Thực trạng thu hút FDI vào tỉnh Quảng Ninh và một số đề xuất
lượt xem 4
download
Bài viết "Thực trạng thu hút FDI vào tỉnh Quảng Ninh và một số đề xuất" trình bày thực trạng thu hút FDI tại tỉnh Quảng Ninh với những nhận định và đánh giá, từ đó đưa ra những đề xuất nhằm đẩy mạnh, tăng cường thu hút các nhà đầu tư nước ngoài lớn và chiến lược. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực trạng thu hút FDI vào tỉnh Quảng Ninh và một số đề xuất
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 16. THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO TỈNH QUẢNG NINH VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ThS. Vũ Thị Kim Chi * PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Phương** Tóm tắt Năm 2023, Quảng Ninh là một trong những tỉnh dẫn đầu về thu hút đầu tư, với 175 dự án còn hiệu lực có tổng số vốn đăng ký đầu tư đạt 13,94 tỷ USD tới từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Nhận định vai trò của thu hút đầu tư là một trong những động lực then chốt đóng góp vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, tỉnh đã ưu tiên tập trung đẩy mạnh ba đột phá chiến lược với nhiều bứt phá, nhất là xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đô thị, dịch vụ du lịch được đầu tư xây dựng theo hướng đồng bộ, hiện đại; cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; đầu tư nguồn nhân lực phát triển cả về số lượng và chất lượng. Mặc dù đã đạt được những kết quả tích cực, công tác thu hút đầu tư FDI và triển khai thực hiện các dự án FDI trên địa bàn tỉnh vẫn còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Quảng Ninh. Năm 2024, Quảng Ninh đặt mục tiêu thu hút 3 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Bài viết trình bày thực trạng thu hút FDI tại tỉnh Quảng Ninh với những nhận định và đánh giá, từ đó đưa ra những đề xuất nhằm đẩy mạnh, tăng cường thu hút các nhà đầu tư nước ngoài lớn và chiến lược. Từ khóa: thu hút đầu tư, thu hút FDI, đầu tư tại tỉnh Quảng Ninh 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Gần 40 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện; đưa đất nước từng bước tiến lên phát triển nhanh và bền vững. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát; cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. * Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ninh ** Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 260
- KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI Ngay sau khi dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, đời sống xã hội và các hoạt động sản xuất, kinh doanh đã từng bước được phục hồi và phát triển. Môi trường đầu tư kinh doanh, tiềm lực, quy mô và sức cạnh tranh nền kinh tế tiếp tục được nâng cao; an ninh chính trị, an ninh tư tưởng quốc phòng được củng cố và tăng cường; quan hệ đối ngoại của Việt Nam tiếp tục đi vào chiều sâu tạo tiền đề quan hệ ổn định và bền vững với các đối tác, các nước lớn, đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và các đối tác khác. Với chủ trương coi trọng chính sách khu vực của các nước lớn và khẳng định vị thế, tiếng nói ngày càng quan trọng, đảm nhiệm thành công nhiều cương vị và vai trò lớn hơn trong Liên hợp quốc, ASEAN, trong khu vực cũng như nhiều cơ chế hợp tác đa phương... đã tạo thuận lợi cho Việt Nam trong thúc đẩy quan hệ ngoại giao; thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI; xuất nhập khẩu... Đóng góp cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam, tỉnh Quảng Ninh đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tròn 60 năm xây dựng và phát triển, nhất là trong những năm đổi mới vừa qua, Quảng Ninh đã cho thấy sự vận động phát triển không ngừng; trở thành tâm điểm của sự đổi mới, nhất là tiên phong trong đổi mới phương thức lãnh đạo, tinh gọn bộ máy; nâng cao hiệu lực hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị; cải cách hành chính để phát huy những tiềm năng, lợi thế; đẩy nhanh tốc độ xây dựng kết cấu hạ tầng chiến lược gắn với tổ chức không gian, kiến tạo hành lang phát triển mới; gắn kết chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa; tiến bộ, công bằng xã hội; bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân; xây dựng phòng thủ vững chắc về quốc phòng, an ninh, phòng tuyến hợp tác và cạnh tranh; xây dựng hòa bình, hữu nghị hợp tác phát triển. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đặt ra chỉ tiêu phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân giai đoạn 2021 - 2025 đạt khoảng 10%/năm; GRDP bình quân đầu người đến năm 2025 đạt trên 10.000 USD; cơ cấu kinh tế năm 2025: Công nghiệp - xây dựng (49 - 50%); Dịch vụ (46 - 47%); Nông, Lâm nghiệp, Thủy sản (3 - 5%). Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng trên 10%/năm. Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân trên 11%/năm. Hằng năm, Quảng Ninh giữ vững vị trí nhóm đầu cả nước về chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số Cải cách hành chính (PAR Index), chỉ số Hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) và chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI). Mục tiêu đến năm 2030 là xây dựng, phát triển Quảng Ninh thành một tỉnh tiêu biểu của cả nước; tỉnh kiểu mẫu giàu đẹp, văn minh, hiện đại, nâng cao đời sống mọi mặt của Nhân dân; cực tăng trưởng của khu vực phía Bắc; một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện; trung tâm du lịch quốc tế, trung tâm kinh tế biển, cửa ngõ của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; đô thị phát triển bền vững theo mô hình tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Đồng thời, Quảng Ninh đã xây dựng Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên cơ sở kế thừa 07 quy hoạch chiến lược của tỉnh đã được xây dựng giai đoạn trước; trong đó đề ra mục tiêu duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân giai đoạn 261
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2021 - 2030 là 10%; tốc độ tăng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân khoảng 10%. Quy hoạch tỉnh cũng đã xác định nguồn lực cụ thể để thực hiện quy hoạch tổng số vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 2.844 nghìn tỷ đồng trong toàn giai đoạn trong đó: giai đoạn 2021 - 2025, nguồn vốn FDI là 16% (tương đương 141 nghìn tỷ đồng, khoảng 5,8 tỷ USD); giai đoạn 2026 - 2030, nguồn vốn FDI là 28% (tương đương 544 nghìn tỷ đồng, khoảng 22 tỷ USD); xác định danh mục lĩnh vực cần ưu tiên thu hút đầu tư; định hướng thu hút đầu tư FDI có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu để sàng lọc các dự án FDI, ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu; tập trung vào các ngành, các công đoạn tạo ra giá trị gia tăng cao phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh. Để đạt được các mục tiêu nêu trên, Quảng Ninh xác định quan điểm phát huy tối đa hiệu quả các tiềm năng lợi thế riêng có khác biệt, nguồn lực của tỉnh; huy động phân bổ và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực theo phương châm nội lực là căn bản, ngoại lực là quan trọng, kết hợp chặt chẽ nội lực với ngoại lực tạo ra nguồn lực tổng hợp tối ưu, lấy đầu tư công làm vốn mồi, dẫn dắt kích hoạt đầu tư ngoài xã hội… Mặc dù đã đạt được những kết quả tích cực, công tác thu hút đầu tư FDI và triển khai thực hiện các dự án FDI trên địa bàn tỉnh vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Quảng Ninh. Với định hướng chuyển dịch kinh tế từ “nâu” sang “xanh”; Quảng Ninh cần tiếp tục ưu tiên tập trung thu hút đầu tư FDI theo hướng nâng cao chất lượng gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Vì vậy, nghiên cứu thực trạng thu hút đầu tư FDI vào tỉnh Quảng Ninh năm 2023 để đánh giá, định vị dòng vốn FDI vào tỉnh, từ đó đề xuất giải pháp trọng tâm cần tập trung ưu tiên để nâng cao hiệu quả thu hút FDI vào Quảng Ninh năm 2024 và các năm tiếp theo. 2. THỰC TRẠNG THU HÚT FDI CỦA TỈNH QUẢNG NINH Năm 2023, tỉnh Quảng Ninh đã cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (GCNĐKĐT) cho 27 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 3.191,92 triệu USD; điều chỉnh tăng vốn 06 lượt dự án với số vốn tăng thêm đạt 49,88 triệu USD... Tổng vốn thu hút FDI trên địa bàn tỉnh năm 2023 đạt 3.242,82 triệu USD, tương đương 76.183,47 tỷ đồng, cao gấp 1,3 lần cùng kỳ, cụ thể: Theo ngành, lĩnh vực: Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 03 ngành trên tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Đứng đầu là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với tổng vốn đầu tư đạt 3.218 triệu USD, chiếm 99,2% tổng vốn đầu tư đăng ký, trong đó có 02 dự án lớn với quy mô vốn đầu tư trên 500 triệu USD. Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 24,6 triệu USD, chiếm 0,76% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ ba là ngành giáo dục với 0,1 triệu USD. Xét về số lượng dự án, công nghiệp chế biến, chế tạo cũng là ngành dẫn đầu với 25 dự án cấp mới và 06 dự án điều chỉnh tăng vốn. Theo đối tác đầu tư: Trong năm 2023, có 09 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Quảng Ninh. Xét về vốn đầu tư đăng ký, Hồng Kông (Trung Quốc) là đối tác dẫn đầu với 1.591,2 262
- KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI triệu USD, chiếm 49,1% tổng vốn đầu tư đăng ký; tiếp theo lần lượt là Đài Loan (Trung Quốc) với 925 triệu USD (chiếm 28,5%), Singapore với 380,1 triệu USD (chiếm 11,7%), Thụy Điển với 154 triệu USD (chiếm 4,8%)… Xét về số dự án, Singapore dẫn đầu về số dự án mới (07 dự án), trong khi Hồng Kông (Trung Quốc) dẫn đầu về số lượt dự án điều chỉnh tăng vốn (04 dự án). Năm 2023, lần đầu tiên tỉnh Quảng Ninh đón nhận dòng vốn của nhà đầu tư đến từ Thụy Điển. Theo địa bàn đầu tư: Các dự án thu hút mới chủ yếu được thực hiện tại địa bàn các khu công nghiệp, khu kinh tế (KCN, KKT) (25/27 dự án), trong đó có 19 dự án đầu tư tại các KCN thuộc KKT ven biển Quảng Yên. Vốn đầu tư thu hút tại địa bàn các KCN, KKT trong năm đạt 3.212,88 triệu USD, chiếm 99,1% tổng vốn FDI thu hút trên địa bàn tỉnh. Trong năm 2023, các dự án FDI trên địa bàn tỉnh đã giải ngân khoảng 783 triệu USD, cao gấp 1,5 lần cùng kỳ năm 2022. Tổng doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp thực hiện dự án đạt khoảng 4.469 triệu USD, tăng 0,88% so với cùng kỳ; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 5.420 triệu USD, tăng 5,4% so với cùng kỳ. Khu vực FDI đã đóng góp vào ngân sách nhà nước trên 125,64 triệu USD, tương đương 2.998,4 tỷ đồng trong năm 2023, tăng 9,4% so với cùng kỳ và hiện đang góp phần giải quyết việc làm cho khoảng 48.000 lao động. Hình 1. Thu hút FDI của tỉnh Quảng Ninh trong từng giai đoạn Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh Qua Hình 1 có thể thấy, vốn đăng ký đầu tư bình quân giai đoạn từ năm 2016 đến nay đạt 83,28 triệu USD, bằng 1,18 lần so với bình quân giai đoạn 2012 - 2015; số dự án bình quân giai đoạn từ năm 2016 đến nay gấp 4,59 lần số dự án FDI bình quân giai đoạn 2012 - 2015; số lao động hoạt động trong khu vực FDI đạt 161,8 nghìn người, gấp 2,87 lần giai đoạn trước. Kết quả trên cho thấy, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh đã dành những chủ trương, sự quan tâm đúng hướng tạo sức hút, đẩy mạnh thu hút FDI vào tỉnh; nhất là việc ưu tiên thuê tư vấn nước ngoài lập 07 Quy hoạch chiến lược và ưu tiên tập trung vào thực hiện 03 khâu đột phá chiến lược trọng tâm là đẩy mạnh cải cách hành 263
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao PCI; ưu tiên phát triển hạ tầng đồng bộ, hạ tầng giao thông và hạ tầng mềm… tạo tiền đề quan trọng trong thu hút đầu tư, đưa tỉnh trở thành một điểm đến đầu tư an toàn, thuận lợi, hấp dẫn, minh bạch… 2.1. FDI theo vốn đầu tư thực hiện Giai đoạn từ năm 2016 đến nay, tổng vốn đầu tư thực hiện đạt 2.795 triệu USD, chiếm 34% tổng vốn đăng ký đầu tư (8.300 triệu USD). Hình 2. Số vốn đăng ký đầu tư và vốn đầu tư thực hiện qua các giai đoạn Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh Riêng trong 9 tháng đầu năm 2023, tổng vốn đầu tư thực hiện của các dự án FDI đạt 685 triệu USD, chiếm 82,8% tổng vốn đăng ký đầu tư (826,54 triệu USD), cao gấp gần 2 lần cùng kỳ năm 2022. Tổng doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các dự án đạt khoảng 3.353 triệu USD, tăng 17,65% so với cùng kỳ; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 3.915 triệu USD, tăng 1,69% so với cùng kỳ. Khu vực FDI đã đóng góp vào ngân sách nhà nước trên 75,99 triệu USD, tương đương 1.844,38 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm và hiện đang góp phần giải quyết việc làm cho khoảng 42.500 lao động (Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh). Hình 3. Vốn FDI giai đoạn 2012 - 2023 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2022 và Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh 264
- KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI Qua Hình 2, 3 có thể thấy, kết quả thu hút vốn đầu tư các năm trong giai đoạn 2019 - 2023 cụ thể như sau: số vốn đăng ký tăng đều qua các năm; số dự án đăng ký mới năm 2021, 2022 giảm so với giai đoạn trước nhưng quy mô số vốn đăng ký đầu tư cao hơn rõ rệt. 2.2. FDI theo quốc gia, đối tác Đến nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 20 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới có dự án FDI đầu tư vào Quảng Ninh. Trong đó, Hồng Kông dẫn đầu về số vốn đầu tư đăng ký; tiếp theo là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Singapore, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Indonesia, Trung Quốc đại lục, Thái Lan, Đài Loan, Vương quốc Anh, Cộng hòa Seychelles, Hàn Quốc… (Hình 4). Hình 4. Số vốn FDI đầu tư vào Quảng Ninh theo quốc gia Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh Giai đoạn từ năm 2016 đến nay, có 13 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Quảng Ninh, bao gồm: Hồng Kông, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore, Trung Quốc, Thái Lan, Thụy Điển, Cộng hòa Seychelles, Hàn Quốc, Vương quốc Anh, Mauritius, Nga, Úc… 2.3. FDI theo ngành, lĩnh vực Theo số liệu thống kê, doanh nghiệp FDI hoạt động hầu hết trong các ngành kinh tế, nhưng tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo và vào địa bàn KCN. Lũy kế đến hết tháng 12/2023, trên địa bàn tỉnh có 96/175 dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với tổng số vốn đạt 7,2 tỷ USD/13,94 tỷ USD, chiếm 51,73% tổng số vốn đầu tư FDI trên địa bàn tỉnh; lĩnh vực sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng chiếm 30,13% tổng số vốn đầu tư FDI trên địa bàn tỉnh (5 dự án với tổng số vốn đạt 4,199 tỷ USD); lĩnh vực xây dựng chiếm 7,98%% với 10 dự án và tổng số vốn đầu tư đạt 1,112 tỷ USD; còn lại là các dự án thuộc các lĩnh vực như: nông - lâm - thủy sản, khai khoáng, cấp nước, bán buôn bán lẻ, vận tải, kho bãi... (Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh). 265
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Giai đoạn từ năm 2016 đến nay, trên địa bàn tỉnh có 65 dự án FDI thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với tổng vốn đăng ký đầu tư đạt 5.643 triệu USD. Ở giai đoạn này, số dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo tăng vọt cả về số dự án và tổng vốn đăng ký đầu tư (So với giai đoạn trước năm 2012: gấp 8 lần về quy mô vốn đầu tư và gần 3 lần về số dự án; so với giai đoạn 2012 - 2015: gấp 6 lần so về quy mô vốn đầu tư và 7 lần về số dự án). Có thể thấy, sự tập trung vốn FDI trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với một số ngành mới góp phần tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm công nghiệp của tỉnh (như lĩnh vực sản xuất linh kiện thiết bị điện tử; linh kiện ô tô may mặc…); là nhân tố quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, góp phần xây dựng môi trường kinh tế năng động; đặc biệt giúp nguồn lao động tỉnh nâng cao tay nghề; giúp cho các sản phẩm của doanh nghiệp FDI địa phương bước đầu có cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua cung ứng sản phẩm, linh kiện cho một số tập đoàn FDI lớn trên thế giới… Dòng vốn FDI vào tỉnh góp phần thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở một số địa phương như: Quảng Yên, Hải Hà; góp phần chuyển đổi không gian phát triển, các khu đô thị mới, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế. 2.4. FDI theo địa bàn Lũy kế đến 2023, các dự án FDI được phân bố trải dài trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên, chủ yếu tập trung trên địa bàn thành phố Hạ Long, thị xã Quảng Yên, huyện Hải Hà và thành phố Móng Cái, các vùng có KCN, KKT. Qua Hình 5 có thể thấy, các dự án FDI phân bố chưa đồng đều, tập trung vào các địa bàn có sẵn hạ tầng, quỹ đất sạch như vào KCN, KKT và các địa bàn thành phố lớn như: Hạ Long, Quảng Yên, Cẩm Phả; các địa phương ở xa, điều kiện kinh tế chưa phát triển như: Đầm Hà, Ba Chẽ, Tiên Yên, Bình Liêu, Cô Tô chưa thu hút được các nhà đầu tư FDI. Hình 5. FDI theo địa bàn Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh 266
- KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI Giai đoạn từ năm 2016 đến nay, có sự chuyển dịch địa bàn “yêu thích” đầu tư của các nhà đầu tư FDI khi Quảng Yên là địa phương dẫn đầu cả về số dự án và tổng vốn đầu tư hiện tại với 48 dự án FDI và 3.793 triệu USD tổng vốn đầu tư hiện tại. Đứng thứ hai là huyện Hải Hà với 23 dự án FDI và tổng vốn đầu tư hiện tại đạt 2.346 triệu USD. Hạ Long là địa bàn đứng thứ 3 với 20 dự án và tổng vốn đầu tư hiện tại đạt 122 triệu USD. Cẩm Phả có 05 dự án với tổng số vốn đầu tư hiện tại đạt 2.072 triệu USD. 2.5. Phân chia theo khu công nghiệp, khu kinh tế và ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế Tính đến hết ngày 20/11/2023, trên địa bàn tỉnh có 115 dự án FDI còn hiệu lực thuộc địa bàn KCN, CCN, KKT với tổng số vốn đầu tư hiện tại đạt 7.708 triệu USD, chiếm 66% tổng số dự án FDI trên địa bàn tỉnh, chiếm 55% tổng số vốn FDI đầu tư hiện tại trên địa bàn tỉnh. Giai đoạn từ năm 2016 đến nay, trên địa bàn tỉnh có 78 dự án FDI còn hiệu lực thuộc địa bàn KCN, CCN, KKT với tổng vốn đầu tư đạt 6.261 triệu USD, chiếm 77,23% tổng số dự án trên địa bàn tỉnh, chiếm 74,44% tổng số vốn FDI đầu tư hiện tại. Như vậy, có thể thấy, dòng vốn đầu tư FDI có sự dịch chuyển tập trung vào địa bàn KCN, KKT cả về số lượng dự án và số vốn thu hút đầu tư (Hình 6). Hình 6. FDI theo địa bàn KCN, KKT Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh Có thể thấy, FDI góp phần hình thành và phát triển hệ thống các KCN, CCN tương đối đồng bộ. Quá trình xây dựng và phát triển KCN, KKT gắn liền với việc xây dựng mô hình quản lý và hoạt động tương đối đặc thù, mang tính đột phá. Trên thực tế, thành công của thu hút FDI vào các KCN, KKT mang dấu ấn đậm nét của việc mạnh dạn thử nghiệm và triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách, mô hình hoạt động riêng cho KCN, KKT, qua đó tạo môi trường đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài. 267
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2.6. FDI theo hình thức đầu tư Lũy kế đến hết 2023, các dự án FDI trên địa bàn tỉnh được đầu tư đa dạng các hình thức khác nhau, trong đó: hình thức 100% vốn FDI có 139 dự án FDI đầu tư (chiếm 79,43% tổng số dự án), hình thức liên doanh có 29 dự án đầu tư (chiếm 16,57% tổng số dự án), tiếp theo là các hình thức BCC, BOT, hợp doanh, JV. Giai đoạn từ năm 2016 đến nay, có 93 dự án FDI được đầu tư bằng hình thức 100% vốn FDI (chiếm 92,08% tổng số dự án), tiếp theo là 07 dự án được đầu tư bằng hình thức liên doanh (chiếm 6,93% tổng số dự án). Như vậy, có thể thấy, hình thức đầu tư 100% vốn FDI là hình thức được các nhà đầu tư FDI lựa chọn nhiều nhất. 3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THU HÚT FDI TẠI TỈNH QUẢNG NINH VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT 3.1. Đánh giá thực trạng 3.1.1. Thế mạnh Vốn từ khu vực FDI vào Quảng Ninh trung bình mỗi năm tăng 17,11% và có sự tăng mạnh trong giai đoạn 2012 - 2016 (trung bình mỗi năm tăng 23,96%), nhưng lại giảm tốc rất mạnh trong giai đoạn 2017 - 2020 (năm 2017 giảm còn 5,3%), và chỉ còn chiếm 10,3% vào năm 2020 (tính trung bình cho giai đoạn đến 2023). Giai đoạn 2019 - 2020, dưới tác động của đại dịch Covid-19, nguồn vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng giảm cả về vốn đăng ký và dự án cấp mới. Giai đoạn năm 2021 - 2023, kết quả thu hút FDI lạc quan hơn, đặc biệt năm 2023, kết quả thu hút FDI có sự tăng ngoạn mục; lọt vào top những địa phương thu hút FDI cao nhất năm 2023 của các nước. Thu hút đầu tư FDI vào Quảng Ninh góp phần tích cực trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương, cụ thể: - Tạo việc làm và thu nhập của người lao động: Thu hút đầu tư FDI vào tỉnh góp phần quan trọng tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho lao động ở địa phương. Từ năm 2011 đến nay, thu nhập bình quân của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh được cải thiện và tăng dần hàng năm. Giai đoạn 2016 - 2020, thu nhập bình quân người lao động trong doanh nghiệp FDI tỉnh tăng lên 8.4 triệu đồng/tháng; tăng hơn so với giai đoạn trước. - Góp phần quan trọng trong dịch chuyển cơ cấu đầu tư phát triển: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn bổ sung quan trọng cho đầu tư phát triển, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đóng góp tích cực vào ngân sách nhà nước. Giai đoạn từ năm 2016 đến nay là giai đoạn tăng vọt về số thu thuế thu nhập doanh nghiệp từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các dự án đầu tư đi vào hoạt động đã có những đóng góp đáng kể cho thu nội địa và thu ngân sách nhà nước; giá trị đóng góp của khu vực FDI tăng đều qua từng năm, chiếm khoảng 4,16 - 7,2% tổng số thu nội địa và chiếm khoảng 2,15 - 3,36% tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh. - Tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, tạo thêm nhiều mặt hàng xuất khẩu cho tỉnh: Tỷ trọng xuất khẩu trong kim ngạch của khu vực FDI tỉnh Quảng Ninh đã tăng nhanh chóng, từ mức 25,06% vào năm 2012 lên 45,21% năm 2022 và ước đạt 46,21% năm 2023. FDI trực tiếp 268
- KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI làm tăng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Quảng Ninh do xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI nhưng cũng trực tiếp làm tăng kim ngạch nhập khẩu do nhập khẩu của chính các doanh nghiệp FDI. Kết quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp FDI góp phần làm thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh theo hướng giảm tỷ trọng sản phẩm khai khoáng, mặt hàng sơ cấp, tăng dần tỷ trọng hàng chế tạo. Đồng thời, khối doanh nghiệp FDI có tác động tích cực tới việc mở rộng thị trường xuất khẩu, nhất là sang Hoa Kỳ, EU, các nước trong khu vực ASEAN làm thay đổi đáng kể cơ cấu xuất khẩu qua địa bàn chủ yếu từ trước tới nay chỉ có mặt hàng than và một số khoáng sản. 3.1.2. Tồn tại hạn chế Thu hút đầu tư FDI vào tỉnh mặc dù đã có sự gia tăng về số lượng và chất lượng, nhưng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư chưa cao so với một số địa phương lân cận như: Hải Phòng, Bắc Ninh, Bắc Giang (Hình 7). Hình 7. Vốn đầu tư thực hiện của các khu vực vốn FDI một số tỉnh/thành (giai đoạn 2015 - 2021) So sánh vốn đầu tư thực hiện của khu vực vốn FDI của một số tỉnh/thành lân cận (giai đoạn 2015-2021) 100000 90000 80000 70000 60000 50000 40000 30000 20000 10000 0 Tỷ đồng 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 Quảng Ninh Bắc Giang Hải Phòng Bắc Ninh Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh Đặc biệt, năm 2023, mặc dù thế giới có xung đột kinh tế, tài chính nhiều rủi ro, hậu quả của dịch bệnh Covid-19, song thu hút FDI của Việt Nam lại là điểm sáng. Qua biểu đồ (Hình 8) cho thấy, trong các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Hồng, Quảng Ninh có số vốn đăng ký cấp mới rất cao. 269
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Hình 8. Đầu tư nước ngoài cấp mới năm 2023 các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Hồng Số dự án cấp mới Vốn đăng ký cấp mới (triệu USD) 450 3500 408 400 3103.93 384 3000 350 2686.32 2500 300 250 2000 200 1478.7 1500 150 119 1089.29 1059.87 1000 100 83 50 651.71 500 50 26 34 440.98 35 470.67 29 19 328.25 282.04 7 111.29 0 0 Hải Quảng Thái Hà Nội Bắc Ninh Hải Hưng Hà Nam Nam Vĩnh Ninh Phòng Ninh Bình Dương Yên Định Phúc Bình Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh - Thu hút đầu tư FDI đã có sự tăng mạnh vào năm 2023 đưa Quảng Ninh vào trong nhóm các tỉnh, thành phố dẫn đầu về thu hút dòng vốn FDI. Tuy nhiên, chưa thu hút đầu tư được nhiều nhà đầu tư FDI lớn, có thương hiệu vào lĩnh vực có vai trò dẫn dắt, động lực để đem lại tác động lan tỏa đến các doanh nghiệp trong tỉnh. - Hàm lượng khoa học và công nghệ cao, ứng dụng công nghệ cao trong các dự án FDI còn chưa đạt kỳ vọng. - Hình thức thu hút đầu tư FDI cơ bản theo hình thức 100%, chưa đem lại nhiều tác động lan tỏa đến các doanh nghiệp trong tỉnh, đến chia sẻ kiến thức, nhất là trong đổi mới sáng tạo cho nguồn nhân lực tỉnh… 3.2. Một số đề xuất nhằm nâng cao thu hút FDI tại tỉnh Quảng Ninh (1) Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, năng lực cạnh tranh, giữ vững chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tạo môi trường thông thoáng, minh bạch và hấp dẫn cho nhà đầu tư FDI; cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, nhất là về đầu tư, xây dựng và đất đai... (2) Nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư, nhất là ưu tiên xúc tiến đầu tư tại chỗ; hỗ trợ, tạo thuận lợi tối đa, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án FDI đi vào hoạt động ổn định sớm nhất; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện đầu tư và sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Xây dựng danh mục các dự án kêu gọi đầu tư có chọn lọc, phù hợp với mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo từng năm và từng giai đoạn. (3) Thực hiện các giải pháp đồng bộ về quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng, chuẩn bị hạ tầng mềm đảm bảo cung ứng đầy đủ nguồn cung cấp điện, nước, viễn thông, mặt bằng sạch, 270
- KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI hạ tầng giáo dục, y tế văn hóa, du lịch… đáp ứng môi trường sống và làm việc cho các chuyên gia, CEO của các dự án FDI đến sinh sống làm ăn lâu dài tại tỉnh… (4) Rà soát và đề xuất chính sách hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, hoàn thành mục tiêu về tỷ trọng lao động đã qua đào tạo, lao động đã qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đảm bảo cung ứng đủ nguồn lao động có tay nghề, trình độ, tạo điều kiện thuận lợi nhất để sẵn sàng kêu gọi, thu hút đầu tư… Nâng cao năng lực chất lượng đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực sẵn sàng đáp ứng cho các nhà đầu tư có công nghệ cao và sử dụng tay nghề nguồn nhân lực có trình độ và chất lượng cao. (5) Thực hiện các giải pháp thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ giữa các doanh nghiệp, nâng cao năng lực doanh nghiệp trong nước nhằm làm tăng tỷ lệ tham gia của doanh nghiệp tỉnh trong chuỗi cung ứng FDI. (6) Tăng cường kết nối với các Bộ, ngành Trung ương, các đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam, các cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài, các tổ chức quốc tế liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam; tăng cường liên kết vùng trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, xúc tiến thu hút FDI trong trao đổi chia sẻ thông tin, tạo động lực thu hút FDI hình thành các cụm liên kết bổ trợ lẫn nhau, góp phần nâng cao hiệu quả công tác thu hút và quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh. (7) Nghiên cứu xu hướng dòng vốn FDI trong khu vực và thế giới, chính sách thuế tối thiểu toàn cầu, tận dụng tối ưu lợi thế từ các Hiệp định tự do thương mại, hợp tác quốc tế và các chương trình làm việc gặp gỡ của các nhà lãnh đạo cấp cao, từ đó triển khai xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và với các đối tác cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư. Như vậy, với quan điểm sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngoài ngân sách cho phát triển, FDI là động lực quan trọng, thúc đẩy ngành công nghiệp tăng tốc trong giai đoạn mới. Theo quan điểm của tỉnh là ưu tiên tập trung thu hút đầu tư nước ngoài có trọng tâm, trọng điểm, thu hút các tập đoàn đa quốc gia, đa ngành, có vai trò dẫn dắt vào những ngành, nghề, lĩnh vực mà địa phương có lợi thế cạnh tranh vượt trội, tiềm năng khác biệt; thúc đẩy hợp tác phát triển phù hợp với bối cảnh thế giới và khu vực; tái định vị dòng vốn đầu tư, ưu tiên việc kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu; thu hút đầu tư xanh, công nghệ cao, công nghệ phụ trợ... Để thực hiện được định hướng đó, tỉnh tiếp tục tập trung chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất về chính sách, hạ tầng cứng, hạ tầng mềm, nguồn nhân lực... để đón dòng vốn FDI “chảy” vào Quảng Ninh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh năm 2023. 2. Báo cáo và một số thông tin tổng hợp từ Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tỉnh Quảng Ninh. 3. Niên giám Thống kê tỉnh Quảng Ninh. 4. Quyết định số 80/QĐ-TTg ngày 11/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. 271
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thu hút FDI chất lượng cao: Nan giải chính sách
3 p | 118 | 31
-
Một số giải pháp cho đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản Việt Nam
8 p | 86 | 12
-
Thực trạng chính sách ưu đãi thu hút FDI vào Việt Nam hiện nay
5 p | 77 | 12
-
Ưu đãi thuế dành cho doanh nghiệp FDI: Thực trạng tại các quốc gia đang phát triển và kiến nghị cho Việt Nam
12 p | 70 | 8
-
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào bất động sản và bất ổn kinh tế vĩ mô ở Việt Nam
7 p | 99 | 7
-
Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn vốn FDI tạo điều kiện phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam
5 p | 54 | 7
-
Phân tích mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp của Trung Quốc với hoạt động thương mại Việt – Trung
14 p | 43 | 6
-
Chính sách thuế thu hút doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
5 p | 52 | 5
-
Tăng cường thu hút FDI trong bối cảnh bình thường mới: Thực trạng và khuyến nghị
11 p | 7 | 4
-
Tự do hóa đầu tư trong AEC - Triển vọng và thách thức thu hút FDI của Việt Nam
21 p | 26 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn