intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Nghiên cứu tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính" tổng hợp các nội dung về tính trọng yếu, rủi ro kiểm toán, phân tích một số hạn chế trong đánh giá rủi ro kiểm toán và tính trọng yếu, từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGHIÊN CỨU T NH TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH (1) ThS. Đoàn Tất Thành, (2)ThS.Đặng Thị Mỹ Linh, (1), (2), Trường Đại học Lao động- Xã hội Email: thanhdt2388@gmail.com Tóm tắt Tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán là hai vấn đề cơ bản và quan trọng trong kiểm toán báo cáo tài chính. Trên cơ sở đó, kiểm toán viên cần xem xét kỹ các yếu tố khi tiến hành đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán trƣớc khi tiến hành bất kỳ cuộc kiểm toán nào. Trong đó, cần xem xét đến mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro kiểm toán để xác định nội dung, phạm vi và thời gian của các thủ tục kiểm toán một cách hợp lý. Bài viết tổng hợp các nội dung về tính trọng yếu, rủi ro kiểm toán, phân tích một số hạn chế trong đánh giá rủi ro kiểm toán và tính trọng yếu, từ đó đƣa ra một số giải pháp nâng cao đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán tại Việt Nam. Từ khoá: Tính trọng yếu, Rủi ro kiểm toán, Kiểm toán độc lập. Abstract Materiality and audit risk are two basic and important issues in financial statement auditing. On that basis, auditors need to carefully consider factors when assessing materiality and audit risk before conducting any audit. In particular, it is necessary to consider the relationship between materiality and audit risk to determine the content, scope and time of audit procedures appropriately. The article summarizes the content on materiality and audit risk, analyzes some limitations in assessing audit risk and materiality, and thereby proposes some solutions to improve materiality assessment. and audit risks in auditing financial statements at auditing companies in Vietnam. Keywords: Materiality, Audit risk, Independent audit. 1. GIỚI THIỆU Dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính đƣợc xem là dịch vụ mang lại doanh thu chủ yếu cho các công ty kiểm toán độc lập hiện nay. Kiểm toán báo cáo tài chính đƣa ra sự đảm bảo hợp lý của kiểm toán viên về tính trung thực, hợp lý, hợp pháp của báo cáo tài chính, từ đó đảm bảo các báo cáo tài chính không còn chứa đựng các sai sót trọng yếu ảnh hƣởng đến quyết định của ngƣời sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính. Chính vì vậy, chất lƣợng kiểm toán luôn là mối quan tâm hàng đầu của các công ty kiểm toán độc lập, ngƣời sử dụng báo cáo tài chính và các cơ quan chức năng. Hầu hết các công ty kiểm toán độc lập của Việt Nam vẫn sử dụng cách đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán theo cách tiếp cận truyền thống. Tuy nhiên, xu thế hội nhập quốc tế trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán đòi hỏi các công ty kiểm toán cần phải nâng cao hơn nữa chất lƣợng cuộc kiểm toán. Và để nâng cao chất lƣợng kiểm toán thì rất cần thiết phải có những giải pháp để hoàn thiện hơn nữa công tác đánh giá tính trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính. 420
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍNH TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN Theo Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC) trọng yếu là khái niệm về tầm cỡ, bản chất của sai sót (kể cả bỏ sót) thông tin tài chính hoặc là đơn lẻ, hoặc là từng nhóm, mà trong bối cảnh cụ tể nếu dựa vào các thông tin này để xét đoán thì sẽ không chính xác hoặc sẽ rút ra những kết luận sai lầm. Theo Chuẩn mực Kiểm toán quốc tế (ISA) số 320 về ―Tính trọng yếu trong kiểm toán‖ thì trọng yếu đƣợc hiểu nhƣ sau: ―Thông tin đƣợc coi là trọng yếu có nghĩa là nếu thiếu thông tin đó hoặc sự thiếu tính chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hƣởng đến các quyết định của ngƣời sử dụng báo cáo tài chính (BCTC). Mức trọng yếu tùy thuộc vào tầm quan trọng và tính chất của thông tin hay của sai sót đƣợc đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Mức trọng yếu là một ngƣỡng, một điểm chia cắt chứ không phải là nội dung của thông tin cần có. Tính trọng yếu của thông tin phải xem xét cả trên phƣơng diện định lƣợng và định tính‖. Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam (VSA) số 320: Trọng yếu đƣợc hiểu ―Là thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của một thông tin (một số liệu kế toán) trong báo cáo tài chính (BCTC). Thông tin đƣợc coi là trọng yếu có nghĩa là nếu thiếu thông tin đó hoặc thiếu tính chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hƣởng đến các quyết định của ngƣời sử dụng báo cáo tài chính. Mức độ trọng yếu tuỳ thuộc vào tầm quan trọng và tính chất của thông tin hay của các sai phạm đƣợc đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Tính trọng yếu rất quan trọng đối với việc lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế phƣơng pháp kiểm toán. Tính trọng yếu đƣợc kiểm toán viên quan tâm, xem xét khi, xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán và đánh giá ảnh hƣởng của những sai sót. Nhƣ vậy, có thể nói mức trọng yếu là lƣợng sai lệch tối đa có thể chấp nhận đƣợc của thông tin trên báo cáo tài chính.Vƣợt trên mức sai lệch này sẽ làm ngƣời đọc báo cáo tài chính hiểu sai về tình hình tài chính của đơn vị đƣợc kiểm toán. Tuy nhiên, một sai sót dù nhỏ nhƣng có thể làm nảy sinh các vấn đề liên quan khác có tác động dây chuyền, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến mức độ hợp lý và mức độ tin cậy của báo cáo tài chính hoặc làm thay đổi bản chất của thông tin trên báo cáo tài chính và có thể dẫn đến việc hiểu sai của ngƣời sử dụng báo cáo tài chính về bản chất các thông tin tài chính của đơn vị thì cũng đƣợc coi là trọng yếu. Bản chất của trọng yếu cần đƣợc xem xét trên cả hai phƣơng diện về quy mô và bản chất của sai sót. Trƣớc hết về quy mô, trọng yếu đƣợc xem xét trên góc độ quy mô có thể là quy mô tuyệt đối và quy mô tƣơng đối. Quy mô trọng yếu đƣợc xác định tuỳ thuộc vào đối tƣợng kiểm toán cụ thể, khách thể kiểm toán. Khi xem xét về quy mô của trọng yếu, kiểm toán viên cũng cần xem xét tới khả năng có nhiều sai sót là tƣơng đối nhỏ nhƣng tổng hợp lại có ảnh hƣởng trọng yếu đến báo cáo tài chính. Tức là việc đánh giá tuỳ thuộc việc điều kiện cụ thể để xem xét riêng biệt hay cộng dồn các sai sót. Về bản chất, xem xét mặt định tính chỉ cần thiết khi nó ảnh hƣởng đến bản chất của khoản mục hay vấn đề đang đƣợc đánh giá. Xem xét về mặt bản chất của các sai sót sẽ cung cấp thông tin bổ sung giúp cho kiểm toán viên (KTV) đánh giá toàn diện các sự kiện. Tất cả các khoản mục, nghiệp vụ thuộc về bản chất của đối tƣợng kiểm 421
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG toán đều liên quan trực tiếp đến nhận thức đúng đối tƣợng đƣa ra ý kiến kiểm toán, và do đó không thể bỏ qua. Ch ng hạn, cùng một quy mô tiền tệ nhƣng gian lận thƣờng đƣợc chú trọng hơn nhầm lẫn, bởi gian lận luôn liên đới tới tính trung thực và độ tin cậy của ban giám đốc và những ngƣời liên quan. Do đó, một hành vi gian lận luôn đƣợc coi là trọng yếu dù quy mô nhỏ. Bên cạnh đó, các khoản mục, nghiệp vụ có sai sót lớn hoặc mang tính hệ thống, các nghiệp vụ ảnh hƣởng đến xu hƣớng lợi nhuận đƣợc đánh giá là trọng yếu. Theo VAS 200, rủi ro kiểm toán là khả năng KTV và công ty kiểm toán đƣa ra ý kiến không xác đáng về đối tƣợng đƣợc kiểm toán, chủ yếu KTV kết luận BCTC đƣợc trình bày theo hƣớng trung thực, hợp lý, trong khi khách hàng vẫn có sai phạm trọng yếu. Những sai phạm này ảnh hƣởng trọng yếu tới những ngƣời sử dụng thông tin trên BCTC. Theo VSA 400, ―Đánh giá rủi ro kiểm toán là việc KTV và công ty kiểm toán xác định mức độ rủi ro kiểm toán có thể xảy ra cao hay thấp, bao gồm đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện. Rủi ro kiểm toán đƣợc xác định trƣớc khi lập kế hoạch và trƣớc khi thực hiện kiểm toán‖. Trong mỗi cuộc kiểm toán, rủi ro kiểm toán đƣợc xem xét trong quan hệ với kế hoạch kiểm toán, lấy mẫu kiểm toán và lựa chọn phép thử nên rủi ro kiểm toán đƣợc hiểu là khả năng sai sót và việc đánh giá rủi ro tiến hành qua ƣớc tính theo tỷ lệ từ 0% đến 100% hoặc sử dụng các mức định tính: cao, trung bình, thấp. Loại rủi ro này có thể tồn tại ngay cả khi cuộc kiểm toán đƣợc lập kế hoạc chu đáo và thực hiện một cách thận trọng. Rủi ro này sẽ tăng lên nếu việc lập kế hoạch kiểm toán không tốt và thực hiện thiếu thận trọng. Hiện nay, dịch vụ kiểm toán tài chính vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của các doanh nghiệp kiểm toán độc lập tại Việt Nam. Chất lƣợng cuộc kiểm toán phụ thuộc nhiều vào việc đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán. Tuy nhiên, việc đánh giá về trọng yếu và rủi ro kiểm toán là những xét đoán nghề nghiệp, nên chịu ảnh hƣởng của rất nhiều yếu tố và vẫn còn nhiều bất cập trong thực tiễn triển khai. Các nguyên tắc xác định tính trọng yếu Đánh giá tính trọng yếu phải thực hiện theo các bƣớc sau: Bước 1: Ƣớc lƣợng sơ bộ ban đầu: Đây là công việc ƣớc lƣợng sơ bộ về tính trọng yếu của gian lận và sai sót. KTV ƣớc tính tối đa về gian lận, sai sót mà đảm bảo rằng ở mức độ ƣớc lƣợng đó chƣa ảnh hƣởng đến các ý kiến nhận xét của KTV về BCTC và chƣa ảnh hƣởng đến quyết định của ngƣời sử dụng thông tin. Bước 2: Phân bổ ƣớc lƣợng sơ bộ ban đầu: Phân bổ các ƣớc tính ban đầu về tính trọng yếu cho các bộ phận, khoản mục trên BCTC. Bước 3: Ƣớc tính tổng số sai sót (dự kiến) trong từng bộ phận, khoản mục. KTV thƣờng dựa vào những sai sót phát hiện đƣợc trong mẫu để ƣớc tính sai sót của toàn bộ khoản mục, bộ phận. Bước 4: Ƣớc tính sai số kết hợp: Là việc tổng hợp tất cả các sai sót dự kiến của tất cả các khoản mục, bộ phận trong BCTC. Bước 5: So sánh sai số tổng hợp ƣớc tính với ƣớc lƣợng ban đầu. Nếu sai số tổng hợp ƣớc tính lớn hơn ƣớc lƣợng ban đầu thì BCTC của doanh nghiệp không chấp 422
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG nhận đƣợc. Nếu sai số tổng hợp ƣớc tính nhỏ hơn ƣớc lƣợng ban đầu thì BCTC của doanh nghiệp đƣợc chấp nhận. Tính trọng yếu có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định tính trung thực hợp lý của các doanh nghiệp trong các BCTC và thiết lập các phƣơng pháp kiểm toán thích hợp. Đánh giá rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính Đánh giá rủi ro kiểm toán là việc KTV phải xác định mức độ rủi ro kiểm toán cao hay thấp, bao gồm đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro phát hiện và rủi ro kiểm soát. - Rủi ro tiềm tàng: Rủi ro tiềm tàng là khả năng tồn tại các sai phạm trọng yếu trong bản chất các đối tƣợng kiểm toán (chƣa tính đến sự tác động của bất cứ hoạt động kiểm toán nào kể cả kiểm soát nội bộ). KTV không tạo ra cũng không kiểm soát rủi ro tiềm tàng mà họ chỉ có thể đánh giá chúng. Để đánh giá rủi ro tiềm tàng, KTV dựa vào các yếu tố sau: + Bản chất kinh doanh của khách hàng: Rủi ro tiềm tàng thƣờng tăng lên bởi những đặc thù của ngành nghề kinh doanh phức tạp hay đang nhiều gặp khó khăn. + Tính trung thực của Ban giám đốc: Nếu Ban giám đốc bị kiểm soát bởi một hoặc một số cá nhân thiếu tính trung thực, thì khả năng các BCTC bị sai sót nghiêm trọng sẽ tăng lên, do đó rủi ro tiềm tàng đƣợc đánh giá ở mức cao. + Kết quả các lần kiểm toán trƣớc: Đối với các khoản mục, nghiệp vụ phát hiện sai phạm trong các lần kiểm toán trƣớc, rủi ro tiềm tàng thƣờng đƣợc xác định ở mức cao. Lý do là nhiều loại sai phạm có tính hệ thống và các đơn vị thƣờng không tiến hành hoặc chậm tiến hành các biện pháp sửa chữa các sai phạm này. Vì vậy, các sai phạm đã xảy ra trƣớc đó vẫn có thể tiếp tục xảy ra trong lần kiểm toán sau. + Hợp đồng kiểm toán lần đầu và hợp đồng kiểm toán dài hạn: Trong các hợp đồng kiểm toán lần đầu, KTV thƣờng thiếu hiểu biết, kinh nghiệm về các sai phạm của đơn vị khách hàng, nên họ thƣờng đánh giá rủi ro tiềm tàng cao hơn với các hợp đồng dài hạn. + Các nghiệp vụ kinh tế không thƣờng xuyên, phức tạp: Các nghiệp vụ này có khả năng bị hạch toán sai nhiều hơn các nghiệp vụ thƣờng xuyên diễn ra, do đó rủi ro tiềm tàng với các nghiệp vụ này thƣờng đƣợc đánh giá cao. + Số dƣ tài khoản: KTV thƣờng cho rằng, các tài khoản có số dƣ bằng tiền lớn, sai phạm thƣờng nhiều nên rủi ro tiềm tàng của các tài khoản này đƣợc đánh giá cao. - Rủi ro kiểm soát: Rủi ro kiểm soát là khả năng hệ thống kiểm soát nội bộ không phát hiện, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các sai phạm trọng yếu. KTV không tạo ra và cũng không kiểm soát rủi ro kiểm soát; KTV chỉ có thể đánh giá về hệ thống kiểm soát của đơn vị, từ đó đƣa ra mức rủi ro kiểm soát dự kiến. Rủi ro kiểm soát thƣờng xuất hiện và khó tránh khỏi do những hạn chế của hệ thống kiểm soát nội bộ nhƣ: Yêu cầu quản lý: Chi phí kiểm soát bị giới hạn; Việc kiểm tra có thể không hiệu quả do có sự thông đồng với nhân viên trong đơn vị và bên ngoài đơn vị; Các thủ tục, biện pháp kiểm soát lỗi thời, không còn phù hợp. Để đánh giá khách quan, đầy đủ rủi ro kiểm soát có thể dựa vào các yếu tố nhƣ: 423
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG + Hệ thống kiểm soát nội bộ: Hệ thống này hoạt động hiệu quả thì rủi ro kiểm soát sẽ đƣợc đánh giá cao. Ngƣợc lại, hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị hoạt động không hiệu quả thì rủi ro kiểm soát sẽ thƣờng đƣợc đánh giá thấp. + Kinh nghiệm và sự hiểu biết của KTV về đơn vị khách hàng: KTV có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết về đơn vị đƣợc kiểm toán thì sẽ giúp cho việc đánh giá về mức độ rủi ro kiểm soát đƣợc chính xác hơn. Rủi ro phát hiện: Rủi ro phát hiện là khả năng mà hệ thống phƣơng pháp kiểm toán, thủ tục kiểm toán không phát hiện đƣợc các sai phạm trọng yếu. Rủi ro phát hiện xác định số lƣợng bằng chứng kiểm toán cần thu thập. Vì vậy, để rủi ro phát hiện thấp, KTV cần thu thập nhiều bằng chứng kiểm toán và nếu chấp nhận thêm rủi ro thì bằng chứng cần thu thập sẽ ít đi. Để kiểm soát rủi ro phát hiện đạt hiệu quả cao, KTV phải có trách nhiệm lập kế hoạch, giám sát việc thực hiện kế hoạch một cách thận trọng, lựa chọn các phƣơng pháp, thủ tục kiểm toán thích hợp. Mối quan hệ giữa các loại rủi ro Qua nghiên cứu các loại rủi ro, có thể thấy nếu KTV đánh giá xác đáng rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát thì có thể hạn chế rủi ro phát hiện đến mức có thể chấp nhận đƣợc. Ma trận sau đây thể hiện mức độ chấp nhận đƣợc của rủi ro phát hiện dựa trên đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát. Ma trận về rủi ro phát hiện: Bảng 1: Ma trận rủi ro phát hiện dự kiến Qua ma trận về rủi ro phát hiện, ta thấy quan hệ kết hợp giữa rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát với rủi ro phát hiện là mối quan hệ tỷ lệ nghịch. Thực tiễn công tác kiểm toán cho thấy, để phục vụ cho việc đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch, mối quan hệ giữa rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện với rủi ro kiểm toán đƣợc biểu diễn qua mô hình rủi ro kiểm toán sau: AR = IR x CR x DR Trong đó: - AR: Rủi ro kiểm toán - CR: Rủi ro kiểm - IR: Rủi ro tiềm tàng - DR: Rủi ro phát hiện 424
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Với mô hình này, KTV có thể sử dụng để điều chỉnh rủi ro phát hiện dựa trên các loại rủi ro khác đã đƣợc đánh giá nhằm đạt đƣợc rủi ro kiểm toán ở mức thấp nhƣ mong muốn. Tuy nhiên, khi sử dụng mô hình rủi ro kiểm toán cần phải chú ý một số điểm sau: + KTV không thể giả sử rằng rủi ro tiềm tàng là bằng 0 để không cần đến các bƣớc thu thập bằng chứng kiểm toán vì khi đó theo mô hình thì rủi ro kiểm toán sẽ bằng 0. + KTV cũng không thể đặt niềm tin tuyệt đối vào hệ thống kiểm soát nội bộ tức CR = 0. + KTV không thể đƣợc xem là đã thận trọng nghề nghiệp thích đáng nếu nhƣ rủi ro của việc không phát hiện các sai phạm trọng yếu trong đối tƣợng kiểm toán ở mức quá cao. Mối quan hệ giữa trọng yếu với rủi ro kiểm toán và lƣu ý đối với kiểm toán viên Giữa trọng yếu và rủi ro kiểm toán có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu mức trọng yếu có thể chấp nhận đƣợc tăng lên thì rủi ro kiểm toán sẽ giảm xuống. Ngƣợc lại, nếu giảm mức trọng yếu có thể chấp nhận đƣợc thì rủi ro kiểm toán sẽ tăng lên. Mối quan hệ này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định nội dung, phạm vi và thời gian của các thủ tục kiểm toán. Rủi ro kiểm toán tổng thể chịu ảnh hƣởng của rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát tổng thể. Hai loại rủi ro này luôn tồn tại trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, KTV chỉ có thể giảm rủi ro kiểm toán tổng thể bằng cách giảm rủi ro kiểm toán khoản mục. Rủi ro kiểm toán khoản mục sẽ đƣợc giảm bằng sự cân đối mối quan hệ giữa rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện khoản mục. KTV sẽ giảm rủi ro kiểm toán bằng việc thực hiện các thủ tục kiểm toán đến khi có đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp cho từng cơ sở dẫn liệu của mỗi loại nghiệp vụ và số dƣ tài khoản. 3. THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ T NH TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH Công tác đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán ở nhiều công ty kiểm toán đã đƣợc hoàn thiện hơn so với trƣớc đây, góp phần nâng cao hơn chất lƣợng của các cuộc kiểm toán tại những công ty này. Tuy nhiên, tại một số công ty kiểm toán, vẫn tồn tại những hạn chế nhất định cần phải khắc phục, nếu không sẽ gây ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng cuộc kiểm toán trong thời gian tới. Một số vấn đề còn tồn tại trong đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán tại các công ty kiểm toán hiện nay nhƣ sau: Đánh giá mức trọng yếu: Việc phân bổ ƣớc lƣợng ban đầu về mức trọng yếu cho các khoản mục trên báo cáo tài chính là công việc rất cần thiết (bằng chứng kiểm toán thƣờng đƣợc thu thập theo khoản mục mà không theo toàn bộ báo cáo tài chính). Tuy nhiên, đối với việc phân bổ ƣớc lƣợng ban đầu về mức trọng yếu cho các khoản mục trên báo cáo tài chính, giữa các công ty kiểm toán độc lập của Việt Nam cũng không có sự thống nhất. Có những công ty không thực hiện phân bổ mức trọng yếu 425
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG cho các khoản mục nhƣ FACOM, Deloite Việt Nam, AACC, ACCA, CPA Việt Nam... Trong khi đó, lại có một số công ty thực hiện việc phân bổ nhƣ AASC, A&C, AFC… (nhƣng việc phân bổ này cũng mang nhiều tính xét đoán của kiểm toán viên). Có thể nói, việc xác định và phân bổ ƣớc lƣợng ban đầu về mức trọng yếu cho các khoản mục trên báo cáo tài chính chƣa có sự thống nhất đồng bộ giữa các công ty kiểm toán và còn phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm xét đoán của kiểm toán viên. Cách tiếp cận để đánh giá rủi ro kiểm toán: Hầu hết các công ty kiểm toán độc lập của Việt Nam vẫn sử dụng cách đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán theo cách tiếp cận truyền thống. Đó là chủ yếu dựa trên các đánh giá và kết luận về các khoản mục cụ thể trên báo cáo tài chính. Trong khi đó, theo Chuẩn mực Kiểm toán quốc tế mới ban hành thì các công ty kiểm toán nên sử dụng cách tiếp cận đánh giá rủi ro kiểm toán theo rủi ro kinh doanh của khách hàng Đánh giá rủi ro kiểm toán trên số dư và nghiệp vụ chi tiết: Trên thực tế, khi đánh giá về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát trên số dƣ tài khoản và nghiệp vụ chi tiết, hầu hết các công ty kiểm toán độc lập của Việt Nam vẫn chƣa thực hiện đánh giá cho từng cơ sở dẫn liệu. Trong khi đây là điều vô cùng cần thiết sẽ giúp kiểm toán viên có thể thiết kế đƣợc các thử nghiệm kiểm toán phù hợp để tập trung vào các cơ sở dẫn liệu có khả năng xảy ra sai phạm nhiều hơn. Đánh giá rủi ro kiểm soát: Trên thực tế việc đánh giá rủi ro kiểm soát của các công ty kiểm toán hiện nay tồn tại hai vấn đề. Một là, hầu hết các công ty kiểm toán độc lập đều thực hiện việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, song thƣờng không tin tƣởng vào hệ thống này nên luôn đánh giá mức rủi ro kiểm soát ở mức cao nhất. Điều này khiến cho việc đánh giá rủi ro kiểm soát dựa vào hệ thống kiểm soát nội bộ của các công ty không còn ý nghĩa, dẫn đến việc kiểm toán viên sẽ chủ yếu sử dụng các thử nghiệm cơ bản mà các thử nghiệm này thƣờng phải tốn kém chi phí kiểm toán hơn các thử nghiệm kiểm soát. Hai là, khi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ để đánh giá rủi ro kiểm soát, các công ty kiểm toán chỉ chủ yếu lập bảng hỏi, bảng tƣờng thuật mà chƣa chú trọng sử dụng phƣơng pháp Lƣu đồ. Trong khi việc sử dụng Lƣu đồ trong tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ giúp kiểm toán viên có đƣợc nhận xét tốt hơn và đƣa ra các thủ tục kiểm toán cần bổ sung một cách dễ dàng hơn. 426
  8. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐÁNH GIÁ T NH TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CH NH Thực trạng công tác đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán tại một số chƣơng trình kiểm toán (CTKT) hiện nay cho thấy, còn tồn tại những hạn chế làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng kiểm toán. Chính vì vậy, các giải pháp khắc phục những hạn chế tồn tại này hiện nay là rất cần thiết. Một số giải pháp mà các CTKT có thể áp dụng nhƣ sau: Hoàn thiện việc đánh giá mức trọng yếu Để khắc phục việc các CTKT chƣa thực hiện phân bổ ƣớc lƣợng ban đầu mức trọng yếu cho các khoản mục thì cần có quy định cụ thể thống nhất đồng bộ việc áp dụng phân bổ ƣớc lƣợng ban đầu về mức trọng yếu tại tất cả các CTKT. Bên cạnh đó, khi thực hiện phân bổ các ƣớc lƣợng này, để tránh sự áp đặt chủ quan của KTV thì có thể thực hiện mức phân bổ cho từng khoản mục theo quy mô với công thức tính nhƣ sau: Sử dụng cách tiếp cận đánh giá rủi ro kiểm toán theo rủi ro kinh doanh của khách hàng Việc đánh giá rủi ro kinh doanh của khách hàng sẽ cung cấp cho KTV một nguồn dữ liệu quan trọng hỗ trợ đắc lực cho việc đánh giá rủi ro và trọng yếu trên BCTC của khách hàng. Bên cạnh đó, việc đánh giá rủi ro kinh doanh có tác động không nhỏ đến việc xác định mức rủi ro tiềm tàng hay rủi ro kiểm soát của KTV. Đồng thời gián tiếp giúp KTV xác định đƣợc bản chất, phạm vị, thời gian thực hiện của các công việc kiểm toán. Vì vậy, các CTKT lớn thuộc nhóm Big 4 đều đã sử dụng cách tiếp cận này để đánh giá rủi ro kiểm toán. Theo các công ty này, để đánh giá đƣợc rủi ro kinh doanh của khách hàng, KTV nên thực hiện theo các bƣớc nhƣ Hình 1. 427
  9. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Đánh giá rủi ro kiểm toán trên số dư tài khoản và loại nghiệp vụ chi tiết cho từng cơ sở dẫn liệu Khi đánh giá rủi ro kiểm toán, KTV của các CTKT cần phải thực hiện đánh giá rủi ro trên các số dƣ tài khoản và nghiệp vụ chi tiết đối với từng cơ sở dẫn liệu, đặc biệt là trong đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát. Điều này sẽ hỗ trợ hiệu quả cho việc thiết kế chƣơng trình kiểm toán bởi vì chƣơng trình kiểm toán sẽ đƣợc thiết kế chi tiết tới từng cơ sở dẫn liệu của các khoản mục hay loại nghiệp vụ. Đây là điều hầu hết các CTKT độc lập của Việt Nam cần phải chú trọng hơn trong thời gian tới. Khi đánh giá rủi ro tiềm tàng theo các cơ sở dẫn liệu trên, để tiết kiệm thời gian, KTV chỉ cần tập trung thực hiện đánh giá rủi ro tiềm tàng của các khoản mục tài sản, chi phí xem xét theo hƣớng có việc khai báo cao hơn số thực tế hay không và các khoản mục công nợ, doanh thu theo hƣớng có khai báo thấp hơn số thực tế hay không. Hoàn thiện đánh giá rủi ro kiểm soát Thứ nhất, CTKT cần thực hiện đánh giá rủi ro kiểm soát dựa vào việc đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng. Hiện nay, các CTKT độc lập của Việt Nam khi đánh giá rủi ro kiểm soát thƣờng không tin tƣởng vào hệ thống KSNB của khách hàng. Do đó, đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức tối đa và độ tin cậy đối với hệ thống này thƣờng bằng 0, dẫn đến việc tiến hành tìm hiểu và kiểm tra về hệ thống KSNB của khách hàng không còn ý nghĩa. Trong khi đó, trên thực tế, KTV vẫn có thể dựa vào hệ thống KSNB của các khách hàng có hệ thống này hoạt động hiệu quả (để có thể giảm bớt các thử nghiệm cơ bản cần phải sử dụng). Bên cạnh đó, KTV nên lập bảng phân tích rủi ro kiểm soát đối với từng cơ sở dẫn liệu của từng khoản mục; Trong đó, chỉ rõ với từng mục tiêu kiểm soát (tƣơng ứng với các cơ sở dẫn liệu) thì đơn vị đã thiết kế những thủ tục kiểm soát nào và vận hành những thủ tục đó ra sao. Điều này sẽ giúp KTV đƣa ra đánh giá về rủi ro kiểm soát cho từng cơ sở dẫn liệu. Thứ hai, tăng cường sử dụng lưu đồ trong đánh giá rủi ro kiểm soát. Thực trạng công tác đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC do các CTKT độc lập của Việt Nam hiện nay cho thấy, việc sử dụng Lƣu đồ để mô tả hệ thống KSNB vẫn chƣa đƣợc các CTKT lƣu tâm. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này nhƣng nguyên nhân cơ bản vẫn là do tâm lý e ngại của KTV vì họ cho rằng phƣơng pháp này khó nên không muốn thực hiện. Trong những trƣờng hợp có thể nhƣ không bị sức ép về thời gian và chi phí thì các CTKT nên khuyến khích KTV của mình sử dụng cách mô tả hệ thống KSNB bằng Lƣu đồ. Phƣơng pháp Lƣu đồ thuận lợi chủ yếu vì nó có thể cung cấp một cái nhìn tổng quát về hệ thống KSNB của khách hàng. Để tăng hiệu quả của phƣơng pháp này, các công ty nên xây dựng những hƣớng dẫn cụ thể về cách thức thực hiện, các quy ƣớc và ký hiệu đƣợc sử dụng chung thống nhất cho 428
  10. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG toàn công ty. Do mỗi đối tƣợng khách hàng thuộc những lĩnh vực khác nhau nên KTV cần áp dụng một cách linh hoạt phƣơng pháp này trong từng khâu cụ thể. Trƣớc hết, các công ty cần xây dựng một hệ thống ký hiệu chuẩn đƣợc sử dụng trong phƣơng pháp vẽ Lƣu đồ. Trong đó, các công ty có thể dụng các đề xuất một số ký hiệu đƣợc Viện Chuẩn mực kiểm toán Hoa Kỳ cung cấp. Sau khi xây dựng hệ thống ký hiệu chuẩn trong lƣu đồ, cần hƣớng dẫn cho KTV các kỹ thuật trong việc vẽ lƣu đồ. Ch ng hạn nhƣ, sử dụng đƣờng vận động để chỉ rõ hƣớng của sự vận động và nên sử dụng các đƣờng mũi tên bất cứ khi nào nó làm tăng thêm sự rõ ràng. Khi vẽ một lƣu đồ, các đƣờng vận động càng ít cắt nhau càng tốt. Đồng thời, trong Lƣu đồ phải trình bày tách biệt giữa các trách nhiệm. Bên cạnh đó, Lƣu đồ phải thể hiện đƣa vào các quá trình kiểm soát thích hợp, đƣa vào những lời bình và lời giải thích; Hay chỉ rõ nguồn gốc, nơi cất trữ chứng từ. Việc sử dụng lƣu đồ trong mô tả về hệ thống KSNB rất hữu ích, giúp KTV dễ dàng hiểu biết về khách hàng trong năm hiện tại và cho các năm tiếp theo nhƣng để xây dựng một Lƣu đồ thƣờng khó khăn và tốn nhiều chi phí hơn sử dụng Bảng tƣờng thuật hay Bảng hỏi (vì việc lập Lƣu đồ sẽ mất nhiều thời gian). Vì vậy, các CTKT nên áp dụng đối với những khâu kiểm soát nội bộ quan trọng hoặc đối với hệ thống KSNB của một số khoản mục hay bộ phận trọng yếu của khách hàng, từ đó, giúp cho việc đánh giá rủi ro kiểm soát đƣợc thực hiện chính xác mà vẫn không quá tốn kém chi phí dẫn đến hiệu quả cao hơn. 5. KẾT LUẬN Tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán cần phải đƣợc đánh giá đầy đủ và đúng đắn khi thực hiện kiểm toán BCTC. Khi các giải pháp thực hiện đồng bộ sẽ giúp nâng cao hiệu quả tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán, góp phần nâng cao chất lƣợng kiểm toán của các CTKT ở Việt Nam trong thời gian tới. Vì vậy, cần đảm bảo các KTV khi thực hiện kiểm toán cần có đủ năng lực và kinh nghiệm cần thiết, áp dụng các thủ tục kiểm toán phù hợp, tiết kiệm chi phí mà đảm bảo hiệu quả cao nhất của các nguồn lực. 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Viết Lợi, Đậu Ngọc Châu (2013), Giáo trình Lý thuyết kiểm toán, NXB Tài chính; [2] Nguyễn Quang Quynh, Ngô Trí Tuệ (2014), Giáo trình Kiểm toán tài chính, NXB Đại học Kinh tế quốc dân. [3] Đoàn Thanh Thu (2015), Giải pháp đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán nhằm nâng cao chất lượng hoạt động trong các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam, Luận văn Tiến sỹ, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh 429
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0