intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tích hợp kế toán xanh trong đào tạo ngành kế toán tại Trường Đại học Lao động Xã hội

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Tích hợp kế toán xanh trong đào tạo ngành kế toán tại Trường Đại học Lao động Xã hội" đã đề xuất các giải pháp nhằm tích hợp nội dung kiến thức kế toán xanh trong chương trình đào tạo để giảng dạy và học tập tại trường nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực kế toán chất lượng cao của xã hội. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tích hợp kế toán xanh trong đào tạo ngành kế toán tại Trường Đại học Lao động Xã hội

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG T CH H P KẾ TOÁN XANH TRONG ĐÀO TẠO NGÀNH KẾ TOÁN TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI TS. Trần Thị Hƣơng Trường Đại học Lao động – Xã hội Email: huongkt.ulsa@gmail.com Tóm tắt Kế toán xanh là loại hình kế toán có ghi nhận và tính toán các yếu tố chi phí về môi trƣờng vào kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mục đích chính của kế toán xanh là giúp các doanh nghiệp đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện hơn kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua việc ghi nhận cả các nguồn thu, chi cho môi trƣờng xanh của quốc gia vào doanh chu và chi phí của doanh nghiệp. Áp dụng kế toán xanh giúp doanh nghiệp không chỉ đảm bảo tuân thủ pháp luật về môi trƣờng, tăng uy tín và vị thế của doanh nghiệp trong xu thế cạnh tranh toàn cầu mà còn đóng góp vào phát triển kinh tế quốc gia một cách bền vững. Tuy nhiên, việc ứng dụng kế toán xanh trong các doanh nghiệp hiện nay còn hạn chế. Rất nhiều các nghiên cứu về việc ứng dụng kế toán xanh trong doanh nghiệp đã khảng định rằng một trong những nguyên nhân của hạn chế đó là do thiếu nguồn nhân lực kế toán có kiến thức và hiểu biết về kế toán xanh. Xuất phát từ thực tế đó, trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết tổng quan về kế toán xanh, thực trạng đào tạo chuyên ngành kế toán của trƣờng Đại học Lao Động - Xã hội, tác giả bài viết đã đề xuất các giải pháp nhằm tích hợp nội dung kiến thức kế toán xanh trong chƣơng trình đào tạo để giảng dạy và học tập tại trƣờng nhằm nâng cao chất lƣợng đạo tạo, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực kế toán chất lƣợng cao của Xã hội. Từ khóa: Kế toán xanh, đào tạo kế toán, kế toán môi trường, chi phí môi trường, trách nhiệm xã hội. Abstract Green accounting is a type of accounting that recognizes and calculates environmental cost factors into an enterprise's business performance. The main purpose of green accounting is to help businesses more fully and comprehensively evaluate their business performance by recording both revenues and expenditures for the country's green environment in the business. business processes and costs. Applying green accounting helps businesses not only ensure compliance with environmental laws, increase their reputation and position in the global competitive trend, but also contribute to sustainable national economic development. solid. However, the application of green accounting in businesses is currently limited. Many studies on the application of green accounting in businesses have confirmed that one of the causes of that limitation is the lack of accounting human resources with knowledge and understanding of green accounting. Starting from that reality, on the basis of general theoretical research on green accounting, the current status of specialized accounting training at the University of Labor and Social Affairs, the author of the article has proposed solutions to Integrate green accounting knowledge content in training programs for teaching and learning at schools to improve training quality and meet the needs of high-quality accounting human resources of Society. Keywords: Green accounting, accounting training, environmental accounting, environmental costs, social responsibility. 27
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thuật ngữ kế toán xanh lần đầu tiên đƣợc sử dụng phổ biến bởi nhà kinh tế Peter Wood vào những năm 1980. Theo đó, Kế toán xanh có thể hiểu là một hệ thống kế toán hiện đại và toàn diện nhằm ghi chép, tổng hợp và lập báo cáo cho một tổ chức, để phản ánh đầy đủ các nội dung về tài sản, nợ phải trả, vốn đầu tƣ, nguồn thu và các khoản chi cho môi trƣờng xanh của quốc gia. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, nhiều doanh nghiệp đã tạo ra lƣợng chất thải gây hại đến môi trƣờng. Cùng với chiến lƣợc phát triển của Việt Nam là phát triển kinh tế nhanh, bền vững, bảo vệ tốt môi trƣờng và giải quyết hài hòa các vấn đề kinh tế, môi trƣờng và xã hội. Nhà nƣớc đã quan tâm và ban hành ngày càng nhiều các quy định mang tính pháp lý để hạn chế sự khai thác quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội, đồng thời, cũng là để hạn chế tới mức tối đa các hành vi vi phạm, hủy hoại môi trƣờng, gây ô nhiễm môi trƣờng. Tuy nhiên, việc triển khai áp dụng kế toán xanh tại Việt Nam hiện nay gặp nhiều khó khăn do nhiều doanh nghiệp có xu hƣớng tránh né việc áp dụng kế toán xanh do làm phát sinh thêm chi phí liên quan đến môi trƣờng, đến bảo vệ môi trƣờng, xử lý các tác động đến môi trƣờng và nâng cao chất lƣợng môi trƣờng trong hợp đồng kinh doanh của các doanh nghiệp và trong triển khai các dự án đầu tƣ cho doanh nghiệp. Mặt khác, hiện nay, trên các tài khoản kế toán chƣa ghi nhận các chi phí đáng kể liên quan đến môi trƣờng nhƣ chi phí sửa chữa, đền bù, chi phí khắc phục sự cố và chi phí dọn dẹp, xử lý trong các vụ tai nạn, hủy hoại môi trƣờng sinh thái, môi trƣờng sống. Các quy định về tài chính, các chuẩn mực, các chế độ kế toán và thực tế của hợp đồng chƣa cung cấp và đáp ứng đƣợc những thông tin cần thiết về các chi phí liên quan đến môi trƣờng theo các yêu cầu cho việc ra quyết định các hợp đồng và lập báo cáo tài chính. Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng thiếu hụt nguồn nhân lực có trình độ: Việc áp dụng kế toán xanh đòi hỏi đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao về kế toán và môi trƣờng. Tuy nhiên, hiện nay nguồn nhân lực này còn thiếu hụt. Chính vì vậy, việc tích hợp Kế toán xanh trong giảng dạy đào tạo nguồn nhân lực kế toán tại các cơ sở giáo dục nói chung và tại trƣờng Đại học Lao Động – Xã Hội nói riêng là hết sức cần thiết trong việc tạo nguồn nhân lực kế toán có trình độ chuyên môn về kế toán xanh giúp kế toán xanh phát triển bền vững. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KẾ TOÁN XANH Kế toán xanh có thể hiểu là một hệ thống kế toán hiện đại và toàn diện phản ánh đầy đủ các nội dung về tài sản, nợ phải trả, vốn đầu tƣ, nguồn thu và các khoản chi cho môi trƣờng xanh của quốc gia (Loyd John Pereira, 2017). Nội dung kế toán xanh đƣợc Loyd John Pereira đề cập đến bao gồm: kế toán tài chính môi trƣờng, kế toán quản trị môi trƣờng, tài chính môi trƣờng, pháp luật về môi trƣờng, đạo đức và quan hệ với cộng đồng xã hội. Tổng quan nghiên cứu Vandna (2018) cho rằng kế toán xanh bao gồm ƣớc tính chi phí môi trƣờng, xác định các khoản nợ và chi phí phải trả liên quan đến xử lý các vấn đề về môi trƣờng. Andreas Lako (2018) nhận định rằng, vấn đề kế toán môi trƣờng ngày càng có vai trò quan trọng do các vấn đề nghiêm trọng của ô nhiễm môi trƣờng toàn cầu và các thảm họa môi trƣờng khốc liệt trong những năm gần đây. 28
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Asheim (1997) cho rằng, cần thành lập hệ thống kế toán xanh hoặc kế toán môi trƣờng để có thể giúp ngăn chặn ô nhiễm môi trƣờng hoặc hạn chế đƣợc các thiệt hại do ô nhiễm môi trƣờng thông qua ghi nhận các chi phí về môi trƣờng để có nguồn lực cho việc thực hiện các biện pháp xử lý. Hệ thống kế toán này cũng cần xem xét các biện pháp kinh tế có tác động đến sản xuất, tiêu thụ điện trong tác động đối với môi trƣờng. Nghiên cứu của Hoàng Thị Hồng Vân (2022) cho rằng, kế toán xanh giúp doanh nghiệp lƣờng trƣớc các tác động của môi trƣờng hay một số yếu tố có thể gây ra tác động xấu cho môi trƣờng, từ đó giúp các nhà làm chính sách và các nhà quản trị doanh nghiệp có cách thức phòng ngừa và đối phó với các tác động đó. Nói cách khác, kế toán xanh giúp doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp. Nhờ đó, cũng sẽ giúp doanh nghiệp giảm các rủi ro về môi trƣờng cũng nhƣ rủi ro về sức khoẻ cho cộng đồng, đồng thời cải thiện công tác kế toán quản trị và kế toán tài chính về môi trƣờng ở phạm vi doanh nghiệp. Rất nhiều chi phí liên quan đến môi trƣờng nhƣ chi phí xử lý chất thải, các khoản chi mua thiết bị làm giảm tiếng ồn, khói bụi... đang đƣợc phản ánh chung trong các tài khoản chi phí quản lý của doanh nghiệp. Do đó, các nhà quản lý doanh nghiệp không thể thấy đƣợc quy mô và tính chất của các khoản chi phí môi trƣờng. Nếu doanh nghiệp thực hiện tốt kế toán xanh, sẽ giảm đƣợc sự tiêu hao các yếu tố nguyên liệu, nhiên liệu, năng lƣợng đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh. Thêm vào đó, việc giảm tiêu hao các yếu tố đầu vào này còn giúp doanh nghiệp hạn chế các chất gây ô nhiễm môi trƣờng, làm tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên, tăng lợi thế cạnh tranh do giảm đƣợc giá thành sản xuất. Theo S. Sudhamathi, S. Kaliyamoorthy (2014), kế toán xanh bao gồm 3 mục tiêu chính: Xác định, thu thập, tính toán và phân tích vật liệu và các vật liệu liên quan đến năng lƣợng; Báo cáo nội bộ và sử dụng thông tin về chi phí môi trƣờng; Cung cấp thông tin liên quan đến chi phí khác trong quá trình ra quyết định, với mục đích đƣa ra các quyết định hiệu quả và góp phần bảo vệ môi trƣờng. Qua kết quả nghiên cứu tổng quan, tác giả khái quát ý nghĩa của kế toán xanh đối với với doanh nghiệp trên các mặt nội dung sau: Một là: Giúp doanh nghiệp cung cấp thông tin cụ thể Kế toán xanh giúp cung cấp thông tin, kiểm tra lợi nhuận, doanh thu và chi phí môi trƣờng của doanh nghiệp để từ đó nhà quản trị đƣa ra các quyết định sản xuất kinh doanh. Hai là: Nâng cao uy tín và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việc áp dụng kế toán xanh sẽ giúp nâng cao uy tín, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Kế toán xanh giúp cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ và toàn diện hơn để đo lƣờng quá trình thực hiện, từ đó cải thiện hình ảnh của doanh nghiệp với các bên liên quan, giúp doanh nghiệp cải thiện quan hệ với chủ nợ, ngân hàng, cổ đông, khách hàng… Việc đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn môi trƣờng quốc tế giúp doanh nghiệp tạo đƣợc lợi thế thƣơng mại, nâng cao uy tín trong cộng đồng nhờ phát triển hình ảnh ―xanh‖. Ba là: Giảm giá thành sản xuất 29
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Áp dụng kế toán xanh giúp giảm giá thành sản xuất. Nếu thực hiện tốt, doanh nghiệp sẽ hạn chế đƣợc yếu tố đầu vào nhƣ nguyên vật liệu, năng lƣợng, nhân công bị tiêu hao trong quá trình tạo ra ô nhiễm, làm tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên, tăng lợi thế cạnh tranh do giảm đƣợc giá thành sản xuất. Bốn là: Giúp nhà quản trị dễ dàng đƣa ra quyết định Việc thực hiện tốt kế toán xanh giúp nhà quản trị có thể đƣa ra những quyết định quan trọng nhƣ giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất, đầu tƣ máy móc thiết bị để sản xuất tốt hơn, sạch hơn, đem lại những sản phẩm có chất lƣợng, dẫn đến làm giảm giá thành. Điều này giúp doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh về giá bán và lợi nhuận cao hơn, giảm đƣợc các vấn đề về mặt pháp lý. Năm là: Cải tiến hệ thống hạch toán Kế toán xanh còn giúp cải tiến hệ thống hạch toán hiện có nhờ vào việc tổ chức hệ thống thông tin kế toán khoa học hơn và gắn kết đƣợc luồng thông tin của các hoạt động từ các bộ phận của doanh nghiệp. Sáu là: Dự báo các tác động của môi trƣờng Kế toán xanh giúp cung cấp cho kế toán lƣờng trƣớc các tác động của môi trƣờng, một số yếu tố có thể gây ra cho một doanh nghiệp hoặc tổ chức, từ đó giúp các nhà quản trị doanh nghiệp và các nhà làm chính sách có cách thức đối phó và giải quyết hợp lý. Từ đó, giúp giảm các rủi ro về môi trƣờng cũng nhƣ rủi ro về sức khỏe cộng đồng, đồng thời cải thiện công tác kế toán quản trị và tài chính môi trƣờng ở phạm vi doanh nghiệp. Bảy là: Cung cấp thông tin quan trọng Kế toán xanh góp phần tìm kiếm, cung cấp các thông tin quan trọng và cần thiết về các chi phí và doanh thu có liên quan đến môi trƣờng; hƣớng dẫn các doanh nghiệp, các chủ dự án trong các quyết định kinh tế, khuyến khích họ nỗ lực trong việc sử dụng tài nguyên, kể cả tài nguyên thiên nhiên do con ngƣời tạo ra một cách có hiệu quả và hạn chế tối đa sự hủy hoại môi trƣờng, hạn chế rác thải và sự ô nhiễm, thay đổi các hành vi đối xử với môi trƣờng sống. Nhƣ vậy, việc ghi chép và báo cáo những khoản thu chi liên quan đến môi trƣờng xanh của quốc gia giúp cung cấp thông tin, kiểm tra lợi nhuận, doanh thu và chi phí môi trƣờng của doanh nghiệp đầy đủ, để từ đó nhà quản trị đƣa ra các quyết định sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó việc thể hiện trách nhiệm với môi trƣờng quốc gia thông qua phản ảnh những thông tin tác động của môi trƣờng đến doanh nghiệp giúp nâng cao uy tín, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 3. SỰ CẦN THIẾT PHẢI T CH H P KẾ TOÁN XANH TRONG ĐÀO TẠO NGÀNH KẾ TOÁN TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI Kế toán xanh là loại hình kế toán có ghi nhận và tính toán các yếu tố chi phí về môi trƣờng vào kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mục đích chính của kế toán xanh là giúp các doanh nghiệp hiểu và quản lý mối quan hệ qua lại giữa các mục tiêu kinh tế truyền thống và các mục tiêu môi trƣờng, hƣớng đến sự phát triển bền vững. Áp dụng kế toán xanh giúp doanh nghiệp không chỉ đảm bảo tuân thủ pháp luật về môi trƣờng, tăng uy tín và vị thế của doanh nghiệp trong xu thế cạnh tranh toàn cầu mà còn đóng góp vào phát triển kinh tế quốc gia một cách bền vững. Việc phát triển kế 30
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG toán xanh hiện nay đang là một xu hƣớng tất yếu. Tuy nhiên kế toán xanh vẫn đang là vấn đề mới, việc ứng dụng tại các doanh nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Một trong những nguyên nhân làm hạn chế việc ứng dụng kế toán xanh tại các doanh nghiệp hiện nay là thiếu nguồn nhân lực kế toán có trình độ chuyên môn về kế toán xanh. Chính vì vậy, các cơ sở giáo dục đào tạo kế toán nói chung và trƣờng Đại học Lao Động- Xã Hội nói riêng cần tập chung tích hợp kế toán xanh trong giảng dậy các môn học thuộc chuyên ngành kế toán để ngƣời học có đủ kiến thức kỹ năng về kế toán xanh, có khả năng ứng dụng kế toán xanh trong doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực kế toán xanh của doanh nghiệp và xã hội. 4. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGÀNH KẾ TOÁN TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI Trƣờng Đại học Lao Động – Xã Hội là một cơ sở giáo dục đại học công lập thuộc Bộ Lao Động- Thƣơng Binh và Xã hội. Trƣờng đào tạo 15 chuyên ngành bao gồm: Ngành tài chính ngân hàng, Quản trị nhân lực, Kế toán, Kiểm toán, Bảo hiểm, Quản trị kinh doanh, Ngôn ngữ anh, Quản trị dịch vụ du lịch lữ hành, Luật kinh tế, Công tác xã hội, Công nghệ thông tin, Kinh tế lao động, Bảo hiểm tài chính. Trong đó ngành kế toán và kiểm toán là hai ngành mũi nhọn chiếm tỷ trọng lớn về số lƣợng giảng viên và sinh viên trong toàn trƣờng. Theo Quyết định số 1415/QĐ-ĐHLĐXH ngày 22 tháng 7 năm 2022 của Hiệu trƣởng Trƣờng Đại học Lao động - Xã hội, mục tiêu chuẩn đầu ra cử nhân ngành kế toán có kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiện, khoa học xã hội, chính trị, và pháp luật; có kiến thức lý thuyết toàn diện về kinh tế, quản trị, kế toán, tài chính; nắm vững kiến thức nền tảng, kiến thức thực tế và chuyên sâu về kế toán; có khả năng tổ chức và thực hiện các hoạt động của hệ thống kế toán trong các loại hình doanh nghiệp, đơn vị quản lý công, tổ chức tài chính; có khả năng tham gia vào quá trình ra quyết định quản trị doanh nghiệp; có khả năng tƣ duy phản biện, phân tích và tổng hợp các thông tin kế toán; có khả năng quản lý và giải quyết các vấn đề thực tiễn phát sinh liên quan đến hoạt động kế toán; có phẩm chất chính trị, sức khỏe tốt, có tinh thần sáng tạo và trách nhiệm đối với bản thân và cộng đồng xã hội; có kỹ năng giao tiếp, ứng xử phù hợp với môi trƣờng làm việc; có ý thức tôn trọng đạo đức nghề nghiệp, có năng lực phát triển nghề nghiệp của bản thân trong bối cảnh kinh tế hội nhập toàn cầu. Trên cơ sở mục tiêu chuẩn đầu ra đó nhà trƣờng đã xây dựng chƣơng trình đào tạo mang tính ứng dụng chuyên sâu và cập nhật xu hƣớng và nhu cầu nguồn nhân lực kế toán chất lƣợng cao của xã hội. Chƣơng trình đào tạo cử nhân kế toán bao gồm 121 tín chỉ. Trong đó kiến thức cơ bản, nền tảng của ngành 29 tín chỉ chiếm 24%, Kiến thức cơ sở ngành cốt lõi 27 tín chỉ chiếm 22,3%, kiến thức cơ sở ngành nâng cao, phƣơng pháp và công cụ 31 tín chỉ chiếm 25,6%, kiến thức nền tảng rộng 24 tín chỉ chiếm 18,9%, kiến thức khác ngành 2 tín chỉ chiếm 1,7%, kiến thức đại cƣơng khác 8 tín chỉ chiếm 6,6%. Nội dung đề cƣơng chi tiết các học phần thuộc cơ sở ngành và chuyên ngành về kế toán đều hƣớng tới kỹ năng ứng dụng, phát triển tƣ duy giúp sinh viên có khả năng tổ chức và thực hiện các hoạt động của hệ thống kế toán trong các loại hình doanh nghiệp, đơn vị quản lý công, tổ chức tài chính. Tuy nhiên, chƣơng trình đạo tạo của nhà trƣờng chƣa bao gồm kế toán xanh nhƣ kế toán tài chính môi trƣờng, kế toán quản trị môi trƣờng, tài chính môi trƣờng, pháp luật 31
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG về môi trƣờng, đạo đức và quan hệ với cộng đồng xã hội và các nội dung này cũng chƣa đƣợc tích hợp để giảng dạy lồng ghép trong các môn học kế toán tài chính, kế toán quản trị, tài chính doanh nghiệp, pháp luật và văn hóa doanh nghiệp. Trƣớc xu hƣớng phát triển bền vững kế toán xanh của toàn xã hội việc bổ sung nội dung kế toán xanh trong giảng dạy và học tập tại trƣờng là rất cần thiết. Tuy nhiên, trong nội dung 121 tín chỉ đã phù hợp với chƣơng trình đào tạo 4 năm nên việc bổ sung môn học mới về kế toán xanh khó khả thi. Giải pháp phù hợp để bổ sung nội dung kế toán xanh vào học tập và giảng dạy là chƣơng trình đào tạo của nhà trƣờng cần tích hợp các nội dung của kế toán xanh, lồng ghép vào các môn học tƣơng ứng nhƣ kế toán tài chính, kế toán quản trị, pháp luật và văn hóa doanh nghiệp giúp sinh viên có kiến thức toàn diện hơn trong lĩnh vực kế toán, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực kế toán chất lƣợng cao của xã hội. 5. GIẢI PHÁP T CH H P KẾ TOÁN XANH TRONG ĐÀO TẠO NGÀNH KẾ TOÁN TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết tổng quan về kế toán xanh, sự cần thiết của việc đƣa kế toán xanh vào chƣơng trình đào tạo cũng nhƣ thực trạng đào tạo kế toán tại trƣờng Đại học Lao Động – Xã hội, tác giả bài viết đề xuất một số giải pháp để tích hợp kế toán xanh trong đào tạo ngành kế toán tại trƣờng nhƣ sau: Một là: Về phía nhà trƣờng và khoa Kế toán cần nhận thức rằng, đối với Việt Nam, khi mà yếu tố đầu vào của nền kinh tế còn dựa khá nhiều vào tài nguyên thiên nhiên thì việc vận dụng kế toán môi trƣờng đòi hỏi mang tính bắt buộc. Chính vì vậy việc đƣa kế toán xanh vào giảng dạy và học tập trong nhà trƣờng là hết sức cần thiết nhƣng cần một lộ trình lâu dài hợp lý. Hai là: Nhà trƣờng cần đổi mới mục tiêu chuẩn đầu ra cho cử nhân ngành kế toán. Bên cạnh những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và đạo đức, sức khỏe, phẩm chất chính trị cũng cần thể hiện rõ yêu cầu kiến thức và sự hiểu biết của sinh viên về kế toán xanh. Trên cơ sở yêu cầu chuẩn đầu ra của nhà trƣờng, khoa kế toán và phòng đào tạo sẽ xây dựng chƣơng trình đào tạo và đề cƣơng chi tiết học phần phù hợp để tích hợp các nội dung của kế toán xanh trong chƣơng trình đào tạo. Ba là: Khoa kế toán tổ đề xuất và chỉnh sửa đề cƣơng chi tiết học phần của các môn học kế toán tài chính, kế toán quản trị, kế toán thuế, luật kinh tế, vắn hóa doanh nghiệp. Trong đó tích hợp kế toán môi trƣờng vào nội dung học phần kế toán tài chính, kế toán quản trị môi trƣờng sẽ đƣợc bổ sung vào học phần kế toán quản trị, kế toán thuế bảo vệ môi trƣờng trong môn học kế toán thuế, Luật môi trƣờng trong môn luật kinh tế, tài chính môi trƣờng trong môn học tài chính doanh nghiệp, đạo đức và quan hệ với cộng đồng xã hội sẽ đƣợc tích hợp trong môn học văn hóa doanh nghiệp. Bốn là: Nhà trƣờng và Khoa kế toán cần tổ chức các lớp bồi dƣỡng nâng cao trình độ kiến thức về kế toán xanh cho giảng viên trên cả góc độ lý luận và thực tiễn. Do kế toán xanh chƣa đƣợc phổ biến trong các doanh nghiệp Việt Nam. Khái niệm kế toán xanh còn mới đối với giảng viên và sinh viên vì thế cần chú trọng đào tạo nâng cao chất lƣợng đội ngũ giảng viên có kiến thức và kỹ năng về kế toán xanh để đƣa kế toán xanh vào chƣơng trình giảng dạy của Nhà trƣờng nhằm đáp ứng nhƣ cầu nguồn 32
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG nhân lực kế toán chất lƣợng cao của xã hội để có thể tăng cƣờng năng lực cạnh tranh của Nhà trƣờng. Năm là: Bƣớc đầu, khoa Kế toán đƣa vấn đề về kế toán môi trƣờng vào thảo luận dƣới dạng các chuyên đề, hội thảo. Sau đó, cần đẩy mạnh việc đƣa vào giảng dạy các môn Kế toán môi trƣờng, Kế toán quản trị môi trƣờng nhằm góp phần chuẩn bị lực lƣợng chuyên môn có kiến thức, đáp ứng đƣợc nhu cầu của doanh nghiệp. 6. KẾT LUẬN Kế toán xanh nói chung và kế toán môi trƣờng nói riêng là một bộ phận của tăng trƣởng xanh, hƣớng đến mục tiêu ―do con ngƣời, vì con ngƣời‖, góp phần tạo sự ổn định, bền vững cho nguồn lực môi trƣờng, xã hội phát triển. Tuy nhiên, hiện nay, Việt Nam chƣa ban hành chế độ kế toán có liên quan đến việc áp dụng kế toán xanh trong doanh nghiệp. Các chế độ kế toán hiện hành chƣa có các văn bản hƣớng dẫn doanh nghiệp trong việc bóc tách và theo dõi chi phí sản xuất kinh doanh, chƣa có các tài khoản cần thiết để hạch toán các khoản chi phí môi trƣờng… Hiện chƣa có nhiều cơ chế, chính sách của Nhà nƣớc khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu và áp dụng kế toán xanh. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu, triển khai áp dụng kế toán xanh vào Việt Nam vẫn còn nhiều mới mẻ. Số lƣợng công trình nghiên cứu trong nƣớc về vấn đề kế toán xanh cũng chƣa nhiều. Hầu hết nhiều doanh nghiệp chƣa quan tâm đến những vấn đề liên quan đến kế toán xanh. Một số doanh nghiệp đã quan tâm đến vấn đề kế toán xanh nhƣng còn gặp nhiều khó khăn trong việc áp dụng. Nguyên nhân đƣợc xác định là bởi những hạn chế các thức áp dụng, thiếu nhân lực kế toán có kiến thức về kế toán xanh. Chính vì vậy, qua kết quả nghiên cứu tổng quan về kế toán xanh và thực trạng đào tạo chuyên ngành kế toán tại trƣờng Đại học Lao Động - Xã Hội, bài viết đã tập trung đề xuất năm giải pháp để tích hợp kiến thức về kế toán xanh trong các môn học liên quan trong chƣơng trình đào tạo của nhà trƣờng nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo cử nhân kế toán đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực kế toán chất lƣợng cao của xã hội. 7. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Andreas Lako (2018), ‗Conceptual Framework of Green Accounting‘, AKUNTAN Indonesia, April-June, pp. 60-66; 2. Asheim, G. B. (1997), ‗Adjusting green NNP to measure sustainability‘, The Scandinavian Journal of Economics, forthcoming. http://dx.doi.org/10.1111/1467- 9442.00068; 3. Lloyd John Pereira (2017), What is green accounting and its importance?, TechJini. 4. Tony Greenham (2010), ‗Green Accounting: A Conceptual Framework‘, International Journal of Green Economics, vol.4, issue 4, 333-345 5. Vandna, (2018), ‗Green accounting’, International Journal of Engineering Science and Computing, March 2018, Volume8 Issue No.3 6. Vân, Hoàng.T.H (2022), Các yếu tố ảnh hưởng đến thúc đẩy áp dụng kế toán xanh tại Việt Nam, Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 241- Tháng 6. 2022 33
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2