intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các quan điểm về kế toán tinh gọn

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Các quan điểm về kế toán tinh gọn" nhằm trình bày tổng quan nghiên cứu về kế toán tinh gọn tại các doanh nghiệp với việc sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính. Theo đó cấu trúc của bài viết bao gồm: phần 1 là giới thiệu về nghiên cứu, phần 2 trình bày tổng quan nghiên cứu, phần 3 trình bày lý thuyết nền, và phần 4 là kết luận. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các quan điểm về kế toán tinh gọn

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC QUAN ĐIỂM VỀ KẾ TOÁN TINH GỌN ThS. Đoàn Thị Nguyệt Ngọc1, PGS, TS. Đỗ Đức Tài2* 1,2 Trường Đại học Lao động – Xã hội * Email: taiketoanquocte@gmail.com Tóm tắt Một trong những mục tiêu quan trọng đối với các nhà quản trị doanh nghiệp là lợi nhuận, để nâng cao lợi nhuận thì vấn đề quan trọng hàng đầu đặt ra đối với các nhà quản trị doanh nghiệp là tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, tiết kiệm cái gì, nhƣ thế nào không phải là câu trả lời dễ dàng. Nhƣng sản xuất tinh gọn sẽ mang đến câu trả lời rõ ràng, cụ thể. Kế toán tinh gọn là một phần của kế toán quản trị, đƣợc thực hiện trong doanh nghiệp khá mới mẻ so với những thành phần khác của kế toán quản trị. Tuy nhiên, nó cung cấp thông tin một cách chính xác, kịp thời và có thể hiểu đƣợc một cách dễ dàng nhất để cải tiến quá trình chuyển đổi và truyền thông giữa các bộ phận trong doanh nghiệp. Ngoài ra, kế toán tinh gọn ứng dụng công cụ quản lý dòng chảy giá trị nhằm loại bỏ đi những lãng phí từ quy trình kế toán thông thƣờng. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm trình bày tổng quan nghiên cứu về kế toán tinh gọn tại các doanh nghiệp với việc sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính. Theo đó cấu trúc của bài viết bao gồm: phần 1 là giới thiệu về nghiên cứu, phần 2 trình bày tổng quan nghiên cứu, phần 3 trình bày lý thuyết nền, và phần 4 là kết luận. Từ khóa: Kế toán tinh gọn, kế toán quản trị, kế toán, sản xuất tinh gọn, tinh gọn Abstract Profit is one of the main objectives for firm administrators. Cost reduction is the top priority for firm administrators in order to increase earnings. There is no simple solution for what and how to preserve, though. However, lean manufacturing will offer precise, certain solutions. Lean accounting is a part of management accounting that has been implemented in businesses quite recently compared to other components of management accounting. However, it provides accurate, timely, and easily understood information to improve transformation and communication between departments within the firm. In addition, lean accounting applies value flow management tools to eliminate waste from conventional accounting processes. The aim of the study is to present an overview of research on lean accounting in businesses using qualitative research methods. Accordingly, the structure of the article includes: part 1 is an introduction to the research; part 2 presents a literature review; part 3 presents the background theory; and part 4 is the conclusion. Keywords: Lean accounting, management accounting, accounting, lean manufacturing, lean 1. GIỚI THIỆU Tinh gọn (lean) đã đƣợc biết đến trên thế giới và trong nƣớc, các nhà nghiên cứu đã áp dụng trong cả lý luận và thực tiễn. Bên cạnh những doanh nghiệp đã đạt đƣợc những thành công khi áp dụng thì vẫn còn nhiều doanh nghiệp chƣa đạt đƣợc những thành công nhƣ mong đợi. Một trong những triết lý của ―tinh gọn‖ (lean) là quan điểm tiết kiệm chi phí thông qua loại bỏ lãng phí và cải tiến liên tục. Bằng cách vận hành liên tục các nguyên tắc và công cụ của Lean, doanh nghiệp có thể đạt đƣợc những kết quả tốt hơn về chất 221
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG lƣợng sản phẩm và dịch vụ, tăng năng suất, giảm thời gian sản xuất và đáp ứng nhanh yêu cầu của khách hàng. Áp dụng Lean là cải thiện năng suất lao động và nâng cao chất lƣợng, cùng với giảm trong thời gian phục vụ khách hàng (Lead time), giảm chu kỳ và chi phí sản xuất (White và cộng sự, 1999). Nghiên cứu áp dụng sản xuất tinh gọn vừa là công cụ góp phần giải quyết các vấn đề cấp bách, vừa là giải pháp lâu dài giúp các doanh nghiệp Việt Nam phát triển sản xuất, củng cố và khảng định vị thế trên thị trƣờng thế giới (Trƣơng Đoàn Thể, 2012). Ngày nay, khái niệm ―tinh gọn‖ không chỉ đƣợc áp dụng trong sản xuất mà còn đƣợc áp dụng trong lĩnh vực dịch vụ (lean service) và còn đƣợc khái quát hóa thành mô hình quản trị tổ chức tinh gọn (lean management) (Phan Chí Anh và Phạm Minh Tuấn, 2015). Theo Maskell và Kennedy (2007), thực hiện kế toán tinh gọn, doanh nghiệp có nhiều lợi ích, ch ng hạn nhƣ: (i) Góp phần chống lãng phí, thất thoát xảy ra trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp, từ đó làm giảm chi phí và tăng lợi nhuận; (ii) việc sử dụng các công cụ kế toán tinh gọn tại doanh nghiệp góp phần nâng cao năng lực để đạt đƣợc lợi thế bền vững và nâng cao hiệu suất sản xuất, hiệu quả kinh doanh. Vì vậy, ngày nay nhiều nhà quản lý và giới nghiên cứu đã thừa nhận tầm quan trọng của kế toán tinh gọn cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Thông qua phƣơng pháp nghiên cứu định tính, cấu trúc của bài viết bao gồm: phần 1 là giới thiệu về nghiên cứu, phần 2 trình bày tổng quan nghiên cứu, phần 3 trình bày lý thuyết nền, và phần 4 là kết luận. Dựa trên kết quả nghiên cứu, chúng tôi đề xuất một số khuyến nghị nhằm giúp các doanh nghiệp tăng cƣờng việc thực hiện có hiệu quả kế toán tinh gọn. 2. CÁC QUAN ĐIỂM VỀ TINH GỌN 2.1. Tinh gọn (lean) Womack và cộng sự (1990) là một trong những nhà nghiên cứu đầu tiên trên thế giới đề cập đến thuật ngữ tinh gọn (lean) khi trao đổi về sự thành công của Toyota với hệ thống Toyota Productino System (TPS) phát triển từ những năm 1950. Mô hình TPS đã chỉ ra cho các nhà khoa học và quản trị một cách tiếp cận mới về quản trị sản xuất để đồng thời đạt đƣợc các mục tiêu về chất lƣợng, chi phí và thời gian (Ohno, 1988). Womack và Jones (2003) cho rằng, khi một doanh nghiệp áp dụng Lean có thể giúp tăng năng suất lao động của công nhân lên gấp đôi, giảm tồn kho lên đến 90% và giảm tỷ lệ lỗi đến khách hàng 50%. Việc áp dụng lean không có nghĩa là chỉ việc đƣa các công cụ hay kỹ thuật đó vào hệ thống sản xuất mà doanh nghiệp cần xác định đƣợc đâu là kĩ thuật phù hợp với đặc thù sản xuất, nguồn lực của doanh nghiệp trong từng giai đoạn cụ thể (Wilson, 2010). Chỉ có khoảng dƣới 10% số doanh nghiệp có khả năng tiếp cận và áp dụng thành công lean (Nguyễn Đăng Minh và cộng sự, 2014). Theo Phan Chí Anh (2015), Lean đƣợc biết đến và thừa nhận rộng rãi trên thế giới nhƣ là một trong những phƣơng pháp quản lý sản xuất hiệu quả nhất theo quan 222
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG điểm cạnh tranh về chi phí sản xuất, thời gian sản xuất sản phẩm, giao hàng đúng hạn, lắp đặt, chăm sóc khách hàng, và dịch vụ sau bán hàng. Tinh gọn là một tập hợp nhiều công cụ, kỹ thuật và nguyên tắc có liên kết với nhau để giải quyết những vấn đề của quá trình sản xuất. Mỗi công cụ, kỹ thuật và nguyên tắc đều có hƣớng đến giải quyết một hoặc một số vấn đề. Tùy thuộc vào điều kiện và đặc thù sản xuất mà doanh nghiệp có thể lựa chọn áp dụng những công cụ nhất định của tinh gọn (Nguyễn Đạt Nguyên & Nguyễn Danh Minh, 2017). 2.2. Sản xuất tinh gọn Womack và cộng sự (1990) là một trong những nhà nghiên cứu đầu tiên đề cập đến sản xuất tinh gọn (Lean Production). Theo đó, thuật ngữ Lean - là sự tinh gọn, không có dƣ thừa, mạch lạc hay liền mạch, đƣợc sử dụng làm tên gọi cho hệ phƣơng pháp sản xuất tinh gọn, liên tục cải tiến các quy trình kinh doanh (Womack và cộng sự, 1990). Phƣơng pháp sản xuất tinh gọn là cách tiếp cận có hệ thống để loại bỏ mọi dạng của lãng phí trong toàn bộ chuỗi sản xuất nhằm đáp ứng tối đa mong muốn từ khách hàng (Womark và cộng sự, 1990). Tinh gọn cố gắng loại bỏ ba nguồn chính dẫn đến những tổn thất từ hệ thống quản lý sản xuất là lãng phí, sự biến động và sự thiếu linh hoạt (Drew và cộng sự, 2004). Sản xuất tinh gọn Lean đƣợc biết đến nhƣ một phƣơng pháp hiệu quả nhất trong việc loại bỏ lãng phí và cải tiến liên tục thông qua các hoạt động giảm tồn kho, năng lực dƣ thừa và bất kỳ hoạt động nào không cần thiết và không làm tăng thêm giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ (Pascal, 2007). Theo Shah và Ward (2007), bắt nguồn từ hệ thống sản xuất Ford (FPS) và hệ thống sản xuất Toyota (TPS), hệ thống sản xuất Lean là một phƣơng pháp đa chiều của hoạt động quản lý bao gồm sản xuất đúng thời điểm (JIT), tự động hóa thông minh (JIDOKA), hệ thống quản lý chất lƣợng, quản lý nhóm, sản xuất theo dòng chảy, quản lý nhà cung cấp. Tất cả những kỹ thuật này đƣợc tích hợp cộng hƣởng trong hệ thống sản xuất Lean. Sản xuất tinh gọn là việc ứng dụng một hệ thống các công cụ và phƣơng pháp quản lý tiên tiến nhằm liên tục loại bỏ những bất hợp lý, những hoạt động thừa không tạo ra giá trị gia tăng hay còn gọi là lãng phí, nhờ đó tăng năng suất và mức thỏa mãn khách hàng trong cung cấp sản phẩm và dịch vụ (Trƣơng Đoàn Thể, 2012). Theo Trƣơng Đoàn Thể (2012), mục tiêu chính của sản xuất tinh gọn là: (i) Giảm tối đa phế phẩm và sự lãng phí hữu hình bao gồm sử dụng vƣợt định mức nguyên vật liệu và tổn thất liên quan đến phế phẩm. (ii) Rút ngắn chu kỳ sản xuất bằng cách giảm thiểu thời gian chờ đợi giữa các công đoạn, thời gian chuẩn bị sản xuất và thời gian chuyển đổi mẫu mã sản phẩm. (iii) Xác định mức dự trữ tối ƣu ở tất cả công đoạn của quá trình sản xuất. (iv) Tăng năng suất lao động bằng cách vừa giảm thời gian dừng hoạt động của công nhân, đồng thời loại bỏ những công việc hay thao tác không cần thiết. (v) Tận dụng triệt để thiết bị và mặt bằng sản xuất nhờ bố trí sản xuất tối ƣu, gia tăng tối đa hiệu của các thiết bị hiện có và giảm thiểu thời gian dừng máy. (vi) Tăng tính linh hoạt: sản xuất đa dạng sản phẩm, thay đổi nhanh. 223
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Sản xuất tinh gọn đƣợc xem là một trong những phƣơng pháp quản trị hiện đại nhằm tinh gọn hóa sản xuất, giảm thiểu lãng phí trong doanh nghiệp, gia tăng hiệu quả kinh doanh (Phan Chí Anh và Phạm Minh Tuấn, 2015). Theo Phan Chí Anh và Phạm Minh Tuấn (2015), ra đời trong thập niên 1980, sản xuất tinh gọn đã đƣợc áp dụng trong các môi trƣờng khác nhau theo những cách tiếp cận có thể khác nhau; mục tiêu cơ bản của sản xuất tinh gọn hƣớng tới: Chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ đáp ứng các nhu cầu, yêu cầu, và mong đợi của khách hàng; sử dụng ít nguyên vật liệu, vật tƣ hơn; sử dụng ít không gian hơn; sử dụng ít nguồn nhân lực hơn; sử dụng ít lƣợng hàng tồn kho hơn; tốc độ sản xuất nhanh hơn; hệ thống sản xuất linh hoạt hơn, đáp ứng nhanh với các thay đổi của thị trƣờng; nhân viên làm việc dễ dàng hơn, tạo ra năng suất lao động cao hơn. Theo Nguyễn Đạt Nguyên & Nguyễn Danh Minh (2017), mục tiêu của sản xuất tinh gọn là tối ƣu hóa các giá trị về năng suất, chất lƣợng, chi phí và khả năng đáp ứng khách hàng trong khi vẫn đảm bảo đƣợc các điều kiện an toàn của sản xuất. Các công cụ và phƣơng pháp sản xuất tinh gọn kết hợp với nhau để đạt đƣợc các mục tiêu về năng suất, chất lƣợng, chi phí, giao hàng đúng hạn. Nền tảng của sản xuất tinh gọn bao gồm hệ thống 5S, quản lý trực quan, duy trì năng suất tổng thể, công việc tiêu chuẩn và cải tiến liên tục. Các công cụ của phƣơng pháp sản xuất tinh gọn kết hợp với nhau để đạt đƣợc các mục tiêu về năng suất, chất lƣợng, chi phí, giao hàng đúng hạn. 2.3. Kế toán tinh gọn Kế toán tinh gọn phản ánh chiến lƣợc kinh doanh, thông tin đƣợc thu thập và trình bày theo cách đơn giản trực quan (Maskell và Kennedy, 2007). Kế toán tinh gọn là một hệ thống kế toán linh hoạt, bao gồm tập hợp các nguyên tắc và thực tiễn linh hoạt, mô phỏng sản xuất tinh gọn bằng cách cung cấp các báo cáo kiểm soát và đo lƣờng thích hợp, công bố thông tin về các hoạt động mang lại giá trị cho khách hàng bằng cách cắt giảm chi phí và loại bỏ các quy trình vô nghĩa ở mỗi cấp độ sản xuất để phản ánh hiệu quả tài chính tốt nhất của công ty (Abu Hijleh và Mashhour, 2020). Theo Nguyễn Thị Sâm (2022), kế toán tinh gọn đã phát triển trong những năm gần đây để cung cấp các phƣơng pháp kế toán, kiểm soát và đo lƣờng hỗ trợ sản xuất tinh gọn tại các doanh nghiệp, kế toán tinh gọn đƣợc phát triển nhằm nâng cấp hệ thống kế toán theo kịp với quy trình kinh doanh của doanh nghiệp, kế toán tinh gọn là mô hình kế toán áp dụng cho những doanh nghiệp ứng dụng quy trình sản xuất tinh gọn. Kế toán tinh gọn đã thực hiện một quy trình đƣợc gọi là quy trình quản lý dòng chảy giá trị. Ngoài ra, với kế toán tinh gọn, ngân sách đƣợc lập theo từng quy trình kinh doanh với chi tiết từng hoạt động, việc áp dụng kế toán tinh gọn còn có tác động tốt đến lợi nhuận và mức tiêu thụ hàng tồn kho của doanh nghiệp, khi áp dụng kế toán tinh gọn, từng chuỗi giá trị sẽ thƣờng xuyên báo cáo thực trạng tài chính và hoạt động tại chuỗi… Nhƣ vậy, kế toán tinh gọn là mô hình kế toán áp dụng cho những doanh nghiệp ứng dụng quy trình sản xuất tinh gọn. Mô hình này bao gồm những phƣơng pháp nhƣ tổ chức và quản lý chi phí theo dòng giá trị, thay đổi kỹ thuật đánh giá hàng tồn kho và đƣa thêm một số thông tin phi tài chính vào báo cáo tài chính doanh nghiệp. 224
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT Các nghiên cứu trƣớc đây về tinh gọn và sản xuất tinh gọn nói chung, kế toán tinh gọn nói riêng đều thừa nhận một số lý thuyết thúc đẩy việc áp dụng kế toán tinh gọn tại các doanh nghiệp, ch ng hạn nhƣ: Lý thuyết khuếch tán đổi mới, lý thuyết đại diện, lý thuyết ngẫu nhiên… Dựa trên các lý thuyết này các nhà nghiên cứu, các nhà quản trị doanh nghiệp và đối tƣợng sử dụng thông tin bên trong doanh nghiệp phát hiện các yếu tố thúc đẩy hoặc cản trở đến việc áp dụng kế toán tinh gọn. Trong khuôn khổ bài viết này, nhóm tác giả tập trung bàn luận, phân tích lý thuyết khuếch tán đổi mới – đó là một trong những lý thuyết đƣợc nhiều nhà nghiên cứu sử dụng đối với các nghiên cứu về kế toán tinh gọn. Lý thuyết khuếch tán đổi mới (Diffusion of Innovations Theory) (Rogers, 1962) miêu tả quy trình xử lý để công nghệ mới và tiến bộ khác lan rộng khắp xã hội, từ việc giới thiệu sản phẩm đến chấp nhận sử dụng sản phẩm; tìm kiếm lời giải thích làm thế nào và tại sao ý tƣởng mới lại đƣợc chấp nhận với các mốc thời gian có khả năng lan truyền trong thời gian dài; và cách thức mà các cải tiến đƣợc kết nối đến các bộ phận khác nhau của tổ chức và những ý kiến chủ quan liên quan đến việc đổi mới là những yếu tố quan trọng trong việc làm thế nào sự khuếch tán xảy ra nhanh nhƣ vậy . Theo lý thuyết khuếch tán đổi mới, có bốn yếu tố ảnh hƣởng đến sự khuếch tán của một ý tƣởng mới gồm mức độ cải tiến, kênh truyền thông, thời gian và hệ thống xã hội. Trong lĩnh vực kế toán quản trị, Dunk (1989) đã sử dụng lý thuyết này trong nghiên cứu của mình để giải thích sự chậm thay đổi của hệ thống kế toán quản trị trong quá trình sản xuất đồng thảo luận về việc áp dụng lý thuyết này trong việc triển khai vận dụng các kỹ thuật mới trong kế toán quản trị. Bên cạnh đó, Damanpour và Evan (1984) đã vận dụng lý thuyết khuếch tán đổi mới trong nghiên cứu về hệ thống thông tin quản lý và kế toán. Dựa trên lý thuyết này, kết quả của các nghiên cứu cho thấy việc áp dụng các kỹ thuật kế toán quản trị trong phân tích định lƣợng đã làm tăng hiệu quả của hệ thống quản lý tài chính. Ngoài ra, theo Romal (2000) các nhân tố ảnh hƣởng đến việc áp dụng hệ thống kế toán quản trị hiện đại gồm cấu trúc tổ chức, sự hỗ trợ của nhà quản lý, quy mô doanh nghiệp, công nghệ và khả năng tài chính. Kế toán tinh gọn là một trong những thành phần và kỹ thuật cơ bản của kế toán quản trị. Việc áp dụng kế toán tinh gọn đƣợc coi là một trong những sự đổi mới đáp ứng yêu cầu sản xuất tinh gọn tại các doanh nghiệp, do đó cần phải có thời gian, sự chia sẻ tri thức, sự kế thừa và kinh nghiệm. Vì vậy, lý thuyết khuếch tán đổi mới không những đề cập đến việc thực hiện kế toán tinh gọn tại doanh nghiệp mà còn gợi mở các nhân tố ảnh hƣởng đến thực hiện kế toán tinh gọn trong doanh nghiệp bao gồm: (i) Quy mô doanh nghiệp; (2) nhận thức và trình độ của nhà quản trị doanh nghiệp; (3) công nghệ thông tin; và (iv) tài chính để thực hiện kế toán tinh gọn tại doanh nghiệp. 4. KẾT LUẬN Phƣơng pháp sản xuất tinh gọn đƣợc cho là một tập hợp các nguyên tắc, công cụ và kỹ thuật đƣợc thiết kế để giải quyết những vấn đề gốc rễ của các hoạt động kém hiệu quả trong sản xuất. Mục đích chính của kế toán tinh gọn là loại bỏ lãng phí thông qua việc xác định các nguồn của chi phí, kế toán tinh gọn đã và đang ngày càng kh ng định vai trò 225
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG và vị trí quan trọng trong quản lý kinh tế và đã trở thành một phƣơng pháp quản lý, kiểm soát hiệu quả hoạt đông của doanh nghiệp. Tuy nhiên, kế toán tinh gọn có những yêu cầu cao hơn nên khi thực hiện cũng đòi hỏi những điều kiện nhất định. Thực hiện kế toán tinh gọn trong các doanh nghiệp có vai trò to lớn đối với các doanh nghiệp, ch ng hạn nhƣ: xác định đƣợc những hƣ hỏng lãng phí trong từng khâu, từng bƣớc của quy trình sản xuất hiện tại doanh nghiệp; giảm đƣợc thời gian quản lý cũng nhƣ giảm số lƣợng sản phẩm dở dang trên dây chuyền, phế liệu; cung cấp một kế hoạch để thực hiện cải tiến quy trình sản xuất nhằm cắt giảm chi phí; cung cấp đƣợc một nội dung rõ ràng về từng quy trình có liên quan đến nguyên vật liệu và dòng thông tin có liên quan khác; xem xét kỹ lƣỡng, giám sát và kiểm soát từ khâu bắt đầu đến khi kết thúc quy trình; và phát triển và nâng cao chất lƣợng sản phẩm cũng nhƣ độ hữu dụng chung cho khách hàng. 5. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Damanpour, F., & Evan, W.M. (1984) Organizational Innovation and Performance: The Problem of ―Organizational Lag‖. Administrative Science Quarterly, 29, 392-409. https://doi.org/10.2307/2393031 2. Drew, J., McCallum, B., & Roggenhofer, S. (2004). Journey to Lean: Making Operational Change Stick: Palgrave Macmilan. 3. Dunk, A. S. (1989). Budget emphasis, budgetary participation and managerial performance: A note. Accounting, Organizations and Society, 14(4), 321-324. https://doi.org/10.1016/0361-3682(89)90002-0 4. Nguyễn Đăng Minh và cộng sự. (2014). Định hƣớng áp dụng quản trị tinh gọn tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế và kinh doanh, 30(1), 63-71. 5. Nguyễn Đạt Nguyên & Nguyễn Danh Minh (2017). Áp dụng phƣơng pháp sản xuất tinh gọn (LEAN) tại các doanh nghiệp ở Việt Nam: Chặng đƣờng đi đến thành công. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, 235(II), 76-83. 6. Nguyễn Thị Sâm (2022). Giải pháp ứng dụng kế toán tinh gọn tại doanh nghiệp Việt Nam. Tạp chí Công thƣơng, 2, 374-377. https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/giai- phap-ung-dung-ke-toan-tinh-gon-tai-doanh-nghiep-viet-nam-87585.htm 7. Ohno, T. (1988), Toyota Production System: Beyond Large-Scale Production, Cambridge: Productivity Press. 8. Pascal, D (2007), Lean Enterprises Simplified, 2rd edition, New York: Productivity Press Inc. 9. Phan Chí Anh (2015). Quản trị sản xuất tinh gọn: Một số kinh nghiệm quốc tế. Hà nội. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội 10. Phan Chí Anh, Phạm Minh Tuấn (2015). Quản trị chất lƣợng toàn diện và quản trị sản xuất tinh gọn- Phƣơng pháp tiếp cận và hàm ý cho việc áp dụng tại Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, 215(II), 89-96. 11. Rogers, E.M. (1962) Diffusion of Innovations. Free Press, New York. 12. Romal, J. B. (2000). A Study of the Factors that Could Influence the Duration of the Accounting Lag Applied to Us Manufacturers. Masters of Business Administration, State University of New York at Buffalo 226
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 13. Trƣơng Đoàn Thể (2012). Nghiên cứu áp dụng sản xuất tinh gọn – công cụ giúp các doanh nghiệp vƣợt qua giai đoạn khủng hoảng. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số đặc biệt (10.2012), 94-100. 14. Shah, R., & Ward, P. T. (2007), ‗Defining and developing measures of lean production‘, Journal of Operations Management, 25, pp.785–805. 15. White, R.E., Pearson, J.N. & Wilson, J.R. (1999), ‗JIT Manufacturing: a survey of implementation in small and large US manufacturers‘, Management Science, 45 (1), pp.1–15. 16. Wilson, L. (2010). How to implement lean manufacturing: McGraw-Hill Education. Womack, J., Jones, D. and Roos, D. (1990) The Machine That Changed the World: The Story of Lean Production, Toyota‘s Secret Weapon in the Global Car Wars That Is Now Revolutionizing World Industry. Free Press, New York 17. Womack, J. P., & Jones, D.T. (2003) Lean Thinking. Free Press, New York. 227
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2