intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kế toán quản trị nâng cao - Chương 2: Kế toán quản trị chi phí

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:49

30
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Kế toán quản trị nâng cao - Chương 2: Kế toán quản trị chi phí. Chương này cung cấp cho học viên những kiến thức về: các phương pháp kế toán quản trị chi phí truyền thống; các phương pháp kế toán quản trị chi phí hiện đại; kiểm soát chi phí trong kế toán quản trị;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kế toán quản trị nâng cao - Chương 2: Kế toán quản trị chi phí

  1. CHƯƠNG 2: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ
  2. NỘI DUNG 2.1.Các phương pháp kế toán quản trị chi phí truyền thống 2.2. Các phương pháp kế toán quản trị chi phí hiện đại 2.3. Kiểm soát chi phí trong kế toán quản trị
  3. 2.1. Các phương pháp KTQT chi phí truyền thống 2.1.1. KTQT chi phí theo phương pháp chi phí đầy đủ 2.1.2. KTQT chi phí theo phương pháp chi phí bộ phận
  4. 2.1.1. KTQT chi phí theo phương pháp chi phí đầy đủ • Là phương pháp tập hợp toàn bộ các chi phí có liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất để xác định giá thành sản phẩm • Cơ sở: Định phí SXC cần thiết cho quá trình SX nên phải được tính vào giá thành • Ưu/nhược điểm: - Phù hợp với KTTC - Không phù hợp với KTQT
  5. 2.1.2. KTQT chi phí theo phương pháp chi phí bộ phận • Là phương pháp chỉ tập hợp các chi phí trực tiếp của quá trình sản xuất (biến phí SX) để xác định giá thành sản phẩm • Cơ sở: Định phí SXC có liên quan tới khả năng sản xuất hơn là sản phẩm nên được coi là CP thời kỳ và không được tính vào giá thành • Ưu/ nhược điểm: - Phù hợp với KTQT - Không phù hợp với KTTC
  6. Ảnh hưởng của các phương pháp xác định CP đến báo cáo bộ phận Phương pháp CP đầy đủ Phương pháp CP bộ phận Chỉ tiêu Số tiền Chỉ tiêu Số tiền Doanh thu Doanh thu Giá vốn Biến phí Lãi gộp -Biến phí SX CPBH & quản lý -Biến phí BH & QL Lãi thuần Số dư đảm phí Định phí -Định phí sản xuất -Định phí BH &QL Lãi thuần
  7. 2.2. Các phương pháp KTQTCP hiện đại 2.2.1. Tính cấp thiết của phương pháp KTQT chi phí hiện đại 2.2.2. Kế toán quản trị chi phí trên cơ sở hoạt động 2.2.3. Các phương pháp kế toán quản trị chi phí hiện đại khác
  8. 2.2.1. Tính cấp thiết của phương pháp KTQT chi phí hiện đại • Môi trường kinh doanh có nhiều thay đổi đặc biệt là cạnh tranh gia tăng và kỹ thuật phát triển yêu cầu thay đổi phương pháp quản trị chi phí • KTQT chi phí truyền thống có những hạn chế về phân bổ chi phí chung, không đáp ứng được nhu cầu thông tin trong điều kiện mới khi chi phí SXC ngày càng chiếm tỷ trọng cao. → Cần có phương pháp xác định chi phí SXC phù hợp hơn. → Các phương pháp KTQT chi phí hiện đại ra đời thay thế cho phương pháp chi phí truyền thống
  9. 2.2.2. Kế toán quản trị chi phí trên cơ sở hoạt động (ABC costing) ABC được hiểu là một hệ thống đo lường chi phí được sử dụng để tập hợp và phân bổ chi phí các nguồn lực vào các hoạt động dựa trên mức độ sử dụng các nguồn lực, sau đó chi phí các hoạt động được phân bổ đến các đối tượng chịu phí dựa trên mức độ sử dụng của chúng. (Trần Thị Hồng Mai, Đặng Thị Hòa, 2020)
  10. Các khái niệm cơ bản - Hoạt động: Là một sự kiện hoặc nghiệp vụ phát sinh chi phí trong doanh nghiệp. - Nguồn phát sinh chi phí: Là một nhân tố, một khía cạnh của hoạt động có thể định lượng được và gây ra sự phát inh chi phí. Chỉ những khía cạnh nào gây ra sự phát sinh chi phí và có thể định lượng được mới coi là nguồn phát sinh CP.
  11. Đặc điểm - Giá thành theo phương pháp ABC bao gồm toàn bộ các chi phí phát sinh trong kỳ, kể cả chi phí gián tiếp. - Phân bổ chi phí phát sinh vào giá thành mỗi sản phẩm dựa trên mức chi phí thực tế cho mỗi hoạt động và mức độ đóng góp của mỗi hoạt động vào quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. - Sử dụng một hệ thống các tiêu thức phân bổ được xây dựng trên cơ sở phân tích chi tiết mối quan hệ nhân quả giữa chi phí phát sinh cho từng hoạt động và mức độ tham gia của từng hoạt động vào quá trình sản xuất, kinh doanh.
  12. Các bước thực hiện (đối với DN lần đầu áp dụng ABC) 1 • Nhận diện các hoạt động, nhóm hoạt động 2 • Tính tỷ lệ phân bổ chi phí SXC của các nhóm hoạt động • Phân bổ chi phí SXC của hoạt động cho sản phẩm hoặc dịch vụ 3 4 • Tính chi phí đơn vị sản phẩm
  13. Các bước thực hiện (đối với DN đã áp dụng ABC) • Thực hiện phân bổ giai đoạn 1: Phân bổ chi phí cho các nhóm hoạt động dựa trên cơ sở kết quả phỏng vấn nhân viên để xác định tỷ lệ phần trăm của từng nhóm chi phí đối với mỗi hoạt động. → Tính tỷ lệ phân bổ chi phí cho mỗi nhóm hoạt động • Thực hiện phân bổ giai đoạn 2: Phân bổ chi phí cho cho đối tượng chịu chi phí: sản phẩm, khách hàng, đối tượng khác…
  14. Ưu điểm - Khắc phục những hạn chế của kế toán truyền thống trong việc tính giá thành sản phẩm. - Cung cấp thông tin về quá trình và nguyên nhân phát sinh chi phí từ đó giúp kiểm soát và quản lý chi phí tốt hơn, tăng tính cạnh tranh cho DN, tạo điều kiện ra quyết định phù hợp hơn
  15. Nhược điểm - Cần nguồn lực lớn để thực hiện và duy trì ABC - ABC không tuân thủ GAAP nên chỉ được coi là phương pháp bổ sung, không thay thế phương pháp truyền thống. Sử dụng cho mục đích quản trị nội bộ - Kỹ thuật phức tạp
  16. 2.2.3. Các phương pháp KTQT chi phí hiện đại khác 2.2.3.1. KTQT chi phí mục tiêu (target costing) • Phương pháp chi phí mục tiêu là tổng thể các phương pháp, công cụ quản trị cho phép đạt được mục tiêu chi phí và mục tiêu hoạt động ở giai đoạn thiết kế và kế hoạch hóa sản phẩm mới. • Phương pháp này cũng cho phép cung cấp một cơ sở kiểm soát ở giai đoạn sản xuất và bảo đảm các sản phẩm này đạt được mục tiêu lợi nhuận đã được xác định phù hợp với chu kỳ sống của sản phẩm.
  17. Các khái niệm • Takao Tanaka (1993), “phương pháp chi phí mục tiêu là các nỗ lực được thực hiện trong các giai đoạn kế hoạch hóa và sản xuất sản phẩm nhằm đạt được mục tiêu chi phí đã được xác lập... mục tiêu là cho phép sản xuất ra các sản phẩm với mục tiêu lợi nhuận trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm”. • Theo Shahid Ansari Jan Bell và The CAM-I Target Cost Core Group “chi phí mục tiêu là lượng chi phí cho phép mà nó gắn với một sản phẩm và có thể thu lợi nhuận từ sản phẩm đó”.
  18. Đặc điểm - Giá thị trường được sử dụng để xác định chi phí mục tiêu - Tập trung vào khách hàng: giá trị cho K/h lớn hơn chi phí của bản thân SP - Tập trung vào thiết kế: Kiểm soát chi phí xảy ra trước khi sản xuất - Tham gia chéo của các chức năng - Tham gia vào chuỗi giá trị - Định hướng vòng đời
  19. Các bước thực hiện • Xác định sản phẩm cụ thể với số lượng bán phù hợp được ước tính 1 • Xác định giá bán mục tiêu để có thể đạt được thị phần mong muốn 2 • Ước tính lợi nhuận cần đạt được 3 • Chi phí mục tiêu= giá bán mục tiêu – lợi nhuận mục tiêu 4 • Phân chia chi phí mục tiêu cho các yếu tố cấu thành • Xác định chi phí ước tính cho sản phẩm dựa trên đặc điểm kỹ thuật thiết kế ban đầu và mức chi phí 5 hiện tại • Khoảng cách chi phí mục tiêu = chi phí ước tính – chi phí mục tiêu 6 • Nỗ lực để thu hẹp khoảng cách bằng cách thiết kế lại nhiều lần cho đến khi đạt mục tiêu 7
  20. Ưu điểm - Cân bằng mức độ quan trọng với chi phí bỏ ra - Khích lệ và tạo thuận lợi cho việc liên kết giữa các bộ phận của qui trình chế tạo - Hướng tới giá trị tối ưu cho khách hàng cuối cùng, giảm thiểu mức độ phức tạp của sản phẩm - Chọn công nghệ sản phẩm và qui trình thích hợp - Loại bỏ những chi phí quá mức
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0