Một số đề xuất thúc đẩy phát triển kế toán xanh tại các doanh nghiệp Việt Nam
lượt xem 1
download
Bài viết "Một số đề xuất thúc đẩy phát triển kế toán xanh tại các doanh nghiệp Việt Nam" phân tích đánh giá về thực trạng cũng như lợi ích của việc ứng dụng mô hình kế toán xanh trong các doanh nghiệp tại Việt Nam để từ đó chỉ ra các nguyên nhân tồn tại cần khắc phục. Các phân tích này sẽ là cơ sở khoa học cho các đề xuất hướng đến mục tiêu góp phần xây dựng phát triển hiệu quả mô hình KTX mang lại hiệu quả tối ưu cho doanh nghiệp tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số đề xuất thúc đẩy phát triển kế toán xanh tại các doanh nghiệp Việt Nam
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG MỘT SỐ ĐỀ XUẤT THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KẾ TOÁN XANH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Vũ Long Phụng Trường Đại học Lao động - Xã hội Email: phungvl@ldxh.edu.vn Tóm tắt Trong những năm gần đây, thế giới thƣờng xuyên xảy ra các thảm họa tự nhiên, vấn đề bảo vệ môi trƣờng (BVMT) đang trở nên bức thiết hơn bao giờ. Khi môi trƣờng đang phải đối mặt với những thách thức vô cùng nghiêm trọng, việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh đƣợc coi là động lực chính cho sự phát triển kinh tế bền vững của mỗi quốc gia. Nhận thức ngày càng tăng về các chi phí liên quan đến các hoạt động bảo vệ môi trƣờng và việc đƣa chi phí này vào báo cáo hoạt động sản xuất, kinh doanh một cách hiệu quả của các doanh nghiệp đang dẫn đến sự phát triển của một mô hình kế toán mới đó là kế toán xanh (KTX). Bài viết phân tích đánh giá về thực trạng cũng nhƣ lợi ích của việc ứng dụng mô hình kế toán xanh trong các doanh nghiệp tại Việt Nam để từ đó chỉ ra các nguyên nhân tồn tại cần khắc phục. Các phân tích này sẽ là cơ sở khoa học cho các đề xuất hƣớng đến mục tiêu góp phần xây dựng phát triển hiệu quả mô hình KTX mang lại hiệu quả tối ƣu cho doanh nghiệp tại Việt Nam. Từ khóa: Kế toán xanh, lợi ích, phát triển bền vững, KTX tại doanh nghiệp Abstract In recent years, the world has frequently experienced natural disasters, and the issue of environmental protection is becoming more urgent than ever. When the environment is facing extremely serious challenges, the transition to a green economy is considered the main motivation for the sustainable economic development of each country. Increasing awareness of costs related to environmental protection activities and the effective inclusion of these costs in reporting production and business activities of businesses is leading to the development of A new accounting model is green accounting (KTX). The article analyzes and evaluates the current situation as well as the benefits of applying the green accounting model in businesses in Vietnam to point out existing causes that need to be overcome. These analyzes will be the scientific basis for proposals aimed at contributing to the effective development of a green accounting model that brings optimal efficiency to businesses in Vietnam. Keywords: Green accounting, benefits, sustainable development, green accounting in enterprises 1.ĐẶT VẤN ĐỀ Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, Kế toán xanh (KTX) nói chung và kế toán môi trƣờng nói riêng là một bộ phận của tăng trƣởng xanh, hƣớng đến mục tiêu vì con ngƣời vì một trái đất xanh, góp phần tạo nên sự ổn định lâu dài cho môi trƣờng và xã hội. Các chính phủ ngày nay luôn hƣớng đến sự phát triển bền vững, toàn diện, đạt đƣợc sự cân bằng giữa tăng trƣởng kinh tế cùng sự tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trƣờng (BVMT). Do đó, các doanh nghiệp (DN) ngoài quá trình sản xuất, kinh doanh phục vụ nhu cầu, thị hiếu của thị trƣờng còn cần phải tạo ra sản phẩm thân thiện với môi trƣờng, đảm bảo quá trình xử lý chất thải, xử lý các đầu ra khác đúng quy định. Mô 85
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG hình KTX là một công cụ quan trọng để các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về vai trò của mình, đặc biệt đối với nền kinh tế. Tuy nhiên việc áp dụng KTX tại Việt Nam chƣa phổ biến và còn một số bất cập nhất định, hiện chƣa có nhiều doanh nghiệp thực sự đƣa kế toán xanh vào là một phần của chiến lƣợc phát triển bền vững. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng và những khó khăn trong việc áp dụng mô hình KTX, bài viết nêu một số vấn đề cần đặt ra nhằm thúc đẩy sự phát triển của mô hình KTX trong các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay. 2.TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN XANH 2.1. Khái niệm hệ thống kế toán xanh KTX là một thuật ngữ có nhiều định nghĩa khác nhau. KTX, còn đƣợc gọi là kế toán môi trƣờng hoặc kế toán bền vững, là một hệ thống kế toán chuyên biệt có tính đến chi phí, lợi ích kinh tế, môi trƣờng và xã hội của hoạt động kinh doanh. KTX cố gắng tính chi phí môi trƣờng vào kết quả tài chính của hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó các nhà hoạch định chính sách cần một mô hình sửa đổi có lồng ghép KTX bên cạnh các biện pháp tài chính truyền thống. Trong nhiều trƣờng hợp, KTX đƣợc hiểu là việc xác định và báo cáo các chi phí cụ thể liên quan đến môi trƣờng nhƣ: chi phí trách nhiệm pháp lý hoặc chi phí xử lý chất thải. KTX không chỉ là hệ thống kế toán thể hiện về lợi ích và chi phí môi trƣờng. Nó còn là công cụ đo lƣờng và báo cáo tác động của các hoạt động kinh tế đến tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng, giúp tích hợp các yếu tố môi trƣờng và xã hội vào quá trình hạch toán mọi chi phí và lợi ích phát sinh từ những thay đổi đối với sản phẩm hoặc quy trình của mỗi doanh nghiệp. Mục đích chính của KTX là giúp các doanh nghiệp hiểu và quản lý mối quan hệ có đi có lại giữa các mục tiêu kinh tế truyền thống và mục tiêu bảo vệ môi trƣờng. Bên cạnh đó, mục đích của KTX còn nhằm cung cấp một bức tranh toàn diện và chính xác hơn về hoạt động kinh tế có tính đến tác động môi trƣờng và tính bền vững của sự phát triển. Việc hoạch toán, phân tích thông tin liên quan đến sự thay đổi từ những tác động môi trƣờng, các vấn đề chính sách, hậu quả về môi trƣờng khi đƣợc sử dụng, giúp các doanh nghiệp tăng cƣờng cập nhật nguồn thông tin quan trọng có sẵn mà trƣớc đây thƣờng bị bỏ qua để phân tích cải thiện lợi ích chi phí môi trƣờng dẫn đến những thay đổi tích cực trong việc ra quyết định tài chính và kinh tế. Nhƣ vậy, sẽ không có bất kỳ ranh giới rõ ràng nào giữa KTX và kế toán nói chung, cũng nhƣ thông tin KTX không nhất thiết phải là sản phẩm của kế toán viên và chỉ có bộ phận kế toán mới cần sử dụng nó. Thay vào đó là bất kỳ thông tin môi trƣờng, nội dung tài chính nào có hàm ý rõ ràng hoặc ẩn ý đƣợc doanh nghiệp thu thập và phân tích, đủ điều kiện đều có khả năng đƣợc nhà thiết kế sản phẩm, các nhà phân tích tài chính và ngƣời quản lý cơ sở sử dụng làm số liệu đầu vào cho việc ra quyết định của công ty. 2.2 Nguyên tắc hoạt động của KTX tại Việt Nam Nguyên tắc 1: Hướng đến sự phát triển bền vững KTX nổi lên nhƣ một giải pháp không chỉ giúp doanh nghiệp quản lý tài chính hiệu quả mà còn đóng góp tích cực vào sự phát triển ổn định. Nguyên tắc hoạt động của KTX dựa trên các khía cạnh ảnh hƣởng của môi trƣờng tự nhiên đối với nền kinh tế, là một bƣớc tiến mới trong việc triển khai, thay đổi tƣ duy kinh doanh mang tính 86
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG lâu dài trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Nhận thức ngày càng rõ hơn các hệ quả từ yếu tố môi trƣờng, cũng nhƣ hiệu quả kinh tế mang tính hệ thống khi đƣa chi phí môi trƣờng vào báo cáo hoạt động kinh doanh một cách đầy đủ, chính thống. Mục đích chính của KTX là giúp các doanh nghiệp hiểu và quản lý mối quan hệ có qua có lại giữa các mục tiêu kinh tế truyền thống và các mục tiêu góp phần bảo vệ môi trƣờng, hƣớng đến sự phát triển bền vững. Ngoài ra, phát triển KTX trong doanh nghiệp có thể cung cấp thông tin cho việc xây dựng các chính sách và quy định của công ty nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nƣớc và giúp giải quyết các thách thức từ môi trƣờng nhƣ biến đổi khí hậu và mất đa dạng sinh học. Nguyên tắc 2: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên KTX có tầm quan trọng và ý nghĩa trong hoạt động bảo vệ môi trƣờng, KTX giúp xác định các tác động môi trƣờng của các hoạt động kinh tế và thúc đẩy phát triển bền vững bằng cách khuyến khích bảo tồn và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trên thực tế, các doanh nghiệp hoạt động và sản xuất kinh doanh đều phải tuân thủ những quy định, chế tài về môi trƣờng do Nhà nƣớc ban hành. Sự hình thành và phát triển của KTX không đơn thuần thể hiện sự quan tâm của tổ chức đến các chi phí về môi trƣờng mà còn giúp nâng cao sự hiểu biết, ý thức về môi trƣờng và những tác động mà môi trƣờng mang lại. Mặt khác, khi các công ty đạt đƣợc kết quả kinh doanh từ môi trƣờng trong quá trình hoạt động, thì lẽ đƣơng nhiên doanh nghiệp đó cũng phải tính đến và dành ra các chi phí cho công tác phục hồi và bảo tồn môi trƣờng vì đó là trách nhiệm và nghĩa vụ mang tính tất yếu trên chặng đƣờng tồn tại, phát triển của mỗi doanh nghiệp. Tất nhiên, đối với nguồn tài nguyên tái tạo có thể đƣợc doanh nghiệp sử dụng rất nhiều, nhƣng còn đối với các tài nguyên không thể tái tạo thì sao? vì đây là loại tài nguyên một khi doanh nghiệp đã sử dụng hết thì không thể lấy lại đƣợc. Nguyên tắc 3: Tiết kiệm chi phí KTX có thực sự giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí bằng cách đo lƣờng và quản lý các tác động môi trƣờng hay không? Câu trả lời là có, KTX giúp doanh nghiệp có thể hạch toán các chi phí môi trƣờng và phi môi trƣờng để từ đó xác định những hậu quả về môi trƣờng, các cơ hội tiết kiệm chi phí thông qua việc cải thiện hiệu quả tài nguyên, giảm chất thải và giảm chi phí tuân thủ môi trƣờng. Nguyên tắc 4: Quản lý rủi ro KTX còn giúp doanh nghiệp quản lý rủi ro, vì việc xác định và quản lý rủi ro về môi trƣờng có thể ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động hoặc danh tiếng của chính doanh nghiệp ch ng hạn nhƣ khi có những thay đổi về quy định hoặc thảm họa môi trƣờng. Thông qua KTX doanh nghiệp có thể chứng minh những cam kết của mình về tính bền vững với các bên liên quan nhƣ: khách hàng, nhà đầu tƣ và cơ quan quản lý nhà nƣớc bằng cách báo cáo về hiệu quả hoạt động môi trƣờng và xã hội. 2.3 Lợi ích mà KTX mang lại KTX là một công cụ quan trọng, nó thể hiện sự cam kết và trách nhiệm xã hội mà một doanh nghiệp hoặc một tổ chức hƣớng tới để có thể phát triển bền vững, lâu dài. Nhìn từ bài học kinh nghiệm của các quốc gia phát triển nhƣ Hoa Kỳ, Đức, Nhật 87
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Bản, Hàn Quốc... cho thấy, việc áp dụng KTX hay kế toán môi trƣờng trong doanh nghiệp tuy làm gia tăng chi phí về môi trƣờng, song mặt khác cũng giúp cho doanh nghiệp gia tăng lợi ích từ thu nhập về sản phẩm thân thiện với môi trƣờng; tiết kiệm chi phí nguyên liệu, chi phí xử lý chất thải, chi phí bị xử phạt, chi phí khắc phục do gây ô nhiễm... Tại Đức, các doanh nghiệp thƣờng áp dụng KTX hay kế toán môi trƣờng vì nó giúp doanh nghiệp đƣa ra các quyết định trong thay đổi về kỹ thuật, về hệ thống tổ chức quản lý, về chiến lƣợc sản phẩm theo định hƣớng sản phẩm xanh, về sử dụng nguyên vật liệu thân thiện với môi trƣờng… Sự thay đổi này dẫn đến hiệu quả trong tiết kiệm chi phí nguyên liệu, năng lƣợng, nƣớc, tiết kiệm chi phí xử lý chất thải, nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động. Ở châu Á, Nhật Bản là quốc gia luôn đi đầu trong việc nghiên cứu và ứng dụng KTX hay kế toán môi trƣờng trong doanh nghiệp, do những biện pháp bảo vệ môi trƣờng và áp dụng KTX này sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp và hiệu quả bảo vệ môi trƣờng sống. Nhƣ vậy, từ các nghiên cứu và thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp trên thế giới cho thấy, một số lợi ích của KTX đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chung quy đề đạt những lợi ích mong muốn cụ thể nhƣ: - KTX cho phép các chính phủ đánh giá, lựa chọn một cách sáng suốt và tốt hơn trong quá trình phát triển kinh tế nhằm bảo tồn nguyên tài nguyên quý giá, tài sản tự nhiên cho thế hệ tƣơng lai. - KTX khuyến khích các chính phủ cũng nhƣ doanh nghiệp đầu tƣ vào công nghệ mang lại hiệu quả, an toàn về môi trƣờng và các lĩnh vực sạch hơn. - KTX có thể dùng làm thƣớc đo điều chỉnh cho sự tăng trƣởng kinh tế truyền thống một cách bền vững, kiểm soát chi phí và thúc đẩy sự giàu có của mỗi quốc gia. - Hệ thống KTX tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát hiện mọi rủi ro hoặc bất kỳ vấn đề nào trong quá trình vận hành và xử lý ở giai đoạn đầu của quá trình sản xuất kinh doanh, do đó giảm nguy cơ xảy ra sự cố môi trƣờng trong tƣơng lai. - KTX giúp doanh nghiệp đo lƣờng tác động của vấn đề môi trƣờng trong từng quy trình và hoạt động đối với không khí, nƣớc, đất, sức khỏe, sự an toàn của ngƣời lao động và xã hội nói chung. - KTX còn giúp doanh nghiệp phát triển các quy trình và sản phẩm xanh hơn, cũng nhƣ giúp họ đo lƣờng hiệu quả hoạt động môi trƣờng của tổ chức. - KTX giúp doanh nghiệp đƣa ra chỉ số về tính hiệu quả trong việc quản lý môi trƣờng và đề xuất cách cải thiện nó. - KTX cung cấp cơ sở dữ liệu và hành động để khắc phục trong tƣơng lai, giúp xác định địa điểm, khu vực cần thực hiện các bƣớc hành động để giảm lƣợng chất thải, tiêu thụ năng lƣợng và nguyên liệu thô. - Kết quả của hệ thống KTX giúp ban quản trị phát triển chiến lƣợc định hƣớng lâu dài của công ty và các kế hoạch môi trƣờng của mình nhằm hƣớng tới một doanh nghiệp văn hóa xanh hơn. - Hệ thống KTX phù hợp tạo điều kiện thuận lợi cho việc báo cáo chính xác kết quả của các hoạt động môi trƣờng mà công ty tuân theo. KTX sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền đạt hiệu quả hoạt động môi trƣờng tới các bên liên quan, đồng thời nâng cao hình ảnh công ty, của tổ chức. 88
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG - Hoạt động của KTX dẫn đến việc xác minh sự tuân thủ của công ty nhƣ đã cam kết trong chính sách môi trƣờng của công ty dụa trên các tiêu chuẩn địa phƣơng, quốc gia và quốc tế. 3. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG KTX TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Trong xu thế xây dựng nền kinh tế xanh do Liên hợp quốc phát động năm 2010, Việt Nam đã có cách nhìn, tƣ duy mới trong lộ trình phát triển kinh tế đảm bảo tăng trƣởng kinh tế nhanh, ổn định và thân thiện với môi trƣờng. Nhà nƣớc đã ban hành các quy định mang tính pháp lý khung để hạn chế sự khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời cũng hạn chế tối đa các hành vi vi phạm gây ô nhiễm môi trƣờng cũng nhƣ hủy hoại môi trƣờng… Cụ thể, năm 1993 Quốc hội đã ban hành Luật Môi trƣờng lần đầu và Luật Bảo vệ môi trƣờng sửa đổi vào năm 2005; ngày 15/11/2010, Luật Thuế bảo vệ môi trƣờng đã đƣợc Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XII. Trên cơ sở đó, ngày 08/8/2011, Chính phủ ban hành Nghị định số 67/2011/NĐ-CP quy định về đối tƣợng chịu thuế, căn cứ tính thuế, khai thuế, tính thuế, nộp thuế và hoàn thuế bảo vệ môi trƣờng; Bộ Tài chính ban hành Thông tƣ số 152/2011/TT-BTC (ngày 11/11/2011) hƣớng dẫn thi hành Nghị định số 67/2011/NĐ- CP. Ngày 28/9/2012, Bộ Tài chính ban hành Thông tƣ 159/2012/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tƣ số 152/2011/TT-BTC; Thông tƣ số 156/2013/TT-BTC (ngày 6/11/2013) hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ. Ngày 17/11/2020 Luật Bảo vệ Môi trƣờng số 72/2020/QH14 đƣợc ban hành, tiếp đó Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng có Thông tƣ 02/2022/TT-BTNMT hƣớng dẫn vào ngày 10/01/2022. Và gần đây nhất Quốc Hội và Chính Phủ thông qua Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trƣờng. Trên cơ sở chiến lƣợc quốc gia về tăng trƣởng xanh của Thủ tƣớng Chính phủ, Bộ Kế hoạch đầu tƣ cũng đã trực tiếp chỉ đạo định hƣớng rằng Việt Nam cần phải có chiến lƣợc phát triển bền vững, thông qua một nền kinh tế tăng trƣởng xanh. KTX có thể hiểu là một hệ thống kế toán hiện đại và toàn diện, nhằm ghi chép, tổng hợp và lập báo cáo cho một tổ chức, để phản ánh đầy đủ các nội dung về tài sản, nợ phải trả, vốn đầu tƣ, nguồn thu và các khoản chi cho môi trƣờng của doanh nghiệp nói riêng và cho môi trƣờng xanh của đất nƣớc nói chung. Trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh chuyển đổi mô hình tăng trƣởng, hƣớng đến phát triển nền kinh tế xanh thì việc áp dụng KTX trong các doanh nghiệp là rất cần thiết, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững đối với các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp tại Việt Nam đã và đang thực hiện nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, góp phần bảo vệ môi trƣờng, phát triển bền vững. Các thông tin về định lƣợng trong KTX đang đƣợc thể hiện tƣơng đối đầy đủ và cần xem KTX nhƣ một bộ phận không thể tách rời trong hệ thống kế toán hiện hành. Tuy nhiên, Việt Nam chƣa có một công cụ cụ thể, hữu hiệu trong KTX dẫn đến rất khó để thực hiện hệ thống KTX trong khi Chính phủ chƣa xây dựng đƣợc một ngân hàng dữ liệu về môi trƣờng quốc gia để làm cơ sở hạch toán. Các tổ chức, doanh nghiệp cũng chƣa có sổ theo dõi định kỳ chi tiết hay lập dự toán. 89
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Việc thực hiện KTX tại các doanh nghiệp hiện nay chủ yếu dựa trên việc tuân thủ các quy định về môi trƣờng chứ không xuất phát từ sự chủ động, tìm tòi, sáng tạo những giải pháp cho việc thực hiện KTX trở nên hiệu quả, có tính thiết thực. Chính vì vậy, các báo cáo, thông tin môi trƣờng cung cấp ra bên ngoài chƣa đƣợc trình bày tập trung, chƣa có hệ thống, thiếu tính chính xác nên gây khó khăn cho ngƣời sử dụng thông tin. Bên cạnh đó, chúng ta chƣa có hƣớng dẫn thực hiện KTX và chuẩn mực KTX khiến những thông tin môi trƣờng thiếu tính đầy đủ, minh bạch. Phƣơng pháp thực hiện KTX hiện nay chủ yếu dựa theo các văn bản pháp lý, các chế tài về môi trƣờng và quy định kế toán truyền thống nên việc ghi nhận, đo lƣờng và cung cấp thông tin môi trƣờng của các doanh nghiệp này chƣa thực sự chuẩn xác, đầy đủ. Ngoài ra, hầu hết các doanh nghiệp chƣa có sự quan tâm đúng mực về thông tin KTX và các vấn đề phi tài chính môi trƣờng (chính sách môi trƣờng, cam kết tuân thủ các quy định môi trƣờng, mục tiêu môi trƣờng), các thông tin vật lý môi trƣờng (khối lƣợng chất thải, dòng luân chuyển vật liệu…). Điều này vô tình dẫn đến việc xác định và phân tích chỉ số hiệu quả môi trƣờng còn hạn chế khi thiếu tính liên kết giữa thông tin vật lý môi trƣờng và thông tin tiền tệ môi trƣờng nên doanh nghiệp chƣa thể đánh giá đúng đắn hiệu quả sinh thái và kinh tế (theo Lê Thị Tâm (2017), Nguyễn Thị Nga (2017), báo cáo CPMT chƣa đƣợc lập tại các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam). 3.1 Chế độ kế toán Theo các chuyên gia kế toán, Việt Nam hiện chƣa ban hành chế độ kế toán có liên quan đến việc ghi nhận, tổ chức KTX hay kế toán môi trƣờng trong doanh nghiệp. Chế độ kế toán là tập hợp các quy định và hƣớng dẫn về kế toán đƣợc ban hành bởi cơ quan quản lý Nhà nƣớc hoặc tổ chức có thẩm quyền nhằm xác định các nguyên tắc và quy trình kế toán áp dụng trong một lĩnh vực cụ thể hoặc công việc đƣợc quy định. Chế độ kế toán đảm bảo sự tuân thủ các tiêu chuẩn và đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong quá trình ghi chép và báo cáo thông tin tài chính. Hiện nay, hệ thống tài khoản, sổ, chứng từ kế toán liên quan đến KTX chƣa đƣợc quy định cụ thể, chƣa có các tài khoản cần thiết để hạch toán các khoản chi phí môi trƣờng, cũng nhƣ doanh thu hay thu nhập trong trƣờng hợp doanh nghiệp có hệ thống xử lý chất thải, bán quyền thải ra môi trƣờng cho các doanh nghiệp cùng ngành (nếu có). Các khoản chi phí và thu nhập này cũng chƣa thể hiện trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và chƣa giải trình cụ thể trên thuyết minh báo cáo tài chính, nên việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là chƣa đầy đủ, chƣa chính xác. Trên các tài khoản kế toán chƣa ghi nhận các chi phí đáng kể liên quan đến môi trƣờng nhƣ chi phí sửa chữa, đền bù, chi phí khắc phục sự cố và chi phí dọn dẹp, xử lý trong các vụ tai nạn, hủy hoại môi trƣờng sinh thái, môi trƣờng sống. Rất nhiều chi phí khác liên quan đến môi trƣờng đang đƣợc phản ánh chung chung trong các tài khoản, chi phí quản lý và các nhà quản lý kinh tế không thể phát hiện, tách biệt. Điều này dẫn đến một thực trạng đáng báo động ở Việt Nam, đó là doanh nghiệp ―thoải mái‖ gây ô nhiễm môi trƣờng trong quá trình sản xuất kinh doanh, bởi thực tế vẫn còn thiếu cơ sở cụ thể để xác định rõ trách nhiệm của doanh nghiệp đối với môi trƣờng và đời sống của ngƣời dân quanh khu vực có ảnh hƣởng. 3.2 Nhận thức của doanh nghiệp 90
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Thực tế có rất nhiều chi phí khác liên quan đến môi trƣờng đang phản ánh sơ sài trong các tài khoản chi phí quản lý, khiến các nhà quản lý kinh tế khó phát hiện quy mô và tính chất của chi phí môi trƣờng nói chung và từng khoản chi phí môi trƣờng nói riêng. Nhiều nhà quản trị doanh nghiệp cũng chƣa nhận thức đƣợc rằng, chi phí bỏ ra để tính toán các chi phí môi trƣờng nhỏ hơn rất nhiều so với tổng chi phí phải gánh chịu khi họ phải trả thuế, phí hay các khoản nộp phạt liên quan từ các hành vi gây hại môi trƣờng. Vì vậy, khó tránh khỏi việc doanh nghiệp do chƣa nhận thức đƣợc đầy đủ ý nghĩa và lợi ích của các hoạt động bảo vệ môi trƣờng đối với xã hội nói chung và việc áp dụng KTX đối với tổ chức nói riêng. Ngoài ra, cũng có nhiều doanh nghiệp bị lợi nhuận che mắt, có xu hƣớng né tránh việc áp dụng KTX hoặc chọn cách làm ngơ. Bởi vì, để thực hiện các quy định pháp lý này, tất yếu doanh nghiệp phải phát sinh thêm nhiều loại chi phí với quy mô ngày càng lớn liên quan đến công tác bảo vệ môi trƣờng. Và dù vì bất kỳ lý do khách quan hay chủ quan nào phát sinh các khoản chi phí môi trƣờng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng cần đƣợc ghi nhận, phân tích. Hầu hết các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp thƣờng chƣa thực sự quan tâm các chi phí bên ngoài khác nhƣ chi phí môi trƣờng, chi phí xã hội đều thiếu cân nhắc đến hệ quả của các hoạt động do họ thực hiện, cuối cùng có thể làm cạn kiệt nguồn lực tài nguyên thiên nhiên và còn gây ra những vấn đề ô nhiễm môi trƣờng. Các doanh nghiệp cần đảm bảo phải xem xét đến các yếu tố bên ngoài để có thể cân nhắc cẩn thận các nguồn lực khan hiếm đƣợc sử dụng một cách hiệu quả. Mô hình kế toán này có thể giúp doanh nghiệp nhƣ một công cụ theo dõi tất cả các hoạt động mà công ty thực hiện cũng nhƣ thu đƣợc từ môi trƣờng, ghi nhận lại những kết quả đã và đang diễn ra để đổi lấy lợi ích lâu dài về môi trƣờng và xã hội. 3.3 Nguồn nhân lực Công tác đào tạo về KTX hay kế toán môi trƣờng tại Việt Nam hiện vẫn còn hạn chế nhất định, chƣa xây dựng đƣợc một đội ngũ kế toán viên chuyên nghiệp về lĩnh vực môi trƣờng. Trong khi đó, Hiệp hội Nghề nghiệp về kế toán chƣa phối hợp đƣợc với các cơ quan, tổ chức về môi trƣờng để xây dựng nên một quy trình, phƣơng pháp riêng đối với KTX. Việt Nam hiện cũng chƣa xây dựng đƣợc một ngân hàng dữ liệu quốc gia về môi trƣờng nhƣ: tài nguyên nƣớc, khoáng sản, rừng… hoặc các công nghệ xử lý chất thải; các bộ tiêu chuẩn môi trƣờng trong từng ngành, từng lĩnh vực làm cơ sở cho quá trình hạch toán. Vấn đề nguồn nhân lực và chất lƣợng nguồn nhân lực kế toán luôn là thách thức không nhỏ. Nguồn nhân lực kế toán đƣợc đào tạo hàng năm cơ bản chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của doanh nghiệp nên tất nhiên, các phƣơng thức kế toán mới đòi hỏi trình độ và sự am hiểu cao nhƣ KTX thì đến nay vẫn chƣa thể đáp ứng kịp thời yêu cầu xã hội đề ra. Do KTX chƣa quá phổ biến trong doanh nghiệp tại Việt Nam, nên bộ phận kế toán trong các doanh nghiệp gần nhƣ thiếu những nhân viên kế toán có kiến thức về kế toán môi trƣờng hoặc nhân viên KTX, kế toán môi trƣờng chuyên biệt. Mặc dù các cơ quan quản lý Nhà nƣớc đã dành sự quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trƣờng trong phát triển kinh tế, tuy nhiên thực tế cũng cho thấy, việc áp dụng KTX ở Việt Nam hiện đang gặp phải không ít khó khăn. 91
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 4. MÔT SỐ ĐỀ XUẤT THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KTX TẠI CÁC DN VIỆT NAM Kế toán xanh không chỉ có ghi nhận và tính toán đến các yếu tố chi phí về môi trƣờng vào kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, mà mục đích chính của KTX giúp các doanh nghiệp hiểu và quản lý mối quan hệ qua lại giữa các mục tiêu kinh tế truyền thống và các mục tiêu tăng trƣởng mà vẫn đảm bảo không tách rời môi trƣờng. Tuy nhiên, mô hình KTX hay kế toán môi trƣờng tại Việt Nam còn xem xét đến sự tăng giảm chi phí khi các công ty lập các tài khoản, lập bảng cân đối kế toán mà ở đó thƣờng xem xét các chi phí nội bộ, có ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức và chịu sự chi phối bởi những yếu tố sau: Thứ nhất, rà soát, bổ sung và hoàn thiện khung pháp lý Hệ thống pháp lý kế toán hay chế độ kế toán Việt Nam cần kịp thời ban hanh các quy định pháp luật liên quan đến KTX, cần tiếp tục cập nhật, xây dựng và kiện toàn hệ thống nhằm bắt kịp sự phát triển nền kinh tế. Với chủ trƣơng phát triển bền vững, Đảng và Nhà nƣớc cần bổ sung hoàn thiện các quy định pháp luật phù hợp với mô hình KTX trong thời gian tới. Thứ hai, giải quyết những thách thức liên quan đến thể chế Các chế tài và định chế tài chính cần tăng cƣờng kiểm tra xử phạt các hành vi sai phạm, thực hiện tốt các chính sách thuế, phí môi trƣờng đối với doanh nghiệp, để từ đó giúp cộng đồng doanh nghiệp nâng cao nhận thức cũng nhƣ thực hiện đúng, đủ trách nhiệm của mình đối với môi trƣờng và xã hội. Thứ ba, thiết lập các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với DN áp dụng KTX Với các doanh nghiệp triển khai công tác kế toán xanh tại tổ chức, cần có chế độ đãi ngộ, khuyến khích các DN, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đang áp dụng triển khai công tác KTX thì chính phủ cần ƣu đãi, hỗ trợ giảm thuế môi trƣờng hay mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thƣờng áp dụng đối với các doanh nghiệp khác. Thứ tư, phát triển nguồn nhân lực Về phía doanh nghiệp cần thay đổi nhận thức, quan tâm đến công tác xây dựng và phát triển nguồn nhân lực KTX có trình độ. Với lực lƣợng cán bộ làm công tác KTX cũng cần có chế độ đãi ngộ, khuyến khích các cá nhân chịu tìm tòi, nghiên cứu kinh nghiệm trên thế giới và vận dụng KTX vào công tác kế toán, đặc biệt là trong giai đoạn nhƣ hiện nay càng cần thiết phải hiểu rõ về KTX. Thứ năm, nâng cao nhận thức về phát triển bền vững trong toàn xã hội Do phần lớn bản thân các doanh nghiệp chƣa nhận thức đƣợc ý nghĩa, lợi ích của các hoạt động bảo vệ môi trƣờng và việc ứng dụng kế toán xanh trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng nhƣ kiểm soát chi phí liên quan đến môi trƣờng này. Xét về yếu tố xã hội cần truyền thông rộng rãi việc áp dụng KTX trong hoạt động thực tiễn, biểu dƣơng các DN đã thực hiện tốt trách nhiệm của mình. 5. KẾT LUẬN Cuối cùng, môi trƣờng là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tài sản quan trọng của mỗi quốc gia, trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng là vấn đề mang tính xã hội. Với vai trò quản lý nhà nƣớc, chính phủ và các cơ quan chuyên môn cần sớm hoàn 92
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG thiện hệ thống pháp lý KTX hay kế toán môi trƣờng. Nhƣ vậy, ngoài việc hoàn thiện các vấn đề về pháp lý có liên quan thì việc nâng cao nhận thức của các đối tƣợng có liên quan, của cộng đồng doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Việc nghiên cứu học tập các nƣớc tiên tiến để vận dụng và phát triển KTX trong các doanh nghiệp Việt Nam, góp phần quản lý chi phí, gia tăng lợi nhuận hƣớng tới mục tiêu phát triển kinh tế bền vững. Hy vọng, mô hình KTX sẽ sớm đƣợc hoàn thiện trong tƣơng lai gần, góp phần tạo lập những bƣớc đi vững chắc cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh cùng các quốc gia đang phát triển trong khu vực và trên thế giới. 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Chính phủ, (2011), Nghị định 67/2011/NĐ-CP ngày 8/8/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế Bảo vệ môi trường. [2] Giang, Đ.T., & Hà, Đ.T.T. (2016). Kế toán môi trƣờng tại các doanh nghiệp, https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet tin?dDocName=MOFUCM090481 [3] Hòa, N.V. (2020). Giải pháp vận dụng kế toán xanh gắn với phát triển bền vững tại Việt Nam. Tạp chí Kế toán và Kiểm toán số tháng 12/2020 http://vaa.net.vn/wp- content/uploads/2021/03/GP-V%E1%BA%ACN-D%E1%BB%A4NG- K%E1%BA%BE-TO%C3%81N-XANH-G%E1%BA%AEN-V%E1%BB%9AI- PT-B%E1%BB%80N-V%E1%BB%AENG-%E1%BB%9E-VI%E1%BB%86T- NAM.pdf [4] Long, T.H., & Hƣơng, L.T. (2022). Phát triển kế toán xanh trong các doanh nghiệp ở Việt Nam. Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán số 05 (226) - 2022 [5] Quốc hội, (2010), Luật Thuế Bảo vệ môi trường (Luật số 57/2010/QH12) ngày 15/11/2010. [6] Trinh, N.T. (2023); Thực trạng kế toán môi trƣờng trong doanh nghiệp tại Việt Nam. Tạp chí công thƣơng, số tháng 8/2023. https://tapchicongthuong.vn/bai- viet/thuc-trang-ke-toan-moi-truong-trong-doanh-nghiep-tai-viet-nam-108664.htm [7] United nations conference on trade and development (2002), Accounting and financial Reporting for environmental Costs and liabilities. https://unctad.org/system/files/official-document/iteeds4_en.pdf [8] https://amagroup.vn/day-manh-ung-dung-ke-toan-xanh-tai-cac-doanh-nghiep-viet- nam [9]https://sapp.edu.vn/bai-viet-cma/che-do-ke- toan/#:~:text=Ch%E1%BA%BF%20%C4%91%E1%BB%99%20k%E1%BA%BF %20to%C3%A1n%20l%C3%A0%20t%E1%BA%ADp%20h%E1%BB%A3p%20 c%C3%A1c%20quy%20%C4%91%E1%BB%8Bnh,c%C3%B4ng%20vi%E1%BB %87c%20%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c%20quy%20%C4%91%E1%BB%8 Bnh 93
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Dự án : Đề xuất Nghiên cứu phát triển sản phẩm thẻ tín dụng dành cho sinh viên
44 p | 361 | 108
-
Lãi suất cho vay đối với các tổ chức tài chính vi mô: Kinh nghiệm quốc tế và một số đề xuất cho Việt Nam
8 p | 109 | 15
-
Tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm và một số giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng trong 6 tháng cuối năm 2014
11 p | 53 | 6
-
Chương trình giáo dục tài chính quốc gia trong bối cảnh số hóa ngành Tài chính: Kinh nghiệm và đề xuất cho Việt Nam
14 p | 66 | 6
-
Thực trạng thu hút FDI vào tỉnh Quảng Ninh và một số đề xuất
12 p | 12 | 4
-
Nghiên cứu một số giải pháp thúc đẩy phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
7 p | 5 | 3
-
Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng cho hộ nông dân ở thành phố Vinh - Nghệ An
6 p | 61 | 3
-
Xuất khẩu Việt Nam đồng một số vấn đề đặt ra trong thực tiễn
8 p | 30 | 3
-
Vận dụng hiệu quả hệ thống công cụ đánh giá góp phần nâng cao chất lượng dạy học học phần nguyên lý kế toán tại trường Đại học Kinh tế Nghệ An
5 p | 49 | 2
-
Vai trò chuyển đổi số trong thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam
12 p | 6 | 2
-
Một số giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong các doanh nghiệp Việt Nam
10 p | 3 | 1
-
Đổi mới nội dung giảng dạy môn học Kiểm toán nội bộ theo hướng tích hợp chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế
6 p | 4 | 1
-
Giải pháp thúc đẩy hợp tác giữa công ty Fintech và ngân hàng tại Việt Nam
13 p | 3 | 1
-
Kinh nghiệm thúc đẩy tài chính toàn diện từ một số quốc gia trong khối ASEAN. Liên hệ với Việt Nam
9 p | 19 | 1
-
Thực trạng vận dụng giá trị hợp lý trong công tác kế toán tại Việt Nam
7 p | 32 | 1
-
Về đẩy mạnh triển khai kiểm toán hoạt động tại Việt Nam
5 p | 51 | 1
-
Một số đề xuất thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu xanh tại Việt Nam
10 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn