Bài giảng Kế toán quản trị: Chương 1 - Trường ĐH Bách khoa Hà Nội
lượt xem 6
download
Bài giảng Kế toán quản trị: Chương 1 cung cấp cho người học những kiến thức như: Khái niệm kế toán quản trị; Đối tượng nghiên cứu của kế toán quản trị; Phương pháp nghiên cứu; Phân biệt kế toán quản trị và kế toán tài chính; Yêu cầu của kế toán quản trị; Nhiệm vụ của kế toán quản trị; Tổ chức kế toán quản trị trong doanh nghiệp; Mô hình tổ chức bộ máy kế toán quản trị trong doanh nghiệp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Kế toán quản trị: Chương 1 - Trường ĐH Bách khoa Hà Nội
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KINH TẾ & QUẢN LÝ 1
- CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 2
- MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Sau khi học Chương 1, cần nắm được: 1. Khái niệm, bản chất của KTQT 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của KTQT 3. Yêu cầu, nhiệm vụ của KTQT 4. Tổ chức KTQT trong DN 3
- NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Khái niệm KTQT 2. Đối tượng nghiên cứu của KTQT 3. Phương pháp nghiên cứu 4. Phân biệt KTQT và KTTC. 5. Yêu cầu của KTQT 6. Nhiệm vụ của KTQT 7. Tổ chức KTQT trong DN 8. Mô hình tổ chức bộ máy KTQT trong DN 4
- 1.1 Khái niệm KTQT • Theo mục đích cung cấp thông tin, kế toán chia thành: kế toán tài chính và kế toán quản trị. • KTTC: chủ yếu cung cấp thông tin cho các đối tượng bên ngoài DN, và các đối tượng bên trong ứng xử cho phù hợp. • KTQT: chủ yếu cung cấp thông tin cho các đối tượng bên trong DN, phục vụ cho việc ra các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu tối ưu. 5
- • Theo trường phái KTQT của Mỹ: KTQT là một bộ phận của hệ thống thông tin quản trị trong tổ chức mà nhà quản trị dựa vào đó để hoạch định và kiểm soát các hoạt động của tổ chức. • Theo trường phái KTQT của Pháp: KTQT là một bộ phận của hệ thống thông tin định lượng cung cấp cho các nhà quản trị đưa ra quyết định điều hành các tổ chức nhằm đạt được hiệu quả cao. • Theo Luật kế toán Việt Nam: KTQT là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán. 6
- • KTQT là một môn khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin định lượng kết hợp với định tính về hoạt động của một đơn vị cụ thể. Các thông tin đó giúp các nhà quản trị trong quá trình ra quyết định liên quan đến việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra và đánh giá tình hình thực hiện các hoạt động của đơn vị nhằm tối đa hóa các mục tiêu. 7
- • Sự cần thiết của KTQT: - Do sự cạnh tranh khốc liệt của các DN, các tập đoàn, các quốc gia với nhau, đòi hỏi các nhà quản lý cần có thông tin kịp thời, chính xác phục vụ cho việc ra quyết định. - KTTC ngày càng hội nhập, phù hợp với thông lệ quốc tế, vì vậy KTQT ngày càng phát triển, độc lập với KTTC. 8
- 1.2. Đối tượng nghiên cứu của KTQT • Đối tượng nghiên cứu chung: là tài sản, nguồn vốn và sự vận động của tài sản, nguồn vốn trong DN. • Đối tượng nghiên cứu riêng: - Nghiên cứu sâu về chi phí nhằm kiểm soát và quản lý chặt chẽ chi phí và dự toán chi phí chính xác để tối thiểu hóa chi phí. - Nghiên cứu các yếu tố sản xuất: lao động, hàng tồn kho, TSCĐ nhằm thỏa mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất và lợi nhuận cao nhất. 9
- • Đối tượng nghiên cứu riêng: - Phân tích mối quan hệ giữa doanh thu, chi phí và lợi nhuận thông qua hệ thống báo cáo để đưa ra các quyết định điều hành hoạt động DN. - Xây dựng các trung tâm trách nhiệm, phân tích chi phí, doanh thu và lợi nhuận để đưa ra các quyết định về đầu tư thêm hay thu hẹp hoạt động, đồng thời xác định trách nhiệm cá nhân, bộ phận trong tổng thể DN. - Kiểm soát việc thực hiện từng khâu công việc, làm rõ nguyên nhân gây biến động giữa chi phí thực tế và dự toán nhằm nâng cao hiệu quả KD. 10
- • Đối tượng nghiên cứu riêng: - Xây dựng các dự toán doanh thu, chi phí, lợi nhuận nhằm dự báo các kết quả kinh doanh diễn ra theo kế hoạch. - Phân tích và lựa chọn các phương án đầu tư ngắn hạn và dài hạn để đảm bảo an toàn và phát triển vốn cho hoạt động KD có hiệu quả nhất. 11
- 1.3. Phương pháp nghiên cứu của KTQT • Các phương pháp truyền thống: - PP chứng từ - PP tài khoản - PP tính giá - PP tổng hợp cân đối kế toán. • Các phương pháp đặc trưng: - PP phân loại CP: KTQT nghiên cứu nhiều tiêu thức phân loại CP khác nhau, nhằm giúp nhà quản trị hiểu được bản chất các yếu tố CP phát sinh trong DN, để có biện pháp kiểm soát và ra quyết định thích hợp. 12
- • Các phương pháp đặc trưng: - PP tách CP hỗn hợp thành biến phí và định phí: giúp nhà quản trị dự đoán mức CP xảy ra, đồng thời kiểm soát CP phát sinh. - PP thiết kế thông tin dưới dạng so sánh. - PP đồ thị. - PP mô hình. 13
- 1.4. Phân biệt KTQT và KTTC • Giống nhau: - Đều đề cập đến các nghiệp vụ kinh tế của DN. - Đều dựa trên hệ thống chứng từ kế toán ghi chép ban đầu. - Đều chịu trách nhiệm về thông tin cung cấp cho các đối tượng sử dụng. 14
- • Khác nhau: Tiêu thức KTTC KTQT 1. Đối Sử dụng cho mọi đối tượng Sử dụng cho các nhà quản trị tượng sử bên trong và bên ngoài DN, trong nội bộ DN. dụng nhưng chủ yếu cho các đối thông tin tượng bên ngoài DN 2. Tính Công khai, minh bạch, thông Bí mật, thông qua các báo chất của qua hệ thống báo cáo tài cáo quản trị thông tin chính theo quy định. 3. Đặc -Thường ưu tiên tính chính -Thường ưu tiên tính kịp thời điểm của xác hơn là đầy đủ và kịp hơn là chính xác và đầy đủ. thông tin thời. - Thông tin thường linh hoạt, - Tuân thủ các nguyên tắc và sáng tạo. chuẩn mực kế toán. - Phản ánh hiện tại, tương lai - Phản ánh quá khứ của quá của quá trình KD trình KD. 15
- • Khác nhau: Tiêu thức KTTC KTQT 4. Thước Sử dụng thước đo hiện vật, Sử dụng thước đo hiện vật, đo thông thời gian, giá trị. thời gian, giá trị, chủng loại, tin chất lượng, cơ cấu,… 5. Hệ Mẫu biểu báo cáo theo quy Báo cáo thường theo bộ thống báo định, thống nhất về nội dung, phận. Mẫu biểu phụ thuộc cáo hình thức. Kỳ báo cáo: vào nhu cầu quản trị và đặc tháng, quý, năm. điểm KD cụ thể. Kỳ báo cáo: ngày, tuần, tháng, năm. 6. Tính - Tính pháp lệnh cao, tuân - Không mang tính pháp lệnh. pháp lệnh thủ các nguyên tắc và chuẩn Thông tin đa dạng, phong của thông mực kế toán. phú, linh hoạt. tin 16
- 1.5. Yêu cầu của KTQT - Cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về tình hình tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, lợi nhuận của DN cho các cấp quản trị. - Cung cấp đầy đủ, kịp thời về định mức chi phí, dự toán, kế hoạch của mọi hoạt động, để các nhà quản trị có phương hướng phân tích, đánh giá đưa ra các quyết định phù hợp. - Các thông tin cung cấp đều phải xuất phát từ nhu cầu của các nhà quản trị và đặc thù kinh doanh cụ thể của các DN. - Thông tin cung cấp phải thuận tiện cho quá trình phân tích, đánh giá đưa ra các quyết định phù 17 hợp cho từng mục tiêu khác nhau.
- 1.6. Nhiệm vụ của KTQT - Xây dựng các định mức chi phí chuẩn, hệ thống dự toán ngân sách khoa học, kế hoạch phù hợp trong một kỳ xác định. - Tổ chức, phối hợp thực hiện tốt các khâu công việc, nhằm đạt được các mục tiêu: tối đa hóa doanh thu, lợi nhuận, tối thiểu hóa chi phí. - Thu thập, xử lý thông tin về tình hình biến động của tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, lợi nhuận và các quan hệ tài chính khác theo phạm vi của bộ phận và toàn DN. 18
- - Kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các định mức chi phí, dự toán ngân sách, kế hoạch đã xây dựng. - Phân tích, đánh giá thông tin, cung cấp, tư vấn cho các nhà quản trị đưa ra các quyết định tối ưu. 19
- 1.7. Tổ chức KTQT trong DN • Theo chức năng thông tin kế toán: - Thu nhận thông tin: bao gồm thông tin hiện tại và thông tin tương lai. Thu nhận thông tin từ các bộ phận: tổ sản xuất, phân xưởng, cửa hàng,… - Phân tích thông tin: tiến hành so sánh, đối chiếu giữa thực tế và định mức, dự toán. Từ đó xác định những nhân tố ảnh hưởng nhằm đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả KD. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kế toán quản trị - Chương 1: Những vấn đề chung về kế toán quản trị
9 p | 679 | 150
-
Bài giảng Kế toán quản trị: Chương 3 - TS. Đào Thị Thu Giang
18 p | 277 | 53
-
Bài giảng Kế toán quản trị: Bài 1 - ThS. Võ Minh Long
16 p | 211 | 45
-
Bài giảng Kế toán quản trị: Chương 1 - TS. Đào Thị Thu Giang
14 p | 263 | 26
-
Bài giảng Kế toán quản trị - Chương 1: Tổng quan về kế toán quản trị (22 trang)
22 p | 103 | 18
-
Bài giảng Kế toán quản trị: Chương 1 - ĐH Công nghiệp TP.HCM
10 p | 157 | 14
-
Bài giảng Kế toán quản trị doanh nghiệp - Chương 1: Tổng quan về kế toán quản trị trong doanh nghiệp (Năm 2022)
22 p | 25 | 13
-
Bài giảng Kế toán quản trị: Chương 1 - Ths. Nguyễn Thành Hưng
7 p | 130 | 10
-
Bài giảng Kế toán quản trị 1 - Bài 1: Tổng quan về kế toán quản trị
14 p | 79 | 7
-
Bài giảng Kế toán quản trị: Chương 1 - Lê Trà My
36 p | 11 | 6
-
Bài giảng Kế toán quản trị: Chương 1 - TS. Trần Quang Trung
7 p | 93 | 5
-
Bài giảng Kế toán quản trị: Chương 1 - ThS Hồ Thị Thanh Ngọc
18 p | 42 | 5
-
Bài giảng Kế toán quản trị doanh nghiệp - Chương 1: Tổng quan về kế toán quản trị trong doanh nghiệp
22 p | 34 | 5
-
Bài giảng Kế toán quản trị - Giới thiệu về kế toán quản trị
8 p | 82 | 4
-
Bài giảng Kế toán quản trị: Chương 1 - Lý Nguyễn Thu Ngọc (2016)
8 p | 97 | 4
-
Bài giảng Kế toán quản trị: Chương 3 - Lê Trà My
63 p | 7 | 4
-
Bài giảng Kế toán quản trị nâng cao - Chương 1: Tổng quan về kế toán quản trị
21 p | 41 | 3
-
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 4: Kế toán quản trị trong đơn vị hành chính sự nghiệp (Năm 2022)
24 p | 11 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn