Tính minh bạch và công bố thông tin báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
lượt xem 0
download
Bài viết "Tính minh bạch và công bố thông tin báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam: Thực trạng và giải pháp" thông qua phương pháp nghiên cứu tài liệu, xem xét tổng quan về minh bạch và công bố thông tin, đánh giá, phân tích thực trạng tính minh bạch và công bố thông tin báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, từ đó, đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao tính minh bạch và công bố thông tin Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp hướng tới sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tính minh bạch và công bố thông tin báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG T NH MINH BẠCH VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI CH NH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ThS.Tô Thị Thu Trang Trường Đại học Lao động Xã hội Email: trang0312@gmail.com – DĐ: 0912730781 Tóm tắt Đối với các doanh nghiệp niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán, việc công bố thông tin công khai và minh bạch theo các quy định của pháp luật và là chìa khóa cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Trong thời gian qua, các doanh nghiệp niêm yết, tổ chức kinh doanh chứng khoán… đã có nhiều tiến bộ trong việc tuân thủ nghĩa vụ báo cáo, công bố thông tin. Điểm số về minh bạch của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam ngày càng đƣợc cải thiện và đƣợc các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đánh giá tích cực. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng hạng thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, khi so sánh với các nƣớc trong khu vực, vấn đề công khai và minh bạch trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam vẫn còn hạn chế. Bài viết này thông qua phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu, xem xét tổng quan về minh bạch và công bố thông tin, đánh giá, phân tích thực trạng tính minh bạch và công bố thông tin báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam, từ đó, đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao tính minh bạch và công bố thông tin Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp hƣớng tới sự phát triển bền vững của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Từ khoá: Tính minh bạch, công bố thông tin, báo cáo tài chính, thị trường chứng khoán Abtracts For businesses listed on the stock market, the disclosure of information publicly and transparently according to the provisions of law is the key to the sustainable development of the business. In recent times, listed businesses, securities trading organizations... have made many progresses in complying with reporting and information disclosure obligations. The transparency score of Vietnam's stock market is increasingly improving and is positively evaluated by foreign investors. This is also one of the important factors contributing to upgrading the Vietnam stock market. However, when compared with other countries in the region, the issue of openness and transparency in the Vietnamese stock market is still limited. This article uses the document research method, overview of transparency and information disclosure, evaluates and analyzes the current situation of transparency and disclosure of financial reporting information in listed companies on the Vietnamese stock market, from there, propose a number of recommendations to improve transparency and information disclosure of financial reports of businesses towards the sustainable development of the Vietnamese stock market. Key words: Transparency, information disclosure, financial reporting, stock market 1. Giới thiệu 430
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Minh bạch và công bố thông tin (CBTT) có vai trò hết sức quan trọng đối với các tổ chức và cá nhân khi tham gia thị trƣờng chứng khoán. Việc CBTT đầy đủ và kịp thời sẽ làm gia tăng tính minh bạch và ảnh hƣởng rất lớn đến hành vi của các nhà đầu tƣ. Karim (1996) cho rằng mức độ CBTT càng tốt càng làm giảm tình trạng thông tin bất đối xứng giữa các nhà đầu tƣ và công ty, làm tăng giá trị và thanh khoản của cổ phiếu trên thị trƣờng. Ngƣợc lại, việc CBTT không tốt có thể làm gia tăng chi phí vốn, dẫn đến việc phân bổ các nguồn vốn không hiệu quả (Albitar, 2015). Nhƣ vậy, có thể thấy minh bạch và CBTT không chỉ là nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện theo pháp luật, mà còn là quyền lợi của công ty trong việc nâng cao uy tín và hình ảnh trên thị trƣờng, là cách thuyết phục hiệu quả nhất đối với nhà đầu tƣ, thể hiện tính chuyên nghiệp, tôn trọng cổ đông của công ty, là cơ sở để phát triển bền vững và tăng giá trị công ty. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều công ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam chƣa quan tâm đúng mức và thể hiện đầy đủ trách nhiệm của mình đối với các nhà đầu tƣ trong việc CBTT. Việc giám sát của các cơ quan quản lý thị trƣờng chứng khoán trong thời gian qua còn một số hạn chế nên vẫn còn tồn tại nhiều công ty cố tình trì hoãn việc CBTT hoặc CBTT không chính xác. Điều này đã gây ra tâm lý bất an cho các nhà đầu tƣ, kéo theo sự biến động bất thƣờng của thị trƣờng chứng khoán ở một số thời điểm. Vì vậy, nâng cao hơn nữa tính minh bạch trong CBTT có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. 2. Tổng quan về minh bạch và công bố thông tin Có nhiều khái niệm về minh bạch thông tin. Winkler (2000) cho rằng minh bạch là số lƣợng thông tin mà trên đó, các nhà kinh tế dựa vào đó để đƣa ra các quyết định hoặc kỳ vọng của họ. DiPiazza và Eccles (2002) định nghĩa minh bạch là sự bắt buộc sẵn sàng cung cấp thông tin cần thiết cho cổ đông nhằm đƣa ra những quyết định. Theo Vaccaro và Madsen (2009), minh bạch là mức độ đầy đủ của thông tin đƣợc cung cấp bởi mỗi công ty đến thị trƣờng, liên quan đến hoạt động kinh doanh của họ. Ở góc độ công ty, Bushman (2001) định nghĩa minh bạch thông tin tài chính là sự sẵn có của thông tin cụ thể về công ty cho các nhà đầu tƣ và cổ đông bên ngoài. Minh bạch thông tin của doanh nghiệp niêm yết đƣợc hiểu ở cả hai khía cạnh mức độ và chất lƣợng thông tin công bố. Trong đó, mức độ thể hiện ở tính sẵn có và đầy đủ của các thông tin cụ thể mà doanh nghiệp cung cấp ra thị trƣờng. Các thông tin này bao gồm: thông tin tài chính, thông tin quản trị, chế độ kế toán, mức độ cập nhật của báo cáo tài chính (BCTC), các kênh truyền tải thông tin, thông tin công bố riêng cho một số đối tƣợng nhất định. Chất lƣợng thông tin (CLTT) là thông tin đáp ứng những đặc điểm kỹ thuật hay đạt đƣợc các yêu cầu, kỳ vọng của ngƣời sử dụng thông tin. Theo Luật kế toán Việt Nam số 88/2015/QH13 và Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 01, những thuộc tính của CLTT trên BCTC là trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời, có thể so sánh và kiểm chứng đƣợc. Riêng đối với doanh nghiệp niêm yết, BCTC cần phải rõ ràng, đầy đủ các thông tin đặc thù nhƣ phân phối lợi nhuận, thặng dƣ vốn cổ phần, cổ phiếu quỹ và lãi cơ bản trên cổ phiếu. Việc CBTT thƣờng bị nhầm lẫn với minh bạch thông tin. Minh bạch là một khái niệm trừu tƣợng và phức tạp hơn CBTT. Trong khi minh bạch thông tin đƣợc hiểu với đầy đủ các khía cạnh nhƣ trên thì CBTT là quá trình cung cấp tài liệu và 431
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG những bằng chứng có liên quan một cách rộng rãi thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Minh bạch thông tin, yêu cầu khi công bố thông tin là phải đảm bảo tính minh bạch theo nguyên tắc: (i) Phải đầy đủ, chính xác, không xuyên tạc, bóp méo hoặc có những hành vi cố ý gây hiểu nhầm; (ii) Phải đƣợc công bố kịp thời và liên tục; (iii) Lập và công bố phù hợp với chuẩn mực kế toán, đảm bảo dễ hiểu, đáng tin cậy và có thể so sánh đƣợc; (iv) Đảm bảo công bằng đối với các đối tƣợng nhận thông tin công bố, không có sự phân biệt giữa các đối tƣợng; (v) Đối tƣợng công bố phải có trách nhiệm với thông tin công bố về hình thức, nội dung cũng nhƣ tính minh bạch của thông tin. Lý thuyết đại diện của Jensen và Meckling (1976) đã giải thích về sự xung đột lợi ích giữa ngƣời đại diện và chủ sở hữu trong điều kiện bất cân xứng về thông tin làm phát sinh chi phí đại diện, chi phí đại diện càng cao thì hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty càng thấp và ngƣợc lại, theo đó, minh bạch thông tin giúp các cổ đông giám sát các quyết định của ngƣời đại diện tốt hơn, qua đó làm giảm các chi phí đại diện.Vì vậy, mức độ minh bạch và CBTT của công ty có mối tƣơng quan thuận với hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Để đo lƣờng mức độ minh bạch và CBTT của một công ty cần thiết phải có một thƣớc đo thống kê thể hiện đƣợc sự chính xác và đầy đủ của các thông tin đƣợc công bố. Việc đo lƣờng mức độ minh bạch và CBTT có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của thị trƣờng chứng khoán nói chung và các công ty niêm yết nói riêng. Tuy nhiên, vấn đề thông tin bất đối xứng luôn thƣờng trực trong mọi lĩnh vực, đặc biệt đối với một thị trƣờng rất nhạy cảm về thông tin nhƣ thị trƣờng chứng khoán thì việc đo lƣờng càng trở nên phức tạp. Cho đến nay, vẫn chƣa có một công thức hay thƣớc đo chung nào để đánh giá mức độ minh bạch thông tin của một công ty bởi lẽ đây là một nhiệm vụ rất khó khăn, hiểu đầy đủ về minh bạch thông tin là điều rất phức tạp. Có nhiều phƣơng pháp đo lƣờng minh bạch thông tin nhƣ phƣơng pháp đo lƣờng mức độ bất cân xứng thông tin, phƣơng pháp đo lƣờng mức độ hiệu quả của thị trƣờng … Một trong những phƣơng pháp đƣợc đa số các nƣớc trên thế giới áp dụng là thiết lập bộ chỉ số đánh giá minh bạch thông tin. Theo đó, bộ tiêu chí càng phản ảnh tốt các thuộc tính của minh bạch thông tin nhƣ đề xuất của Vishwanath và Kaufmann (1999) thì chất lƣợng càng cao. Tuy nhiên, mỗi thị trƣờng lại thiết lập một bộ chỉ số riêng tùy thuộc vào luật pháp và đặc điểm của từng quốc gia. Về tiêu chí đánh giá minh bạch và công bố thông tin, theo Vishwanath và Kaufmann (2001) các thuộc tính của minh bạch thông tin, bao gồm: tiếp cận, tính toàn diện, tính liên quan, chất lƣợng và sự đáng tin cậy + Tính tiếp cận: thông tin phải sẵn có để cung cấp cho tất cả những ngƣời có quan tâm và phải đƣợc tiếp cận dễ dàng thông qua các phƣơng tiện truyền thông đại chúng. Thông tin cần đƣợc tiếp cận một cách công bằng với tất cả mọi ngƣời. Việc trì hoãn hay giới hạn việc tiếp cận thông tin đều ảnh hƣởng xấu đến minh bạch, đến việc diễn giải và sử dụng thông tin của một cá nhân. Điều này thƣờng đem lại lợi ích cho một số ngƣời khi ngƣời có thông tin muốn trục lợi bằng cách bán thông tin cho ngƣời muốn tiếp cận thông tin. + Tính toàn diện: thông tin phải đƣợc cung cấp đầy đủ, hoàn chỉnh. + Tính liên quan: thông tin phải đảm bảo tính liên quan. 432
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG + Chất lƣợng và sự đáng tin cậy: thông tin phải có chất lƣợng và đáng tin cậy, kịp thời, đầy đủ, không thiên vị, nhất quán và đƣợc trình bày trong những thuật ngữ rõ ràng và đơn giản. Những chuẩn mực đối với chất lƣợng thông tin phải đƣợc đảm bảo, có thể thẩm tra bởi những tổ chức trung gian hoặc kiểm toán bên ngoài hoặc những tổ chức tạo lập chuẩn mực. 3. Thực trạng minh bạch thông tin của các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam Tại Việt Nam, các quy định về minh bạch và CBTT đƣợc nêu trong các văn bản pháp luật và dần tiệm cận với chuẩn mực và xu hƣớng thế giới. Quy định chi tiết về CBTT đƣợc nêu rõ trong Luật Chứng khoán năm 2019, Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán, Thông tƣ số 96/2020/ TT-BTC ngày 16/11/2020 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn CBTT trên TTCK. Vấn đề xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán đƣợc quy định tại Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 và Nghị định số 128/2021/ NĐ- CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2020/NĐ-CP. Theo Báo cáo Khảo sát về hoạt động công bố thông tin (CBTT) trên thị trƣờng chứng khoán năm 2023 của Vietstock, tỷ lệ doanh nghiệp niêm yết (DNNY) đạt chuẩn CBTT có xu hƣớng tăng dần theo thời gian trong 13 năm qua (2011-2023). Trong ba năm gần nhất (2021-2023), tỷ lệ này vẫn duy trì ở mức cao so với trƣớc nhƣng đã có xu hƣớng chững lại. Đây cũng là giai đoạn hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và hoạt động CBTT nói riêng có những ảnh hƣởng từ đại dịch Covid-19 cũng nhƣ thị trƣờng chứng khoán trải qua nhiều biến cố lớn. Danh sách DNNY đạt chuẩn CBTT trên thị trƣờng chứng khoán năm 2023 gồm có 364 đơn vị, tƣơng ứng với tỷ lệ khoảng 50%, giảm nhẹ so với tỷ lệ 52% của kỳ khảo sát liền trƣớc. Ngoài ra, việc không có bất cứ doanh nghiệp nào duy trì sự xuất hiện liên tục trong danh sách DNNY đạt chuẩn CBTT trong 13 năm thể hiện một thực tế là việc tuân thủ các quy định về CBTT của cơ quan chức năng là không hề dễ dàng. Điều này thực sự là một thử thách ngay cả đối với những doanh nghiệp lớn và đầu ngành. Trong suốt giai đoạn 2011-2023, chỉ có duy nhất 2 đơn vị xuất hiện trong danh sách DNNY đạt chuẩn CBTT đƣợc 11 lần là CTCP Sữa Việt Nam (HOSE: VNM) và CTCP Cát Lợi (HOSE: CLC). Bám sát nhóm này là những doanh nghiệp khác trong top dẫn đầu nhƣ Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – CTCP (HOSE: DPM), CTCP Công nghệ Sài Gòn Viễn Đông (HOSE: SVT), CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (HOSE: DBC), CTCP Lilama 10 (HOSE: L10), CTCP Cơ Điện Lạnh (HOSE: REE). Khi thống kê tỷ lệ các DNNY đạt chuẩn và chƣa đạt chuẩn CBTT năm 2023 theo một số tiêu chí, có thể thấy rằng 100% DNNY đạt chuẩn CBTT đã tổ chức đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thƣờng niên lần đầu thành công, tuân thủ quy định chi trả cổ tức và quy định giao dịch cổ phiếu; đồng thời trên 90% các doanh nghiệp này không nằm trong diện cảnh báo, kiểm soát và đƣợc kiểm toán chấp nhận toàn phần. Đối với các DNNY chƣa đạt chuẩn CBTT, các chỉ tiêu kể trên có tỷ lệ doanh nghiệp đáp ứng thấp hơn đáng kể so với nhóm đạt chuẩn CBTT, ngoại trừ hai chỉ tiêu về tuân thủ quy định chi trả cổ tức và quy định giao dịch cổ phiếu. Đối với chênh lệch lợi nhuận sau thuế sau kiểm toán, hai nhóm không có sự khác biệt quá lớn, cho thấy hiện nay vẫn 433
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG còn khoảng 1/3 DNNY chƣa hạch toán và công bố chính xác số liệu về lợi nhuận thuần. Cùng với đó, số lƣợng các DNNY đƣợc kiểm toán bởi Big4 chƣa nhiều, chỉ đạt khoảng 1/4-1/3 tổng số DNNY. Đối với các vấn đề về chất lƣợng và sự đáng tin cậy của công bố thông tin Báo cáo tài chính. Công bố thông tin BCTC thƣờng gặp trong năm 2023, nếu nhƣ trong năm 2022 doanh nghiệp thƣờng chƣa đáp ứng đƣợc quy định về CBTT trên thị trƣờng chứng khoán liên quan đến ĐHĐCĐ thƣờng niên, thì trong năm 2023, các lỗi liên quan đến BCTC lại áp đảo. Trong kỳ có 161 doanh nghiệp bị các cơ quan quản lý nhắc nhở hoặc xử lý vi phạm về CBTT trên thị trƣờng chứng khoán. Về tính kịp thời, việc vi phạm các quy định trong CBTT (trễ hạn, không công bố hoặc quá hạn gửi thông tin) đang diễn ra phổ biến, với khoảng 50% số trƣờng hợp vi phạm quy định liên quan đến CBTT. Điển hình nhƣ trƣờng hợp công ty kiểm toán AASCS đƣa ra ý kiến ngoại trừ đối với BCTC Công ty cổ phần Đầu tƣ và công nghiệp Tân Tạo (mã chứng khoán: ITA) liên quan đến khoản uỷ thác đầu tƣ giữa Tân Tạo và Chủ tịch Hội đồng quản trị Đặng Thị Hoàng Yến. Nhiều trƣờng hợp BCTC sau kiểm toán lợi nhuận bị giảm thậm chí có doanh nghiệp còn chuyển từ lãi thành lỗ, cùng với đó doanh nghiệp còn bị kiểm toán nghi ngờ về khả năng tiếp tục hoạt động nhƣ trƣờng hợp của CTCP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS). Tƣơng tự, sau soát xét, CTCP Cung ứng và Dịch vụ Kỹ thuật Hàng Hải (MAC). Tại BCTC soát xét bán niên 2022 của MAC, đơn vị kiểm toán đã đƣa ra ý kiến ngoại trừ liên quan đến kết quả hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa công ty với CTCP Đầu tƣ Xây dựng và Thƣơng mại Motachi… Đối với Quyền tiếp cận thông tin bình đ ng cho nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, theo đánh giá của MSCI và FTSE, Việt Nam đã đạt đƣợc tuy nhiên vẫn cần cải thiện thêm về việc cập nhật thông tin bằng Tiếng Anh. Theo quy định hiện hành, ngôn ngữ CBTT chính thức là tiếng Việt, trong khi CBTT bằng tiếng Anh chỉ là điều kiện bắt buộc đối với Sở giao dịch chứng khoán, Tổng công ty lƣu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, còn các đối tƣợng khác đƣợc khuyến khích và chỉ dành cho mục đích tham khảo. Nghiên cứu thị trƣờng của World Bank cho thấy chỉ khoảng 10% trang chủ của các công ty niêm yết CBTT và BCTC bằng tiếng Anh và đa phần các công ty này là công ty vốn hóa lớn. Về tính toàn diện, tính liên quan, mức độ dễ hiểu của thông tin, 2021-2025 là giai đoạn các doanh nghiệp Việt Nam tự nguyện áp dụng theo chuẩn mực IFRS, tuy nhiên có sự khác biệt giữa IFRS và VAS đặc biệt trong việc ghi nhận và định giá tài sản, nợ theo nguyên tắc giá trị hợp lý, ghi nhận các khoản lỗ, các công cụ phái sinh cho mục đích phòng ngừa rủi ro. Với việc ghi nhận theo giá trị hợp lý (fair value), IFRS hƣớng đến cung cấp thông tin phù hợp hơn cho ngƣời đọc bằng cách phản ánh tình hình tài chính của công ty gần với giá trị vốn hóa tại thời điểm hiện tại chứ không theo giá gốc lịch sử, và ghi nhận các khoản lỗ hay tổn thất tài chính sớm hơn ngay khi xuất hiện khả năng có tổn thất. Trong khi đó, hiện tại VAS vẫn rất hạn chế trong việc đánh giá và ghi nhận theo giá trị hợp lý. Ngoài ra, yêu cầu về trình bày BCTC của IFRS cũng chặt chẽ và chi tiết hơn, đòi hỏi phải cung cấp đầy đủ thông tin để ngƣời đọc có thể hiểu rõ các giả định đƣợc sử dụng, cơ sở các ƣớc tính cũng nhƣ bản chất của số dƣ hoặc khoản mục trọng yếu trên BCTC, hoặc các cam kết quan trọng chƣa 434
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG đƣợc ghi nhận trong kỳ. Tuy nhiên, hiện nay, chỉ có khoảng có 50-60% các doanh nghiệp Việt Nam đã áp dụng IFRS hoặc đang có kế hoạch chuyển đổi theo IFRS. Cùng với đó, theo khảo sát của Deloitte, trong số các doanh nghiệp hiện đang áp dụng IFRS tại Việt Nam, chỉ có khoảng 30% áp dụng đầy đủ chuẩn mực của IFRS (tất cả các nghiệp vụ kế toán đƣợc ghi nhận theo IFRS từ ban đầu), 70% còn lại chỉ thực hiện các bút toán chuyển đổi khi lập và trình bày BCTC. 4. Kiến nghị cần thực hiện để nâng cao tính minh bạch và công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam Việc minh bạch và CBTT BCTC là yêu cầu bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp chứ không chỉ riêng doanh nghiệp niêm yết. Việc BCTC thiếu minh bạch, sai sót sẽ khiến doanh nghiệp rơi vào tình thế khó khăn, bị phạt thậm chí bị huỷ niêm yết bắt buộc gây thiệt hại cho cho chính doanh nghiệp gây ra xáo trộn trên thị trƣờng chứng khoán và nếu không sớm đƣợc khắc phục, xử lý sẽ làm mất niềm tin của nhà đầu tƣ vào tính minh bạch của doanh nghiệp, ảnh hƣởng đến sự phát triển bền vững của thị trƣờng chứng khoán. Theo đó, để cải thiện và nâng cao tính minh bạch và CBTT của các DN niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam cần: Thứ nhất: Tăng cường việc giám sát tuân thủ và nâng cao năng lực đánh giá Thực tế tại nhiều thị trƣờng chứng khoán đang phát triển cho thấy, việc phụ thuộc vào mức độ tự nguyện trong cung cấp thông tin của các DNNY thƣờng đem lại hiệu quả không cao do các doanh nghiệp hiện nay chƣa hiểu đúng về các lợi ích của minh bạch thông tin. Kể cả khi các cơ quan quản lý có đƣa ra hệ thống các quy định, văn bản luật đầy đủ về nghĩa vụ công bố, thì việc tuân thủ của các công ty vẫn rất hạn chế. Một số công ty công khai thông tin mang tính hình thức, thông tin không đầy đủ, thậm chí đôi khi còn thiếu chính xác nghiêm trọng. Trong bối cảnh đó, để nâng cao minh bạch thông tin thị trƣờng, thì vai trò của việc thanh tra giám sát thị trƣờng là rất quan trọng. Tăng cƣờng kiểm tra, giám sát hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn huy động trên thị trƣờng chứng khoán; phát hiện và xử lý kịp thời các trƣờng hợp tăng vốn ảo và sử dụng vốn sai mục đích; thực hiện phân bảng cổ phiếu niêm yết, nâng cao điều kiện niêm yết và điều kiện duy trì niêm yết đối với cổ phiếu trong từng bảng; bổ sung các tiêu chí về quản trị công ty, tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhƣợng, và tỷ lệ lợi nhuận trên quy mô vốn. Đồng thời, nâng cao khả năng phát hiện vi phạm và xử lý nghiêm theo chế tài xử phạt đối với các công ty không công bố thông tin theo quy định. Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 và Nghị định số 128/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 đã liệt kê cụ thể các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán, đồng thời ban hành chi tiết các mức xử phạt đối với hành vi về thiếu minh bạch trong công bố thông tin. Việc bổ sung các quy định này là phù hợp với thực trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán tại Việt Nam khi các hành vi thao túng giá chứng khoán đang diễn ra ngày càng nhiều và tinh vi hơn. Dù chế tài xử phạt đã có, nhƣng để phát hiện gian lận thông tin và thực thi theo quy định của pháp luật thì cần đảm bảo việc ban hành các văn bản hƣớng dẫn chi tiết, cụ thể, đảm bảo quy trình xử phạt nhanh chóng, đơn giản để tạo tác dụng răng đe, đồng thời cũng cần nâng cao khả năng đánh giá thông tin của các cơ quan chức năng. 435
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Hiện nay tại Việt Nam, một số cơ quan, tổ chức đã thực hiện các báo cáo đánh giá về minh bạch thông tin của các công ty đại chúng, nhƣ vietstock, hay Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội. Tuy nhiên, các báo cáo này hiện chỉ dừng lại ở một số công ty đại chúng có quy mô lớn, hoặc mới đƣợc công bố theo số liệu tổng hợp, chứ chƣa có số liệu từng doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chất lƣợng của các báo cáo cũng cần đƣợc đánh giá kỹ nếu muốn sử dụng trong công tác quản lý và giám sát thị trƣờng. Để sử dụng hiệu quả hơn các báo cáo này, tận dụng nguồn lực chuyên gia từ các doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu, Bộ Tài chính xem xét ban hành các gói thầu về đo lƣờng minh bạch thông tin doanh nghiệp, trong đó yêu cầu cụ thể đối với năng lực nhà thầu, phƣơng pháp thực hiện, cũng nhƣ tham khảo sự tƣ vấn của các tổ chức xếp hạng uy tín trên thế giới. Khi đã đảm bảo đƣợc chất lƣợng của việc đánh giá minh bạch doanh nghiệp, thì căn cứ vào kết quả của các báo cáo, ban hành danh sách các công ty theo các nhóm chất lƣợng thông tin khác nhau, và đƣa vào diện giám sát đặc biệt với các công ty trong danh sách cảnh báo. Thứ hai: Đảm bảo đúng tiến độ áp dụng chuẩn mực IFRS của Bộ Tài chính. Bộ Tài chính cần bám sát tiến độ đã đề ra đối với việc áp dụng chuẩn mực IFRS, kịp thời chỉ đạo, đánh giá khả năng và tình hình triển khai của các công ty đại chúng nhằm đảm bảo thực hiện đúng thời gian quy định. Đồng thời, tiến hành các biện pháp quyết liệt để hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi từ VAS sang IFRS, đặc biệt là tại các doanh nghiệp có quy mô vốn hóa vừa và nhỏ, thông qua việc tổ chức các khóa tập huấn đối với bộ phận tài chính – kế toán của công ty, ban hành sổ tay hƣớng dẫn công việc, thành lập các tổ tƣ vấn chuyển đổi IFRS dƣới hình thức hỗ trợ trực tiếp và hỗ trợ gián tiếp, xây dựng tổng đài, kênh giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp đƣợc hỗ trợ kịp thời ngay khi có yêu cầu phát sinh, tránh tình trạng trậm trễ, bỏ sót, khó tiếp cận. Thứ ba: Thiết lập kênh thông tin rõ ràng và phù hợp Các nhà quản lý cần nghiên cứu xây dựng và ban hành Luật tiếp cận thông tin. Ở Việt Nam hiện nay chƣa xây dựng đƣợc Luật Tiếp cận thông tin, nên chƣa có những quy định cụ thể về quyền tiếp cận thông tin của các chủ thể trong xã hội. Các doanh nghiệp cần nhận thức rõ hơn về lợi ích, cũng nhƣ xu thế tất yếu phải minh bạch thông tin, để từ đó có những hành động và các bƣớc chuẩn bị phù hợp. Để đáp ứng yêu cầu minh bạch thông tin, các doanh nghiệp cũng cần hoàn thiện hệ thống quản trị thông tin, đầu tƣ nguồn lực hoàn thiện các chức năng phân tích, dự báo, lập kế hoạch… Thứ tư: Hoàn thiện yêu cầu niêm yết thông tin bằng tiếng Anh Một trong những yêu cầu bắt buộc để nâng hạng thị trƣờng vốn tại Việt Nam, theo đánh giá của tổ chức đánh giá thị trƣờng vốn quốc tế MSCI, là việc đảm bảo công bằng cho nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Trong nhiều phƣơng diện, tính minh bạch và công bằng của thông tin niêm yết đƣợc đặt lên hàng đầu. Theo đó, ngôn ngữ công bố thông tin phải bao gồm cả tiếng Anh, với thời hạn cập nhật tƣơng đƣơng với bản công bố bằng tiếng Việt. Điều này buộc các công ty niêm yết trên thị trƣờng sẽ cần phải chuyển đổi, bổ sung phƣơng pháp công bố thông tin nếu muốn nhận đƣợc lợi ích từ dòng vốn quốc tế khi thị trƣờng lên hạng. Việc yêu cầu công bố bằng tiếng Anh cần 436
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG đƣợc phân lộ trình thích hợp theo từng nhóm đối tƣợng. Trong ngắn hạn (6 tháng-1 năm), yêu cầu các công ty thuộc VN30, các công ty có vốn hóa thị trƣờng lớn công bố thông tin bằng tiếng Anh với chất lƣợng và mức độ chi tiết cao. Trên 12 tháng, các công ty niêm yết có vốn hóa nhỏ hơn phải công bố thông tin bằng tiếng Anh nhƣng với yêu cầu đơn gian hơn nhằm tiết kiệm chi phí, sau đó dần tiến tới sự đồng nhất về quy định giữa các công ty. Ngoài ra, cần ban hành mẫu biểu thông tin bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh, công khai trên cổng thông tin của Sở Giao dịch chứng khoán, nhằm giúp chuẩn hóa thông tin niêm yết, giảm thiểu chi phí dịch thuật cho doanh nghiệp. Thứ năm: Áp dụng thẻ điểm quản trị doanh nghiệp Asean và tăng cường liên kết trao đổi thông tin quốc tế Để tăng cƣờng tính minh bạch của các công ty đại chúng, cần triển khai áp dụng Thẻ điểm quản trị doanh nghiệp ASEAN. Thẻ điểm quản trị doanh nghiệp ASEAN (the ASEAN Corporate Scorecard) đƣợc ban hành năm 2011 dựa trên các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp của Tổ chức phát triển và hợp tác kinh tế (OECD). Việc áp dụng thẻ điểm quản trị doanh nghiệp ASEAN sẽ giúp cung cấp nguồn thông tin hữu ích cho quyết định đầu tƣ của các nhà đầu tƣ quốc tế, tạo động lực cho các doanh nghiệp Việt Nam tăng cƣờng chất lƣợng quản trị theo tiêu chuẩn của khu vực, từ đó nâng cao chất lƣợng hàng hoá trên thị trƣờng chứng khoán nội địa. Bên cạnh đó, xây dựng lộ trình kết nối và trao đổi thông tin giữa thị trƣờng chứng khoán Việt Nam và các thị trƣờng khu vực nhằm tăng cƣờng chất lƣợng công khai thông tin theo các thông lệ quốc tế cũng nhƣ nâng cao mức độ minh bạch của thị trƣờng cũng nhƣ các chủ thể tham gia thị trƣờng. Việc kết nối và trao đổi thông tin không chỉ bao gồm các thông tin liên quan tới giao dịch trên thị trƣờng thứ cấp, công khai thông qua việc kết nối cơ sở hạ tầng giao dịch và thanh toán giữa các thị trƣờng vốn thứ cấp ở trên, mà còn bao gồm thông tin về các hàng hoá trên thị trƣờng. Những thông tin quan trọng và cần thiết công bố tài chính về tổ chức phát hành, giao dịch của cổ đông lớn, xếp hạng tín nhiệm trái phiếu, … cũng cần thiết phải công khai minh bạch và kết nối giữa các thị trƣờng theo một hệ thống tiêu chuẩn công bố đồng nhất giữa các thị trƣờng. Điều này không những thể hiện sự đối xử công bằng về mặt thông tin giữa nhà đầu tƣ nội địa và nhà đầu tƣ nƣớc ngoài của các thị trƣờng khu vực mà còn gia tăng khả năng tiếp cận của các nhà đầu tƣ tới các thị trƣờng trong khu vực, tạo điều kiện thuận lợi cho việc luân chuyển tự do các dòng vốn giữa thị trƣờng vốn Việt Nam với các thị trƣờng vốn trong khu vực. Thứ sáu: Tăng cường nhận thức đối với các doanh nghiệp niêm yết về minh bạch và công bố thông tin Để hạn chế những sai sót trong BCTC và tránh những bất lợi cho chính doanh nghiệp đòi hỏi các nhà quản lý doanh nghiệp cần nâng cao hơn nữa nhận thức về vai trò của chất lƣợng thông tin BCTC; am hiểu và kiểm soát đƣợc thông tin tài chính của đơn vị mình; xây dựng một môi trƣờng văn hóa chú trọng đến sự liêm chính, đạo đức nghề nghiệp; kế toán trong các doanh nghiệp cần tuân thủ nghiêm các quy định, chuẩn mực kế toán để vận dụng một cách hợp lý vào thực tế công tác kế toán tại doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp thông qua hoàn thiện môi trƣờng kiểm soát; đánh giá rủi ro; thiết lập hệ thống thông tin, 437
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG truyền thông và thực hiện giám sát, đánh giá chất lƣợng kiểm soát nội bộ nhằm đảm bảo việc kiểm soát đƣợc triển khai, điều chỉnh và cải thiện liên tục góp phần gia tăng chất lƣợng thông tin BCTC. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Albitar, K., 2015. Firm characteristics, governance attributes and corporate voluntary disclosure: A study of Jordanian listed companies. International Business Research, 8(3), pp. 1-10. 2. Bushman, R. M. and Smith, A. J., 2001. Financial accounting information and corporate governance. Journal of accounting and Economics, 32, pp. 237-333. 3. DiPiazza, S. A. and Eccles, R. G. 2002. Building public trust: The future of corporate reporting. New York: Wiley. 4. Đình Chiến và cộng sự (2023), Minh bạch báo cáo tài chính: bài học pháp lý cho các doanh nghiệp niêm yết, https://phaply.net.vn/minh-bach-bao-cao-tai-chinh-bai- hoc-phap-ly-cho-cac-doanh-nghiep-niem-yet-a255889.html 5. Karim, A. K. M. W., 1996. The association between corporate attributes and the extent of corporate disclosure. Journal of Business Studies, 17 (2), pp. 89-124. 7. Nguyễn Thị Thanh Loan (2017), Tính minh bạch của thông tin kế toán ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/tinh-minh-bach-cua- thong-tin-ke-toan-o-viet-nam-thuc-trang-va-giai-phap-47723.htm 8. Trần Việt Dũng và cộng sự (2023), Giải pháp nâng cao tính minh bạch thông tin của doanh nghiệp niêm yết https://cafef.vn/giai-phap-nang-cao-tinh-minh-bach-thong-tin- cua-doanh-nghiep-niem-yet-188230903085802566.chn 9. Trƣơng Đông Lộc và cộng sự (2016), Xây dựng chỉ số minh bạch và công bố thông tin cho các công ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam, https://www.sbv.gov.vn/ 10.Vaccaro, A. and Madsen, P., 2009. Corporate dynamic transparency: the new ICT- driven ethics?. Ethics and Information Technology, 11(2), pp. 113-122. 11. Vishwanath, T. and Kaufmann, D., (1999). Toward transparency: New approaches and their application to financial markets. The World Bank Research Observer, 16(1), pp. 41-57. 438
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sử dụng thông tin trong báo cáo tài chính
15 p | 406 | 199
-
Lịch sử hình thành TTCK
0 p | 583 | 178
-
TÀI LIỆU VỀ HƯỚNG DẪN KÊ KHAI, NỘP THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
24 p | 388 | 151
-
KINH NGHIỆM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI MÔT SỐ NƯỚC OECD
9 p | 291 | 119
-
LẬP, ĐỌC, KIỂM TRA VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
3 p | 580 | 117
-
Chuẩn mực kế toán về công cụ tài chính Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số
8 p | 335 | 97
-
Giới thiệu về Chuẩn mực Kế toán công Quốc tế (IPSAS)
5 p | 829 | 63
-
QUỸ ĐÂÙ TƯ CÂN BẰNG PRUDENTIAL
89 p | 132 | 43
-
Bàn cáo bạch : Quỹ đầu tư cân bằng Prudential - Quỹ PRUBF1 part 1
10 p | 129 | 26
-
BẢN CÁO BẠCH CÔNG TY CỔ PHẦN THUỶ SẢN MEKONG NĂM 2009
61 p | 310 | 22
-
Cần tiến tới soát xét báo cáo tài chính quý
2 p | 84 | 9
-
Kiểm toán nội bộ tại các đơn vị thuộc khu vực công trên thế giới bài học kinh nghiệm cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập sử dụng ngân sách nhà nước
6 p | 41 | 7
-
Kết quả lập báo cáo tài chính nhà nước năm 2018 và định hướng nâng cao chất lượng
3 p | 32 | 2
-
Giáo trình Kiến tập tại doanh nghiệp (Ngành: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
13 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn