Nâng cao khả năng ứng dụng kế toán xanh tại các doanh nghiệp Việt Nam
lượt xem 2
download
Bài viết "Nâng cao khả năng ứng dụng kế toán xanh tại các doanh nghiệp Việt Nam" nâng cao khả năng ứng dụng kế toán xanh tại các doanh nghiệp Việt Nam. Nghiên cứu được thực hiện với phương pháp định tính thông qua việc tìm hiểu thực trạng ứng dụng kế toán xanh của một số doanh nghiệp trong giai đoạn gần nhất. Dựa vào kết quả nghiên cứu, bài viết đưa ra một số giải pháp được gợi ý để nâng cao khả năng ứng dụng kế toán xanh tại các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nâng cao khả năng ứng dụng kế toán xanh tại các doanh nghiệp Việt Nam
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÂNG CAO KHẢ N NG ỨNG DỤNG KẾ TOÁN XANH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TS. Vũ Thùy Linh, ThS. Trần Huy Hùng Trường Đại học Lao động – Xã hội Email: vuthuylinh1982@gmail.com Tóm tắt Việc phát triển và ứng dụng kế toán xanh trở thành nhu cầu tất yếu tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay bởi nó đƣợc coi là một công cụ quan trọng liên quan đến các khía cạnh ảnh hƣởng của môi trƣờng tự nhiên đối với nền kinh tế và đƣợc xem là hƣớng chuyển đổi theo phƣơng thức phát triển bền vững, góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế xanh mà nƣớc ta đang hƣớng tới. Do đó, mục tiêu của bài viết là nâng cao khả năng ứng dụng kế toán xanh tại các doanh nghiệp Việt Nam. Nghiên cứu đƣợc thực hiện với phƣơng pháp định tính thông qua việc tìm hiểu thực trạng ứng dụng kế toán xanh của một số doanh nghiệp trong giai đoạn gần nhất. Dựa vào kết quả nghiên cứu, bài viết đƣa ra một số giải pháp đƣợc gợi ý để nâng cao khả năng ứng dụng kế toán xanh tại các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới. Từ khóa: kế toán xanh, doanh nghiệp, ứng dụng Abstract The development and application of green accounting has become an indispensable need for Vietnamese businesses today because it is considered an important tool related to aspects of the influence of the natural environment on the economy. economy and is considered a transformation towards sustainable development, contributing to promoting the development of the green economy that our country is aiming for. Therefore, the goal of the article is to improve the ability to apply green accounting in Vietnamese businesses. The research was conducted by studying the current status of green accounting applications of some businesses in the most recent period. Based on the research results, the article offers some suggested solutions to improve the ability to apply green accounting in Vietnamese businesses in the future. Keywords: green accounting, business, applications 1. GIỚI THIỆU Trong bối cảnh toàn cầu hóa nhƣ hiện nay, việc phát triển và ứng dụng kế toán xanh trở thành nhu cầu tất yếu đối với các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Kế toán xanh đƣợc coi là một công cụ quan trọng liên quan đến các khía cạnh ảnh hƣởng của môi trƣờng tự nhiên đối với nền kinh tế và đƣợc xem là hƣớng chuyển đổi theo phƣơng thức phát triển bền vững, hƣớng tới phát triển nền kinh tế xanh. Trong khu vực tƣ nhân, kế toán xanh có thể tƣ vấn cho khách hàng về tính bền vững và tác động môi trƣờng từ các quyết định của họ. Ngoài việc cung cấp thông tin, kiểm tra lợi nhuận, doanh thu và chi phí môi trƣờng của doanh nghiệp (DN), kế toán xanh còn là một lĩnh vực đang phát triển tập trung hoặc cung cấp cho kế toán tác động môi trƣờng, một số yếu tố có thể gây ra cho một doanh nghiệp hoặc tổ chức, từ đó giúp các nhà làm chính sách và quản trị DN có cách thức đối phó và giải quyết hợp lý. 34
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc ứng dụng kế toán xanh trong hoạt động DN nói riêng và phát triển kinh tế nói chung thể hiện cam kết và trách nhiệm xã hội mà một DN hƣớng tới môi trƣờng bền vững. Tuy nhiên, việc ứng dụng kế toán xanh thế nào để đạt hiệu quả tối ƣu vẫn đang là vấn đề đặt ra cho các DN Việt Nam hiện nay. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN XANH Theo Wikipedia, kế toán xanh là phƣơng thức kế toán cố gắng tính toán các chi phí môi trƣờng vào kết quả tài chính trong hoạt động của DN. Mục đích của kế toán xanh là giúp các DN hiểu và quản lý các mục tiêu kinh tế truyền thống và mục tiêu môi trƣờng, từ đó hƣớng đến mục tiêu phát triển bền vững. Kế toán xanh có thể hiểu là một hệ thống kế toán hiện đại và toàn diện nhằm ghi chép, tổng hợp và lập báo cáo cho một tổ chức, để phản ánh đầy đủ các nội dung về tài sản, nợ phải trả, vốn đầu tƣ, nguồn thu và các khoản chi cho môi trƣờng xanh của quốc gia. Liên Hiệp Quốc đã yêu cầu các quốc gia và tổ chức trên thế giới thực hiện việc hệ thống kế toán môi trƣờng, để phục vụ cho việc ghi chép các dữ liệu có liên quan đến việc hoạt động kinh doanh của DN, có tác động đến môi trƣờng. Năm 2014, Liên Hiệp Quốc đã triển khai chƣơng trình ứng dụng mang tên ―Hệ thống kế toán về kinh tế và môi trƣờng‖ hay còn gọi là Kế toán xanh (Green Accounting). Theo S. Sudhamathi, S. Kaliyamoorthy (2014), kế toán xanh bao gồm 3 mục tiêu chính: (i) Xác định, thu thập, tính toán và phân tích vật liệu và các vật liệu liên quan đến năng lƣợng; (ii) Báo cáo nội bộ và sử dụng thông tin về chi phí môi trƣờng; (iii) Cung cấp thông tin liên quan đến chi phí khác trong quá trình ra quyết định, với mục đích đƣa ra các quyết định hiệu quả và góp phần bảo vệ môi trƣờng. Nhƣ vậy, kế toán xanh có thể hiểu là một hệ thống kế toán hiện đại và toàn diện nhằm ghi chép, tổng hợp và lập báo cáo cho một tổ chức, để phản ánh đầy đủ các nội dung về tài sản, nợ phải trả, vốn đầu tƣ, nguồn thu và các khoản chi cho môi trƣờng xanh của quốc gia. 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài viết sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính gồm hai phƣơng pháp cơ bản là thu thập, tổng hợp dữ liệu và phân tích đánh giá. Trên cơ sở tổng hợp các dữ liệu liên quan đến khả năng ứng dụng kế toán xanh tại các DN Việt Nam, bài viết đƣa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động này trong thời gian tới. 4. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG KẾ TOÁN XANH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Trong thế giới kinh doanh hiện đại, thực hiện ứng dụng kế toán xanh đƣợc coi là một yếu tố quan trọng, góp phần hạn chế ảnh hƣởng đến môi trƣờng và phát triển kinh tế tại các nƣớc đang phát triển. Tuy nhiên, tại Việt Nam, việc ứng dụng kế toán xanh còn tƣơng đối mới với nhiều doanh nghiệp. Trong số đó, có một số DN đã ứng dụng kế toán xanh để tính chi phí của các dịch vụ và sản phẩm. Các DN có thể có những lợi ích nhất định bên trong và bên ngoài bằng thực hiện hệ thống kế toán xanh. Các DN này ứng dụng kế toán xanh để tìm kiếm và cung cấp các thông tin quan trọng và cần thiết về các chi phí và doanh thu có liên quan đến môi trƣờng, hƣớng dẫn các DN, các chủ dự án trong các quyết định kinh tế, khuyến khích họ nỗ lực trong việc 35
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG sử dụng tài nguyên, kể cả tài nguyên thiên nhiên do con ngƣời tạo ra một cách có hiệu quả và hạn chế tối đa sự hủy hoại môi trƣờng, hạn chế rác thải và sự ô nhiễm, thay đổi các hành vi đối xử với môi trƣờng sống. Một số DN trong khu vực tƣ nhân đã ứng dụng kế toán xanh để tƣ vấn cho khách hàng về tính bền vững và tác động môi trƣờng từ các quyết định của họ. Ngoài việc cung cấp thông tin, kiểm tra lợi nhuận, doanh thu và chi phí môi trƣờng của DN, kế toán xanh còn là một lĩnh vực đƣợc các DN ứng dụng để phát triển tập trung hoặc cung cấp cho kế toán tác động môi trƣờng, một số yếu tố có thể gây ra cho DN hoặc tổ chức, từ đó giúp các nhà hoạch định chính sách và quản trị DN cách thức đối phó và giải quyết hợp lý. Tất cả các DN trên nhìn nhận kế toán xanh nhƣ một công cụ hữu ích cung cấp các thông tin về môi trƣờng ngoài các thông tin về tình hình sản xuất - kinh doanh của DN, làm cơ sở cho các nghĩa vụ bảo vệ môi trƣờng của DN, nhờ đó, giúp giảm các rủi ro về môi trƣờng, cũng nhƣ rủi ro về sức khoẻ cộng đồng, đồng thời cải thiện công tác kế toán quản trị và tài chính môi trƣờng ở phạm vi DN. 4.1. Một số thuận lợi trong việc ứng dụng kế toán xanh tại các doanh nghiệp Việt Nam Việc ứng dụng kế toán xanh vào công tác quản lý và hạch toán của DN mang lại nhiều kết quả nổi bật: Thứ nhất, đáp ứng đƣợc vấn đề phát triển bền vững, cân bằng giữa tăng trƣởng kinh tế với tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trƣờng. Làm thay đổi tƣ duy, cách quản lý và nhìn nhận về trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng, hạn chế chất thải,… của nhà quản trị DN. Việc thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trƣờng, các DN tạo ấn tƣợng tốt đối với các cơ quan quản lý Nhà nƣớc, từ đó Nhà nƣớc có những chính sách hỗ trợ và ƣu đãi trong quá trình phát triển bền vững. Thứ hai, kế toán xanh không chỉ thông qua vai trò có tính truyền thống là ghi chép và báo cáo các thông tin tài chính, mà còn phải thể hiện đƣợc vai trò của kế toán nhƣ là một công cụ trợ giúp hữu hiệu cho các nhà quản lý trong quản trị các vấn đề môi trƣờng, trong phạm vi từng đơn vị kinh tế. Thứ ba, việc ứng dụng kế toán xanh sẽ dẫn đến tiết kiệm chi phí nguyên liệu, năng lƣợng, nƣớc, tiết kiệm chi phí xử lý chất thải, giúp cho các DN đƣa ra quyết định thay đổi về kỹ thuật, về hệ thống tổ chức quản lý, về chiến lƣợc sản phẩm theo hƣớng sản phẩm xanh, về sử dụng nguyên liệu thân thiện với môi trƣờng,... Từ đó, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh gắn với hiệu quả của bảo vệ môi trƣờng. Thứ tư, việc ứng dụng kế toán xanh giúp cải thiện hình ảnh DN, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của DN với các đối thủ. Bởi các DN có hệ sinh thái sản xuất sạch hơn, tốt hơn, sẽ đem đến sản phẩm thân thiện với môi trƣờng và chất lƣợng hơn. 4.2. Hạn chế trong việc ứng dụng kế toán xanh tại các doanh nghiệp Việt Nam Việc ứng dụng kế toán xanh trong hoạt động DN hiện nay nói riêng và phát triển kinh tế nói chung thể hiện cam kết và trách nhiệm xã hội mà một DN hoặc tổ chức hƣớng tới môi trƣờng bền vững. Tuy nhiên, việc vận dụng kế toán xanh, trong đó có kế toán môi trƣờng ở nƣớc ta vẫn còn một số vấn đề đặt ra: 36
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Thứ nhất, trong thời gian qua, nhiều DN Việt Nam chưa quan tâm đúng mức đến việc ứng dụng kế toán xanh. Thực tế cho thấy, đội ngũ kế toán về lĩnh vực kế toán xanh ở các DN Việt Nam còn ít, trình độ chuyên môn chƣa cao, do đó, ảnh hƣởng nhiều đến công tác hạch toán ghi chép sổ sách và xác định chính xác thu nhập cũng nhƣ chi phí phát sinh liên quan đến môi trƣờng. Các hội thảo, trao đổi kinh nghiệm giữa DN và các hiệp hội nghề nghiệp, các cơ quan có liên quan về lĩnh vực kế toán xanh còn hạn chế nên chƣa thống nhất trong công tác ghi chép hạch toán. Bên cạnh đó, mặc dù kế toán xanh có sức ảnh hƣởng lớn đến hoạt động kinh doanh của DN, tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở những DN có quy mô lớn, các tập đoàn có lƣợng lớn vốn. Các DN với quy mô và lĩnh vực nhỏ lẻ, đơn giản hầu nhƣ khái niệm về kế toán xanh còn xa lạ. Nhận thức về kinh doanh và môi trƣờng của một số nhà quản trị còn chƣa đƣợc nâng cao, chƣa thấy đƣợc ảnh hƣởng tiêu cực của hoạt động kinh doanh tác động đến môi trƣờng và đời sống của ngƣời dân xung quanh. Thứ hai, một số doanh nghiệp đã quan tâm đến vấn đề kế toán xanh nhưng còn gặp nhiều rào cản về cơ sở pháp lý khi thực hiện. Mặc dù đã có những thông tƣ, nghị định của Nhà nƣớc, Bộ Tài chính nhằm hỗ trợ cho các DN trong công tác hạch toán liên quan đến kế toán xanh. Tuy nhiên, khi đi sâu chi tiết và cụ thể từng nội dung kinh tế, từng chi phí phát sinh và cách hạch toán, thì các văn bản, quy định chƣa thật sự đầy đủ. Công tác hạch toán ghi nhận thu nhập và chi phí liên quan đến môi trƣờng chƣa đƣợc trình bày rõ ràng và chƣa đƣợc đề cập cụ thể trên các báo cáo tài chính có liên quan nhƣ thuyết minh báo cáo tài chính. Các khoản chi phí liên quan đến môi trƣờng nhƣ chi phí khắc phục sự cố và chi phí dọn dẹp, hủy hoại môi trƣờng sinh thái, các chi phí về đền bù,… còn sử dụng chung trong chi phí quản lý DN, do đó việc theo dõi xác định trách nhiệm của DN đối với môi trƣờng còn hạn chế. Do đó, việc theo dõi chi phí, bóc tách chi phí phát sinh liên quan đến môi trƣờng trong hoạt động sản xuất kinh doanh còn hạn chế, xảy ra trƣờng hợp mỗi DN hiểu và hạch toán một cách khác nhau, gây khó khăn trong công tác quản lý và phù hợp với các chế độ chính sách ban hành. Nguyên nhân của các hạn chế nêu trên gồm: * Nguyên nhân khách quan Về cơ sở pháp lý của các cơ quan quản lý Nhà nước: Việt Nam chƣa ban hành chế độ kế toán có liên quan đến việc áp dụng kế toán xanh trong DN. Các chế độ kế toán hiện hành chƣa có các văn bản hƣớng dẫn DN trong việc bóc tách và theo dõi chi phí sản xuất kinh doanh, chƣa có các tài khoản cần thiết để hạch toán các khoản chi phí môi trƣờng…Hiện chƣa có nhiều cơ chế, chính sách của Nhà nƣớc khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu và áp dụng kế toán xanh. Nhìn chung, các quy định về tài chính, các chuẩn mực, các chế độ kế toán của Nhà nƣớc và công cụ kế toán của DN chƣa cung cấp và đáp ứng đƣợc những thông tin cần thiết về các chi phí liên quan đến môi trƣờng theo các yêu cầu cho việc ra quyết định các hợp đồng và lập báo cáo tài chính tại DN. Hiện nay, hệ thống tài khoản, sổ, chứng 37
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG từ kế toán chƣa quy định rõ ràng về việc ghi nhận riêng biệt những thông tin môi trƣờng. Trên các tài khoản kế toán chƣa ghi nhận các chi phí đáng kể liên quan đến môi trƣờng nhƣ chi phí sửa chữa, đền bù, chi phí khắc phục sự cố và chi phí dọn dẹp, xử lý trong các vụ tai nạn, hủy hoại môi trƣờng sinh thái, môi trƣờng sống. Thực tế cho thấy, yếu tố chi phí ―môi trƣờng‖ và thu nhập do ―môi trƣờng‖ mang lại không nằm trong một tài khoản, một khoản mục riêng rẽ, cụ thể nào của kế toán. Bên cạnh đó, rất nhiều chi phí liên quan đến môi trƣờng đang phản ánh chung trong các tài khoản chi phí quản lý và các nhà quản lý kinh tế không thể phát hiện, không thể thấy đƣợc quy mô và tính chất của chi phí môi trƣờng. Thực tế cho thấy, yếu tố chi phí ―môi trƣờng‖ và thu nhập do ―môi trƣờng‖ mang lại không nằm trong một tài khoản, một khoản mục riêng rẽ, cụ thể nào của kế toán. Trong khi đó, rất nhiều chi phí liên quan đến môi trƣờng đang phản ánh chung trong các tài khoản chi phí quản lý và các nhà quản lý kinh tế không thể phát hiện, không thể thấy đƣợc quy mô và tính chất của chi phí môi trƣờng nói chung và từng khoản chi phí môi trƣờng nói riêng. *Nguyên nhân chủ quan Nhận thức và tâm lý của DN ứng dụng kế toán xanh chưa thực sự đúng đắn: DN có xu hƣớng né tránh việc áp dụng kế toán xanh bởi để thực hiện các quy định pháp lý đó, tất yếu phát sinh thêm nhiều loại chi phí với quy mô ngày càng lớn liên quan đến bảo vệ môi trƣờng, xử lý các chất thải tác động đến môi trƣờng và nâng cao chất lƣợng môi trƣờng trong hợp đồng kinh doanh của các DN và trong triển khai các dự án đầu tƣ. Các nhà quản trị DN chỉ chú trọng đến lợi ích cục bộ và nghĩ rằng thực hiện công tác bảo vệ môi trƣờng, thực hiện công tác kế toán xanh làm tăng chi phí, ảnh hƣởng đến lợi nhuận DN. Sự nhận thức chƣa rõ về lợi ích, hiệu quả của việc áp dụng kế toán xanh của nhà quản trị có thể coi nguyên nhân chính làm cho các DN tại Việt Nam chƣa áp dụng kế toán xanh. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, nhiều doanh nghiệp đã tạo ra lƣợng chất thải gây hại đến môi trƣờng. Nộp phí bảo vệ môi trƣờng đƣợc xem là trách nhiệm của DN đối với chất lƣợng môi trƣờng và cuộc sống của ngƣời dân. Việc thu phí bảo vệ môi trƣờng cũng nhằm hạn chế ô nhiễm môi trƣờng từ nƣớc thải để DN tự giảm thiểu ô nhiễm và chi phí cho các hoạt động sản xuất kinh doanh để cải thiện chất lƣợng môi trƣờng. Ngày 13/6/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số về phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải. Bên cạnh đó, còn có các văn bản quy phạm pháp luật quy định yêu cầu các DN phải tiến hành đánh giá tác động đến môi trƣờng, phải đƣa ra hoặc triển khai các giải pháp xử lý môi trƣờng trƣớc khi thực hiện các dự án đầu tƣ. Trên thực tế, để thực hiện các quy định pháp lý đó, sẽ phát sinh thêm nhiều loại chi phí với quy mô ngày càng lớn liên quan đến bảo vệ môi trƣờng, xử lý các chất thải tác động đến môi trƣờng và nâng cao chất lƣợng môi trƣờng trong hợp đồng kinh doanh của các DN và trong quá trình triển khai các dự án đầu tƣ. Điều đó ảnh hƣởng đến lợi nhuận thuần của các DN nên rất nhiều DN không chịu nộp khoản phí này. Trên các tài khoản kế toán của một số DN chƣa ghi nhận các chi phí đáng kể liên quan đến môi trƣờng nhƣ chi phí sửa chữa, đền bù, chi phí khắc phục sự cố và chi 38
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG phí dọn dẹp, xử lý trong các vụ tai nạn, hủy hoại môi trƣờng sinh thái, môi trƣờng sống. Công ty TNHH Nikkso Việt Nam (khu chế xuất Tân Thuận) là một điển hình. Theo Chi cục Bảo vệ môi trƣờng, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng TPHCM, lƣợng nƣớc thải trung bình của công ty hơn 11.000m3/quý nhƣng khi chi cục thông báo thực hiện nghĩa vụ nộp phí nhiều lần, công ty vẫn chƣa chƣa nộp phí bảo vệ môi trƣờng. Ngoài ra, một số công ty khác nhƣ Doanh nghiệp tƣ nhân Tân Phú Thịnh (Phạm Văn Chiêu, quận Gò Vấp), Công ty TNHH Việt Hƣng (KCX Tân Thuận), Công ty TNHH Phan Mƣời, cơ sở Thiên Ân (huyện Hóc Môn), Công ty TNHH Gỗ Cao Mậu, Công ty TNHH Nam Quang (KCN Tây Bắc - Củ Chi), Công ty TNHH SXTMDV Tƣờng Trung, Công ty TNHH SXTM Nghiệp Hƣng (huyện Củ Chi), Công ty TNHH TP Giai Việt (quận 8)…cũng né tránh nộp thuế bảo vệ môi trƣờng. Đội ngũ cán bộ thực hiện kế toán xanh thiếu chuyên nghiệp: Vấn đề nguồn nhân lực và chất lƣợng nguồn nhân lực kế toán luôn là thách thức không nhỏ. Hiện nay, nguồn nhân lực kế toán đƣợc đào tạo hàng năm cơ bản chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của DN, nên tất nhiên, các phƣơng thức kế toán mới đòi hỏi trình độ và am hiểu cao nhƣ kế toán xanh thì đến nay vẫn chƣa thể đáp ứng yêu cầu đề ra. Việc tìm kiếm và xây dựng một mô hình kế toán phù hợp với quy mô và năng lực tài chính của DN luôn là bài toán khó và thách thức lớn đối với nhà quản trị. Hiện nay, các DN chủ yếu tập trung vào công tác kế toán tài chính, do vậy bộ phận kế toán của DN cũng không có những nhân viên kế toán môi trƣờng riêng biệt,... Trong khi DN chƣa nhận thức đầy đủ về kế toán xanh thì việc đầu tƣ cho kế toán xanh thông qua việc tuyển dụng riêng hoặc bộ máy riêng cho hoạt động kế toán này là không khả thi. 5. GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ N NG ỨNG DỤNG KẾ TOÁN XANH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 5.1. Giải pháp đối với các cơ quan quản lý Nhà nƣớc Thứ nhất, cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp lý liên quan đến kế toán xanh. Khi yếu tố đầu vào của nền kinh tế còn dựa khá nhiều vào tài nguyên thiên nhiên thì việc vận dụng kế toán đòi hỏi mang tính bắt buộc, nhƣng cần một lộ trình lâu dài hợp lý. Với chủ trƣơng phát triển bền vững, ―xanh hóa nền kinh tế‖ của Đảng và Nhà nƣớc, thì các quy định về kế toán xanh cần tiếp tục đƣợc bổ sung, hoàn thiện trong thời gian tới. Cụ thể, các cơ quan quản lý Nhà nƣớc cần ban hành các văn bản hƣớng dẫn cách thức áp dụng kế toán xanh, có chính sách khuyến khích các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nghiên cứu và áp dụng kế toán xanh. Thứ hai, tăng cường các chế tài xử phạt và khuyến khích thực hiện tốt các chính sách thuế phí môi trường đối với DN Việc tăng cƣờng các chế tài xử phạt, thực hiện tốt các chính sách thuế, phí môi trƣờng đối với DN giúp các DN nâng cao nhận thức, cũng nhƣ thực hiện trách nhiệm của mình đối với môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng. Ngƣợc lại, cũng có chế độ đãi ngộ, khuyến khích và biểu dƣơng các DN thực hiện trách nhiệm xã hội tốt của mình, qua đó tuyên truyền sâu rộng về việc áp dụng kế toán xanh trong hoạt động thực tiễn. Thứ ba, cần hoàn thiện xây dựng hệ thống chỉ số đánh giá hiệu quả môi trường 39
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Hệ thống báo cáo quản trị môi trƣờng sẽ cung cấp các thông tin về chi phí môi trƣờng cho các nhà quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên, để phục vụ cho quá trình phân tích thông tin chi phí môi trƣờng, các nhà quản lý phải căn cứ vào hệ thống các chỉ số đánh giá hiệu quả môi trƣờng. Vì vậy, các doanh nghiệp cùng với các nhà nghiên cứu chính sách cần tập trung hoàn thiện xây dựng hệ thống chỉ số đánh giá hiệu quả môi trƣờng. 5.2. Giải pháp đối với các doanh nghiệp Thứ nhất, cần thay đổi nhận thức trong việc vận dụng kế toán xanh trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Vận dụng kế toán xanh là một quá trình lâu dài, đòi hỏi cần phải đƣợc nghiệm túc thực hiện, nghiên cứu đầu tƣ để tạo đƣợc sự tăng trƣởng bền vững. Để thực hiện các quy định pháp lý của Nhà nƣớc, tất yếu phát sinh thêm nhiều loại chi phí với quy mô ngày càng lớn liên quan đến môi trƣờng, đến bảo vệ môi trƣờng, xử lý các tác động đến môi trƣờng và nâng cao chất lƣợng môi trƣờng trong hợp đồng kinh doanh của các DN và trong triển khai các dự án đầu tƣ. Do vậy, các nhà quản trị DN cần phải có nhiều thông tin hơn về khía cạnh chi phí liên quan đến môi trƣờng phát sinh trong các hợp đồng của DN để đƣa ra đƣợc các quyết định đầu tƣ kinh doanh phù hợp. Qua đó, vừa có thể tìm kiếm lợi nhuận từ các dự án, vừa tránh đƣợc các khoản xử phạt liên quan đến môi trƣờng. Kế toán xanh chính là công cụ quan trọng hỗ trợ các nhà quản trị DN. Hiện nay, nhiều nhà quản trị DN chƣa nhận thức đƣợc rằng, chi phí bỏ ra để tính toán các chi phí môi trƣờng nhỏ hơn rất nhiều so với tổng chi phí phải gánh chịu khi họ phải trả thuế, phí hay tiền phạt từ các hành vi gây hại môi trƣờng. Nhƣ vậy, cần có sự nhận thức một cách rõ ràng của cơ quan quản lý và DN về vai trò, tầm quan trọng của kế toán xanh nói chung và kế toán môi trƣờng nói riêng để thúc đẩy quá trình vận dụng hình thức kế toán này phổ biến hơn. Thứ hai, chú trọng nghiên cứu, vận dụng và coi kế toán xanh là một bộ phận của hệ thống kế toán doanh nghiệp Các nhà quản trị doanh nghiệp cần phải có nhiều thông tin hơn về khía cạnh chi phí liên quan đến môi trƣờng phát sinh trong các hợp đồng của doanh nghiệp để đƣa ra đƣợc các quyết định đầu tƣ kinh doanh phù hợp, qua đó, vừa có thể tìm kiếm lợi nhuận từ các dự án, vừa tránh đƣợc các khoản xử phạt liên quan đến môi trƣờng. Bên cạnh đó, các DN cần nghiên cứu kinh nghiệm vận dụng kế toán xanh của các nƣớc trên thế giới, đặc biệt là các nƣớc phát triển, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam để có thể đạt đƣợc hiệu quả cao nhất trong việc áp dụng kế toán xanh cho các doanh nghiệp. Thứ ba, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ thực hiện kế toán xanh có trình độ chuyên môn cao Hiện nay, kế toán xanh chƣa phổ biến trong DN nên bộ phận kế toán của DN hầu nhƣ không có những nhân viên kế toán có kiến thức về kế toán môi trƣờng hoặc nhân viên kế toán môi trƣờng chuyên biệt. Do vậy, DN cần quan tâm đến công tác xây dựng và phát triển nguồn nhân lực có trình độ; tìm kiếm, đào tạo và xây dựng phòng kế toán có năng lực và kinh nghiệm về kế toán xanh… 40
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 6. KẾT LUẬN Kế toán xanh mang đến rất nhiều lợi ích không chỉ cho doanh nghiệp mà cả nền kinh tế đất nƣớc. Việc ứng dụng kế toán xanh mang nhiều lại giá trị tích cực. Tuy nhiên, việc áp dụng tại các DN Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn và hạn chế. Do vậy, trong thời gian tới, các DN cần đẩy mạnh hơn nữa ứng dụng kế toán xanh để tạo đƣợc lợi thế thƣơng mại, nâng cao uy tín trong cộng đồng nhờ phát triển hình ảnh ―xanh‖. 7. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Chính Phủ (2003), Nghị định số 67/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13-06-2003 quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải [2] Dƣơng Thị Thanh Hiền (2016), ―Kế toán xanh và kế toán môi trƣờng - Một số quan điểm hiện đại‖, Tạp chí Kế toán - Kiểm toán [3] Đinh Thị Thu Hiền (2018), ―Những thuận lợi và khó khăn khi ứng dụng kế toán môi trƣờng tại các DN Việt Nam‖, Tạp chí kế toán và kiểm toán [4] Nguyễn Văn Hòa (2020), ―Giải pháp vận dụng kế toán xanh gắn với phát triển bền vững ở Việt Nam‖, Tạp chí Kế toán và Kiểm toán [5] Phạm Quang Huy (2016), ―Nghiên cứu khung lý thuyết về kế toán xanh và định hƣớng áp dụng vào Việt Nam trong tiến trình hội nhập toàn cầu‖, Tạp chí Kế toán - Kiểm toán [6] https://www.wikipedia.org/ [7] https://www.un.org/ 41
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài thảo luận: Phân tích BCTB và ứng dụng phân tích một công ty niêm yết
94 p | 732 | 492
-
Quá trình hình thành và phương pháp thích ứng cùng khả năng vận dụng mô hình công ty mẹ-công ty con trong nền kinh tế việt nam p5
7 p | 145 | 13
-
Giáo trình phân tích khả năng ứng dụng quy trình báo cáo kiểm toán thông tin tài chính hợp nhất p10
5 p | 79 | 10
-
Giáo trình phân tích khả năng ứng dụng về tài chính doanh nghiệp ngân hàng trên thị trường p7
5 p | 77 | 7
-
Giáo trình hướng dẫn phân tích khả năng ứng dụng ảnh hưởng tích cực và tiêu cực từ báo cáo tài chính p2
5 p | 94 | 7
-
Giáo trình phân tích khả năng ứng dụng quy trình báo cáo kiểm toán thông tin tài chính hợp nhất p5
5 p | 62 | 7
-
Áp dụng learn manufacturing tại Việt Nam thông qua một số tình huống
8 p | 89 | 6
-
Giáo trình phân tích khả năng ứng dụng quy trình báo cáo kiểm toán thông tin tài chính hợp nhất p2
5 p | 86 | 6
-
Giáo trình phân tích khả năng ứng dụng quy trình báo cáo kiểm toán thông tin tài chính hợp nhất p1
5 p | 75 | 5
-
Giáo trình phân tích khả năng ứng dụng của hạch toán kế toán với tiến trình phát triển của xã hội p4
5 p | 75 | 5
-
Giáo trình phân tích khả năng ứng dụng của hạch toán kế toán với tiến trình phát triển của xã hội p2
5 p | 62 | 5
-
Giáo trình phân tích khả năng ứng dụng quy trình báo cáo kiểm toán thông tin tài chính hợp nhất p8
5 p | 62 | 5
-
Giáo trình phân tích khả năng ứng dụng quy trình báo cáo kiểm toán thông tin tài chính hợp nhất p6
5 p | 48 | 3
-
Giáo trình phân tích khả năng ứng dụng quy trình báo cáo kiểm toán thông tin tài chính hợp nhất p4
5 p | 67 | 3
-
Giáo trình phân tích khả năng ứng dụng quy trình báo cáo kiểm toán thông tin tài chính hợp nhất p7
5 p | 69 | 2
-
Giáo trình phân tích khả năng ứng dụng quy trình báo cáo kiểm toán thông tin tài chính hợp nhất p9
5 p | 75 | 2
-
Tội phạm tài chính và vấn đề nâng cao khả năng ứng phó của Việt Nam trong chiến lược xây dựng và phát triển thị trường tài chính
15 p | 32 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn