòi hỏi nhiều nguồn lực và xét các yếu tố môi trƣờng và xã hội kiến thức chuyên môn. Lập kế hoạch bền vững: Tính chủ quan: Tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập kế Việc đánh giá các yếu tố môi trƣờng và xã hoạch bền vững dài hạn, giảm rủi ro về hội có thể liên quan đến những đánh giá các vấn đề môi trƣờng và xã hội. và ƣớc tính chủ quan Hiệu quả tài nguyên: Chống lại sự thay đổi: Khuyến khích sử dụng tài nguyên hiệu Một số tổ chức có thể phản đối kế toán quả và tiết kiệm chi phí thông qua việc xanh do nhận thấy gánh nặng hơn so với giảm chất thải và cải thiện quản lý tài các phƣơng pháp hiện tại nguyên Giảm thiểu rủi ro: Tốn chi phí ban đầu: Xác định và quản lý rủi ro môi trƣờng và Việc thực hiện các hệ thống và tiêu chuẩn xã hội, giảm thiểu trách nhiệm pháp lý kế toán xanh có thể yêu cầu khoản chi phí tiềm ẩn và thiệt hại về danh tiếng đầu tƣ ban đầu cao. Tính minh bạch và trách nhiệm giải trình: Thiếu tiêu chuẩn hóa: Tăng cƣờng tính minh bạch bằng cách Việc thiếu các tiêu chuẩn và quy định công bố hiệu quả hoạt động môi trƣờng và thống nhất có thể dẫn đến sự thiếu nhất 44
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ưu điểm của kế toán xanh Nhược điểm của kế toán xanh xã hội cho các bên liên quan bao gồm quán trong báo cáo và so sánh dữ liệu. khách hàng, nhà đầu tƣ, cơ quan quản lý. (Nguồn: Tác giả tổng hợp) 3. GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG KẾ TOÁN XANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM 3.1. Lợi ích và và khó khăn khi vận dụng kế toán xanh trong các doanh nghiệp ở Việt Nam Lợi ích của kế toán xanh Có thể nói, khi vận dụng kế toán xanh trong sẽ đem lại nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và xã hôi, cụ thể nhƣ sau: Thứ nhất, cải thiện việc ra quyết định: Thực hiện tốt kế toán xanh có thể giúp nhà quản trị cải thiện trong việc ra quyết định, đƣa ra các quyết định sáng suốt hơn và quan trọng đối với doanh nghiệp. Nhƣ dựa trên kế toán chi phí đầy đủ (FCA). Đây là phƣơng pháp kế toán hạch toán bao gồm cả chi phí trực tiếp nhƣ vật liệu, lao động và chi phí chung) và chi phí gián tiếp (nhƣ chi phí môi trƣờng) của hoạt động kinh doanh. Khi đó, tổng chi phí kinh tế, xã hội và môi trƣờng của một sản phẩm hoặc dịch vụ sẽ bao gồm cả các chi phí ẩn thƣờng không đƣợc tính đến trong kế toán tài chính nhƣ tác động ô nhiễm đến môi trƣờng và sức khỏe cong ngƣời. Phƣơng pháp kế toán này cho phép đánh giá toàn diện hơn về chi phí thực sự của sản xuất và tiêu dùng, có thể giúp doanh nghiệp đƣa quyết định sáng suốt hơn bằng cách tính toán toàn bộ chi phí hoạt động của họ và giảm tác động tiêu cực đến môi trƣờng. Thứ hai, lập kế hoạch bền vững: vận dụng kế toán xanh nhằm mục đích đánh giá tính bền vững của hoạt động kinh tế chứ không chỉ là khả năng sinh lời ngắn hạn. Bằng cách tính toán vốn tự nhiên và các dịch vụ hệ sinh thái, sử dụng các chỉ số nhƣ mức tiêu thụ năng lƣợng và tài nguyên, phát thải khí nhà kính và đánh giá tác động xã hội. Kế toán bền vững cung cấp cái nhìn toàn diện về sự phát triển bền vững của công ty, hiểu đƣợc hậu quả lâu dài của các hành động của họ đối với môi trƣờng và xã hội. Đảm bảo rằng các hành động hiện tại không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tƣơng lai. Thứ ba, sử dụng tài nguyên hiệu quả: thông qua các thông tin về chi phí và doanh thu có liên quan đến môi trƣờng, kế toán xanh hƣớng dẫn, khuyến khích doanh nghiệp nỗ lực trong việc sử dụng tài nguyên một cách có hiệu quả và hạn chế hủy hoại môi trƣờng, giảm chất thải và ô nhiễm cũng nhƣ thay đổi hành vi đối với môi trƣờng. Thứ tƣ, giảm thiểu rủi ro: kế toán xanh giúp doanh nghiệp xác định và quản lý rủi ro môi trƣờng có thể ảnh hƣởng đến hoạt động hoặc danh tiếng của họ. Vì kế toán xanh cung cấp cho kế toán dự đoán trƣớc đƣợc các tác động của môi trƣờng, các yếu tố có thể gây ảnh hƣởng xấu đến doanh nghiệp, từ đó giúps doanh nghiệp có cách thức đối phó và giải quyết phù hợp. Từ đó, giúp giảm các rủi ro về môi trƣờng, rủi ro về sức khỏe cộng đồng. Thứ năm, tiết kiệm chi phí: bằng cách do lƣờng và quản lý các tác động môi trƣờng, doanh nghiệp có thể xác định các cơ hội tiết kiệm chi phí thông qua việc cải thiệu hiệu quả sử dụng tài nguyên, giả chất thải và giảm chi phí tuân thủ môi trƣờng, 45
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG đầu tƣ máy móc thiết bị để sản xuất tốt hơn, sạch hơn, đem lại những sản phẩm có chất lƣợng. Nếu thực hiện tốt, doanh nghiệp sẽ hạn chế đƣợc yếu tố đầu vào nhƣ nguyên vật liệu, năng lƣợng, nhân công bị tiêu hao trong quá trình tạo ra ô nhiễm dẫn đến giảm giá thành sản xuất, tiết kiệm đƣợc chi phí sản xuất. Thứ sáu, nâng cao uy tín và năng lực cạnh tranh: Thông qua việc cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ và toàn diện hơn để đo lƣờng quá trình thực hiện, từ đó cải thiện hình ảnh của doanh nghiệp với các bên liên quan, giúp doanh nghiệp cải thiện quan hệ với chủ nợ, ngân hàng, cổ đông, khách hàng…từ đó, sẽ giúp nâng cao uy tín, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Thứ bảy, thúc đẩy tính minh bạch và trách nhiệm giải trình: Bằng cách công bố các báo cáo về hiệu quả hoạt động môi trƣờng và xã hội cho các bên liên quan, doanh nghiệp có thể chứng minh cam kết của mình về tính bền vững với các bên liên quan, bao gồm: khách hàng, nhà đầu tƣ, cơ quan quản lý, nhân viên và công chúng. Cuối cùng, thông qua việc tổ chức hệ thống thông tin kế toán khoa học hơn và gắn kết đƣợc luồng thông của từ các hoạt động của các bộ phận khác nhau của doanh nghiệp, kế toán xanh sẽ giúp cho doanh nghiệp cải tiến đƣợc hệ thống hạch toán hiện có. Những khó khăn khi vận dụng kế toán xanh: Áp dụng kế toán xanh sẽ đem lại nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và xã hội, tuy nhiên, việc triển khai áp dụng kế toán xanh trong các doanh nghiệp ở Việt Nam sẽ gặp không ít khó khăn vì một số lý do sau: Thứ nhất, độ phức tạp của việc thu thập và ƣớc tính dữ liệu: Việc triển khai có thể phức tạp và tốn nhiều dữ liệu, đòi hỏi nguồn lực nhiều và có kiến thức chuyên môn cao về kế toán và môi trƣờng, vì nguồn nhân lực kế toán tại chƣa đƣợc đào tạo bài bản về kế toán môi trƣờng, chƣa thể đáp ứng đƣợc yêu cầu đặt ra . Thứ hai, một số doanh nghiệp tránh né kế toán xanh: một số doanh nghiệp nhận thấy rằng cho với phƣơng pháp hiện tại, kế toán xanh có thể tốn kém hơn vì nó phát sinh thêm nhiều chi phí liên quan đến môi trƣờng: nhƣ các khoản chi phí liên quan xử lý, vứt bỏ phế thải, chi phí phòng ngừa rác thải và khí thải, chi phí thu mua và xử lý phế thải. Thứ ba, tốn chi phí ban đầu: kế toán xanh hầu nhƣ chƣa phổ biến trong doanh nghiệp, nên đa phần bộ phận kế toán của doanh nghiệp chƣa có kiến thức về kế toán môi trƣờng. Do đó, nếu vận dụng kế toán xanh, các doanh nghiệp phải tốn nhiều chi phí ban đầu để xây dựng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có trình độ, năng lực, kiến thức và kinh nghiệm về kế toán xanh. Thêm nữa cơ sở hạ tầng chƣa kịp đổi mới đẻ xử lý các vấn đề về môi trƣờng, doanh nghiệp phải tốn các chi phí vận hành, bảo dƣỡng và sử dụng các tài sản liên quan môi trƣờng. Thứ tƣ, thiếu tiêu chuẩn hóa: hiện nay, nƣớc ta vẫn chƣa có ban hành chế độ, chuẩn mực liên quan đến việc áp dụng kế toán xanh trong doanh nghiệp. Hệ thống tài khoản kế toán theo thông tƣ 200 và thông tƣ 133 chƣa có tài khoản kế toán chi tiết để theo dõi các khoản chi phí môi trƣờng cũng nhƣ thu nhập do môi trƣờng mang lại, do thiếu các tiêu chuẩn và quy định thống nhất, từ đó có thể dẫn đến sự thiếu nhất quán trong báo cáo và so sánh dữ liệu trên Báo cáo tài chính. 46
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 3.2. Giải pháp ứng dụng kế toán xanh trong các doanh nghiệp ở Việt Nam Về phía cơ quan quản lý: Thứ nhất, xây dựng hệ thống các chỉ tiêu để đo lƣờng và đánh giá hiệu quả môi trƣờng. Xây dựng hệ thống báo cáo quản trị môi trƣờng cũng nhƣ báo cáo tài chính môi trƣờng cung cấp đầy đủ các thông tin về chi phí và thu nhập môi trƣờng cho nhà quản lý doanh nghiệp và các bên có liên quan. Thứ hai, nhà nƣớc cần quan tâm và ban hành các quy định mang tính chất pháp lý để nâng cao nhận thức tầm quan trọng của kế toán xanh đối với doanh nghiệp, nhận thức đƣợc rằng kế toán xanh là cần thiết gắn liền với mục tiêu phát triển bền vững của doanh nghiệp, thúc đẩy bảo vệ môi trƣờng bền vững, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên cũng nhƣ hạn chế các hành vi vi phạm, hủy hoại, gây ô nhiêm môi trƣờng nhƣ các quy định về kiểm toán môi trƣờng, bắt buộc báo cáo kết quả hoạt động môi trƣờng, Thứ ba, xây dựng và ban hành các thông tƣ quy định hƣớng dẫn về cách thức áp dụng kế toán xanh trong doanh nghiệp. Thứ tƣ, chuẩn hóa các chuẩn mực, chế độ kế toán về kế toán xanh, ngoài chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, cần bổ sung tài khoản cụ thể để theo dõi riêng chi phí và thu nhập từ môi trƣờng, xây dựng tài khoản chi tiết về chi phí môi trƣờng nhƣ: tài khoản chi phí xử lý chất thải, tài khoản chi phí phòng ngừa và quản lý môi trƣờng, ... Về phía doanh nghiệp: Thứ nhất, doanh nghiệp cần quan tâm đến công tác xây dựng và phát triển nguồn nhân lực kế toán có trình độ chuyên môn cao, có năng lực và kinh nghiệm về kế toán xanh…để có thể thu thập và xử lý dữ liệu hiệu quả, để đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc trong bối cảnh mới. Thứ hai, hâng cao nhận thức tầm quan trọng của kế toán xanh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, coi kế toán xanh là phần quan trọng của kế toán doanh nghiệp, các doanh nghiệp phải nhận ra sự cần thiết phải cân bằng tăng trƣởng kinh tế với tính bền vững của môi trƣờng. Thứ ba, cần nghiên cứu và học tập kinh nghiệm vận dụng kế toán xanh của các nƣớc trên thế giới để áp dụng cho phù hợp với đặc điểm cũng nhƣ trình độ của nguồn nhân lực hiện có của các doanh nghiệp Việt Nam. 4. KẾT LUẬN Trong bối cảnh hội nhập quốc tế này, việc ứng dụng kế toán xanh trong các doanh nghiệp Việt Nam mang lại nhiều lợi ích và giá trị tích cực, thể hiện trách nhiệm xã hội mà doanh nghiệp đang hƣớng tới, vì một nền kinh tế xanh hóa của Đảng và nhà nƣớc. Tuy nhiên để, việc áp dụng hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn, doanh nghiệp và cơ quan quản lý cần đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng này, tăng cƣờng bổ sung hoàn thiện các quy định, hƣớng dẫn cụ thể về kế toán xanh, tăng cƣờng các quy chế tài về môi trƣờng, qua đó giúp các doanh nghiệp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của môi trƣờng, kế toán và nhà quản lý nhận thức rằng không chể chấp nhận các dự án có thể sinh lợi cao nhƣng gây ra các hậu quả cho hệ sinh thái để thực hiện trách nhiệm của mình đối với môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng. 47
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 5. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Hải Long, Lê Thị Hƣơng (2022), “Phát triển kế toán xanh trong các doanh nghiệp ở Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán, số 05 (226), trang 37-40. 2. Nguyễn Thị Hải Vân (2018), “Thúc đẩy ứng dụng kế toán xanh ở Việt Nam” truy cập từ https://tapchitaichinh.vn/thuc-day-ung-dung-ke-toan-xanh-o-viet-nam.html 3. https://tapchitaichinh.vn/ung-dung-ke-toan-xanh-o-viet-nam-va-mot-so-van-de-dat- ra.html 4. https://tapchitaichinh.vn/hieu-qua-van-dung-ke-toan-xanh-trong-xu-the-phat-trien- ben-vung.html 5. Lloyd John Pereira (2017), What is green accounting and its importance?, TechJini; 6. Niemann & Tichkiewitch, (2009), ―Design of sustainable product life cycles‖ ISBN 9783540790815. 48
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2