intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kế toán quản trị chi phí môi trường với hiệu quả tài chính: Nghiên cứu tại các doanh nghiệp sản xuất tại miền Bắc Việt Nam

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Kế toán quản trị chi phí môi trường với hiệu quả tài chính: Nghiên cứu tại các doanh nghiệp sản xuất tại miền Bắc Việt Nam" tập trung vào mối quan hệ của kế toán quản trị chi phí môi trường và hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp sản xuất tại miền Bắc Việt Nam. Nghiên cứu khảo sát 216 doanh nghiệp sản xuất thông qua bảng hỏi và sử dụng mô hình hồi quy. Kết quả cho thấy hiệu quả tài chính của doanh nghiệp nói chung ở trạng thái tốt. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kế toán quản trị chi phí môi trường với hiệu quả tài chính: Nghiên cứu tại các doanh nghiệp sản xuất tại miền Bắc Việt Nam

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PH MÔI TRƢỜNG VỚI HIỆU QUẢ TÀI CH NH: NGHIÊN CỨU TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT TẠI MIỀN BẮC VIỆT NAM (1) TS. Đỗ Thị Lan Anh, (2)TS. Trần Thị Thu Hà, (3)ThS. Nguyễn Thị Linh (1), (2), (3) Trường Đại học Lao động - Xã hội Email: dolananh.kt@gmail.com Tóm tắt Kế toán quản trị chi phí môi trƣờng (KTQTCPMT) đã trở thành công cụ quản lý của nhà quản trị trong việc theo dõi và quản lý tốt các chi phí môi trƣờng (CPMT), góp phần nâng cao hiệu quả tài chính (HQTC) cho doanh nghiệp. Bài viết này tập trung vào mối quan hệ của KTQTCPMT và HQTC của các doanh nghiệp sản xuất tại miền Bắc Việt Nam. Nghiên cứu khảo sát 216 doanh nghiệp sản xuất thông qua bảng hỏi và sử dụng mô hình hồi quy. Kết quả cho thấy HQTC của doanh nghiệp nói chung ở trạng thái tốt. Phân tích các tham số HQTC chỉ ra rằng việc tạo ra doanh thu, lợi nhuận đã đƣợc cải thiện, khả năng sinh lời đang tăng lên và cảm nhận chung về KTQTCPMT đƣợc thực hành tốt thì việc tạo ra doanh thu, lợi nhận tăng và HQTC có xu hƣớng tốt lên. Các cấu trúc của thực hiện KTQTCPMT có ảnh hƣởng tích cực và đáng kể đến HQTC của doanh nghiệp. Kết quả hàm ý việc thúc đẩy áp dụng KTQTCPMT là tiền đề để nâng cao HQTC cho các doanh nghiệp sản xuất tại miền Bắc Việt Nam. Từ khoá: Chi phí môi trƣờng, kế toán quản trị chi phí môi trƣờng, hiệu quả tài chính, lý thuyết các bên liên quan. Abstract: Environmental cost management accounting (ECMA) has become a management tool for administrators in monitoring and managing environmental costs (EC) well, contributing to improving financial performance (FP) for business. This article focuses on the relationship between ECMA and FP of manufacturing enterprises in Northern Vietnam. The study surveyed 216 manufacturing enterprises through questionnaires and using regression models. The results show that the FP of the enterprise is generally in a good state. Analysis of the FP parameters shows that the generation of revenue and profits has improved, profitability is increasing and the general feeling that ECMA is well practiced, the generation of revenue and profits increases. and FE tends to improve. The structures of implementing ECMA have a positive and significant influence on the FP of the enterprise. The results imply that promoting the application of ECMA is a premise to improve FP for manufacturing enterprises in Northern Vietnam. Keywords : Environmental costs, environmental cost management accounting, financial performance, stakeholder theory. 1. GIỚI THIỆU Hoạt động của các doanh nghiệp đã và đang gây nhiều hậu quả nghiêm trọng 170
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG đến môi trƣờng, làm cạn kiệt tài nguyên, gây biến đổi khí hậu…Hệ luỵ là rất lớn khi cả quốc gia và toàn thế giới đang phải tiêu tốn rất nhiều chi phí để xử lý các chất thải, khí thải và ngăn chặn những ảnh hƣởng của những đợt sóng thần, tăng nhiệt độ của trái đất. Do đó, tăng trƣởng xanh không những là xu hƣớng mà còn là chiến lƣợc, quốc sách hàng đầu của Nhà nƣớc đảm bảo cho phát triển kinh tế- xã hội một cách bền vững. Để đáp ứng những áp lực về yêu cầu giảm thiểu tác động đến môi trƣờng trong quá trình sản xuất kinh doanh, cần phải có những kỹ thuật mới, giúp các nhà quản trị kết hợp các thông tin môi trƣờng vào báo cáo kế toán. KTQTCPMT là một trong những công cụ quan trọng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp kiểm soát chi phí môi trƣờng, tăng hiệu quả kinh tế và hƣớng tới phát triển bền vững (Burritt & cộng sự, 2009). Thực hiện KTQTCPMT sẽ giúp doanh nghiệp chuẩn hoá hoạt động sản xuất kinh doanh, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu tác động đến môi trƣờng. Từ đó nâng cao HQTC của doanh nghiệp. HQTC của doanh nghiệp hết sức quan trọng. HQTC là nền tảng của quá trình tái sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sức khoẻ tài chính tốt sẽ tác động tích cực quá trình sản xuất và ngƣợc lại nếu tài chính yếu kém sẽ kìm hãm quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, HQTC cao là mục tiêu chiến lƣợc lâu dài của hầu hết các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp sản xuất nói riêng. Hiện nay các nghiên cứu đánh giá mức độ ảnh hƣởng của thực hiện KTQTCPMT đến HQTC của doanh nghiệp chƣa có nhiều. Bài viết trình bày cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu về mối quan hệ giữa áp dụng KTQTCPMT với HQTC, phƣơng pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu, thảo luận kết quả và từ đó đƣa ra một số khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc, nhà quản trị và các bên liên quan khác. 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Tổng quan nghiên cứu Từ khi xuất hiện vào năm 1970 khi thông tin môi trƣờng và tiềm năng của kế toán quản trị đƣợc khám phá, đã đánh dấu bƣớc ngoặt cho sự phát triển của KTQTCPMT. Các nghiên cứu rất hạn chế về hƣớng dẫn thực hiện KTQTCPMT. Một số kinh nghiệm hoặc sáng kiến đã chứng minh rằng CPMT có thể là đáng kể và giảm thiểu các chi phí này thông qua các hoạt động quản lý thích hợp có thể gia tăng lợi nhuận. Theo tài liệu của một số dự án ở Hà Lan, Anh và một số quốc gia chỉ ra rằng CPMT có thể chiếm tới 19%-20% trong tổng chi phí. Các nghiên cứu cũng chỉ ra cơ hội tiết kiệm chi phí sẽ tăng lợi nhuận thông qua giảm các tác động môi trƣờng, quản lý và ngăn ngừa ô nhiễm (Bartolomeo & cộng sự, 1999; Jasch, 2003). Trong thế kỷ 21, KTQTCPMT nhận đƣợc nhiều sự chú ý khi mà hàng loạt các tác động gây ô nhiễm môi trƣờng đã tạo ra hậu quả tài chính nghiêm trọng cho các tổ chức. Có nhiều các tài liệu đã đƣợc các cơ quan và tổ chức nghề nghiệp quốc tế công bố: ―Kế toán quản trị môi trƣờng: thủ tục và nguyên tắc‖ (UNDSD, 2001), ―Tài liệu hƣớng dẫn quốc tế: Kế toán quản lý môi trƣờng‖ (IFAC, 2005) nhƣ là kim chỉ nam cho chính phủ và các tổ chức tại các quốc gia thực hành KTQTCPMT và hiểu rõ lợi ích tài chính mà KTQTCPMT mang lại, chuyển sang một mối quan hệ tích cực theo 171
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG chiều ngƣợc lại, trong đó điều kiện tài chính tốt có thể cung cấp thêm nguồn lực dồi dào hơn có thể thúc đẩy hoạt động môi trƣờng nhiều hơn (Yuriko Nakao và cộng sự, 2007). Tổng hợp các kết quả trên, ngƣời ta có thể kết luận rằng, trong khi xu hƣớng xây dựng tài chính tốt để cải thiện hoạt động môi trƣờng đã tồn tại từ lâu, xu hƣớng trong đó hoạt động môi trƣờng tốt có thể cải thiện hoạt động tài chính là một hiện tƣợng tƣơng đối gần đây. Trong những giai đoạn gần đây, ảnh hƣởng lẫn nhau theo cả hai hƣớng trở nên rõ ràng, một kết quả cho thấy rằng ở cấp độ doanh nghiệp, mối quan hệ hai chiều tích cực giữa môi trƣờng và nền kinh tế đang bắt đầu thành hiện thực (Yuriko Nakao và cộng sự, 2007). Tại Việt Nam, các nghiên cứu về KTQTCPMT mới chỉ khai thác trên một số khía cạnh của KTQTCPMT và các vấn đề kỹ thuật thực hiện, đánh giá các nhân tố tác động đến việc thực hiện KTQTCPMT trong một ngành sản xuất, nhƣ sản xuất gạch (Lê Thị Tâm, 2017), chế biến dầu khí (Nguyễn Thị Bích Ngọc, 2017). Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa KTQTCPMT với HQTC là rất ít. Trong nghiên cứu của các tác giả mới chỉ ra các lợi ích tài chính có thể có của các tổ chức khi thực hiện KTQTCPMT. Trần La Bắc (2010) đã đánh giá hiệu quả môi trƣờng trong các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản, hay Lê Thị Tâm (2017) cũng chỉ ra các lợi ích đối với các đơn vị khi thực hiện KTQTCPMT nhƣ giúp phân bổ và định giá sản phẩm chính xác, tạo ra thông tin có ích trong các quyết định chiến lƣợc; kiểm soát chi phí và tiết kiệm chi phí; giúp thẩm định dự án đầu tƣ; đánh giá hiệu quả môi trƣờng và nâng cao hình ảnh doanh nghiệp. Từ đó, giúp các tổ chức nâng cao HQTC trong hoạt động của mình. Tuy nhiên, các nghiên cứu trƣớc đây mới chỉ nêu vấn đề mà chƣa thực hiện kiểm định mối quan hệ giữa KTQTCPMT và HQTC, do vậy, bài viết này thực hiện kiểm định mối quan hệ giữa KTQTCPMT và HQTC nhằm lấp đầy khoảng trống nêu trên. 2.2. Cơ sở lý thuyết Kế toán quản trị chi phí môi trường KTQTCPMT đƣợc nhiều tác giả đề cập đến với vai trò càng ngày càng lớn. KTQTCPMT là một bộ phận của kế toán môi trƣờng, thực hiện việc xử lý và cung cấp thông tin về CPMT phục vụ chức năng quản trị trong doanh nghiệp. KTQTCPMT có thể xác định chính xác hơn chi phí thực tế bằng cách làm rõ các tác động môi trƣờng do thu mua và chế biến vật liệu, sản xuất, kinh doanh, phân phối, sử dụng, bảo trì và thải bỏ. Hiệu quả tài chính HQTC là hiệu quả kinh tế xét trong phạm vi một doanh nghiệp, phản ánh mối quan hệ lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp nhận đƣợc và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có đƣợc lợi ích kinh tế. Theo Phạm Thị Kiều Trang (2017) cho rằng ―HQTC là một phạm trù kinh tế phản ánh những lợi ích đạt đƣợc thông qua hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp‖. Trong lĩnh vực tài chính, HQTC đƣợc đo lƣờng để trao trách nhiệm quản lý của đội ngũ quản lý cho các cổ đông. Khía cạnh quan trọng của vấn đề này liên quan đến việc đo lƣờng lợi nhuận, giá trị thị trƣờng và khả năng tăng trƣởng của doanh nghiệp. Hiệu quả hoạt động tài chính thƣờng đƣợc sử dụng nhƣ một chỉ số đánh giá tình trạng tài chính của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. 172
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HQTC đƣợc đo lƣờng bằng nhiều thƣớc đo khác nhau tùy vào mục đích nghiên cứu. Các thƣớc đo phổ biến thƣờng đƣợc các nhà nghiên cứu sử dụng là: ROA (Liargo- vas và Skandalis, 2008; McGuire và các cộng sự, 1988; Russo và Fouts, 1997; Stanwick và Stanwick, 2000; Tarawneh, 2006; Agiomirgiannakis và các cộng sự, 2006); ROE (Liargovas và Skandalis, 2008; Konar và Cohen, 2001) và ROS (Hart và Ahuja, 1996; Liargovas và Skandalis, 2008). Các thƣớc đo này đƣợc sử dụng rộng rãi trên thế giới bởi việc tính toán dễ dàng . Trong nghiên cứu này, HQTC đƣợc đo lƣờng bằng các chỉ tiêu ROA, ROE, ROS, mức tăng trƣởng của doanh thu thuần, mức tăng trƣởng của lợi nhuận sau thuế (Mirsha và Suar, 2010). Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) đƣợc các nhà phân tích thị trƣờng sử dụng rộng rãi nhƣ một thƣớc đo hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp vì nó tạo ra thu nhập. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) là thƣớc đo hiệu quả hoạt động của công ty so với đầu tƣ của cổ đông. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần (ROS) là chỉ số cho biết mỗi đồng doanh thu thuần thực hiện trong kỳ thu đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, giúp phản ánh năng lực tạo sản phẩm có chi phí thấp hoặc giá bán cao của doanh nghiệp. Phát triển doanh thu có thể đƣợc coi là một chỉ số tăng trƣởng của doanh nghiệp và cũng là chiến lƣợc cạnh tranh của các doanh nghiệp liên tiếp. Một công ty phát triển bền vững với môi trƣờng, tạo ra sự khác biệt cho các sản phẩm của mình và do đó tăng doanh thu. Tƣơng tự nhƣ vậy, một công ty có thể tiết kiệm chi phí về nguồn lực, chi phí quản lý, vốn và lao động và từ đó tăng lợi nhuận của mình. Lý thuyết các bên liên quan Theo Clarkson (1995), nội dung của lý thuyết là khi các doanh nghiệp kinh doanh có trách nhiệm với các bên liên quan sẽ mang lại lợi ích bền vững cho doanh nghiệp. Lý thuyết các bên liên quan kết hợp với KTQTCPMT đã cho thấy KTQTCPMT ảnh hƣởng đến HQTC. Chủ đề này đã đƣợc quan tâm và nghiên cứu trong vài thập kỷ qua (Marom, 2006). Hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng quan tâm đến bảo vệ môi trƣờng. Các doanh nghiệp đƣợc khuyến khích thực hiện các hoạt động môi trƣờng trong chiến lƣợc kinh doanh của mình. Nhiều ngƣời ủng hộ hoạt động môi trƣờng đã cố gắng thể hiện rằng các hoạt động môi trƣờng dẫn tới cải thiện HQTC. Các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này đã điều tra mối quan hệ giữa KTQTCPMT với HQTC doanh nghiệp. Lý thuyết các bên liên quan đƣợc sử dụng làm lý thuyết chính để kiểm định mối quan hệ giữa KTQTCPMT và HQTC. Mặc dù các nghiên cứu có quan điểm khác nhau, nhƣng tất cả các nghiên cứu này đều rất giống nhau và giải quyết cùng một vấn đề: các hành vi có đạo đức của doanh nghiệp với các bên liên quan quan tâm đến vấn đề môi trƣờng ảnh hƣởng tích cực đến sự giàu có của doanh nghiệp. Giả thuyết về mối quan hệ giữa kế toán quản trị chi phí môi trường và hiệu quả tài chính. Các kết quả nghiên cứu trƣớc đã cho những kết quả không tƣơng đồng về mối quan hệ giữa hiệu quả môi trƣờng của doanh nghiệp với HQTC (Vance,1975; Bowman,1975; Cochran & Wood,1984). White (1991) cho rằng các quỹ tƣơng hỗ xã hội/môi trƣờng có hoạt động tốt về mặt tài chính hay không có thể liên quan nhiều hơn đến khả năng chọn cổ phiếu của các nhà quản lý quỹ hơn là việc các công ty có ý thức tốt về môi trƣờng hay không. Bragdon & Marlin (1972) và Spicer (1978) tìm thấy mối 173
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG tƣơng quan đáng kể về hoạt động môi trƣờng của doanh nghiệp trong ngành giấy và bột giấy và HQTC của doanh nghiệp. Gần đây hơn, Erfle và Fratantuono (1992) kết luận rằng hiệu quả hoạt động môi trƣờng đối với các công ty là tích cực và có mối tƣơng quan đáng kể với lợi tức tài sản, lợi tức vốn chủ sở hữu và lợi tức đầu tƣ. Các doanh nghiệp thực hiện đánh giá hiệu quả môi trƣờng thƣờng xuyên và tốt thì sẽ có nhiều cơ hội giảm và kiểm soát chi phí, có lợi thế cạnh tranh nhất định và vì thế nâng cao HQTC. Tất nhiên, chi phí hoạt động của công ty cao hơn cho việc kiểm soát ô nhiễm. Có nhiều lý do giải thích tại sao các tác giả trƣớc đây có thể tìm thấy kết quả ngƣợc lại, không ít trong số đó là hầu hết các mẫu của họ khá nhỏ. Nghiên cứu này không so sánh HQTC giữa các doanh nghiệp, tác giả không đặt câu hỏi liệu quy định về môi trƣờng có làm kiệt quệ một doanh nghiệp hay không, mà là liệu hoạt động môi trƣờng hiệu quả có liên quan đến HQTC trong doanh nghiệp hay không. Do đó, tác giả đƣa ra giả thuyết nhƣ sau: H1: Có mối quan hệ tích cực giữa KTQTCPMT và HQTC Vai trò điều tiết của quy mô doanh nghiệp Các doanh nghiệp có quy mô lớn thì việc thực hiện áp dụng KTQTCPMT sẽ tốt hơn các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) (Aras và cộng sự, 2010). Các tác giả cho rằng, khi quy mô doanh nghiệp lớn thì sẽ có sẵn các nguồn lực để thực hiện KTQTCPMT. Bên cạnh đó, quy mô doanh nghiệp kiểm soát HQTC của doanh nghiệp đã đƣợc đề cập trong nhiều các nghiên cứu đi trƣớc nhƣ Aras và cộng sự (2010), Hồ Thị Vân Anh (2018), Nguyễn Thành Tài (2019). Điều đó có nghĩa là quy mô doanh nghiệp kiểm soát cả các hoạt động môi trƣờng và HQTC. Do đó, tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu nhƣ sau: H2: Quy mô doanh nghiệp điều tiết mối quan hệ giữa KTQTCPMT và HQTC Vai trò điều tiết của hình thức sở hữu Theo Nguyễn Thị Hằng Nga (2018) có sự khác biệt giữa nhóm doanh nghiệp có vốn nhà nƣớc với doanh nghiệp có vốn khác; giữa doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài với doanh nghiệp có vốn khác. Cụ thể, doanh nghiệp có vốn nƣớc ngoài và doanh nghiệp có vốn nhà nƣớc áp dụng KTQTCPMT cao hơn doanh nghiệp có vốn khác. H3: Hình thức sở hữu điều tiết mối quan hệ giữa KTQTCPMT và HQTC Từ đó ta có mô hình nghiên cứu nhƣ sau: Hình 1: Mô hình nghiên cứu Áp dụng kế toán quản trị HQTC chi phí môi trƣờng Quy mô Hình thức sở hữu (Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả) 174
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Mẫu nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả ) cứu định tính và nghiên cứu định lƣợng. 3.2. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu Phƣơng pháp nghiên cứu sử dụng trong bài viết là phƣơng pháp định lƣợng, sử dụng phần mềm SPSS nhằm đo lƣờng mối quan hệ giữa mức độ áp dụng KTQTCPMT (ADMT) và HQTC trong các doanh ) về HQTC. Bằng chứng là, hầu hết những ngƣời đƣợc hỏi đều có nhận thức tích cực về HQTC của các doanh nghiệp sản xuất tại miền Bắc Việt Nam. Kết quả cho thấy hiệu quả hoạt động tài chính của tổ chức doanh nghiệp nói chung ở trạng thái tốt theo nhận thức của các nhân viên và nhà quản trị. Ngay cả việc phân tích các thông số hoạt động tài chính theo đánh giá của từng cá nhân cũng cho thấy rằng việc tạo ra doanh thu đang đƣợc cải thiện, dòng tiền đƣợc cho là ở trạng thái tốt và khả năng sinh lời ngày càng tăng. Sau khi kiểm soát các biến theo truyền thống đƣợc cho là để giải thích HQTC cấp công ty, Richard P và cộng sự (2008) nhận thấy rằng hoạt động môi trƣờng xấu có tƣơng quan cùng chiều với giá trị vô hình của công ty. Hiệu suất môi trƣờng đƣợc lập luận rằng nó đi đôi với hiệu suất thƣơng mại theo Konar S và Cohen MA (2001). Có rất ít bằng chứng vì không thể truy cập báo cáo tài chính của hầu hết các tổ chức, doanh nghiệp. Bảng 3: HQTC của doanh nghiệp Mã hoá Trung Độ lệch Biến quan sát bình chuẩn HQTC1 Khả năng sinh lời của tài sản (ROA) 3.06 .896 HQTC2 Khả năng sinh lời của vốn CSH (ROE) 3.08 .876 HQTC3 Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần (ROS) 3.09 .899 HQTC4 Mức tăng trƣởng của doanh thu thuần 3.13 .822 HQTC5 Mức tăng trƣởng của lợi nhuận sau thuế 3.09 .890 (Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả) Theo bảng thống kê mô tả, doanh thu thuần đƣợc đánh giá có mức tăng trƣởng trung bình cao nhất sau đó đến mức tăng trƣởng của lợi nhuận sau thuế và Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần (ROS). Trong đó khả năng sinh lời của tài sản (ROA) lại thấp nhất (3.06). 4.1. Mối quan hệ giữa kế toán quả trị chi phí môi trƣờng và hiệu quả tài chính 4.1.1. Kết quả độ tin cậy của thang đo Bảng 4: Độ tin cậy của thang đo Trung bình Phƣơng sai Cronbach's Hệ số Tƣơng quan thang đo nếu thang đo Alpha nếu Cronbach's biến – Tổng loại biến nếu loại biến loại biến Alpha Áp dụng kế toán quản trị chi phí môi trƣờng ADMT1 14.74 22.841 .776 .940 .942 ADMT2 14.91 23.719 .858 .927 ADMT3 14.93 23.548 .858 .927 ADMT4 15.39 25.659 .814 .934 175
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ADMT5 15.40 25.100 .834 .931 ADMT6 15.49 22.540 .860 .927 Hiệu quả tài chính HQTC1 24.06 41.320 .805 .935 .943 HQTC2 24.02 41.378 .843 .933 HQTC3 23.99 41.162 .815 .935 HQTC4 23.83 42.045 .710 .942 HQTC5 23.77 41.728 .736 .940 Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS Kết quả phân tích đánh giá độ tin cậy của thang đo thể hiện hệ số Hệ số Cronbach's Alpha tổng hợp của các biến số tƣơng đối cao. Biến ADMT là 0.942 và HQTC là 0.943. Tất cả các biến quan sát đƣợc đƣa vào phân tích đều có các chỉ số tƣơng đối tốt. Hệ số tƣơng quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3. Nhƣ vậy các biến quan sát đều có ý nghĩa để đƣa vào phân tích nhân tố 4.1.2. Kết quả phân tích nhân tố Bảng 5: Bảng phân tích nhân tố biến HQTC Biến quan sát Nhân tố 1 ADMT1 .842 ADMT2 .903 ADMT3 .903 ADMT4 .875 ADMT5 .889 ADMT6 .909 Khả năng sinh lời của tài sản (ROA) .855 Khả năng sinh lời của vốn CSH (ROE) .885 Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu thuần (ROS) .864 Mức tăng trƣởng của Doanh thu thuần .773 Mức tăng trƣởng của Lợi nhuận sau thuế .795 Principal Principal Phƣơng pháp trích Component Component Analysis Analysis Varimax Varimax Phƣơng pháp xoay: KMO and Bartlett’s Test: .882 .922 Tổng phƣơng sai trích 78.657 71.924 (Nguồn: kết quả xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS) Kết quả phân tích nhân tố 2 biến độc lập và phụ thuộc thể hiện các biến số có hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0.5; hệ số KMO của cả 2 biến khá cao ADMT (0.882) và HQTC(0.992); tổng phƣơng sai trích của cả 2 nhân tố đều lớn hơn 50%. Kết quả phân tích trên thể hiện các biến quan sát có sự hội tụ cao, các biến quan sát phản ánh tƣơng đối tốt khái niệm cần phân tích trong thực tế. 176
  8. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 4.1.3. Kết quả kiểm định mối tương quan giữa kế toán quản trị CPMTvà HQTC Bảng 6: Mối tƣơng quan giữa KTQTCPMT và HQTC Correlations Hình thức sở Doanh thu hữu của ADMT HQTC (tỷ đồng/năm) doanh nghiệp Pearson 1 Doanh thu (tỷ Correlation đồng/năm) Sig. (2-tailed) N 216 Pearson -.075 1 Hình thức sở hữu Correlation của doanh nghiệp Sig. (2-tailed) .250 N 216 216 Pearson .207** -.839** 1 Correlation ADMT Sig. (2-tailed) .001 .000 N 236 216 236 Pearson .235** -.798** .889** 1 Correlation HQTC Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 N 216 216 216 216 **p< 0.01 ( Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS) Kết quả phân tích tƣơng quan thể hiện các biến số có mức độ tƣơng quan khá cao. Hệ số tƣơng quan giữa biến Doanh thu và HQTC là 0.235; giữa biến hình thức sở hữu và HQTC là 0.798 và giữa biến ADMT và HQTC là 0.889. 4.1.4. Kết quả hồi quy Kết quả hồi quy các nhân tố ảnh hƣởng đến HQTC đƣợc trình bày trong Bảng 7 nhƣ sau: Bảng 7: Kết quả hồi qui các nhân tố ảnh hƣởng đến HQTC Hệ số Beta Hệ số Beta Hệ số F Sig chƣa chuẩn hóa chuẩn hóa phóng đại Std. Toler Model B Error Beta t Sig. ance VIF 1 (Constant) 12.998 2.036 6.383 .000 319.499 .000a Doanh thu .585 .240 .074 2.439 .015 .924 1.082 (tỷ đồng/năm) Hình thức sở -1.707 .464 -.200 -3.678 .000 .285 3.505 hữu ADMT 5.297 .415 .707 12.777 .000 .275 3.642 177
  9. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG R=0.897a R Square=.805 Adjusted R Square=0803 Durbin-Watson=1.231 (Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS) Kết quả nghiên cứu thể hiện Mô hình hồi qui có ý nghĩa thống kê với hệ số F= 319.499, mức ý nghĩa của hàm F = 0.00; hệ số R=0.897, R bình phƣơng=0.805, R bình phƣơng hiệu chỉnh = 0.803, hệ số Durbin-Watson=1.231 chứng tỏ mô hình hồi qui có ý nghĩa thực tế. Kết quả phân tích hồi qui thể hiện cả ba biến số đều có sự ảnh hƣởng một cách có ý nghĩa thống kê đến HQTC.Trong đó biến ADMT có ảnh hƣởng mạnh nhất (Beta chuẩn hóa=0.7.0) tiếp theo là biến Hình thức sở hữu và cuối cùng là Doanh thu. 5. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu Nghiên cứu kết luận rằng tồn tại một mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa giữa các biến của nghiên cứu, mức độ áp dụng KTQTCPMT có liên quan đáng kể và tích cực đến HQTC của các doanh nghiệp sản xuất tại miền Bắc Việt Nam. Do đó, điều này ngụ ý rằng các yếu tố trên có ảnh hƣởng tích cực đến hoạt động tài chính của các doanh nghiệp. 5.2. Khuyến nghị Nghiên cứu kiến nghị rằng: (1) Tổ chức doanh nghiệp nên sử dụng các chuyên viên, kỹ thuật viên để tăng cƣờng đánh giá môi trƣờng định kỳ (ví dụ mỗi năm 2 lần) nhằm theo dõi các hoạt động môi trƣờng. Ngoài ra, cần có mối liên hệ nhiều hơn giữa bộ phận quản lý môi trƣờng với bộ phận kế toán của đơn vị để các báo cáo KTQTCPMT đƣợc lập đầy đủ. (2) Các doanh nghiệp cần theo kịp khuôn khổ quy định do chính phủ và các cơ quan quản lý đƣa ra. Điều này sẽ đảm bảo rằng các công ty đầu tƣ vào việc cải thiện hoạt động môi trƣờng của mình nhanh hơn, sớm hơn so với các đối thủ cạnh tranh và bằng cách đó, các công ty có thể tận hƣởng lợi thế của việc tuân thủ nhanh hơn. 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Aras, G.A.A and Kutlu, O. (2010). Managing corporate performance Investigating the relationship between coperate social responsibility and financial performance in emerging markets, International Journal of Productivity and Performance Management, 59, 220-254 2. Aras, G.A.A and Kutlu, O. (2010). Managing corporate performance Investigating the relationship between coperate social responsibility and financial performance in emerging markets, International Journal of Productivity and Performance Management, 59, 220-254 3. Bartolomeo, M., Bennett, M.D., Bouma, J.J., Heydkamp, P., James, P., de Walle, F.B., Wolters, T.J. (1999), Eco – Management Accounting, Kluwer Academic Publishers, Dordrecht 4. Burritt, R.L., Herzig, C. and Tadeo, B.O (2009), Environmental management accounting for cleaner production: the case of a Philippine rice mill, Journal of Cleaner Production, Vol.17, pp 431-9 178
  10. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 5. Cochran, P.L., & Wood, R.A.(1984). Coperate Social Responsibility and Financial performance. The Academy of Management Journal, 27 (1), 42-56. 6. larkson (1995). A framework for analyzing and evaluating corporate social performance. The Academy of management Review, 20, 571-610 7. Đỗ Thị Lan Anh (2023) Nghiên cứu kế toán quản trị chi phí môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam. Luận án tiến sĩ. Đại học kinh tế quốc dân. 8. Hồ Thị Vân Anh (2018), Trách nhiệm xã hội và HQTC của các doanh nghiệp niêm yết. Luận án tiến sĩ. Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 9. IFAC (2005), International Guidance Document: EMA, International Federation of Accountants, New York. 10. Jalaludin, D., Sulaiman, M. and Ahmad, N.N.N (2011), ‗Understanding Environmental Management Accounting (EMA) Adoption: a New Institutional Sociology Perspective‘, Social Responsibility Journal, Vol. 7, No. 4, pp.540-557. 11. Lê Thị Tâm (2017) Nghiên cứu kế toán quản trị chi phí môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất gạch tại Việt Nam. Luận án tiến sĩ. Đại học kinh tế quốc dân. 12. Marom, 2006). Toward a unified theory of the CSP-CFP link. Journal of business Ethics, 67 (2), 191-200 13. McGuire.(1988); Coperate Social Responsibility and Financial performance. The Academy of Management Journal, 21, 854-872 14. Supriti Mishra and Damodar Suar (2010).Does Coperate Social Responsibility influence Firm Performance of Indian Companies?. Journal of Business Ethics, Vol. 95, No. 4 (September 2010), pp. 571-601. 15. Nguyễn Thị Bích Ngọc (2017), Kế toán quản trị CPMTtrong các doanh nghiệp chế biến dầu khí thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Luận án tiến sĩ. Đại học kinh tế quốc dân. 16. Nguyễn Thành Tài (2019), Các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán môi trường và tác động của nó đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành dệt may tại Việt Nam. Luận án tiến sĩ. Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. 17. Nguyễn Thị Hằng Nga (2018), Các nhân tố ảnh hƣởng đến thực hiện kế toán quản trị môi trƣờng tại các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam- nghiên cứu cho các tỉnh thành khu vực phía Nam, . Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chính Minh. Luận án tiến sĩ. 18. Phan Thị Thu Hiền (2019), Ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tới HQTC trong các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Luận án tiễn sĩ. Đại học kinh tế quốc dân 19. Phạm Thị Kiều Trang (2017), Phân tích tác động của quản trị công ty tới HQTC của các công ty phi tài chính niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. Luận án tiến sĩ. Đại học kinh tế quốc dân. 20. Trần La Bắc (2010). Lợi ích kế toán quản trị môi trường: Nâng cao hiệu quả môi trường trong doanh nghiệp hải sản việt Nam. Luận án tiến sĩ. Đại học quốc gia Australia 21. UNDSD (2001), ‗Environmental Management Accounting: Procedures and Principles‘, United Nations Division for Sustainable Development, Newyork. 179
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2