intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tổng quan về kế toán xanh

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Tổng quan về kế toán xanh" giúp người đọc nắm được những thông tin sơ lược về kế toán xanh, mục tiêu của kế toán xanh, những lợi ích và thách thức của phương thức kế toán này khi được ứng dụng trong các doanh nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tổng quan về kế toán xanh

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN XANH ThS. Nguyễn Hoài Anh1, ThS. Vũ Thị Ngọc Huyền2 Trường Đại học Lao động Xã hội Email:anhnh.ulsa.gmail.com Tóm tắt Kế toán xanh là phƣơng thức kế toán cố gắng tính toán các chi phí môi trƣờng vào kết quả tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp. Đây là một mô hình kế toán có tính đến lợi ích môi trƣờng. Kế toán xanh đang thu hút sự chú ý chƣa từng có trong cả cộng đồng kế toán học thuật và chuyên nghiệp. Mặc dù kế toán xanh là một lĩnh vực nghiên cứu và thực hành mới nhƣng nó nhanh chóng nhận đƣợc nhiều sự quan tâm bởi tầm quan trọng của nó. Kế toán xanh không chỉ là một công cụ báo cáo, mà còn là một phƣơng tiện quản lý có thể giúp doanh nghiệp thúc đẩy phát triển bền vững và tạo ra giá trị cho tất cả các bên liên quan. Bài báo này giúp ngƣời đọc nắm đƣợc những thông tin sơ lƣợc về kế toán xanh, mục tiêu của kế toán xanh, những lợi ích và thách thức của phƣơng thức kế toán này khi đƣợc ứng dụng trong các doanh nghiệp. Từ khóa: kế toán xanh, kế toán môi trƣờng, phát triển bền vững. Abstract Green accounting is a method of accounting that attempts to calculate environmental costs into the financial results of an enterprise's operations. This is an accounting model that takes environmental benefits into account. It is gaining unprecedented attention in both the academic and professional accounting communities. Although green accounting is a new field of research and practice, it is quickly gaining traction because of its importance. Green accounting is not only a reporting tool, but also a management tool that can help businesses drive sustainability and create value for all stakeholders. This article helps readers grasp brief information about green accounting, the objectives of green accounting, its benefits and challenges when applied in businesses. Keywords: green accounting, environmental accounting, sustainable development. 1. Giới thiệu Thay đổi môi trƣờng là một vấn đề toàn cầu đòi hỏi một giải pháp toàn cầu. Do vậy các công ty, doanh nghiệp và chính phủ cần phải nhận thức đƣợc tầm quan trọng của môi trƣờng và những lợi ích mà môi trƣờng đem lại. Kế toán xanh thúc đẩy một tƣơng lai bền vững cho các doanh nghiệp vì nó kết hợp giữa mua sắm xanh với nghiên cứu và phát triển xanh. Sự cần thiết của kế toán xanh nằm ở nhiều khía cạnh, đặc biệt là trong bối cảnh ngày nay khi những vấn đề liên quan đến môi trƣờng và xã hội trở nên ngày càng nghiêm trọng và cần đƣợc quản lý một cách hiệu quả. Thách thức về biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trƣờng, cạn kiệt tài nguyên, và các vấn đề xã hội nhƣ quyền lao động và phát triển cộng đồng đang đặt ra áp lực lớn đối với các tổ chức. Kế toán xanh giúp tổ chức đối mặt và thích ứng với những thách thức này một cách có hiệu quả. Ngày nay, ngƣời tiêu dùng, nhà đầu tƣ, cơ quan quản lý, và cộng đồng đều đặt ra yêu cầu cao hơn đối với sự minh bạch, trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trƣờng 198
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG từ phía các tổ chức. Kế toán xanh giúp đáp ứng những yêu cầu này và tạo ra lòng tin và uy tín từ các bên liên quan. Kế toán xanh cũng giúp tổ chức tối ƣu hóa hoạt động kinh doanh bằng cách quản lý hiệu quả hơn các nguồn lực và các rủi ro liên quan tới môi trƣờng. Điều này giúp tăng cƣờng hiệu suất, giảm chi phí, và tạo ra giá trị cho tổ chức. Kế toán xanh không chỉ giúp tổ chức thích ứng với môi trƣờng kinh doanh phức tạp mà còn thúc đẩy phát triển bền vững thông qua việc tối ƣu hóa tác động tích cực và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trƣờng và xã hội. Ngày nay, có ngày càng nhiều quy định và tiêu chuẩn liên quan đến báo cáo môi trƣờng và xã hội từ các cơ quan quản lý và các tổ chức quốc tế. Kế toán xanh giúp tổ chức tuân thủ các quy định này một cách hiệu quả và đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm xã hội của họ. 2. Khái niệm về kế toán xanh Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu về kế toán xanh với các quan điểm khác nhau nhƣ: ―Kế toán xanh có thể hiểu là một hệ thống kế toán hiện đại và toàn diện nhằm ghi chép, tổng hợp và lập báo cáo cho một tổ chức, để phản ánh đầy đủ các nội dung về tài sản, nợ phải trả, vốn đầu tƣ, nguồn thu và các khoản chi cho môi trƣờng xanh của quốc gia‘‘ (Peter Wood, 1980). Theo Giáo sƣ Andreas Lako, giáo sƣ về kế toán phát triển bền vững của đại học Unika Soegijapranata, kế toán xanh là một mô hình mới trong kế toán, nó ủng hộ việc kế toán không chỉ tập trung vào các nghiệp vụ. Nghiệp vụ kế toán không chỉ dùng để cung câp báo cáo tài chính giúp ngƣời sử dụng có thể biết đƣợc lãi hoặc lỗ của một doanh nghiệp, mà còn bao gồm các nghiệp vụ có yếu tố về xã hội, con ngƣời và môi trƣờng. Kế toán xanh yêu cầu kế toán không chỉ tập trung vào lợi nhuận mà còn phải tập trung vào cả yêu tố con ngƣời và xã hội. Theo Sjak Smulders (2008), kế toán xanh là loại kế toán cố gắng đƣa yếu tố chi phí môi trƣờng vào kết quả tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp. Rout, Himanshu Sekhar, (2010) chỉ ra mục đích chính của kế toán xanh là giúp các doanh nghiệp hiểu và quản lý tiềm năng giữa các mục tiêu kinh tế truyền thông và các mục tiêu môi trƣờng, và sau đó đạt đƣợc mục tiêu cuối cùng là tăng trƣởng bền vững. Theo S. Sudhamathi, S. Kaliyamoorthy (2014), mục tiêu chính của kế toán xanh gồm 3 nội dung: Xác định, thu thập, tính toán và phân tích vật liệu và các vật liệu liên quan đến năng lƣợng; Báo cáo nội bộ và sử dụng thông tin về chi phí môi trƣờng; Cung cấp thông tin liên quan đến chi phí khác trong quá trình ra quyết định, với mục đích đƣa ra các quyết định hiệu quả và góp phần bảo vệ môi trƣờng. Một số nghiên cứu cho rằng, kế toán xanh đƣợc chia thành nhiều góc độ khác nhau, bao gồm 5 nội dung chính: Kế toán tài chính môi trƣờng; kế toán quản trị môi trƣờng; tài chính môi trƣờng; pháp luật về môi trƣờng; đạo đức và quan hệ với cộng đồng xã hội. Kế toán xanh nói chung và kế toán môi trƣờng nói riêng là một bộ phận của tăng trƣởng xanh, hƣớng đến mục tiêu ―do con ngƣời, vì con ngƣời‖, góp phần tạo sự ổn định, bền vững cho nguồn lực môi trƣờng, xã hội phát triển. 3. Lợi ích của kế toán xanh Kế toán xanh giúp giảm rủi ro xã hội, rủi ro môi trƣờng, rủi ro chính trị, rủi ro thị trƣờng, rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. Mục tiêu cuối cùng của kế xanh là: giảm chi phí và tăng doanh thu, lợi nhuận, vốn chủ sở hữu và tài sản doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp tăng trƣởng bền vững đồng thời giúp tăng giá trị của công ty hoặc tăng 199
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG giá trị cổ phiếu của công ty đó. Ngoài ra, kế toán xanh còn có các lợi ích khác bao gồm: Tăng cường minh bạch và trách nhiệm: Kế toán xanh giúp tăng cƣờng tính minh bạch và trách nhiệm của doanh nghiệp đối với tác động của hoạt động kinh doanh đến môi trƣờng và xã hội. Việc báo cáo rõ ràng về các chỉ số môi trƣờng và xã hội có thể tạo ra niềm tin từ phía cổ đông, nhà đầu tƣ và cộng đồng. Tối ưu hóa hiệu quả tài chính: Kế toán xanh có thể giúp doanh nghiệp tìm ra cơ hội tiết kiệm và tối ƣu hóa chi phí bằng cách quản lý hiệu quả hơn các nguồn lực và tác động môi trƣờng. Điều này có thể bao gồm tiết kiệm năng lƣợng, giảm lƣợng chất thải, và tối ƣu hóa sử dụng tài nguyên. Phản ánh giá trị cổ đông và nhà đầu tư: Trong một thị trƣờng ngày càng nhạy cảm với các vấn đề môi trƣờng và xã hội, việc áp dụng kế toán xanh có thể giúp tăng cƣờng giá trị cổ đông và thu hút sự quan tâm từ phía nhà đầu tƣ xã hội. Tạo ra cơ hội kinh doanh mới: Bằng cách chú trọng vào phát triển bền vững, kế toán xanh có thể giúp các doanh nghiệp tạo ra cơ hội kinh doanh mới thông qua việc phát triển và tiếp cận thị trƣờng các sản phẩm và dịch vụ có ảnh hƣởng tích cực đến môi trƣờng và xã hội. Quản lý rủi ro môi trường và xã hội: Kế toán xanh giúp doanh nghiệp nhận biết và quản lý rủi ro liên quan đến môi trƣờng và xã hội, bao gồm rủi ro liên quan đến thay đổi khí hậu, thiên tai, và các vấn đề xã hội nhƣ quyền lao động và quyền con ngƣời. Cải thiện hiệu xuất môi trường: Kế toán xanh giúp cải thiện hiệu suất môi trƣờng, kiểm soát chi phí và thúc đẩy tính bền vững. Kế toán xanh khuyến khích chính phủ cũng nhƣ doanh nghiệp đầu tƣ vào các công nghệ sạch hơn và hiệu quả hơn. Thúc đẩy sự phát triển bền vững: Kế toán xanh đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững. Bằng cách tích hợp các yếu tố môi trƣờng vào quyết định kinh doanh, doanh nghiệp có thể đạt đƣợc cân bằng giữa lợi ích kinh doanh và bảo vệ môi trƣờng, góp phần vào sự phát triển bền vững của cả xã hội. Những lợi ích này chỉ ra rằng việc áp dụng kế toán xanh không chỉ mang lại lợi ích tài chính mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và xã hội. 4. Thách thức trong việc áp dụng kế toán xanh Mặc dù rất nhiều quốc gia trên thế giới đã biết tới kế toán xanh và biết tới những lợi ích mà nó đem lại trong việc thúc đẩy phát triển bền vững, nhƣng việc áp dụng kế toán xanh không hề dễ dàng. Kế toán xanh là một ngành khoa học đang phát triển và vẫn đang đƣợc các nhà khoa học nghiên cứu nên vẫn chƣa có phƣơng pháp kế toán chuẩn. Dƣới đây là một số thách thức khi ứng dụng kế toán xanh: Thiếu tiêu chuẩn hóa và khả năng đo lường: Mỗi ngành có một mức độ ô nhiễm khác nhau vì vậy rất khó để đo lƣờng một cách chính xác mức độ ô nhiễm của từng ngành. Điều này gây khó khăn cho việc thiết lập một hệ thống chính sách đảm bảo sự công bằng và xác định hình thức cũng nhƣ mức độ xử lý đối với những đối tƣợng gây ô nhiễm. Mặc dù đã có sự tiến bộ trong việc phát triển các tiêu chuẩn và công cụ đo lƣờng cho kế toán xanh, nhƣng vẫn còn nhiều khó khăn trong việc đo lƣờng các yếu tố môi trƣờng và xã hội một cách chính xác và thống nhất. Chi phí và đầu tư ban đầu: Thực hiện kế toán xanh có thể đòi hỏi đầu tƣ lớn về 200
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG thời gian, tiền bạc và tài nguyên. Việc xây dựng hệ thống thu thập dữ liệu, đào tạo nhân viên, và triển khai các biện pháp bổ sung có thể tạo ra áp lực tài chính cho các doanh nghiệp. Tính chủ quan và khả năng phản ứng của thị trường: Việc đánh giá tác động môi trƣờng và xã hội thƣờng phụ thuộc vào sự đánh giá chủ quan từ các nhà quản lý, và điều này có thể dẫn đến sự không minh bạch và không tin cậy của dữ liệu. Ngoài ra, phản ứng của thị trƣờng cũng có thể không ổn định, đặc biệt nếu các biện pháp bảo vệ môi trƣờng và xã hội gây ra chi phí cao. Khả năng thúc đẩy sự thay đổi trong doanh nghiệp: Để thực hiện kế toán xanh một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần phải thúc đẩy sự thay đổi văn hóa và cách thức hoạt động. Điều này có thể đối mặt với sự kháng cự hoặc sự thiếu hiểu biết từ phía nhân viên và quản lý. Phức tạp và đa dạng của dữ liệu: Dữ liệu liên quan đến môi trƣờng và xã hội thƣờng phức tạp và đa dạng, điều này có thể làm cho việc thu thập, xử lý và báo cáo trở nên khó khăn và tốn thời gian. Thách thức về hành vi ứng xử của đối tác và nhà cung cấp: Doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc đảm bảo rằng các đối tác và nhà cung cấp của họ tuân thủ các tiêu chuẩn môi trƣờng và xã hội, đặc biệt khi hoạt động ở các khu vực với quy định và giám sát yếu kém. Thiếu hụt nguồn nhân lực có trình độ: Việc áp dụng kế toán xanh đòi hỏi đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao về kế toán môi trƣờng. Tuy nhiên, hiện nay nguồn nhân lực này còn rất hạn chế. 5. Kết luận Kế toán xanh là một phƣơng pháp kế toán mới mẻ và đang phát triển, không giống nhƣ kế toán thông thƣờng, kế toán xanh đƣợc thiết kế để tích hợp các yếu tố môi trƣờng và xã hội vào quá trình quản lý tài chính của một doanh nghiệp. Kế toán xanh tính các chi phí môi trƣờng vào chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Kế toán xanh còn giải thích cho những ảnh hƣởng lâu dài của hoạt động kinh tế đối với môi trƣờng. Mục tiêu của kế toán xanh là không chỉ đo lƣờng và báo cáo về hiệu suất tài chính, mà còn đo lƣờng và báo cáo về tác động của các hoạt động kinh doanh đối với môi trƣờng và xã hội. Kế toán xanh nên đƣợc giới thiệu trong các chƣơng trình giảng dạy kế toán. 6. Tài liệu tham khảo 1. Đặng Phƣơng Anh (2022), Nghiên cứu vận dụng kế toán xanh cho các doanh nghiệp sản xuất tại Hà Nội, Tạp chí Công thƣơng 2. Lako, A. (2015). Green Economy: Menghijaukan Ekonomi, Bisnis, & Akuntansi. Jakarta: Erlangga, 110. 3. Matthew N.O.Sadiku (2021), Green Accounting: A Primer, International Journal of Scientific Advances 4. Sjak Smulders (2008). "Green national accounting," The New Palgrave Dictionary of Economics, 2nd Edition. 5. Sudhamathi, S., & Kaliyamoorthy, S. (2014). (PDF) Green accounting.pdf Sudhamathi Premnath ... Retrieved from https://www.academia.edu/38287886/Green_accounting.pdf 201
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 6. Rout, H. S. (2010). Gender and Household Health Expenditure in Odisha, India. Journal of Health Management, 12(4), 445-460. 7. Trần Hải Long, Lê Thị Hƣơng (2022), Phát triển kế toán xanh trong các doanh nghiệp ở Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán. 8. Wood, P. J. (1980). Specificity in the interaction of direct dyes with polysaccharides. Carbohydrate research, 85(2), 271-287. 202
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2