intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nội san Nghiên cứu khoa học sinh viên - Tập 8/2024

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:80

11
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội san Nghiên cứu khoa học sinh viên - Tập 8/2024 của Học viện Tài chính trình bày các bài viết về: Phân tích chỉ số LPI - đánh giá mức độ phát triển logistics tại Việt Nam trong giai đoạn 2012-2023; áp dụng quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội; thị trường vàng ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp; phân tích những thách thức và hiệu quả sinh lời từ bảo hiểm lũ lụt tại Việt Nam;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nội san Nghiên cứu khoa học sinh viên - Tập 8/2024

  1. NGHIEÂN CÖÙU KHOA HOÏC SINH VIEÂN Taäp 08/2024 MUÏC LUÏC TÀI CHÍNH VĨ MÔ 3. Phân tích chỉ số LPI - Đánh giá mức độ phát triển logistics tại Việt Nam trong giai đoạn 2012-2023 Trần Thị Tâm Như - CQ60/06.05CLC 7. Áp dụng quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội Nhâm Thùy Trang; Nguyễn Ánh Dương - CQ59/05.03 Phạm Thị Thu Sâm; Nguyễn Đào Thu Thủy - CQ59/05.03 12. Thị trường vàng ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp Lưu Thu Ngân - CQ59/22.02; Bùi Mai Trang - CQ59/22.01 16. Thực trạng phát triển hoạt động tín dụng xanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam Nguyễn Tùng Lâm - CQ61/19.02; Lò Văn Diễm - CQ59/15.04 TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 20. Phân tích những thách thức và hiệu quả sinh lời từ bảo hiểm lũ lụt tại Việt Nam Doãn Hải Hà - CQ59/11.03 24. Thực trạng sử dụng thẻ tín dụng tại Việt Nam - Đòn bẩy tài chính hay “bẫy” tiêu dùng? Bùi Hoài Ngân - CQ59/11.07; Nguyễn Khắc Hùng - CQ59/02.04 27. Chuyển đổi IFRS - Thực trạng và thử thách khi áp dụng Chuẩn mực kế toán tại Việt Nam Đinh Phương Thảo - CQ60/21.02CLC; Phạm Hải Anh - CQ61/22.08CLC CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ 30. Developing Vietnam's insurance market in the new context Hoàng Nam Khánh - CQ59/08.02 34. A promising future for the carbon credit market in Vietnam Lê Thanh Thảo - CQ60/06.03CLC 38. Cơ hội và thách thức của thị trường xe điện tại Việt Nam Đào Huyền Trang - CQ59/22.03 41. Tính an toàn, bảo mật trong thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam Mai Quỳnh Chi - CQ59/21.01; Nguyễn Thị Hương Giang - CQ59/21.05 47. The development of green consumption in Vietnam Nguyễn Thị Thu Hà - CQ59/21.09CLC 51. Gia nhập đường đua tiếp thị liên kết tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức Nguyễn Thị Thanh Hoa - CQ60/22.04 Sinh viªn 1
  2. Taäp 08/2024 NGHIEÂN CÖÙU KHOA HOÏC SINH VIEÂN 54. Thị trường carbon và một số thách thức đối với xây dựng thị trường carbon tự nguyện tại Việt Nam Vũ Đình Chiến; Trần Thị Thu Trang - CQ60/11.03 57. Xanh hoá chuỗi cung ứng thuỷ sản Việt Nam: Thực trạng và giải pháp Bùi Mai Trang - CQ59/22.01; Đỗ Kiều Anh - CQ60/02.02 TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 61. Tác động của cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU Nguyễn Thị Kim Ánh; Trần Thanh Bình; Lê Mai Phương - CQ59/05.03 65. Developing supporting industries for the electronics sector: International experience and lessons for Vietnam Lê Thị Hằng - CQ59/63.02; Lê Trọng Anh - CQ59/62.02; Phạm Bùi Mỹ Hoa; Đoàn Thị Dung - CQ59/62.01 70. Thực hành ESG của doanh nghiệp trong xuất khẩu nông nghiệp xanh Dương Trọng Phước - CQ59/11.08CLC; Lã Thanh Huyền - CQ61/22.08CLC; Phạm Minh Đức - CQ61/09.04CLC; Nguyễn Thị Thu Trang - CQ59/22.03 73. Tác động của cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) đối với doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào EU Trần Ngọc Linh - CQ61/11.06CLC 76. Kinh nghiệm quốc tế về phát hành trái phiếu tài trợ thâm hụt ngân sách nhà nước - Bài học cho Việt Nam Bùi Thuỳ Dương - CQ61/08.04 thÓ lÖ Göi bµi Bài viết ngắn gọn, rõ ràng, đánh máy trên một mặt giấy A4 (độ dài không quá 5 trang, lề trái bằng 3,5cm, lề phải bằng 2,0cm, lề trên + dưới 3,0cm, cỡ chữ 14, khoảng cách dòng tối thiểu là 1,3cm), đánh số trang; các ký hiệu, công thức và hình vẽ phải chính xác, đúng quy định, đánh số và ghi rõ vị trí đặt hình, tiêu đề bài báo viết bằng chữ in hoa, họ và tên tác giả, số điện thoại... được đặt ngay dưới dòng tiêu đề sát với lề phải của trang 1. Tư liệu nước ngoài và dẫn liệu cần ghi rõ xuất xứ (tên tác giả, tên ấn phẩm, nhà xuất bản, năm xuất bản; báo chí phải ghi rõ số ra ngày, tháng, năm; tên trang Web và tên chuyên mục của trang Web. v.v...). Không nhận những bài viết đã đăng trên các ấn phẩm khác ở trong và ngoài Học viện. Bài viết và ý kiến trao đổi xin gửi về: Phòng 317 - Ban Quản lý Khoa học - Học viện Tài chính - Đức Thắng - Bắc Từ Liêm - Hà Nội Điện thoại: 024.02191967; Email: noisansvnckh@gmail.com Sinh viªn 2
  3. TAØI CHÍNH VÓ MOÂ Taäp 08/2024 Phân tích chỉ số LPI - Đánh giá mức độ phát triển logistics tại Việt Nam trong giai đoạn 2012 - 2023 Trần Thị Tâm Như - CQ60/06.05CLC rong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Logistics đã và đang trở T thành một ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp tích cực trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên thị trƣờng quốc tế. Để đánh giá về khả năng hoạt động Logistics ở các quốc gia, chỉ số Hiệu quả Logistics (LPI) là một chỉ số quan trọng đƣợc đông đảo các nƣớc thừa nhận. Qua việc nghiên cứu chỉ số LPI, bài viết phân tích thực trạng phát triển hoạt động Logistics của Việt Nam trong giai đoạn 2012 - 2023. Từ đó đề xuất các giải pháp để cải thiện thứ hạng chất lƣợng Logistics của VN trong thời gian tới. Tổng quan về chỉ số LPI Chỉ số Hiệu quả Logistics (Logistics Performance Index - LPI) là một chỉ số do Ngân hàng Thế giới nghiên cứu và công bố trong báo cáo mang tên “Connecting to compete: Trade Logistics in the Global” nhằm xếp hạng hiệu quả và năng lực hoạt động Logistics của các quốc gia. LPI đƣợc thừa nhận nhƣ một chỉ số so sánh năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ Logistics giữa các nƣớc. Do Logistics đƣợc hiểu là một mạng lƣới dịch vụ hỗ trợ chuyển dịch hàng hóa và quản lý chuỗi cung ứng cả trong và ngoài nƣớc nên chỉ số LPI đƣợc chia thành hai chỉ số thành phần là chỉ số LPI quốc tế và chỉ số LPI nội địa. Bảng 1.1: So sánh LPI quốc tế và LPI nội địa Sinh viªn 3
  4. Taäp 08/2024 TAØI CHÍNH VÓ MOÂ Chỉ số LPI quốc tế thƣờng đƣợc sử dụng hơn vì sự thuận tiện khi đánh giá sự phát triển năng lực Logistics của một quốc gia qua các năm hoặc so sánh giữa các quốc gia với nhau. Trong báo cáo LPI đƣợc công bố hai năm một lần vào các năm chẵn, tất cả các quốc gia sẽ đƣợc xếp hạng dựa vào điểm trung bình của 6 tiêu chí về môi trƣờng Logistics. Cho đến nay, báo cáo đã có 7 phiên bản trong các năm 2007, 2010, 2012, 2014, 2016, 2018 và 2023. Kể từ lần đầu tiên vào năm 2007, báo cáo xếp hạng LPI đã tác động mạnh mẽ đến chính sách thƣơng mại và Logistics của các nƣớc, trở thành một thƣớc đo để đánh giá mức độ hiệu quả của chiến lƣợc phát triển Logistics và chiến lƣợc vận tải quốc gia. Tuy nhiên, khi xem xét hiệu quả Logistics của từng quốc gia qua các năm không nên chỉ nhìn vào thứ hạng LPI của nƣớc đó mà nên kết hợp với điểm số cụ thể. LPI đƣợc sử dụng nhƣ một đánh giá nhanh ban đầu về vị trí của quốc gia đó trên bản đồ Logistics thế giới; là công cụ để thực hiện những nghiên cứu toàn diện và sâu hơn về các dịch vụ Logistics của nƣớc đó, nhƣ đánh giá hoạt động của các phƣơng thức vận tải khác nhau, Logistics trong nội bộ doanh nghiệp, thời gian và chi phí đào tạo nhân lực trong lĩnh vực Logistics. Sử dụng chỉ số LPI phân tích thực trạng phát triển Logistics ở Việt Nam trong giai đoạn 2012 - 2023 Bảng 1. So sánh chỉ số LPI Bảng 2. So sánh chỉ số LPI của Việt Nam của Việt Nam từ 2012 đến 2023 giữa 2016 và 2018 Nguồn: Connecting to compete: Trade Logistics in the Global 2012 - 2023 Giai đoạn 2012 - 2014, thứ hạng LPI của Việt Nam trên thế giới tăng từ hạng 53 năm 2012 lên hạng 48 năm 2014 với điểm số LPI lại tăng mạnh từ 2,89 lên 3,15 điểm. Hệ thống cơ sở hạ tầng dành cho hoạt động dịch vụ Logistics có sự tiến bộ rõ rệt từ 2,68 lên 3,11 điểm; đồng thời, các tiêu chí về Thông quan, chi phí liên quan đến Giao hàng, Năng lực cạnh tranh và khả năng Truy xuất các lô hàng cũng có sự cải thiện rõ rệt. Điểm số Thời gian giảm từ 3,64 xuống 3,49 điểm. (Bảng 1) Đến năm 2016, điểm số và thứ hạng LPI của Việt Nam đều sụt giảm mạnh từ 3,15 điểm (2014) xuống 2,98 điểm và tụt 16 bậc từ hạng 48 xuống hạng 64. Ngoài tiêu chí về Thời gian gần nhƣ không thay đổi, điểm số các thành phần khác đều giảm rõ rệt. Sinh viªn 4
  5. TAØI CHÍNH VÓ MOÂ Taäp 08/2024 Điều này không nói lên rằng cơ sở hạ tầng tại Việt Nam kém hơn trƣớc hay thủ tục hải quan phiền hà hơn trƣớc, mà là những bƣớc tiến của Logistics Việt Nam trong thời gian qua chƣa làm hài lòng những ngƣời trả lời. Kết cấu hạ tầng, hệ thống cầu đƣờng và cảng biển đƣợc đầu tƣ khá nhiều tuy nhiên các chuyên gia đánh giá hạ tầng của Việt Nam còn thiếu đồng bộ. Ngoài ra, đây cũng là khoảng thời gian mà chuỗi cung ứng và hoạt động vận tải Việt Nam gặp một vài khó khăn từ những nguyên nhân trong và ngoài nƣớc, qua đó tác động tiêu cực đến chỉ số LPI của Việt Nam. (Bảng 2) Năm 2018, xếp hạng Logistics Việt Nam trên thế giới nhảy vọt 25 bậc từ vị trí 64 (2016) lên hạng 39/160 quốc gia xếp hạng; điểm số LPI tăng mạnh từ 2,98 lên 3,27 điểm. Tất cả 6 tiêu chí đánh giá LPI năm 2018 đều tăng vƣợt bậc, lần lƣợt là: i/Năng lực chất lượng dịch vụ (xếp hạng 33, tăng 29 bậc và 0,2 điểm); ii/Khả năng theo dõi, Truy xuất hàng hóa (xếp hạng 34, tăng 41 bậc và 0,61 điểm); iii/Thông quan (xếp hạng 41, tăng 23 bậc); iv/Kết cấu hạ tầng logistics (xếp hạng 47, tăng 23 bậc); v/Thời gian giao hàng (xếp hạng 40, tăng 16 bậc); vi/Giao hàng quốc tế (xếp hạng 49, tăng 1 bậc). Điều này phản ánh thực trạng về cải thiện năng lực của doanh nghiệp thông qua ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực Logistics, với tỷ lệ từ 15-20% vào năm 2015-2016 đã tăng lên 40-50% vào 2017-2018 (theo khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam VLA). Đồng thời phản ánh những nỗ lực cải cách của Chính phủ trong việc tạo lập môi trƣờng kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế nói chung và lĩnh vực Logistics nói riêng. Đây đƣợc coi là một năm thành công với Logistics Việt Nam. So sánh các tiêu chí LPI qua các năm (2012-2023) Nguồn: Connecting to compete: Trade Logistics in the Global 2012 - 2023 Tháng 4/2023, sau 4 năm gián đoạn, Ngân hàng Thế giới công bố bảng xếp hạng LPI năm 2023. Theo đó, Việt Nam tiếp tục đà tăng khi tăng 0,03 điểm, từ 3,27 điểm lên 3,3 điểm, đứng vị trí thứ 43 (giảm 4 bậc so với hạng 39 năm 2018). Xét về các chỉ số thành phần, Việt Nam ghi điểm tăng ở các tiêu chí Hạ tầng, Thông quan và Giao hàng quốc tế, còn các tiêu chí Năng lực, Thời gian và Truy xuất hàng hóa ghi nhận điểm giảm. Báo cáo LPI 2023 chỉ ra ngành Logistics thích ứng với sự thay đổi của các mô hình thƣơng mại toàn cầu, với độ tin cậy của chuỗi cung ứng cao hơn, khả năng đối mặt khủng hoảng tốt hơn, xanh hóa và số hóa chuỗi cung ứng bắt kịp xu hƣớng thế giới. Sinh viªn 5
  6. Taäp 08/2024 TAØI CHÍNH VÓ MOÂ Nhìn chung, trong giai đoạn 2012 - 2023, Logistics Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện và phát triển để hội nhập và vƣơn tầm quốc tế. Điều đó thể hiện những cố gắng cải thiện hiệu quả hoạt động và năng lực đáp ứng nhu cầu trong ngành Logistics của Chính phủ. Theo “Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ Logistics Việt Nam đến năm 2025”, Việt Nam phấn đấu đến năm 2025 đạt xếp hạng LPI từ 50 trở lên. Sự sụt giảm 2018 - 2023 rõ ràng vẫn là một kết quả đòi hỏi nền kinh tế nói chung và ngành Logistics nói riêng không ngừng nỗ lực và đƣa ra những định hƣớng toàn diện và phù hợp hơn nữa. Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả Logistics Việt Nam trong thời gian tới Mặc dù còn gặp nhiều trở ngại nhƣng có thể thấy, thị trƣờng Logistics tại Việt Nam đang không ngừng nỗ lực và hoàn thiện, trở thành một thị trƣờng mới nổi mạnh mẽ và đầy tiềm năng. Vì vậy, để cải thiện thứ hạng chất lƣợng Logistics của VN trong thời gian tới, Nhà nƣớc cần đặc biệt chú trọng tới việc cải thiện các vấn đề liên quan trực tiếp đến các chỉ số thành phần của LPI. Thứ nhất, cải thiện các tiêu chí về hải quan và giao hàng đúng hạn. Đẩy mạnh cải cách theo hƣớng bãi bỏ, đơn giản hóa các thủ tục không cần thiết, triển khai việc tự động hóa thủ tục giám sát hải quan, ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm soát thời gian thông quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại tất cả các cửa khẩu đƣờng không, đƣờng biển trên toàn quốc. Từ đó giúp giảm chi phí logistics, rút ngắn thời gian hoàn thành một chu kỳ kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của cả doanh nghiệp và quốc gia. Thứ hai, cải thiện các tiêu chí về kết cấu hạ tầng. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án giao thông trọng điểm nhƣ đƣờng cao tốc, sân bay, cảng biển; xây dựng các hạ tầng có tính kết nối, lan tỏa ở các Vùng kinh tế trọng điểm để làm đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội cho cả khu vực. Các địa phƣơng xây dựng hoặc điều chỉnh quy hoạch để đảm bảo kết nối thông suốt đƣờng bộ, đƣờng sắt với khu công nghiệp, cảng biển, sân bay; giảm ách tắc đƣờng vào ra cảng biển để các chuyến giao hàng nhanh chóng, kịp thời. Thứ ba, cải thiện các tiêu chí về nâng cao năng lực và chất lượng cung cấp dịch vụ logistics. Nhà nƣớc cần xây dựng định hƣớng cho các doanh nghiệp tập trung ứng dụng công nghệ cao trong toàn bộ chuỗi cung ứng, quá trình sản xuất - lƣu thông cũng nhƣ trong việc cung cấp dịch vụ logistics; nâng cao vai trò của logistics trong quản trị chuỗi cung ứng thông qua việc phối hợp chặt chẽ với bên sử dụng dịch vụ logistics cùng tìm biện pháp giảm chi phí logistics. Bên cạnh đó, khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ nghiên cứu, phát triển các giải pháp cải thiện khả năng cung cấp thông tin giúp việc theo dõi và truy xuất các lô hàng đƣợc nhanh chóng, chính xác. Tài liệu tham khảo: “Nhiều tiềm năng cho ngành logistics Việt Nam” - ATM Global Trans “Connecting to compete: Trade Logistics in the Global” (2012, 2014, 2016, 2018, 2023) - World Bank “Bộ tài liệu hướng dẫn về chỉ số LPI” (2019) - Bộ Công Thương “Báo cáo Logistics Việt Nam 2023” (2023) - Bộ Công Thương. Sinh viªn 6
  7. TAØI CHÍNH VÓ MOÂ Taäp 08/2024 Áp dụng quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan TP. Hà Nội Nhâm Thùy Trang; Nguyễn Ánh Dương; Phạm Thị Thu Sâm; Nguyễn Đào Thu Thủy - CQ59/05.03 rong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay ở Việt Nam, hoạt động XNK T hàng hóa ngày càng phát triển và đem lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế quốc dân. Trong đó TP. Hà Nội với vai trò là đầu tàu, là hạt nhân có tính chất lan tỏa của cả nƣớc và cũng là điểm sáng tác động lớn đến sự phát triển kinh tế trên nhiều lĩnh vực. Từ đó mà xu hƣớng hội nhập quốc tế này ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động XNK hàng hóa nói chung và quản lý Hải quan đối với hàng hóa XNK hàng hóa tại Hà Nội nói riêng. Một trong những nội dung cải cách hoạt động Hải quan đƣợc nhiều nƣớc quan tâm chính là áp dụng hệ thống quản lý rủi ro vào quá trình quản lý hàng hóa XNK. Mặc dù đã xuất hiện cách đây gần 20 năm nhƣng có thể khẳng định quản lý rủi ro vẫn luôn là xu thế tất yếu của quản lý Hải quan hiện đại. Theo số liệu thống kê sơ bộ Tổng Cục Hải quan, tổng kim ngạch XNK cả nƣớc trong năm 2022 chính thức đạt đƣợc 730,21 tỷ USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2021. Nhìn chung, có thể thấy công tác áp dụng quản lý rủi ro ngày càng chứng tỏ đƣợc vai trò là phƣơng tiện hữu hiệu của cơ quan Hải quan trong thực hiện “mục tiêu kép”, vừa tạo thuận lợi cho hàng hóa xuất nhập khẩu, vừa đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nƣớc. Trong những năm gần đây, cùng mục tiêu hiện đại hoá Hải quan đến năm 2030 trong Chiến lƣợc phát triển Hải quan giai đoạn 2021-2030, ngành Hải quan nói chung và Cục Hải quan TP. Hà Nội nói riêng đã và đang áp dụng công tác quản lý rủi ro một cách triệt để. Tuy nhiên, thực tế triển khai hệ thống quản lý rủi ro trong nghiệp vụ Hải quan còn gặp nhiều khó khăn, thách thức trong công tác hoàn thiện văn bản quy định liên quan, thiết lập hành lang pháp lý, kiện toàn đội ngũ,… Để góp phần đƣa công tác áp dụng quản lý rủi ro đối với hàng hóa XNK ngày càng đạt hiệu quả cao, cần có sự nghiên cứu một cách toàn diện và chuyên sâu về hoạt động nghiệp vụ Hải quan. Thực trạng quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Quy trình áp dụng QLRR đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu sẽ diễn ra với 4 bƣớc quan trọng bao gồm: Xác định rủi ro, Phân tích rủi ro, Đánh giá rủi ro và Xử lý rủi ro. Nhờ có sự liên kết của 4 bƣớc kể trên thì một quy trình QLRR mới đƣợc hoàn thiện, đảm bảo tính logic và việc áp dụng nó đem lại hiệu quả cao. Xác định rủi ro: Bám sát tình hình hoạt động XNK trên địa bàn Cục Hải quan Hà Nội, Phòng QLRR đã phân công các Tổ công tác tăng cƣờng thu thập, phân tích Sinh viªn 7
  8. Taäp 08/2024 TAØI CHÍNH VÓ MOÂ thông tin, dấu hiệu rủi ro theo từng thời điểm, thiết lập chỉ số tiêu chí lựa chọn kiểm tra thực tế tại cửa khẩu hoặc qua máy soi, tiêu chí lấy mẫu phân tích theo các nhóm hàng, loại hình, xuất xứ, doanh nghiệp có rủi ro cao. Qua đó mà trong năm 2023, thiết lập và cập nhật hệ thống: 1.957.755 tiêu chí rủi ro, trong đó có 1.916.593 tiêu chí kiểm tra qua máy soi (tăng so với năm 2022 là 201.603 tƣơng ứng 11,76%); thanh loại ra khỏi hệ thống: 1.813.794 tiêu chí, trong đó có 1.812.903 tiêu chí kiểm tra qua máy soi (tăng so với năm 2022 tƣơng ứng là 12,00%); Số tiêu chí còn hiệu lực 143.961 tiêu chí, trong đó có 103.690 tiêu chí kiểm tra qua máy soi (tăng so với năm 2022 là 7,57%). Phân tích rủi ro: Trên cơ sở danh sách rủi ro đƣợc xác lập từ kết quả xác định rủi ro nhƣ trên, Tổ Kiểm soát rủi ro phối hợp với các bộ phận, đơn vị khác trong và ngoài Phòng QLRR để xác định tần suất, hậu quả và mức độ của rủi ro. Trong đó, rủi ro về buôn lậu, gian lận thƣơng mại chiếm phần lớn và đƣợc phân loại ở mức độ rủi ro Cao (Gần nhƣ chắc chắn xảy ra). Cụ thể, chỉ riêng năm 2023, Cục Hải quan TP. Hà Nội đã phát hiện, bắt giữ 40 vụ buôn lậu, tang vật vi phạm gồm: điện thoại, sừng tê giác, ngà voi, vảy tê tê, mật gấu, xƣơng hổ, tân dƣợc, phụ kiện súng… Đặc biệt, trong công tác kiểm soát, phòng, chống ma túy, đơn vị đã phát hiện, bắt giữ 45 vụ vận chuyển trái phép ma túy; thu giữ khoảng 824 kg ma túy các loại; phối hợp bắt giữ 33 (cao gần gấp 3 lần năm 2022.) Đánh giá rủi ro: Việc đánh giá rủi ro nhằm xác định mức độ ƣu tiên cần xử lý đối với rủi ro. Quá trình đánh giá rủi ro tại Cục Hải quan TP. Hà Nội căn cứ vào các yếu tố nhƣ Mức độ rủi ro, Yêu cầu QLRR, Các rủi ro đã xử lý, Khả năng về nguồn nhân lực, Tiêu chí rủi ro động/tĩnh,... Kết hợp cùng với những thu thập và phân tích ở 2 bƣớc trên để xây dựng biện pháp xử lý phù hợp với tính chất, mức độ và đặc điểm của từng loại rủi ro. Cụ thể thể hiện ở sơ đồ các bƣớc đánh giá rủi ro của một lô hàng XNK tại Cục Hải quan TP. Hà Nội đƣợc trình bày dƣới đây: Sơ đồ các bước xác định rủi ro của một lô hàng XNK tại Cục Hải quan TP. Hà Nội Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính Sinh viªn 8
  9. TAØI CHÍNH VÓ MOÂ Taäp 08/2024 + Bước 1: Quy trình quản lý rủi ro sẽ là xác định mức độ rủi ro theo tiêu chí động. Đây là các tiêu chí có tính chất biến động theo thời gian và dựa trên các thông tin trinh sát, thông tin về doanh nghiệp, hàng hóa có khả năng và mức độ rủi ro cao phải kiểm tra Hải quan. + Bước 2: Xác định mức độ rủi ro thông qua các tiêu chí tĩnh Đối với những lô hàng không thuộc diện ƣu tiên và không phải kiểm tra thực tế đã xác định ở bƣớc 1, thông tin về lô hàng tiếp tục đƣợc tính toán mức độ rủi ro dựa trên các tiêu chí rủi ro tĩnh. + Bước 3: Là những lô hàng không phải kiểm tra thực tế đã đƣợc xác định tại bƣớc 2. Kết quả bƣớc này nhằm lựa chọn lô hàng để kiểm tra xác suất theo tỷ lệ không quá 5% tổng số tờ khai làm thủ tục Hải quan trong ngày và tỷ lệ hàng hóa kiểm tra không quá 5% lô hàng phải kiểm tra thực tế. + Bước 4: Hàng hóa sau khi thông quan sẽ đƣợc Chi cục tiến hành kiểm tra sau thông quan dựa trên quyết định của Chi Cục trƣởng Chi cục Hải quan để đánh giá các yếu tố có tác động đến mức độ rủi ro cho những lô hàng làm thủ tục Hải quan sau. Xử lý rủi ro: Dựa trên kết quả phân luồng tờ khai phân xanh, vàng, đỏ; công chức của các Chi cục Hải quan ở từng khu vực thuộc phạm vi của Cục Hải quan TP. Hà Nội phối hợp với Phòng QLRR và các Phòng, Đội, Chi cục liên quan sẽ thực hiện những công tác xử lý rủi ro theo 3 TH chính sau:  Trƣờng hợp 1, xử lý rủi ro đối với tờ khai luồng xanh và luồng xanh có điều kiện.  Trƣờng hợp 2, xử lý rủi ro đối với tờ khai luồng vàng.  Trƣờng hợp 3, xử lý rủi ro đối với tờ khai luồng đỏ. Đánh giá chung về quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Kết quả đạt được Thứ nhất, việc xác định rủi ro đã đƣợc thực hiện một cách chuyên nghiệp. Cục Hải quan TP. Hà Nội thƣờng xuyên cập nhật thông tin doanh nghiệp vào hệ thống quản lý thông tin doanh nghiệp, đồng thời tập trung vào việc xây dựng và cập nhật bộ tiêu chí rủi ro để đảm bảo việc nhận biết, phân tích, đánh giá rủi ro đƣợc thực hiện một cách đầy đủ và kịp thời. Thứ hai, việc phân tích và đánh giá rủi ro đã mang lại kết quả khả quan. Điều này đƣợc thể hiện qua việc Cục Hải quan TP. Hà Nội đã giải quyết tờ khai một cách nhanh chóng và hiệu quả. Sinh viªn 9
  10. Taäp 08/2024 TAØI CHÍNH VÓ MOÂ Thứ ba, việc xử lý rủi ro, kiểm tra sau thông quan đã đảm bảo tính công khai, minh bạch và công bằng, đồng thời đã thu thêm một khoản tiền đáng kể cho ngân sách nhà nƣớc từ hoạt động XNK hàng hóa. Thứ tư, Cục Hải quan TP. Hà Nội đã thực hiện nghiêm quy trình, quy định về phân luồng, chuyển luồng kiểm tra, góp phần giảm đáng kể tỷ lệ kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa nhập khẩu trong toàn ngành. Thứ năm, việc quản lý rủi ro đã tạo ra một môi trƣờng minh bạch dựa trên nền tảng tuân thủ pháp luật, giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Cuối cùng, cùng với cả nƣớc, cơ quan Hải quan các cấp nói chung và Cục Hải quan TP. Hà Nội nói riêng đã chủ động triển khai các giải pháp và biện pháp hỗ trợ cho cộng đồng doanh nghiệp trƣớc, trong và sau dịch COVID-19. Những tồn tại và hạn chế Thứ nhất, hạn chế về công tác thu thập, xử lý thông tin quản lý rủi ro. Hiện nay, ngành Hải quan nói chung và Cục Hải quan TP. Hà Nội đang nhiều tồn tại trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên trách về thu thập, xử lý thông tin. Thứ hai, hạn chế trong việc áp dụng công nghệ thông tin cụ thể là Hệ thống thông quan hàng hóa tự động (VNACCS/VCIS) vào công tác phân tích rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Thứ ba, hạn chế trong công tác đánh giá và xử lý rủi ro. Tuy đƣợc áp dụng trên hệ thống logic, chặt chẽ nhƣng hai quy trình này vẫn xuất hiện nhiều trƣờng hợp kẻ gian trục lợi, lách luật tinh vi chủ yếu đến từ kết quả phân luồng hàng hóa đặc biệt đối với các trƣờng hợp tờ khai hàng hóa đƣợc phân luồng xanh. Thứ tư, bộ máy và cơ chế hoạt động Quản lý rủi ro còn nhiều điểm chƣa phù hợp. Một vài đơn vị chƣa có sự quan tâm đúng mức về bố trí cán bộ, công chức cho lĩnh vực QLRR. Ngoài ra, trình độ đội ngũ chuyên trách về QLRR còn chƣa chuyên sâu và thiếu sự đồng đều, nhìn chung, vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu trong giai đoạn ngành Hải quan đang đẩy mạnh cải cách, hiện đại hóa. Các giải pháp nhằm đẩy mạnh áp dụng quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Thành phố Hà Nội Thứ nhất, xây dựng hệ thống thông tin phù hợp với yêu cầu phân tích rủi ro. Một trong những hạn chế lớn nhất và đƣợc quan tâm nhiều nhất hiện nay là những yếu kém của hệ thống thông tin hỗ trợ quản lý rủi ro. Vì thế, Cục Hải quan TP. Hà Nội cần xây dựng hệ thống xử lý dữ liệu tập trung nối mạng với trung tâm dữ liệu của Tổng Sinh viªn 10
  11. TAØI CHÍNH VÓ MOÂ Taäp 08/2024 cục Hải quan sao cho vừa có thể trao đổi thông tin nhanh, thông suốt, vừa có thể giúp lƣu giữ, xử lý, phân loại các thông tin đặc thù địa phƣơng. Thứ hai, tập trung thu thập hồ sơ doanh nghiệp, phân tích đánh giá thông tin, trao đổi thông tin để từ xây dựng các tiêu chí áp dụng QLRR. Thu thập, xử lý thông tin là một nghiệp vụ không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực, trong đó quan trọng nhất là lĩnh vực công tác quản lý rủi ro về Hải quan. Từ năm 2018 đến nay, công tác thu thập, xử lý thông tin tại Cục tồn tại một số khó khăn, hạn chế. Vì thế trong thời gian tới, Cục Hải quan TP. Hà Nội nên: (1) Bố trí ít nhất 01 công chức đƣợc đào tạo chuyên sâu làm công tác quản lý rủi ro, giúp cho nghiệp vụ thu thập, xử lý thông tin đƣợc phát huy tối đa và mang lại hiệu quả cao cho từng đơn vị; (2) Phối hợp với các Sở, Ngành để thu thập, trao đổi thông tin để đánh giá đầy đủ hơn về tình hình hoạt động, tình hình vi phạm pháp luật của doanh nghiệp, từ đó đề ra phƣơng pháp quản lý hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp tốt hơn; (3) Cập nhật kịp thời và đầy đủ thông tin vào các hệ thống nghiệp vụ Hải quan để hệ thống đánh giá chính xác mức độ rủi ro, mức độ tuân thủ pháp luật đối với từng doanh nghiệp để hệ thống tự động phân luồng tờ khai nhanh chóng, giúp cho doanh nghiệp chủ động đƣợc thời gian giao nhận hàng để thông quan hàng hóa, kịp thời đƣa hàng hóa về nơi sản xuất, giảm thiểu mức độ kiểm tra, giảm bớt nhân lực, chi phí đi lại làm thủ tục Hải quan, lƣu kho lƣu bãi,... Thứ ba, nâng cao năng lực cán bộ thực hiện QLRR. Để nâng cao năng lực cán bộ thực hiện công tác QLRR, phải xác định rõ ràng các yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể trong công tác QLRR. Cán bộ cần đƣợc trang bị kiến thức chuyên môn sâu, kỹ năng phân tích và đánh giá rủi ro một cách chính xác và hiệu quả. Đồng thời, cần có sự hỗ trợ từ các cấp lãnh đạo của Cục Hải quan TP. Hà Nội trong việc tạo điều kiện và khuyến khích cán bộ tham gia các hoạt động đào tạo và phát triển nghề nghiệp. Sự cam kết và quan tâm từ phía lãnh đạo sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho cán bộ trong việc nâng cao năng lực bản thân. Tài liệu tham khảo: Hoàng Thị Liệu (2018). Quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Hồng Lĩnh. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế TS. Bùi Thái Quang, ThS. Nguyễn Mạnh Hảo, ThS. Lê Bảo Khánh (2022), Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro trong quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Tạp ch Tài ch nh số, K 2 tháng 6 2022. Quang Hùng (2021). Quản lý rủi ro là xu thế tất yếu của quản lý hải quan hiện đại. Tạp ch Hải quan Online, Hải quan. Song Linh (2022). Cục Hải quan Hà Nội thu đạt hơn 31.175 tỷ đồng, vượt 14% dự toán năm 2022. Thời báo Tài ch nh Việt Nam, Thuế - Hải quan T. Công (2024). Ngành Hải quan quản lý rủi ro ngày càng hiệu quả. Tạp ch Pháp luật Việt Nam, Kinh tế. Thái Bình (2023). 3 cục Hải quan có kim ngạch xuất nhập khẩu hơn 100 tỷ USD trong năm 2022. Tạp ch Hải quan Online, Hải quan. Sinh viªn 11
  12. Taäp 08/2024 TAØI CHÍNH VÓ MOÂ Thị trường vàng ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp Lưu Thu Ngân - CQ59/22.02 Bùi Mai Trang - CQ59/22.01 ù không còn đƣợc biết đến với vai trò là một loại tiền tệ, nhƣng với tính chất D đặc thù, có tính thanh khoản cao, đồng thời cũng là tài sản cất trữ và kênh đầu tƣ quan trọng của thị trƣờng, có thể nói, vàng có vai trò và vị trí hết sức quan trọng đối với nền kinh tế của các quốc gia nói chung và của nƣớc ta nói riêng. Việt Nam là một đất nƣớc mà ngƣời dân có thói quen và nhu cầu cao về cất trữ, tiêu dùng, đầu tƣ, đầu cơ vàng. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, thị trƣờng vàng trong nƣớc đã chứng kiến những biến động giá đáng kể. Các biến động này không chỉ ảnh hƣởng đến hành vi mua bán vàng của ngƣời dân mà còn có tác động đến sự ổn định của thị trƣờng tài chính nội địa. Diễn biến thị trường vàng ở Việt Nam Thực trạng giá vàng tại Việt Nam từ đầu năm 2023 đến 2024 đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm với các đỉnh cao kỷ lục về giá. Bƣớc vào năm 2023, vàng các thƣơng hiệu giao dịch gần mức 67 triệu đồng/lƣợng và duy trì quanh mức này cho đến quý III/2023. Những tuần cuối của năm 2023, giá vàng trong nƣớc bất ngờ tăng mạnh lên mức 80 triệu đồng/lƣợng rồi đảo chiều “lao dốc” về quanh ngƣỡng 74 triệu đồng/lƣợng. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 5 tháng đầu năm 2024, giá vàng trong nƣớc biến động cùng chiều với giá vàng thế giới. Tính đến ngày 24/5/2024, bình quân giá vàng thế giới ở mức 2.352,56 USD/ounce, tăng 1,3% so với tháng 4/2024. Gia tăng rủi ro địa chính trị ở khu vực Trung Đông cùng với nhu cầu dự trữ của các ngân hàng trung ƣơng và nhà đầu tƣ là những nguyên nhân chính dẫn đến giá vàng trên thế giới liên tục tăng cao. Trong nƣớc, chỉ số giá vàng tháng 5/2024 tăng 3,81% so với tháng trƣớc; tăng 21,47% so với tháng 12/2023; tăng 32,18% so với cùng kỳ năm trƣớc; bình quân 5 tháng đầu năm 2024 tăng 22,95%. Trong tháng 5/2024, giá vàng trong nƣớc liên tục thiết lập đỉnh mới. Thời điểm 10 giờ ngày 29/5, công ty TNHH MTV vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC niêm yết giá vàng miếng SJC ở mức 89,9 - 90,9 triệu đồng/lƣợng ở hai chiều mua vào - bán ra. Còn tại Bảo Tín Minh Châu giao dịch vàng nhẫn tròn trơn 9999 ở mức 75,48 - 76,88 triệu đồng/lƣợng ở hai chiều mua vào - bán ra. Trong khi đó giá vàng thế giới giao dịch ở mức 2.357,55 USD/ounce, quy đổi theo tỷ giá là 72.389.920 đồng. Nhƣ vậy, giá vàng trong nƣớc và giá vàng thế giới vẫn có sự chênh lệch lớn. Giá vàng miếng SJC trong Sinh viªn 12
  13. TAØI CHÍNH VÓ MOÂ Taäp 08/2024 nƣớc cao hơn giá vàng thế giới khoảng 18 triệu đồng/lƣợng, còn giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 cao hơn khoảng 4 triệu đồng/lƣợng. Nguyên nhân biến động giá vàng Nguyên nhân của những biến động trên là do chịu tác động của nhiều nhân tố: Một là, giá vàng tăng do nhu cầu vàng thế giới tăng mạnh. Thị trƣờng vàng Việt Nam chịu ảnh hƣởng nặng nề từ giá vàng thế giới. Khi giá vàng thế giới tăng do các yếu tố nhƣ căng thẳng địa chính trị hay bất ổn kinh tế, giá vàng Việt Nam chắc chắn sẽ tăng theo, làm tăng tác động đến ngƣời tiêu dùng trong nƣớc. Gần đây, với xung đột quân sự ở Ukraine, Trung Đông, một số nƣớc đã tăng dự trữ ngoại tệ bằng vàng để đề phòng bất trắc. Mức cầu về vàng do đó tăng lên. Hai là, do nguồn cung về vàng hạn chế, trong vòng 2 năm nay, Việt Nam không có cung vàng miếng ở thị trƣờng nội địa trong khi nhu cầu vàng miếng mỗi năm đều có, đặc biệt nhu cầu vàng năm 2022 - 2023 tăng mạnh. Theo quy luật cung cầu trên thị trƣờng, khi cầu tăng mà cung không thay đổi thì giá vàng tăng lên. Do đặc tính của dân Việt Nam là có thói quen giữ vàng để đảm bảo tài sản và đầu cơ, nhất là khi thấy giá vàng thế giới đang có xu hƣớng tăng. Trong khi đó, mức cung lại bị giới hạn vì Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) giữ độc quyền nhập khẩu vàng nguyên liệu và sản xuất vàng miếng SJC. Ba là, do sự lựa chọn loại kênh đầu tƣ trên thị trƣờng, kênh bất động sản suy thoái, lãi suất tiết kiệm giảm mạnh, dẫn đến dòng tiền đầu tƣ chuyển sang vàng. Để bình ổn thị trƣờng vàng, NHNN đã chủ động triển khai nhiều giải pháp can thiệp thông qua các phiên đấu thầu bán vàng miếng nhằm tăng cung trên thị trƣờng cũng nhƣ tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra, giám sát, chủ động đấu tranh xử lý nghiêm các vi phạm đầu cơ, thao túng thị trƣờng vàng. NHNN đã tổ chức 09 phiên đấu thầu bán vàng miếng SJC, tính từ phiên đấu thầu đầu tiên (19/4/2024) đến hết ngày 23/5/2024, khối lƣợng vàng trúng thầu đạt 48.500 lƣợng vàng (tƣơng đƣơng khoảng 1,819 tấn) - một mức cung mạnh mẽ ra thị trƣờng. Điều này cho thấy, nhu cầu cung vàng của ngƣời dân trong nƣớc hiện đang ở mức rất cao, các doanh nghiệp cũng nhƣ các ngân hàng vẫn bất chấp trả giá thầu cao để mua đƣợc vàng. Bên cạnh đó, NHNN cũng chú trọng tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ. Việc đảm bảo đủ nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất không chỉ góp phần thúc đẩy xuất khẩu, gia tăng kim thu ngoại hối cho đất nƣớc mà còn tạo thêm việc làm cho ngƣời lao động. Để nâng cao tính minh bạch và hiệu quả quản lý, NHNN yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh vàng sử dụng hóa đơn điện tử trong các giao dịch mua, bán vàng. Việc này giúp cơ quan chức năng dễ dàng theo dõi, giám sát hoạt động kinh doanh vàng, đồng thời bảo vệ quyền lợi của ngƣời tiêu dùng. Sinh viªn 13
  14. Taäp 08/2024 TAØI CHÍNH VÓ MOÂ Đề xuất giải pháp ổn định thị trường vàng ở Việt Nam Để ổn định và phát triển thị trƣờng vàng an toàn, lành mạnh, hiệu quả, bền vững, Thủ tƣớng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam theo dõi sát diễn biến giá vàng thế giới và trong nƣớc, khẩn trƣơng thực hiện ngay các giải pháp theo quy định để bình ổn thị trƣờng vàng; chủ động xây dựng các kịch bản, phƣơng án ứng phó với biến động của giá vàng thế giới và trong nƣớc để sẵn sàng các biện pháp xử lý, sử dụng các công cụ theo thẩm quyền phù hợp, hiệu quả, kịp thời, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô, dứt khoát không để tình trạng "vàng hóa" nền kinh tế, không để tác động tiêu cực đến tỷ giá, lãi suất, thị trƣờng tiền tệ, ngoại hối và an toàn, an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia. Thứ nhất, giảm thiểu can thiệp hành chính trực tiếp vào thị trường vàng: NHNN cần sớm sửa đổi Nghị định 24 theo hƣớng không can thiệp trực tiếp vào thị trƣờng vàng bằng các biện pháp hành chính, chỉ quản lý và hoạch định chính sách, điều tiết dự trữ ngoại hối bằng vàng theo quy định pháp luật hiện hành. Cụ thể, không nên một mình giữ quyền sản xuất vàng miếng mà nên cân nhắc nghiên cứu việc cấp phép cho một số doanh nghiệp đủ điều kiện thực hiện nhập khẩu và sản xuất vàng miếng để cân đối cung - cầu và đáp ứng nhu cầu đầu tƣ, tích trữ của ngƣời dân. Bên cạnh đó, cần sớm thay đổi, ban hành nghị định mới phù hợp với thông lệ quốc tế. Thứ hai, liên thông thị trường vàng trong nước với thị trường vàng thế giới: NHNN cần có các biện pháp nhằm loại bỏ chênh lệch giá, đặc biệt là giá vàng SJC, tiến tới tự do hóa xuất, nhập khẩu vàng bao gồm: Xem xét cho một số doanh nghiệp đƣợc sản xuất vàng miếng để cung ứng cho thị trƣờng. Điều này phù hợp với thông lệ quốc tế và sẽ giúp giảm chênh lệch giá vàng miếng SJC trong nƣớc và quốc tế. NHNN xem xét cho phép doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức đƣợc nhập khẩu vàng nguyên liệu. Hiện nay, thị trƣờng vàng tƣơng đối ổn định nên việc xem xét cấp giấy phép nhập khẩu cho doanh nghiệp là cần thiết, không nên tiếp tục kéo dài thêm "giải pháp tình thế" đã áp dụng trong suốt 10 năm qua. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng cần đƣa thuế xuất khẩu vàng trang sức về 0% nhƣ cũ, thay vì tăng lên 1% nhƣ ban hành mới đây, để khuyến khích tái khẩu, tái tạo nguồn ngoại tệ, đồng thời tăng sức cạnh tranh của nghề mỹ nghệ kim hoàn của Việt Nam. Thứ ba, sớm chuyển đổi từ thị trường vàng vật chất sang vàng kỳ hạn: Hiện nay, thị trƣờng vàng Việt Nam là thị trƣờng hiểu theo nghĩa hẹp, tức là chỉ đƣợc phép giao dịch các loại hàng hóa là vàng vật chất, còn vàng kỳ hạn thì không đƣợc phép thực hiện do không có quy định. Điều 19 Nghị định 24/2012/NĐ-CP đã quy định rõ hoạt động kinh doanh vàng khác khi chƣa đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ cho phép và NHNN cấp giấy phép là hành vi vi phạm pháp luật. Để phát triển thị trƣờng vàng, Việt Nam cần sớm chuyển đổi sang thị trƣờng vàng kỳ hạn, giao dịch thông qua Hợp đồng kỳ hạn, Hợp đồng quyền chọn. Việc sử dụng chứng chỉ vàng có những ƣu điểm là an Sinh viªn 14
  15. TAØI CHÍNH VÓ MOÂ Taäp 08/2024 toàn, tiện lợi, không sợ vàng giả, vàng thiếu tuổi, thiếu trọng lƣợng, không mất phí gia công dập ra vàng miếng. Đặc điểm của vàng huy động thông qua phát hành chứng chỉ, là ngƣời gửi vàng không đƣợc phép rút vàng trƣớc hạn, thay vì hình thức tiết kiệm nhƣ trƣớc đây. Để đảm bảo tính nhất quán, chứng chỉ chứng nhận vàng sẽ do NHNN phát hành với các biện pháp bảo đảm an toàn và thông qua các ngân hàng thƣơng mại để thực hiện. Việc mua, bán chứng chỉ chứng nhận vàng sẽ đƣợc phép thực hiện với những quy định chặt chẽ của NHNN và là những giao dịch đầu tƣ hoàn toàn tự nguyện. Ngƣời sở hữu chứng chỉ chứng nhận vàng cũng có quyền chuyển đổi chứng chỉ chứng nhận vàng thành vàng vật chất sau thời hạn ghi trên chứng chỉ. Thứ tư, thay đổi tư duy quản lý nhằm tăng cường huy động nguồn lực vàng trong dân cư: Theo đó, chống vàng hóa không thể bằng giải pháp hành chính mà là phải chuyển hƣớng từ giao dịch vàng miếng sang giao dịch các sản phẩm khác của vàng (chứng chỉ vàng, công cụ phái sinh,...) trên một trung tâm giao dịch tập trung. Để đạt đƣợc mục tiêu này, Chính phủ và NHNN cần tạo ra một môi trƣờng kinh doanh ổn định, nhiều tiềm năng để thu hút tài sản đầu tƣ của ngƣời dân chảy qua các tài sản và kênh đầu tƣ có lợi hơn. Ngoài ra, cần sớm cho phép Sở Giao dịch hàng hóa giao dịch mặt hàng vàng kỳ hạn thông qua Hợp đồng kỳ hạn, Hợp đồng quyền chọn nhƣ các quốc gia tiên tiến trên thế giới. Các thành viên tham gia phải đáp ứng những tiêu chuẩn chặt chẽ, đƣợc phép xuất nhập khẩu vàng (căn cứ theo đặc tả Hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn vàng do Sở Giao dịch hàng hóa ban hành). Đồng thời, cho phép thành lập các quỹ tín thác bằng vàng (ETF Exchange Traded Fund) nhƣ một công cụ tài chính quốc tế. Chứng chỉ quỹ cũng có thể đƣợc mua bán trên Sở giao dịch hàng hóa, sẽ khuyến khích ngƣời dân gửi vàng, bỏ vốn vào sản xuất kinh doanh, đầu tƣ, thay vì nắm giữ vàng miếng. ETF nếu đƣợc mua bán, đƣợc xuất nhập khẩu vàng thì dự trữ vàng của ETF sẽ có một vai trò nhƣ quỹ bình ổn, giảm bớt áp lực cho NHNN khi xảy ra sốt giá, giúp tạo lập môi trƣờng kinh tế vĩ mô ổn định. Kết luận: Thị trƣờng vàng ở Việt Nam đang phải đối diện với những biến động đáng kể trong thời gian gần đây, phản ánh sự thay đổi của nền kinh tế và các yếu tố thị trƣờng. Để đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của thị trƣờng vàng, cần có sự chủ động trong việc quản lý và giám sát của Nhà nƣớc, cùng với việc nâng cao nhận thức và kiến thức của ngƣời dân về đầu tƣ vàng. Đồng thời, các giải pháp hiệu quả về phòng ngừa rủi ro và tăng cƣờng tính minh bạch trong hoạt động giao dịch vàng cũng cần đƣợc thúc đẩy. Chỉ từ đó, thị trƣờng vàng Việt Nam mới có thể phát triển một cách bền vững và hài hòa với các yếu tố kinh tế và xã hội chung của đất nƣớc. Tài liệu tham khảo: Thông tin thống kê: Dữ liệu và Số liệu thống kê: “Tổng cục Thống kê (2024): Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ tháng 5 năm 2024”. Ch nh phủ (03 4 2012), Nghị định số 24 2012 NĐ-CP quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực từ 25 5 2012. Nguyễn Vũ (2024), Bình ổn thị trường vàng: Giải pháp của Ngân hàng Nhà nước là phù hợp, Cổng Thông tin điện tử NHNN. Sinh viªn 15
  16. Taäp 08/2024 TAØI CHÍNH VÓ MOÂ Thực trạng phát triển hoạt động tín dụng xanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam Nguyễn Tùng Lâm - CQ61/19.02 Lò Văn Diễm - CQ59/15.04 ín dụng xanh là việc các tổ chức tín dụng cho vay đối với các nhu cầu tiêu dùng, đầu T tƣ, sản xuất kinh doanh, khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện các dự án thân thiện môi trƣờng, giảm phát thải và tiết kiệm năng lƣợng bằng các chính sách tín dụng. Phát triển hoạt động tín dụng xanh tại ngân hàng thƣơng mại đƣợc hiểu là sự gia tăng tỷ trọng dƣ nợ, cũng nhƣ chất lƣợng cấp tín dụng cho các lĩnh vực xanh tại các ngân hàng thƣơng mại. Các hoạt động này đem lại những lợi ích rất lớn cả về tăng trƣởng, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân cũng nhƣ bảo vệ môi trƣờng. Do đó việc phát triển hoạt động tín dụng xanh đã và đang đƣợc nhiều ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam quan tâm. Đặt vấn đề Chiến lƣợc quốc gia về tăng trƣởng xanh trong giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến 2050 do Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt, các chính sách tín dụng xanh của ngân hàng là giải pháp quan trọng hƣớng nền kinh tế tới mục tiêu góp phần ứng phó biến đổi khí hậu, tăng trƣởng xanh và đảm bảo phát triển kinh tế bền vững. Khi hệ thống ngân hàng triển khai tín dụng xanh, góp phần định hƣớng dòng vốn của các doanh nghiệp đầu tƣ vào các dự án xanh, thân thiện với môi trƣờng, từ đó mang lại lợi ích rất lớn không những cho doanh nghiệp, cho nền kinh tế mà còn cho cả môi trƣờng, xã hội. Tại Việt Nam, thực hiện chính sách phát triển tín dụng xanh, Quốc hội, Thủ tƣớng Chính phủ và các ban, ngành đã ban hành nhiều chính sách. Tuy nhiên, hiện nay tín dụng xanh ở Việt Nam còn khá mới mẻ, chƣa đƣợc phát triển nhiều. Vì vậy, việc nghiên cứu để đƣa ra các giải pháp nhằm phát triển tín dụng xanh, góp phần vào sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng cũng nhƣ của nền kinh tế Việt Nam là rất cần thiết. Thực trạng triển khai và phát triển tín dụng xanh của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam Hệ thống ngân hàng thƣơng mại (NHTM) đóng vai trò to lớn trong việc thúc đẩy tăng trƣởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trƣờng và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng. Là một trong những trụ cột chính của hệ thống tài chính xanh, tín dụng xanh đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn vốn cần thiết nhằm đạt đƣợc các mục tiêu phát triển bền vững. Các NHTM ở Việt Nam đã có những giải pháp cụ thể để thúc đẩy tăng trƣởng tín dụng xanh nhƣ: hƣớng dẫn các tổ chức tín dụng xây dựng và triển khai hoạt động tín dụng xanh, quản lý rủi ro môi trƣờng và xã hội, tổ chức đào tạo, tập huấn nhằm tăng cƣờng năng lực,… Kết quả các gói tín dụng xanh hƣớng tới ngày một đa dạng, nhiều ngân hàng đã đƣa ra các chƣơng trình tín dụng ƣu đãi cho khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân vay vốn. Một số tổ chức tín dụng cho vay trong lĩnh vực năng lƣợng tái tạo bao gồm: BIDV, Sacombank, TPBank, Vietcombank, HDBank, Nam A Bank và MBBank. Cho vay về lĩnh vực nông nghiệp xanh, các Sinh viªn 16
  17. TAØI CHÍNH VÓ MOÂ Taäp 08/2024 ngân hàng đi đầu trong cho vay bao gồm: Agribank, Vietcombank, Sacombank, ACB, VietinBank, HDBank và Bac A Bank. Tín dụng xanh ở Việt Nam đã tăng trƣởng mạnh mẽ và trở thành kênh dẫn vốn chính cho các dự án đầu tƣ xanh trong giai đoạn vừa qua, tăng từ 71.020 tỷ đồng vào cuối năm 2015 (chiếm 0,73% tổng dƣ nợ trong toàn nền kinh tế) lên mức hơn 440.000 tỷ đồng vào cuối năm 2021 (chiếm gần 4,3% tổng dƣ nợ toàn nền kinh tế) vào cuối năm 2021. Tính đến ngày 31/3/2022, dƣ nợ cấp tín dụng đối với các dự án xanh đạt 451.548,82 tỷ đồng (chiếm 4,19% tổng dƣ nợ trong toàn nền kinh tế) chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp xanh, năng lƣợng tái tạo và năng lƣợng sạch. Năm 2023, đã có 47 tổ chức tín dụng phát sinh dƣ nợ tín dụng xanh với tổng dƣ nợ đạt gần 621.000 tỉ đồng, tăng 24% so với cuối năm 2022, chiếm tỉ trọng khoảng 4,5% tổng dƣ nợ toàn nền kinh tế. Trong quá trình nghiên cứu thực tế nhóm tác giả thấy một số thực trạng nổi bật trong các hoạt động triển khai và phát triển tín dụng xanh tại các ngân hàng thƣơng mại của Việt Nam nhƣ sau: Thứ nhất: Chính phủ, Thủ tƣớng và NHNN đã kịp thời ban hành kế hoạch hành động cùng các văn bản để hƣớng dẫn thực hiện cấp tín dụng xanh nhƣ: danh mục hoạt động đƣợc ƣu tiên, các quy định trong lĩnh vực thanh toán, các hƣớng dẫn thực hiện đánh giá rủi ro môi trƣờng và xã hội. Đây đƣợc coi là khuôn khổ pháp lý ban đầu để định hƣớng cho hoạt động cấp tín dụng của hệ thống ngân hàng theo hƣớng xanh và bền vững và phù hợp với xu hƣớng chung. Thứ hai: Hệ thống phân phối tín dụng xanh hiện khá phát triển với các sản phẩm tín dụng xanh đƣợc phân phối trên cả kênh phân phối truyền thống và hiện đại. Tuy nhiên, tại Việt Nam, phần lớn các sản phẩm tín dụng xanh đƣợc phân phối qua kênh phân phối truyền thống, kênh phân phối hiện đại còn khá hạn chế, chủ yếu do các sản phẩm tín dụng xanh còn chƣa đƣợc “thẻ hóa”, tức tích hợp các sản phẩm tín dụng xanh vào sản phẩm thẻ ngân hàng, phần lớn việc phân phối sản phẩm tín dụng xanh qua kênh công nghệ tài chính mới chỉ dừng lại ở việc phổ cập các sản phẩm, dịch vụ có liên quan của ngân hàng và đăng ký trực tuyến cho khách hàng. Mọi quy trình thẩm định, phê duyệt còn lại đều phải thực hiện qua phƣơng thức truyền thống, yêu cầu khách hàng đến tận điểm giao dịch địa lý để tiến hành. Thứ ba: Tỷ lệ nợ xấu của sản phẩm tín dụng hiện chiếm dƣới 0,5% trên tổng quy mô tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại, đây đƣợc đánh giá là mức an toàn so với lợi nhuận và lợi ích xã hội mà các sản phẩm tín dụng xanh mang lại. Tuy nhiên, phần lớn các sản phẩm tín dụng xanh đã triển khai hiện chƣa có quy trình quản lý rủi ro môi trƣờng và xã hội một cách quy phạm, dẫn đến rủi ro môi trƣờng và xã hội ở mảng tín dụng này còn chƣa đƣợc kiểm soát triệt để, đây là nguy cơ lớn đối với việc kiểm soát tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng trong tƣơng lai. Thứ tư: Phần lớn các sản phẩm tín dụng xanh hiện đƣợc thúc đẩy qua con đƣờng chính sách, chƣa có quy trình phát triển sản phẩm và quản lý rủi ro hiệu quả, bởi thế các ngân hàng vẫn còn nhiều e dè trong việc chủ động triển khai sản phẩm này. Phần lớn sản phẩm tín dụng xanh của các ngân hàng thƣơng mại còn rất khiêm tốn chỉ mang lại lợi nhuận từ 0,08-0,1% trong tổng thu nhập của ngân hàng, dẫn đến thực trạng nhiều ngân hàng thƣơng mại có tâm lý ứng phó đối với chính sách phát triển tín dụng xanh của ngân hàng Nhà nƣớc thay vì chủ động khai thác sản phẩm này. Sinh viªn 17
  18. Taäp 08/2024 TAØI CHÍNH VÓ MOÂ Thứ năm: Các sản phẩm tín dụng xanh của ngân hàng thƣơng mại Việt Nam còn rất khiêm tốn về chủng loại so với trên thế giới, đa phần các ngân hàng thƣơng mại chỉ tập trung tài trợ dự án đã đƣợc chỉ định của chính phủ chứ chƣa chủ động nghiên cứu và phát triển sản phẩm căn cứ theo điều tra nhu cầu của thị trƣờng. Đây chính là điểm trừ lớn nhất trong công tác thúc đẩy thực hiện tín dụng xanh tại Việt Nam, bởi dù cho quy mô và thị phần tín dụng xanh của các ngân hàng đã có nhiều dấu hiệu tích cực trong những năm qua, nhƣng dòng tín dụng xanh chỉ thực sự phát triển khi có sự chủ động tham gia nghiên cứu của chính các ngân hàng thƣơng mại, thay vì yếu tố chính sách nhiều tính bắt buộc, miễn cƣỡng của ngân hàng Nhà nƣớc. Thứ sáu: Các ngân hàng đều thụ động trong việc xây dựng chính sách tín dụng xanh, mở rộng hoặc thu hẹp quy mô sản phẩm này qua các năm dƣới sự chỉ đạo trực tiếp của ngân hàng Nhà nƣớc và chính phủ để có phƣơng hƣớng mở rộng hoặc thu hẹp quy mô sản phẩm này qua các năm. Bởi thế, chính sách tín dụng xanh của các ngân hàng thƣơng mại hiện còn tồn tại nhiều điểm trừ trong việc chủ động nghiên cứu sản phẩm, nhu cầu thị trƣờng và tiếp cận khách hàng tiềm năng, đồng thời do quy trình quản lý rủi ro môi trƣờng và xã hội của các ngân hàng còn chƣa đƣợc quy phạm, dẫn đến biên độ báo giá, cam kết giải ngân của các ngân hàng còn thiếu ổn định và rõ ràng. Tuy nhiên việc triển khai và thúc đẩy tín dụng xanh tại các NHTM vẫn còn gặp một số khó khăn nhƣ: - Chƣa có danh mục phân loại xanh - căn cứ để Ngân hàng Nhà nƣớc đánh giá đƣợc hiệu quả của các chính sách, giải pháp trong chính sách tín dụng góp phần thực hiện mục tiêu tăng trƣởng xanh quốc gia. Đây cũng là cơ sở quan trọng để các tổ chức tín dụng xác định định mức, quy mô đầu tƣ, xây dựng và triển khai các chính sách, sản phẩm, dịch vụ ngân hàng phù hợp. - Việc triển khai tín dụng xanh còn nhiều vƣớng mắc nhƣ chƣa có khung pháp lý, chính sách (gồm cả thuế, phí, vốn ƣu đãi...) liên quan đến việc triển khai tài chính xanh, tài chính bền vững. - Số lƣợng các ngân hàng quan tâm và ban hành quy trình nội bộ về ngân hàng xanh, tín dụng xanh, quy trình thẩm định đối với các dự án xanh chƣa nhiều. - Nhận thức của ngƣời dân, doanh nghiệp đối với hoạt động xanh còn chƣa rõ ràng; Số lƣợng doanh nghiệp tiếp cận đƣợc nguồn vốn tín dụng xanh vẫn còn hạn chế. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động tín dụng xanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam Trong tƣơng lai để đẩy mạnh phát triển hoạt động tín dụng xanh nhóm tác giả đƣa ra một số giải pháp, kiến nghị, đề xuất, cụ thể: Một số giải pháp Thứ nhất, để phát triển tín dụng xanh, các ngân hàng thƣơng mại cần xây dựng danh mục, lĩnh vực tín dụng xanh khuyến khích phát triển để góp phần tích cực vào mục tiêu chiến lƣợc tăng trƣởng xanh, phát triển bền vững quốc gia, hạn chế hoặc từ chối đầu tƣ cho các dự án tác động xấu đến môi trƣờng và xã hội. Thứ hai, các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia đã triển khai thành công tín dụng xanh để xây dựng phát triển danh mục sản phẩm Sinh viªn 18
  19. TAØI CHÍNH VÓ MOÂ Taäp 08/2024 dịch vụ của riêng mình nhƣng cần điều chỉnh các sản phẩm, dịch vụ tham khảo từ quốc gia khác sao cho phù hợp với nhu cầu thực tế của thị trƣờng và năng lực phát triển sản phẩm của chính ngân hàng mình. Thứ ba, tăng cƣờng nguồn nhân lực và nâng cao chất lƣợng chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ nhân viên chuyên trách hoạt động cấp tín dụng xanh và cần tuyển chọn kỹ lƣỡng các vị trí đó ở mọi phƣơng diện, từ đạo đức nghề nghiệp đến kinh nghiệm và trình độ chuyên môn. Thứ tư, các ngân hàng cần cập trung “xanh hóa” hoạt động nội bộ của ngân hàng thông qua việc phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, sử dụng công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trƣờng nhƣ phát triển các hình thức, phƣơng tiện thanh toán hiện đại, thanh toán không dùng tiền mặt nhằm hạn chế lƣu thông tiền giấy góp phần giảm ô nhiễm môi trƣờng. Một số kiến nghị và đề xuất Đối với Quốc hội, chính phủ: Tiếp tục thực hiện và đẩy mạnh các khuyến khích về tài khóa nhƣ miễn thuế hoặc giảm thuế; Hình thành hoặc thúc đẩy hình thành cơ chế, tổ chức bảo lãnh cho các khoản vay đầu tƣ vào năng lƣợng tái tạo hoặc tiết kiệm năng lƣợng; tăng cƣờng hình thức đối tác công tƣ (PPP) trong lĩnh vực năng lƣợng tái tạo; Từng bƣớc tự do hóa thị trƣờng năng lƣợng;... Đối với ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chủ động nghiên cứu xây dựng chính sách hỗ trợ, khuyến khích để phát triển tín dụng xanh; xem xét có cơ chế chấp nhận sử dụng trái phiếu xanh (trƣớc mắt là trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phƣơng xanh) trong hoạt động thị trƣờng mở với tỷ lệ chiết khấu cao hơn các trái phiếu cùng loại; phối hợp với các tổ chức quốc tế có kinh nghiệm trong tài trợ các lĩnh vực xanh cùng phối hợp mở các khóa đào tạo; đƣa ra các chính sách khích lệ, tạo động lực cho các ngân hàng trong việc triển khai ngân hàng xanh, tín dụng xanh;... Kết luận Trƣớc bối cảnh trong nƣớc và quốc tế nhƣ hiện nay, việc phát triển hoạt động tín dụng xanh tại các ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam là cần thiết. Đây là hƣớng đi tất yếu của ngành tài chính toàn cầu và ngành ngân hàng ở Việt Nam nói riêng. Với những thách thức về biến đổi khí hậu, giảm rủi ro tài chính từ các vấn đề môi trƣờng và xã hội,... thì phát triển hoạt động tín dụng xanh tại các ngân hàng thƣơng mại là phù hợp với xu hƣớng toàn cầu của phát triển bền vững. Tuy nhiên tín dụng xanh ở Việt Nam còn khá mới mẻ, điều kiện để phát triển các hoạt động tín dụng xanh còn nhiều hạn chế. Vì vậy, NHTM nói riêng và Chính phủ Việt Nam cần phải có những định hƣớng phát triển cụ thể, những đánh giá thực tế về quá trình phát triển hoạt động tín dụng xanh tại các ngân hàng thƣơng mại từ đó đƣa ra những giải pháp hiệu quả tiến tới phát triển kinh tế bền vững. Tài liệu tham khảo: Hà Thành (2020), T n dụng 2020 tăng trưởng ở mức nào? Thời báo Ngân hàng. Huyền Trang (2015), T n dụng xanh: Nhân tố quan trọng cho phát triển bền vững, Tạp ch Tài ch nh. Lại Thị Thanh Loan (2019), Phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam, Tạp ch Ngân hàng. Nguyễn Hữu Huân (2014), Xây dựng ngân hàng xanh tại Việt Nam, Tạp ch phát triển và hội nhập. ThS. Nguyễn Đặng Hải Yến - ThS. Lê Văn Sơn (2023), Phát triển t n dụng xanh tại Việt Nam, Truy cập tại https://thitruongtaichinhtiente.vn/phat-trien-tin-dung-xanh-tai-viet-nam-52119.html Sinh viªn 19
  20. Taäp 08/2024 TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP Phân tích những thách thức và hiệu quả sinh lời từ bảo hiểm lũ lụt tại Việt Nam Doãn Hải Hà - CQ59/11.03 ũ lụt - một hiện tƣợng thiên nhiên đe dọa đặc biệt nghiêm trọng tại Việt Nam, L không chỉ mang lại những mất mát về con ngƣời mà còn gây tổn thất về tài sản. Trong thập kỷ qua, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, lũ lụt đã làm mất mát ƣớc tính hơn 200.000 tỷ đồng. Thƣờng xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 10, mùa mƣa tại Việt Nam là thời kỳ chính khi lũ lụt bùng phát, đặc biệt tập trung ở các tỉnh miền núi, trung du và đồng bằng sông Cửu Long. Nguyên nhân của hiện tƣợng này chủ yếu là do mƣa lớn kéo dài, địa hình thấp và trũng, hệ thống sông ngòi chằng chịt, cùng với những hạn chế trong công tác quản lý và phòng chống lũ lụt. Trƣớc thách thức này, bảo hiểm lũ lụt nổi lên nhƣ một biện pháp quan trọng để giảm nhẹ hậu quả của lũ lụt. Loại hình bảo hiểm này bao gồm bồi thƣờng thiệt hại do lũ lụt gây ra cho nhiều loại tài sản, từ nhà cửa, doanh nghiệp, đến cơ sở hạ tầng, cây trồng và vật nuôi. Vai trò của bảo hiểm lũ lụt không chỉ là đơn thuần việc bồi thƣờng mất mát. Nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc giảm áp lực tài chính đối với ngƣời dân và doanh nghiệp khi họ phải đối mặt với hậu quả của lũ lụt. Đồng thời, bảo hiểm này khuyến khích đầu tƣ vào các tài sản có giá trị, đóng góp vào sự phát triển kinh tế. Cuối cùng, nó giúp Nhà nƣớc giảm bớt chi phí cho công tác phòng chống lũ lụt, tạo ra một hệ thống ổn định hơn cho đời sống kinh tế - xã hội. Thực trạng của bảo hiểm lũ lụt tại Việt Nam Hiện nay, bảo hiểm lũ lụt ở Việt Nam đang đƣợc quan tâm và phát triển hơn để đáp ứng nhu cầu bảo vệ của ngƣời dân trƣớc nguy cơ lũ lụt ngày càng gia tăng do biến đổi khí hậu và sự phát triển không bền vững. Các công ty bảo hiểm đang ngày càng quan tâm đến sản phẩm bảo hiểm lũ lụt và mở rộng phạm vi phục vụ khách hàng. Tuy nhiên, thị trƣờng này vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển và chƣa đạt đến mức độ phổ biến nhƣ bảo hiểm cho các rủi ro khác. Bên cạnh đó, sự nhận thức về nguy cơ lũ lụt đang dần tăng lên, đặc biệt là sau các sự kiện lũ lụt lớn gần đây tại miền Trung Việt Nam. Điều này thúc đẩy nhu cầu mua bảo hiểm lũ lụt từ phía ngƣời tiêu dùng. Không những thế, Chính phủ và các cơ quan quản lý đang tăng cƣờng việc ban hành chính sách và quy định pháp lý liên quan đến bảo hiểm lũ lụt nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc phát triển thị trƣờng này. Tại Hội thảo “Giải pháp tài chính cho rủi ro thiên tai tại Việt Nam” do Bộ Tài chính và Ngân hàng Thế giới (World Bank) phối hợp tổ chức, Thứ trƣởng Bộ Tài chính Nguyễn Hữu Chí cho biết, Việt Nam là quốc gia chịu nhiều hiểm họa thiên tai trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng nhƣ: bão, lũ lụt, hạn hán, lốc, xoáy, sạt lở đất… gây nhiều thiệt hại ƣớc tính lên đến 40 nghìn tỷ đồng mỗi năm và số ngƣời thiệt mạng do thiên tai đứng thứ 22 trên thế giới. Còn theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam là quốc gia phải gánh chịu nhiều nguy cơ thiên tai nhƣ: bão, lốc xoáy, lũ lụt và hạn hán. Ƣớc tính, khoảng 60% tổng diện tích đất đai và 71% dân số phải chịu nguy cơ bão và lũ lụt. Hàng năm, tổn Sinh viªn 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2