intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu ảnh hưởng của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam

Chia sẻ: Tư Khấu Quân Tường | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Nghiên cứu ảnh hưởng của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam" nhằm đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến tăng trưởng kinh tế của 63 tỉnh (thành phố) ở Việt Nam thông qua cung cấp vốn xây dựng cơ sở hạ tầng và tạo việc làm cho lao động địa phương, chuyển đổi công nghệ và mở ra các hướng thị trường mới cho doanh nghiệp địa phương trong khoảng thời gian 10 năm (2012 - 2022) – giai đoạn nền kinh tế có nhiều thay đổi quan trọng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu ảnh hưởng của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 14. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền* SV. Ngô Duy Chương*, SV. Nguyễn Vũ Quỳnh Anh* SV. Lê Thu Trang*, SV. Nguyễn Văn Huy* Tóm tắt Nghiên cứu này nhằm đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến tăng trưởng kinh tế của 63 tỉnh (thành phố) ở Việt Nam thông qua cung cấp vốn xây dựng cơ sở hạ tầng và tạo việc làm cho lao động địa phương, chuyển đổi công nghệ và mở ra các hướng thị trường mới cho doanh nghiệp địa phương trong khoảng thời gian 10 năm (2012 - 2022) – giai đoạn nền kinh tế có nhiều thay đổi quan trọng. Nghiên cứu này dựa trên việc thực hiện mô hình dữ liệu bảng động ARDL lấy nguồn từ Tổng cục Thống kê, trải qua quá trình sáp nhập và làm sạch, đưa ra kết quả cuối cùng, mẫu bao gồm 63 tỉnh, thành ở Việt Nam từ năm 2012 đến năm 2022. Phương pháp này dựa trên dạng đồng tích hợp của mô hình ARDL đơn giản. Từ khóa: đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng trưởng kinh tế, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), dữ liệu mảng 1. GIỚI THIỆU Trong thời đại toàn cầu hóa, công nghiệp hóa, hội nhập hóa ngày càng cao, mối quan hệ tác động qua lại giữa FDI và tăng trưởng kinh tế đóng vai trò then chốt, quyết định sự ổn định và phát triển của nền kinh tế, vận mệnh của các quốc gia. Do đó, mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế đã nổi lên như một tâm điểm của các cuộc thảo luận học thuật, các cuộc nghiên cứu khoa học. Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về số lượng và chất lượng của hàng hóa và dịch vụ kinh tế mà xã hội tạo ra (Roser, 2021). Tăng trưởng trong một nền kinh tế được đo lường bằng sự thay đổi về khối lượng sản phẩm đầu ra hoặc chi tiêu hoặc thu nhập * Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 230
  2. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI thực tế của người dân (Ngân hàng Thế giới). FDI đóng góp vào tăng trưởng kinh tế thông qua nhiều phương tiện. Nó được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế bằng cách thúc đẩy tích lũy vốn, tích hợp nhiều đầu vào hơn vào quá trình sản xuất và đưa ra nhiều loại hàng hóa trung gian hơn (Feenestra và Markusen, 1994; Carkovic và Levine, 2002; Buckley và cộng sự, 2002). Ngoài ra, FDI đóng vai trò là động lực quan trọng cho sự thay đổi công nghệ và cải thiện nguồn nhân lực, dẫn đến việc thúc đẩy công nghệ hiện đại ở nước sở tại (Borensztein và cộng sự 1998). Mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế là một trong những tranh luận cơ bản về kinh tế và phát triển toàn cầu được nhiều nhà nghiên cứu kinh tế quan tâm. Có rất nhiều nghiên cứu nêu bật tác động tích cực của FDI đối với tăng trưởng kinh tế ở nước sở tại. Agrawal (2015) xem xét mối quan hệ giữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế ở 5 nền kinh tế BRICS (Nhóm các nền kinh tế mới nổi) đã tiết lộ mối tương quan hai chiều tích cực giữa tăng trưởng kinh tế và FDI. Hansen và Rand (2006) đã đánh giá mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng ở một nhóm 31 nền kinh tế đang phát triển và kết quả cho thấy tác động lâu dài của dòng FDI đến tăng trưởng kinh tế ở các nước nghiên cứu; và kết quả tương tự cũng được Cakerri và cộng sự (2020); Đinh Thị Huyền Trang và cộng sự (2019) công bố sau đó. Dunning và Narula (1996) đã khám phá mối liên hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế, phát hiện ra rằng, ảnh hưởng tích cực của FDI đến tăng trưởng bắt nguồn từ việc chuyển giao cả công nghệ mới và vốn sang nền kinh tế chủ nhà. Trong khi đó, một số nghiên cứu khác cho thấy tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế là không đáng kể (ví dụ: Hussein, 2009; Gunby và cộng sự, 2017; Carbonell và Werner, 2018). Amitava Krishna Dutt (1997) đã khám phá mối tương quan giữa sự phân bổ theo ngành của FDI và tăng trưởng kinh tế thông qua cả phân tích lý thuyết và thực nghiệm. Tuy nhiên, việc kiểm tra thực nghiệm bằng việc sử dụng các mô hình tăng trưởng xuyên quốc gia đã không xác định được bất kỳ tác động rõ ràng nào của mô hình FDI đến tăng trưởng kinh tế tổng thể. Có thể thấy, tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế vẫn còn mơ hồ và thiếu sự đồng thuận giữa các nhà nghiên cứu về vấn đề này. Do đó, bài viết của chúng tôi là một nỗ lực nhằm lấp đầy khoảng trống này trong tài liệu về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng bằng cách đưa ra câu trả lời chính xác về tác động của FDI đối với việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bài viết này sử dụng nhiều mô hình kinh tế lượng và những nghiên cứu thực nghiệm trên dữ liệu từ 63 tỉnh, thành của Việt Nam trong giai đoạn 2012 - 2022 để phân tích mối quan hệ giữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP). Việc sử dụng phương pháp hiệu chỉnh sai số chuẩn trong dữ liệu bảng (PCSE) sẽ giảm thiểu các vấn đề về sự phụ thuộc chéo (CD). Mô hình PCSE cũng được dùng để xem xét lại các phát hiện của chúng tôi khi tính đến sự tồn tại của phương sai thay đổi, tác động cố định và các vấn đề nội sinh. Mô hình lý thuyết kết hợp các biến giải thích có độ trễ một năm để giải quyết vấn đề nội sinh. Phương pháp độ trễ phân phối tự hồi quy (ARDL) sử dụng công cụ ước tính tác động cố định động được chọn để xử lý các tác động cố định theo thời gian và quốc gia trong nỗ lực của chúng tôi nhằm đo lường tác động tăng trưởng ngắn hạn và dài hạn của FDI một cách chính xác hơn. 231
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Các yếu tố tác động tới tăng trưởng GRDP Mặc dù nhiều nghiên cứu đã xem xét mối quan hệ giữa đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn khó đạt được sự đồng thuận. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Huyền và cộng sự (2023), tổng sản phẩm của mỗi tỉnh có tác động tích cực đến tốc độ đô thị hóa. Hầu hết các học giả đều cho rằng, đô thị hóa thúc đẩy mở rộng kinh tế (V. Henderson, 2000). Những phát hiện của H. Zhu, X. Q. Lài (2013), G. X. Chu, L. F. Lin, J. X. Yu (2017) cũng đưa ra kết quả tương tự về mối tương quan thuận chiều giữa đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế. Trong khi Turok và McGranahan (2020) kết luận rằng, không có mối tương quan đáng kể giữa đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế trong dữ liệu họ xem xét. Hơn nữa, một yếu tố quan trọng quyết định tăng trưởng kinh tế là chỉ số phát triển con người. Nghiên cứu trước đây (Borensztein và cộng sự, 1998; Li và Liu, 2005) đã kết luận rằng, chỉ số phát triển con người (HDI) tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia đang phát triển. Tương tự, Kizilkaya và cộng sự (2016) đã xem xét mối liên hệ giữa HDI và tăng trưởng kinh tế, sau đó xác minh sự hiện diện của mối tương quan thuận chiều và tác động có lợi của HDI đối với GDP. Về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu của Khan và Khan (2011) đã phân tích tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế theo ngành và cho rằng, có mối quan hệ nhân quả giữa FDI và tăng trưởng kinh tế bằng cách sử dụng kỹ thuật dữ liệu bảng. Tuy nhiên, nghiên cứu của Khan và Khan (2011) còn tồn tại những hạn chế khi phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và vốn con người với FDI. Theo nghiên cứu của Dương Nguyễn Minh Huy (2021), chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), đại diện cho chất lượng quản trị địa phương, đã được chứng minh là có tác động đáng kể và có lợi đối với tăng trưởng của khu vực. Theo phát hiện của Trần Thị Kim Oanh (2023), chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) trong mô hình phân cấp nguồn thu có tác động tiêu cực gián tiếp đến GRDP bình quân đầu người trong dài hạn. Tuy nhiên, tác động tiêu cực này không đáng kể so với tác động tích cực trực tiếp, nghĩa là tác động tổng thể của yếu tố này lên GRDP bình quân đầu người là tích cực. Do đó, có thể nói, theo thời gian, PCI có tác động tích cực tới GRDP bình quân đầu người. Những kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Pasichnyi và cộng sự (2019), Canavire-Bacarreza và cộng sự (2020), Nguyễn Phúc Cảnh và cộng sự (2020). Marcel Behun và cộng sự (2018) đã chứng minh rằng, công nghiệp hóa có tác động lớn đến tất cả các khía cạnh của phát triển bền vững – kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế. Theo các nghiên cứu thực nghiệm dựa trên Quy luật tăng trưởng của Kaldor, các lĩnh vực sản xuất của các quốc gia mới nổi đóng vai trò là chất xúc tác chính cho sự mở rộng và phát triển kinh tế (Chakarvarty, 2008; Dasgupta và Singh, 2005; Jeon, 2008). Theo Gao và cộng sự (2021), thế giới hiện đại là một thế giới biến động, không chắc chắn, phức tạp và mơ hồ (VUCA), bao gồm những sự kiện không thể dự đoán mà hậu quả của 232
  4. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI chúng (dù là tích cực hay tiêu cực) rất khó để có thể dự đoán. Sự biến động, không chắc chắn, phức tạp và mơ hồ (bốn yếu tố của thế giới VUCA) đều có ảnh hưởng lớn đến sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế. Bởi vì có rất ít khả năng dự đoán được các hoạt động được thực hiện, bốn yếu tố VUCA đôi khi tương tác với nhau trong các tổ chức theo những cách hỗn loạn và xung đột (Hadar và cộng sự, 2020; Yehezkel, 2020). Những nhà quản lý tỉnh táo có thể giải quyết những trở ngại do thế giới VUCA gây ra, cũng như những trở ngại do cạnh tranh gây ra là cần thiết trong môi trường kinh tế đầy năng động và bất định (Bakshi, 2017). 2.2. FDI đóng góp vào tăng trưởng GDP Về mặt lý thuyết, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được cho là chủ yếu ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế thông qua tích lũy vốn và đưa các công nghệ mới vào nền kinh tế sở tại. Theo nhiều nghiên cứu thực nghiệm xem xét mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng, FDI thường có tác động thuận lợi đến nền kinh tế của nước sở tại. Phần lớn các nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tăng trưởng kinh tế đều chỉ ra mối tương quan dương giữa hai biến số, nhưng lại đưa ra rất ít lý thuyết để giải thích tại sao. Về mặt lý thuyết, khi FDI tìm kiếm thị trường tiêu dùng hoặc khi tăng trưởng mang lại hiệu quả kinh tế nhờ quy mô lớn hơn và do đó hiệu quả chi phí cao hơn, dòng vốn FDI có thể được khuyến khích. Tuy nhiên, thông qua những ảnh hưởng của nó đến trữ lượng vốn, chuyển giao công nghệ, tiếp thu kỹ năng hoặc năng lực cạnh tranh thị trường, FDI có thể có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã được tiến hành để kiểm tra tác động của FDI và phần lớn trong số đó chứng minh FDI có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo nhiều cách khác nhau. Từ các tài liệu đầu những năm 1960, người ta thấy rằng, trong ngắn hạn, tác động của đầu tư nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế là tích cực, nhưng về lâu dài, lợi ích này không bền vững. Như nhiều nghiên cứu thực nghiệm trong lĩnh vực này đã chỉ ra, các thuộc tính khác của quốc gia sở tại như: độ mở thương mại, phát triển tài chính, đầu tư và ổn định kinh tế cũng rất quan trọng trong bối cảnh này. Basu, Chakraborty, và Reagle (2003) cũng đưa ra lập luận rằng, độ mở thương mại được coi là yếu tố chính ảnh hưởng đến cách mà FDI tác động lên sự tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, với các nền kinh tế khép kín hơn, nơi mà mối quan hệ nhân quả dài hạn từ tăng trưởng GDP đến FDI là một chiều, họ đã phát hiện ra mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa FDI và tăng trưởng GDP ở các nền kinh tế mở. Ngoài ra, theo De Jager (2004), công nghệ mới do FDI mang lại sẽ tăng năng suất vốn và lao động, điều này sẽ góp phần tạo ra lợi nhuận ổn định hơn từ đầu tư và tăng trưởng lao động ngoại sinh. Thêm vào đó, Barro và Sala-I-Martin (1995) đã cung cấp bằng chứng về mối tương quan thuận lợi giữa tích lũy vốn và sản lượng; trong khi Herzer và cộng sự (2008) gần đây đã xác định rằng, FDI kích thích tăng trưởng kinh tế bằng cách tăng cường đầu tư trong nước. Thêm vào đó, theo nghiên cứu của Nguyễn Chí Đức và cộng sự (2021), khi xem xét mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư phát triển nước ngoài ở Việt Nam cả trong ngắn hạn và dài hạn cũng đưa ra những tác động tích cực trong các phát hiện thực nghiệm. Vì vậy, chúng tôi đưa ra giả thuyết: H1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có khả năng thu hút vốn đầu tư, góp phần thúc đẩy tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tại Việt Nam 233
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2.3. Mối quan hệ phi tuyến tính giữa FDI và tăng trưởng kinh tế Việc đánh giá chiều sâu và tác động đa chiều của FDI đến tăng trưởng kinh tế là rất quan trọng. Mặc dù FDI mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế, chẳng hạn như tạo việc làm, chuyển giao công nghệ và nâng cao khả năng cạnh tranh, nhưng không thể phủ nhận rằng, nó cũng có thể mang lại những tác động tiêu cực. FDI có thể thúc đẩy sự phụ thuộc quá mức vào các nhà đầu tư nước ngoài khiến nền kinh tế trong nước quá phụ thuộc và dễ bị tổn thương nếu các nhà đầu tư thay đổi chiến lược hoặc nếu điều kiện kinh tế ở nước họ thay đổi. Dòng vốn FDI vào hoặc ra nhanh chóng có thể góp phần gây ra biến động kinh tế, gây ra biến động trên thị trường tài chính và nền kinh tế tổng thể. Hơn nữa, FDI có thể gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội, đặc biệt là trong các lĩnh vực khai thác tài nguyên hoặc sản xuất, dẫn đến ô nhiễm, cạn kiệt tài nguyên hoặc chính sách bảo vệ môi trường và lao động không đầy đủ (Kiều và Tiến, 2019). Việc thừa nhận nhược điểm của FDI không loại bỏ những lợi thế của nó. Tuy nhiên, việc hiểu và xem xét cẩn thận cả mặt tích cực và tiêu cực của FDI là điều cần thiết. Điều này cho phép phát triển các chiến lược và chính sách linh hoạt nhằm tối đa hóa lợi ích, đồng thời giảm thiểu những hạn chế, đảm bảo phát triển kinh tế bền vững. Một số nhà nghiên cứu khác cũng phát hiện ra tác động tích cực đáng kể đến tăng trưởng của FDI và mối tương quan hai chiều của chúng (Ram và Zhang, 2002; Yao, 2006; Tiwari và Mutascu, 2011; Bouchoucha và Ali, 2019). Tuy nhiên, có những nghiên cứu đã tìm thấy tác động không đáng kể của FDI đến tăng trưởng, ví dụ: Ledyaeva và Linden (2006), Gunby và cộng sự (2017) nhận thấy rằng, FDI đóng góp không đáng kể đến tăng trưởng ở Nga và Trung Quốc. Phát hiện này cáo buộc một số nhà nghiên cứu, trong các bài báo xuất bản của họ, đã phóng đại tác động thực tế của FDI đối với tăng trưởng kinh tế và đánh giá thấp tác động của tăng trưởng kinh tế đối với FDI. Một mặt, kết quả tăng trưởng kinh tế thu hút FDI chứng tỏ tính đúng đắn của “giả thuyết quy mô thị trường”, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của quy mô thị trường ngày càng tăng và sự thâm nhập thị trường nước ngoài là động lực chính cho FDI. Mặt khác, phát hiện thực nghiệm cho thấy FDI không thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hàm ý rằng, FDI có thể đã lấn át đầu tư trong nước chứ không phải là mối quan hệ bổ sung với đầu tư trong nước. Bên cạnh đó, cũng không có nhiều bằng chứng cho thấy tác động lan tỏa tích cực của FDI và có nhiều lý do giải thích cho vấn đề này. Những nhà nghiên cứu khác cũng nhận thấy rằng, không có mối quan hệ đáng kể nào giữa FDI và tăng trưởng (Carbonell và Werner, 2018; Gunby và cộng sự, 2017; Hussein, 2009; Ledyaeva và Linden, 2006; Lian và Ma, 2013). Ngoài ra, tổng sản phẩm trong nước không có mối quan hệ thống nhất với FDI (chuyển từ sản phẩm trong nước sang FDI) và tăng trưởng kinh tế không gây ra sự thay đổi trong FDI do phần lớn FDI dành cho xuất khẩu và được thu hút chủ yếu nhờ nguồn lực giá rẻ trong nước (Cakerri và cộng sự, 2020). Do đó, chúng tôi có đủ bằng chứng để đưa ra giả thuyết: H2: Tồn tại mối quan hệ phi tuyến tính giữa FDI và tăng trưởng kinh tế 234
  6. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI 3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng và áp dụng kỹ thuật FEM, REM, FGLS, PCSE ARDL để đánh giá tác động tổng hợp của các biến độc lập đến biến phụ thuộc. Tiếp nối những đóng góp của Barro và Sala-i-Martin (1995), Levine và Renelt (1992) trong việc phát triển lý thuyết tăng trưởng mới, chúng tôi mở rộng phương trình tăng trưởng trên để bao gồm nhiều biến số hơn, cụ thể là chỉ số phát triển nước ngoài, chỉ số phát triển con người, VUCA... đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dựa trên việc xem xét GRDPit = 𝛽0 + 𝛽1FDIi; t-1+ 𝛽2PCIi; t-1 + 𝛽3HDIi; t-1 + 𝛽4Urbani; t-1 + 𝛽5Industryi; các tài liệu được tiến hành ở phần trước: t +𝛽6Unemployedi; t-1+ 𝛽7VUCAi; t-1 φt + ωi + εijt (1) Trong đó: i và t lần lượt đại diện cho tỉnh i và năm t; φt và ωi được thêm vào mô hình để nắm bắt các ảnh hưởng cố định theo năm và quốc gia; εijt là sai số. Biến phụ thuộc GRDP là tổng sản phẩm khu vực của Việt Nam theo giá cố định tại 63 tỉnh/thành phố trong giai đoạn 2012 - 2022. Biến FDI đo lường lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào từng tỉnh/thành phố ở Việt Nam từ năm 2012 đến năm 2022. Số liệu về FDI và GRDP được lấy từ Tổng cục Thống kê. Mức độ cạnh tranh của mỗi địa phương được thể hiện qua chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); trình độ phát triển con người được thể hiện thông qua chỉ số phát triển con người (HDI). Chỉ số PCI được lấy từ nguồn PCI Việt Nam do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện với sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID); chỉ số HDI được lấy từ nguồn Tổng cục Thống kê. Mức độ đô thị hóa của địa phương được thể hiện bằng tỷ lệ đô thị hóa (Urban). Chỉ số này được tính bằng tỷ lệ phần trăm dân số của một tỉnh sống ở thành thị trên tổng dân số của tỉnh đó. Số liệu về chỉ số này được lấy từ Tổng cục Thống kê. Biến Industry thể hiện tỷ trọng các ngành công nghiệp trong tổng sản phẩm của địa phương. Để đo lường tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong nền kinh tế, nghiên cứu sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ thất nghiệp (Unemployed) thông qua Tổng cục Thống kê. Nghiên cứu sử dụng biến giả VUCA để minh họa giai đoạn nghiên cứu trước đại dịch Covid-19, có giá trị 0 và sau đại dịch Covid-19, có giá trị 1. 4. KẾT QUẢ Nghiên cứu của chúng tôi bao gồm dữ liệu thu thập từ 63 tỉnh, thành ở Việt Nam trong giai đoạn trước và sau đại dịch Covid-19 từ năm 2012 đến năm 2022. Mô tả về các biến số, bao gồm định nghĩa, đo lường, nguồn và thống kê mô tả, được trình bày trong Bảng 1. Bảng 2 trình bày ma trận tự tương quan giữa các biến số chính trong nghiên cứu này, cho thấy mối tương quan có ý nghĩa thống kê và tích cực giữa FDI và tăng trưởng GRDP. Các kết quả cung cấp bằng chứng đầu tiên về vai trò của FDI trong việc đóng góp vào sự phát triển kinh tế của các tỉnh, thành. Dữ liệu được thu thập từ Tổng cục Thống kê và trải qua các quá trình kết hợp, làm sạch dữ liệu, dẫn đến một mẫu cuối cùng bao gồm 63 tỉnh, thành tại Việt Nam từ năm 2012 đến 235
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA năm 2022. Bảng 1 cung cấp một mô tả toàn diện về các biến số, đề cập đến định nghĩa, đo lường, nguồn và thống kê tóm tắt của chúng. Ma trận tương quan trong Bảng 2 cho thấy mối tương quan có ý nghĩa thống kê và tích cực giữa FDI và tăng trưởng GRDP, cung cấp bằng chứng ban đầu về vai trò của FDI trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bảng 3 sử dụng các kiểm định CD được đề xuất bởi Pesaran (2021) để xác minh sự phụ thuộc chéo (CD). Kết quả xác nhận sự tồn tại của CD trong hầu hết các biến số, ngoại trừ FDI. Các kiểm định nghiệm đơn vị (Unit root test) sau đó được tiến hành để xác định tính ổn định của các biến được bao gồm, với các bài kiểm tra bổ sung về sự khác biệt bậc một của mỗi biến để xác nhận lại tính ổn định. Để điều tra các yếu tố ảnh hưởng tới tăng trưởng GRDP, chúng tôi sử dụng phương pháp PCSE (phương pháp hiệu chỉnh sai số chuẩn trong dữ liệu bảng) trong phần tiếp theo, sau khi liên tục kiểm tra sự phụ thuộc chéo và tính dừng. PCSE được coi là một phương pháp phù hợp cho dữ liệu mẫu có số lượng quốc gia (N) lớn và chuỗi thời gian ngắn (T), theo Beck và Katz (1995). Những phát hiện của chúng tôi được xác nhận thêm bằng cách tính đến phương sai thay đổi bằng cách sử dụng các nghiên cứu mô hình FGLS (bình phương tối thiểu khả thi) để điều chỉnh phương sai sai số và hiện tượng tự tương quan (Mehmet và cộng sự, 2021; Joo và cộng sự, 2022). Nghiên cứu dựa trên việc thực hiện các mô hình dữ liệu bảng động ARDL trong phạm vi vấn đề nghiên cứu. Phương pháp này dựa trên hình thức hợp tích của mô hình ARDL đơn giản. Hơn nữa, nó cho phép sự khác biệt giữa các bảng về các hằng số chặn, hệ số chạy ngắn hạn và các thuật ngữ hợp tích. Ngoài ra, phương pháp ước lượng ARDL có nhiều ưu điểm: (i) nó ước lượng mối quan hệ ngắn và dài hạn giữa các biến số; (ii) mô hình của nó bao gồm các độ trễ của cả biến số độc lập và biến số phụ thuộc, do đó, vấn đề nội sinh được loại bỏ; (iii) nó cho phép ước lượng mà không cần quan tâm đến việc các biến số được bao gồm có tích hợp mức 0 hay không. Hơn nữa, mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng GRDP trong cả ngắn hạn và dài hạn là mối quan tâm chính của chúng tôi. Do đó, phương pháp ARDL (Pesaran và Smith, 1995) được áp dụng cho mục đích này. 236
  8. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI Bảng 1. Thống kê mô tả Số Giá trị Sai số Giá trị Giá trị Giả Các biến Định nghĩa quan trung Tham khảo chuẩn nhỏ nhất lớn nhất thuyết sát bình Tăng trưởng tổng sản Kang (2019) GRDP Growth phẩm quốc nội thực tế 693 6.02 4.48 -11.51 17.68 Dưong (2021) của khu vực Đầu tư trực tiếp Cakerri và cộng sự (2020) FDI 693 6.29 4.23 0.46 16.72 (+) nước ngoài Farooq và cộng sự (2022) Dương (2021) Mức độ cạnh tranh của PCI 693 55.82 48.78 42.12 75.09 Trần (2023) (+) từng tỉnh/thành phố Pasichnyi và cộng sự (2019) Trình độ phát triển con Kizilkaya và cộng sự (2016) HDI người của từng tỉnh/ 693 0.69 0.12 0.582 0.799 (+) thành phố Mức độ đô thị hóa của Turok và McGranahan (2020) Urbanization 693 34.14 15.05 9.66 87.62 (+) từng tỉnh/thành phố Huyền và cộng sự (2023) Tỷ trọng các ngành Marcel Behun và cộng sự Industry công nghiệp trong 693 13.27 4.96 1.32 47,94 (+) (2018) Ndiaya và Lv (2018) tổng sản phẩm Tỷ lệ thất nghiệp của Unemployed 693 6.35 1.17 0.43 7.67 Diellza Kukaj (2018) (-) từng tỉnh/thành phố Biến động, bất định, VUCA 693 0.37 0.48 0 1 (-) phức tạp và mơ hồ Nguồn: Ước tính của các tác giả Bảng 2. Ma trận tự tương quan GRDP FDI PCI HDI Urban Industry Unemployed VUCA Growth GRDP Growth 1.0000 FDI 0.6247 1.0000 PCI 0.3481 0.6372 1.0000 HDI 0.0242 0.3829 0.1219 1.0000 Urbanization 0.2689 0.5298 0.2256 0.3689 1.0000 Industry 0.0057 0.0945 0.0152 0.0021 0.0152 1.0000 Unemployed -0.0364 -0.0221 -0.0700 -0.2192 -0.0700 -0.0612 1.0000 VUCA 0.0030 0.0152 0.0104 0.1249 0.0104 0.0129 0.0670 1.0000 Nguồn: Ước tính của các tác giả 237
  9. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Bảng 3. Kiểm định CD và kiểm định tính ổn định Kiểm định nghiệm Kiểm định Kiểm định CD Các biến đơn vị (Levin và cộng sự) Im-Peseran-Shin (Z bar) Pesaran (2004) T-statistic P-value T-statistic P-value T-statistic P-value GRDP Growth -8.37 0.0000 -18.18 0.0000 6.31 0.0000 FDI -5.20 0.0000 -2.78 0.0000 20.68 0.0000 PCI 7.47 0.9995 1.16 1.0000 38.29 1.0000 HDI 3.27 0.0000 7.76 0.0000 1.34 0.0000 Level Urbanization -8.70 0.0000 -3.17 0.0000 19.77 0.0000 Industry -5.23 1.0000 -2.04 1.0000 21.13 1.0000 Unemployed -7.98 0.0000 -1.82 0.0649 9.77 0.0000 GRDP Growth -7.82 0.0000 -4.12 0.0000 FDI -14.85 0.0000 -11.77 0.0000 PCI -9.35 0.0000 -11.58 0.0000 First Difference HDI -13.46 0.0000 -7.90 0.0000 Urbanization -24.19 0.0000 -17.05 0.0000 Industry -11.58 0.0000 -4.84 0.0000 Unemployed -16.93 0.0000 -12.74 0.0000 Nguồn: Ước tính của các tác giả Trong Bảng 4, chúng tôi tiến hành kiểm định mối quan hệ đồng liên kết giữa các biến bằng cách sử dụng kiểm định đồng liên kết Kao, kiểm định Pedroni và Westerlund. Kiểm định đồng liên kết được phát triển lần lượt bởi Kao (1999), Pedroni (2004) và Westerlund (2005). Kết quả của cả ba kiểm định đều cho thấy sự hiện diện của sự đồng liên kết dài hạn giữa các biến tăng trưởng GRDP và FDI. Bảng 4. Kiểm định đồng liên kết Kiểm định Kao Kiểm định Pedroni Kiểm định Westerlund Dickey-Fuller Phillips-Perron Variance ratio FDI -1.68*** -2.31** -2.76*** Chú thích: Về thử nghiệm Kao, giả thuyết 0 là “Không có đồng liên kết”, trong khi giả thuyết thay thế là “Tất cả các dữ liệu bảng đều được đồng liên kết”. Về thử nghiệm Pedroni, giả thuyết 0 là “Không có đồng liên kết”, trong khi giả thuyết thay thế là “Tất cả các dữ liệu bảng đều có đồng liên kết”. Về thử nghiệm Westerlund, giả thuyết 0 là “Không có sự đồng liên kết”, trong khi giả thuyết thay thế là “Một số bảng được đồng liên kết”; *, **, *** lần lượt là mức ý nghĩa 10, 5 và 1%. Nguồn: Ước tính của các tác giả 238
  10. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI 4.1. Các kết quả ban đầu: Tác động tuyến tính của FDI Bài viết này nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng GRDP và FDI. Ban đầu, nghiên cứu điều tra tác động trực tiếp của FDI, cùng với các yếu tố khác, đối với tăng trưởng GRDP. Kết quả của ước lượng PCSE, hiển thị trong Cột (1) và (2) của Bảng 5 cho thấy rằng, FDI và các yếu tố thúc đẩy chính khác có ảnh hưởng tích cực đối với tăng trưởng GRDP. Nói một cách đơn giản, dòng vốn trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng một vai trò tích cực trong việc thúc đẩy tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP). Điều này có thể được quan sát thông qua các kênh khác nhau. Đầu tiên, FDI – kênh vốn từ nước ngoài, kích thích hoạt động kinh tế và thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực. Ngoài việc cung cấp vốn cho cơ sở hạ tầng, nó còn thúc đẩy tạo việc làm thông qua việc áp dụng công nghệ tiên tiến và mở rộng kinh doanh. Bên cạnh đó, FDI còn tạo điều kiện cho việc chuyển giao công nghệ và khuyến khích sáng tạo. Các nhà đầu tư nước ngoài mang theo công nghệ và chuyên môn tiên tiến, từ đó nâng cao hiệu quả lao động, năng suất và thúc đẩy những thay đổi trong nền kinh tế khu vực, cuối cùng dẫn đến tăng trưởng GRDP. Hơn nữa, các dự án FDI thường tạo ra các cơ hội việc làm trong nền kinh tế địa phương. Việc thành lập doanh nghiệp mới hoặc mở rộng doanh nghiệp hiện có tạo ra nhu cầu về lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp và kích thích chi tiêu của người tiêu dùng, tất cả đều góp phần vào tăng trưởng GRDP. Cuối cùng, FDI mở ra các con đường thị trường mới cho các doanh nghiệp địa phương. Bằng cách mở rộng năng lực xuất khẩu, các doanh nghiệp địa phương có thể tiếp cận thị trường quốc tế, kích thích cạnh tranh và tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng GRDP. Bảng 5. Mối quan hệ tuyến tính giữa tăng trưởng FDI và GRDP PCSE FGLS (1) (2) Các biến GRDP Growth GRDP Growth L.FDI 0.002*** (0.0000) 0.002*** (0.0000) L.PCI 2.28 (1.298) 2.08 (1.751) L.HDI 0.005*** (0.018) 0.005*** (0.019) L.Urbanization 0.03** (0.005) 0.02 *** (0.013) L.Industry 2.39* (1.286) 2.36 (1.786) L.Unemployed 0.88*** (0.224) 0.88*** (0.224) VUCA 0.71* (0.097) 0.71* (0.132) Nguồn: Ước tính của các tác giả Ước tính FGLS được cung cấp trong Cột (2) của Bảng 5 phù hợp chặt chẽ với những phát hiện từ công cụ ước tính PCSE cho thấy độ chắc chắn và độ tin cậy của kết quả nghiên cứu. Bây giờ, chúng tôi sẽ chuyển sự chú ý của mình sang việc khám phá ảnh hưởng của các biến kiểm soát đối với tăng trưởng GRDP. Phân tích của chúng tôi cho thấy, biến Unemployed (Tỷ lệ thất nghiệp) có tác động bất lợi đối với tăng trưởng GRDP, thể hiện tác động tiêu cực của nó. 239
  11. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Ngược lại, các biến như: chỉ số HDI, Urbanization (Đô thị hóa), Industry (Công nghiệp hóa) và VUCA cho thấy mối quan hệ tích cực với tăng trưởng GRDP. Đô thị hóa đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động. Sự tập trung của doanh nghiệp, lao động có kỹ năng và cơ sở hạ tầng ở các khu vực đô thị thúc đẩy kinh tế quy mô và chuyên môn hóa, dẫn đến mức độ năng suất cao hơn. Hiệu quả được cải thiện trong quy trình sản xuất này dẫn đến tăng sản lượng và tăng trưởng kinh tế, do đó ảnh hưởng tích cực đến GRDP (Benito và cộng sự, 2015). Bảng 6. Kết quả mô hình ARDL Các biến GRDP Growth Tác động ngắn hạn Tác động dài hạn EC-1 0.22*** (0.0029) FDI 0.02*** (0.006) 0.20** (0.0048) HDI 0.28 (1.298) 0.39 (1.286) Urbanization 0.08 (0.005) 0.11 (0.097) Unemployed -0.14*(0.12) -0.11*(0.11) Nguồn: Ước tính của các tác giả 4.2. Tác động phi tuyến tính của FDI Bảng 7. Mối quan hệ phi tuyến tính giữa FDI và tăng trưởng GRDP PCSE FGLS (1) (2) Các biến GRDP Growth GRDP Growth L.FDI 0.003*** (0.0007) 0.003*** (0.0012) L.FDI^2 0.00*** (0.0000) 0.00*** (0.0000) L.PCI 0.009 (0.015) 0.009 (0.013) L.HDI 0.05*** (0.018) 0.02*** (0.003) L.Urbanization 0.00 (0.000) 0.00 (0.000) L.Industry 0.003*** (0.018) 0.005*** (0.019) L.Unemployed -0.04*** (0.006) -0.04*** (0.011) Vuca 0.009* (0.015) 0.005** (0.019) Obs 693 693 R-squared 0.887 0.832 Nguồn: Ước tính của các tác giả Trong phần tiếp theo, nghiên cứu sẽ đào sâu vào mối quan tâm chính của chúng tôi – khám phá mối quan hệ phi tuyến tính giữa FDI và tăng trưởng GRDP (GRDP growth). 240
  12. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI Các kết quả, như đã trình bày trong Cột (1), Cột (2) của Bảng 7, minh họa ảnh hưởng phi tuyến tính của biến trọng tâm FDI đối với tăng trưởng GRDP. Đáng chú ý, chúng tôi quan sát thấy rằng, sự tập trung vào FDI có ảnh hưởng tích cực đối với tăng trưởng GRDP, trong khi bình phương của nó có ảnh hưởng tiêu cực đối với chỉ số này. Ban đầu, khi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI flows) chảy vào một khu vực, nó có thể dẫn đến mức tăng trưởng đáng kể trong GRDP vì nó kích thích hoạt động kinh tế, tạo việc làm và nâng cao năng suất. Tuy nhiên, khi vượt qua một điểm nhất định, sự gia tăng thêm về FDI có thể không dẫn đến sự tăng trưởng đáng kể nữa, khi khu vực có thể bắt đầu trải qua hiệu quả cực đại trong việc sử dụng nguồn lực. Ban đầu, khi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI flows) chảy vào một khu vực, nó tận dụng các nguồn lực trước đây chưa được sử dụng hết như: lao động, đất đai và vốn, làm tăng năng suất và thúc đẩy sự mở rộng kinh tế. Tuy nhiên, khi FDI tiếp tục tăng, các nguồn lực sẽ được sử dụng tối đa, dẫn đến hiệu quả cực đại giảm dần. Ngoài ra, có những kịch bản trong đó thị trường hàng hóa và dịch vụ trở nên bão hòa, nghĩa là đầu tư thêm có thể không thúc đẩy đáng kể nhu cầu hoặc mức tiêu dùng, đặc biệt là nếu sở thích của người tiêu dùng đã được đáp ứng tốt hoặc nếu một số ngành nhất định không còn chỗ để mở rộng. Mặc dù FDI ban đầu có thể dẫn đến sự tăng trưởng đáng kể trong GRDP bằng cách kích thích hoạt động kinh tế và cải thiện năng suất, nhưng có giới hạn về hiệu quả của nó do hiệu suất cực đại giảm dần. Việc hiểu rõ những giới hạn này là rất quan trọng đối với các nhà quyết định chính sách và nhà đầu tư để tối đa hóa lợi ích từ FDI và duy trì tăng trưởng kinh tế dài hạn. 5. KẾT LUẬN Nghiên cứu này điều tra mối tương quan giữa FDI và tăng trưởng GRDP, rút ra hai kết luận đáng chú ý từ kết quả nghiên cứu. Thứ nhất, FDI có tác động ngắn hạn đến tăng trưởng GRDP ở Việt Nam. Thứ hai, xem xét kỹ hơn về tác động phi tuyến tính của FDI đến tăng trưởng GRDP cho thấy FDI ban đầu có tác động tích cực đến tăng trưởng GRDP, nhưng khi tăng đến một mức độ nhất định, chúng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng GRDP. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế sở tại; tuy nhiên, bằng chứng thực nghiệm lại trái ngược với quan điểm trên. Trong khi một số nghiên cứu cho thấy tác động tích cực của FDI tới tăng trưởng, những nghiên cứu khác lại cho thấy tác động không đáng kể và thậm chí tiêu cực của FDI đến tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Hơn nữa, có một số bằng chứng trong các tài liệu về tăng trưởng cho thấy rằng, FDI không có ảnh hưởng độc lập đến tăng trưởng mà phụ thuộc vào các đặc điểm riêng của quốc gia có trong nền kinh tế chủ nhà (tiếp nhận FDI). Trong bối cảnh đó, nghiên cứu này đã đánh giá tác động tăng trưởng của FDI với sự hiện diện của các đặc điểm của nước sở tại, cụ thể là sự ổn định kinh tế, vốn con người, phát triển tài chính và mở cửa thương mại, ở các nước đang phát triển nhanh nhất và đại diện. Hiện nay, nền kinh tế toàn cầu đang có xu hướng biến động mạnh do chiến tranh của các nước trên thế giới. Vì vậy, Chính phủ phải tiếp tục cải cách các thể chế, chính sách, trong đó hệ thống pháp luật phải đồng bộ, minh bạch, hạn chế sửa đổi và phù hợp với luật pháp quốc 241
  13. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA tế để tạo điều kiện thúc đẩy thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) giúp nền kinh tế nước sở tại tăng trưởng và phát triển. Bên cạnh đó, cần tăng cường quản lý nhà nước về FDI, đồng thời, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và hỗ trợ nhà đầu tư giải quyết vấn đề để quản lý nguồn vốn FDI hiệu quả, có tác động tích cực cả trong ngắn hạn và dài hạn đối với nền kinh tế nước sở tại. Các doanh nghiệp trong nước cũng cần cải thiện năng lực trong các khía cạnh như: công nghệ và năng lực, trình độ quản lý của lực lượng lao động. Chỉ khi đó, các doanh nghiệp mới có thể thu hút, tận dụng và sử dụng được hiệu quả nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Với những phân tích thực trạng về điểm chính yếu, những cơ hội, thách thức của vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trên nền kinh tế Việt Nam, đây sẽ là cơ sở để đề xuất các khuyến nghị đối với Chính phủ và các doanh nghiệp, từ đó có thể mở ra nhiều cơ hội giúp tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Agrawal, G. (2015), Foreign direct investment and economic growth in BRICS economies: A panel data analysis. Journal of Economics, Business and Management, 3(4), 421 - 424, https://doi.org/10.7763/JOEBM.2015.V3.221 2. Ahamad, M. G., & Tanin, F. (2010), Determinants of, and the Relationship between FDI and Economic Growth in Bangladesh. 3. Ahamed, M. G., & Tanin, F. (2010), Determinants of, and the relationship between FDI and economic growth in Bangladesh, (No. 01/2010), Bonn Econ Discussion Papers. 4. Alfaro, L., & Charlton, A. (2007), Growth and the Quality of Foreign Direct Investment: Is All FDI Equal, HBS Finance Working Paper, No. 07-072, Available at http://dx.doi. org/10.2139/ssrn.981163 5. Ali, A., & Saif, S. (2017), “Determinants of economic growth in Pakistan: A time series analysis (1976-2015)”, European Online Journal of Natural and Social Sciences, 6(4), 686-700. 6. Amin, S. (1974), Accumulation on a World Scale: A Critique of the Theory of Underdevelopment, Monthly Press Review, New York. 7. Anyanwu, J. C. (2014), “ Factors affecting economic growth in Africa: Are there any lessons from China?”, African Development Review, 26(3), 468 - 493. Available at: https://doi.org/10.1111/1467-8268.12105 8. Baiashvili, T., & Gattini, L. (2020), Impact of FDI on economic growth: The role of country income levels and institutional strength. European Investment Bank. Working Paper, (2020/02), 16. 9. Balasubramanyam, V. N., Salisu, M., & Sapsford, D. (1996), Foreign direct investment and growth in EP and IS countries. The Economic Journal, 106(434), 92 - 105. 242
  14. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI 10. Barro, R. and Sala-I-Martin, X. (1995), Economic Growth. Cambridge, MA: McGraw-Hill. 11. Basu, P.; Chakraborty, C.; and Reagle, D. (2003), Liberalization, FDI and Growth in Developing Countries: A Panel Cointegration Approach. Economic Inquiry, 41 (3), 510 - 516. 12. Behun, M., Gavurova, B., Tkacova, A., & Kotaskova, A. (2018), The Impact of The Manufacturing Industry on the Economic Cycle of European Union Countries. Journal of Competitiveness, 10(1). 13. Bermejo Carbonell, J., & Werner, R. A. (2018), Does foreign direct investment generate economic growth? A new empirical approach applied to Spain. Economic Geography, 94(4), 425 - 456, https://doi.org/10.1080/00130095.2017.1393312 14. Bhagwati, J. (1978), Anatomy and Consequences of Exchange Control Regimes. Studies in International Economic Relations, 1. 15. Blomstrom, M., Lipsey, R. E., & Zejan, M. (1992), What explains developing country growth? (No. w4132), National Bureau of Economic Research. 16. Borensztein, E., De Gregorio, J. and Lee, J. (1998), “How does foreign direct investment affect economic growth?”, Journal of International Economics, Vol. 45 No. 1, pp. 115 - 135. 17. Bouchoucha, N. and Ali, W. (2019), “The impact of FDI on economic growth in Tunisia: an estimate by the ARDL approach”, Munich Personal RePEc Archive, Vol. 1, pp. 1 - 23. 18. Buckley, P. J., Clegg, J., Wang, C., & Cross, A. R. (2004), FDI, regional differences and economic growth: Panel data evidence from China. The Challenge of International Business, 220 - 241. 19. Cakerri, L., Muharremi, O., & Madani, F. (2020), An empirical study in Albania of foreign direct investments and economic growth relationship. International Journal of Economics and Financial Issues, 10(2), 193. 20. Canavire-Bacarreza, G., Martinez-Vazquez, J., & Yedgenov, B. (2020), Identifying and disentangling the impact of fiscal decentralization on economic growth. World Development, 127, 104742. 21. Canh, N. P., Binh, N. T., Thanh, S. D., & Schinckus, C. (2020), Determinants of foreign direct investment inflows: The role of economic policy uncertainty. International Economics, 161, 159 - 172. https://doi.org/ 10.1016/j.inteco.2019.11.012 22. Cao, X. and Jariyapan, P. (2012), Foreign Direct Investment, Human Capital. 23. Carkovic, M., & Levine, R. (2005), Does foreign direct investment accelerate economic growth. Does foreign direct investment promote development, 195, 220. 24. Chakraborty, C. and Nunnenkamp, P. (2008), “Economic reforms, FDI and economic growth in India: a sector level analysis”, World Development, Vol. 36, No. 7, pp. 1192 - 1212. 25. Chirwa, T. G., & Odhiambo, N. M. (2016), Macroeconomic determinants of economic growth: A review of international literature. The South East European Journal of Economics and Business, 11(2). 243
  15. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 26. Choe, J. II (2003), “Do foreign direct investment and gross domestic investment promote economic growth?”, Review of Development Economics, Vol. 7 No. 1, pp. 44 - 57. 27. Chowdhury, M. N. M., & Hossain, M. (2018), Population growth and economic development in Bangladesh: Revisited Malthus, Available at https://doi.org/10.48550/ arXiv.1812.09393 28. Cinar, M., & Nulambeh, N. (2018), Foreign direct investment, trade openness and economic growth: A panel data analysis for sub-Saharan Africa. Business and Economics Research Journal, 9(4), Available at:http://doi.org/10.20409/berj.2018.136 29. Dao, M. Q. (2012), “Population and economic growth in developing countries”, International Journal of Academic Research in Business and Social Sciences, 2(1), 2222-6990. 30. Dasgupta, S., & Singh, A. (2005), Will services be the new engine of Indian economic growth? Development and Change, 36(6), 1035 - 1057. 31. De Jager, J. L. W. (2004), Exogenous and Endogenous Growth, University of Pretoria ETD. 32. De Mello Jr, L. R. (1999), Foreign direct investment-led growth: evidence from time series and panel data. Oxford economic papers, 51(1), 133 - 151. 33. Denison, E. F. (1962), Unites States economic growth. The Journal of Business, 35(2), 109 - 121. 34. Diamond, P. A. (1965), National Debt in a Neoclassical Growth Model. American Economic Review 55(5), 1126 - 50. 35. Dinh, T. T. H., Vo, D. H., The Vo, A., & Nguyen, T. C. (2019), Foreign direct investment and economic growth in the short run and long run: Empirical evidence from developing countries. Journal of Risk and Financial Management, 12(4), 176. 36. Dunning, J. H., & Narula, R. (1996), Developing countries versus multinationals in a globalising world: The dangers of falling behind. MERIT, Maastricht Economic Research Institute on Innovation and Technology. MERIT Research Memoranda No. 013, https:// doi.org/10.26481/umamer.1996013 37. Duong Nguyen Minh Huy (2021), FDI and Growth: Evidence from Provinces and cities in South East Region of Vietnam. 38. Dutt, A. K. (1997), The pattern of direct foreign investment and economic growth. World development, 25(11), 1925 - 1936. 39. Economic Growth of People’s Republic of China Using Panel Data Approach. 40. Farooq, N., Sagheer, B., Ali, S., & Ishfaq, M. (2022), Measuring the impact of foreign direct investment on economic growth of Pakistan. Journal of Business and Environmental Management, 1(1), 53 - 62. 41. Feenstra, R. C., & Markusen, J. R. (1994), Accounting for growth with new inputs. International Economic Review, 429 - 447. 42. Fetahi-Vehapi, M., Sadiku, L., & Petkovski, M. (2015), “Empirical analysis of the effects of trade openness on economic growth: An evidence for South East European 244
  16. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI countries. Procedia Economics and Finance, 19(2015), 17 - 26. Available at: https://doi. org/10.1016/s2212-5671(15)00004-0 43. G.X. Zhou, L.F. Lin, J.X. Yu, Land urbanization, population urbanization and urban economic growth, Exploration of Economic Issues (10) (2017) 97 - 105. 44. Gao, Y., Feng, Z., & Zhang, S. (2021), Managing supply chain resilience in the era of VUCA. Frontiers of Engineering Management, 8(3), 465. 45. Gbakou, M. B. P., Jallab, M. S., & Sandretto, R. (2008), Foreign direct investment, macroeconomic instability and economic growth in MENA countries. 46. Ghazanchyan, M. M., Stotsky, M. J. G., & Zhang, Q. (2015), “A new look at the determinants of growth in Asian countries”, (No. 15-195), International Monetary Fund, 15(195), 1 - 33. Available at: https://doi.org/10.5089/9781513524535.001 47. Greenaway D., Morgan W., & Wright P. (2002), Trade liberalisation and growth in developing countries. Journal of Development Economics, 67, 229 - 244. 48. Gunby, P., Jin, Y., & Reed, W. R. (2017), Did FDI really cause Chinese economic growth? A meta-analysis. World Development, 90, 242 - 255. 49. Gusarova, S. (2019), Role of China in the development of trade and FDI cooperation with BRICS countries. China Economic Review, 57, 101271. 50. H. Zhu, X.Q. Lai, China’s urbanization and regional economic growth under the perspective of agglomeration, Economics Dynamics (12) (2013) 49 - 58. 51. Ha, L. T., & Huyen, N. T. T. (2022), Impacts of digitalization on foreign investments in the European region during the Covid-19 pandemic. Development Studies Research, 9(1), 177 - 191. 52. Hansen, H., & Rand, J. (2006), On the causal links between FDI and growth in developing countries. World Economy, 29(1), 21 - 41. 53. Har, W. M., Teo, K. L., & Yee, K. M. (2008), “FDI and economic growth relationship: An empirical study on Malaysia”, International Business Research, 1(2), 11 - 18. 54. He, Y. (2018), Empirical analysis of the influence of urbanization and industrial structure on county economic growth. Statistics & Decision, Vol 63, (18), 139 - 142. 55. Henderson, J. V. (2000), How Urban Concentration Affects Economic Growth (Vol. 2326), World Bank Publications. 56. Herzer, D. (2012), How does foreign direct investment really affect developing countries’ growth? Review of International Economics, 20(2), 396 - 414. 57. Herzer, D., Klasen, S. and Nowak-Lehmann D, F. (2008), In search of FDI-led growth in developing countries: the way forward. Economic Modelling 25(5): 793 - 810. 58. https://www.econstor.eu/bitstream/10419/38811/1/623313715.pdf 59. Hussein, M. A. (2009), Impacts of Foreign Direct Investment on Economic Growth. 245
  17. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 60. Iqbal, N. and Ahmad, N. (2014), “Impact of foreign direct investment on GDP: a case study from Pakistan”, International Letters of Social & Humanity Sciences, Vol. 5, No. 16, pp. 73 - 80. 61. Jhingan, M. (2010), Ekonomi Pembangunan dan Perencanaan. Jakarta: PT RajaGrafindo Persada. 62. Johnson, A. (2005), The effects of FDI inflows on host country economic growth, working paper, pp. 1 - 26. Jordaan, J. (2008), “Intra & inter industry externalities from foreign direct investment in the Mexican manufacturing sector: new evidence from Mexican regions”, World Development, Vol. 36 No. 12, pp. 2838 - 2854. 63. Kang, G. C. (2019), Relationship among FDI, Economic Growth, and Employment. Journal of the Korea Academia-Industrial cooperation Society, 20(12), 574 - 580. 64. Kasidi, F., & Mwakanemela, K. (2013), “Impact of inflation on economic growth: A case study of Tanzania”, Asian Journal of Empirical Research, 3(4), 363 - 380. 65. Khan, M.A. & Khan, A. (2011), Foreign direct investment and economic growth in Pakistan: a sectoral analysis, Working paper No. 67, Pide, pp. 1 - 22. 66. Kızılkaya, Oktay, Ay, Ahmet and Akar, Gökhan (2016), “Dynamic relationship among foreign direct investments, human capital, economic freedom and economic growth: evidence from panel cointegration and panel causality analysis”, Theoretical and Applied Economics, Vol. 23, No. 3(608), pp. 127 - 140. 67. Kneller, R., Morgan, C. W., & Kanchanahatakij, S. (2008), Trade liberalisation and economic growth. World Economy, 31(6), 701 - 719. 68. Kneller, R., Morgan, C. W., & Kanchanahatakij, S. (2008), Trade liberalisation and economic growth. World Economy, 31(6), 701 - 719. 69. Kukaj, D. (2018, January), Impact of unemployment on economic growth: Evidence from Western Balkans. In 15th International Conference on Social Sciences, I (July) (pp. 645 - 653). 70. Ledyaeva, S. and Linden, M. (2006), Foreign direct investment and economic growth: empirical evidence from Russian regions, BOFIT Discussion Papers 17, Bank of Finland Institute for Emerging Economies, Helsinki. 71. Levine, R., & Renelt, D. (1992), A sensitivity analysis of cross-country growth regressions. The American Economic Review, 942 - 963. 72. Li, X. and Liu, X. (2005), “Foreign direct investment and economic growth: an increasingly endogenous relationship”, World Development, Vol. 33 No. 3, pp. 393 - 407. 73. Lian, L. and Ma, H. (2013), “FDI and economic growth in Western region of China and dynamic mechanism: Based on time-series data from 1986 to 2010”, International Business Research, Vol. 6 No. 4, pp. 180 - 186, doi: 10.5539/ibr.v6n4p180. 74. Linor L. Hadar, Oren Ergas, Bracha Alpert & Tamar Ariav (2020), Rethinking teacher education in a VUCA world: Student teachers’ social-emotional competencies during the Covid-19 crisis, European Journal of Teacher Education. 246
  18. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI 75. Mencinger, J. (2003), Does foreign direct investment always enhance economic growth? Kyklos, 56(4), 491 - 508. 76. Moudatsou (2003), “Foreign direct investment and economic growth in the European Union”, Journal of Economic Integration, 18(4), 689 - 707. 77. Moudatsou, A. (2003), “Foreign direct investment and economic growth in the European Union. Journal of Economic Integration, 18(4), 689 - 707. 78. Mowlaei, M. and Intezar, A. (2021), “Foreign direct investment inflows and economic growth_ evidence from selected Islamic state countries”, Quarterly Journal of Applied Economics Studies in Iran, Vol. 1, pp. 1 - 10. 79. Nantharath, P., & Kang, E. (2019), The Effects of Foreign Direct Investment and Economic Absorptive Capabilities on the Economic Growth of the Lao People’s Democratic Republic. Journal of Asian Finance, Economics and Business, 6(3), 151-162. DOI: 10.13106/jafeb.2019.vol6.no3.151 80. Nguyen, H. T. T., Nguyen, C. V., & Nguyen, C. V. (2020), The effect of economic growth and urbanization on poverty reduction in Vietnam. The Journal of Asian Finance, Economics and Business, 7(7), 229 - 239.https://doi.org/10.13106/jafeb.2020.vol7.no7.229 81. OECD Library, Foreign direct investment (FDI), https://doi.org/10.1787/9a523b18-en 82. Pang, E. (2017), “Managing reliance”: The socio-economic context of the Chinese footprint in Laos and Cambodia. 83. Pasichnyi, M., Kaneva, T., Ruban, M., & Nepytaliuk, A. (2019), The impact of fiscal decentralization on economic development. Investment Management and Financial Innovations, 16(3), 29 - 39. 84. Pedroni, P. (2004), Panel cointegration: asymptotic and finite sample properties of pooled time series, tests with an application to the PPP hypothesis, Econometric Theory, Vol. 20, No. 03, pp. 597 - 625, doi: 10.1017/S0266466604203073 85. Pesaran, M. H. (2004), “General diagnostic tests for cross section dependence in panels”, (SSRN Scholarly Paper 572504), doi: 10.2139/ssrn.572504 86. Pesaran, M. H. (2021), “General diagnostic tests for cross-sectional dependence in panels”, Empirical Economics, Vol. 60, No. 1, pp. 13-50, doi: 10.1007/s00181-020-01875-7 87. Pesaran, M. H. and Smith, R. (1995), “Estimating long-run relationships from dynamic heterogeneous panels”, Journal of Econometrics, Vol. 68 No. 1, pp. 79 - 113, doi: 10.1016/0304-4076(94)01644-F 88. Prufer, P., & Tondl, G. (2008), The FDI-growth nexus in Latin America: The role of source countries and local conditions. 89. Ram, R. and Zhang, H. (2002), “Foreign direct investment and economic growth: evidence from cross-country data for the 1990s”, Economic Development and Cultural Change, Vol. 51 No. 1, pp. 205 - 215.Yao (2006), On economic growth, FDI and exports in China, Applied Economics, Vol. 38, pp. 339 - 351, doi: 10.1080/00036840500368730. 247
  19. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 90. Roser, M. (2021), What is economic growth? And why is it so important? Published online at OurWorldInData.org. 91. Saaed, A. A. (2007), “Inflation and economic growth in Kuwait: 1985-2005-Evidence from co-integration and error correction model”, Applied Econometrics and International Development, 7(1), 31 - 43. 92. Saleem, H., Shabbir, M. S., & Bilal khan, M. (2020), The short-run and long-run dynamics among FDI, trade openness and economic growth: Using a bootstrap ARDL test for cointegration in selected South Asian countries. South Asian Journal of Business Studies, 9(2), 279 - 295. 93. Saqib, N., Masnoon, M., & Rafique, N. (2013), Impact of foreign direct investment on economic growth of Pakistan. Advances in Management & Applied Economics, 3(1), 35 - 45. 94. Simionescu, M., Lazanyi, K., Sopkova, G., Dobeš, K., & Balcerzak, A. P. (2017), “Determinants of economic growth in V4 countries and Romania”, Journal of Competitiveness, 9(1), 103 - 116. Available at: https://doi.org/10.7441/joc.2017.01.07. 95. Sultan, P. (2008), Trade, industry and economic growth in Bangladesh, Journal of Economic cooperation, 29(4), 71 - 92. 96. the Gulf Cooperation Council (GCC), Countries, International Review of Business Research Papers, Vol. 5, No. 3, April 2009, pp. 362 - 376. 97. Tien, L. T., Duc, N. C., & Kieu, V. T. T. (2022, January), The Effect of Exchange Rate Volatility on FDI Inflows: A Bayesian Random-Effect Panel Data Model. In International Econometric Conference of Vietnam (pp. 483 - 499), Cham: Springer International Publishing. 98. Tiwari, A. K. and Mutascu, M. (2011), “Economic growth and FDI in Asia: a panel-data approach”, Economic Analysis and Policy, Vol. 41 No. 2, pp. 173 - 187, doi: 10.1016/ S0313-5926(11)50018-9. 99. Tran Thi Kim Oanh (2023), Impact of Fiscal Decentralisation on Economic Growth in Vietnam - A spatial Regression Approach. 100. Turok, I., & McGranahan, G. (2020), Urbanisation and Economic Growth: The Arguments and Evidence for Africa and Asia. Environment & Urbanization, 4(2), 109-125. DOI: 10.1177/2455747119890450 101. Wang, L., & Li, C. (2018), The Growth Effect of the Multicenter Structure of Urban Agglomeration in Central China. Res. Environ. Yangtze Basin, 10, 2231 - 2240. 102. World Bank, https://datatopics.worldbank.org/world-development-indicators/themes/ economy.html 103. Zamani, Z., & Tayebi, S. K. (2022), Spillover effects of trade and foreign direct investment on economic growth: An implication for sustainable development. Environment, Development and Sustainability, 1 - 15. 248
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2