TẠP CHÍ KHOA HỌC<br />
Khoa học Xã hội, Số 9 (6/2017) tr. 115 - 124<br />
<br />
THỰC TẾ ÁP DỤNG MÔ HÌNH KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ<br />
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP<br />
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ SƠN LA<br />
Lê Thị Thanh Nhàn, Đoàn Thanh Hải<br />
Trường Đại học Tây Bắc<br />
Tóm tắt: Bài viết đưa ra những vấn đề chung về kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp xây lắp.<br />
Trên cơ sở đó đưa ra những phân tích cơ bản về thực trạng áp dụng mô hình kế toán quản trị chi phí tại các<br />
doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn thành phố Sơn La từ đó đề xuất các biện pháp đẩy mạnh việc ứng dụng mô<br />
hình kế toán quản trị chi phí các doanh nghiệp này.<br />
Từ khóa: Doanh nghiệp xây lắp, kế toán quản trị chi phí.<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Có thể nói kế toán quản trị là một bộ phận của hệ thống thông tin quản trị trong các tổ<br />
chức mà nhà quản trị dựa vào đó để hoạch định và kiểm soát hoạt động của tổ chức. Nó có vai<br />
trò quan trọng cho việc tổ chức xây dựng các dự toán, hoạch định chính sách và kiểm soát<br />
mọi hoạt động của đơn vị. Bất kể khi quyết định lựa chọn một phương án tối ưu nào của nhà<br />
quản trị, bao giờ cũng quan tâm đến hiệu quả kinh tế của phương án mang lại, vì vậy kế toán<br />
quản trị phải tìm cách tối ưu hóa mối quan hệ giữa chi phí và lợi ích của phương án lựa chọn.<br />
Do đó hệ thống kế toán quản trị chi phí có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin về<br />
chi phí trong các doanh nghiệp. Kế toán quản trị chi phí luôn luôn tồn tại trong mỗi tổ chức,<br />
tuy nhiên tác dụng cung cấp thông tin cho các đối tượng khác nhau sẽ khác nhau, tuỳ thuộc<br />
vào việc xây dựng và khai thác hệ thống kế toán chi phí đó. Các doanh nghiệp ở các nước<br />
phát triển trên thế giới đã xây dựng hệ thống kế toán quản trị chi phí hiện đại, cung cấp thông<br />
tin hữu ích cho các nhà quản trị nội bộ để trợ giúp họ trong việc lập kế hoạch, tổ chức thực<br />
hiện kế hoạch và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch. Trợ giúp nhà quản trị trong việc<br />
điều hành và kiểm soát hoạt động của tổ chức; thúc đẩy các nhà quản trị đạt được các mục<br />
tiêu của doanh nghiệp; đo lường hiệu quả hoạt động của các nhà quản lý và các bộ phận, đơn<br />
vị trực thuộc trong doanh nghiệp [1].<br />
Đối với các doanh nghiệp xây lắp kế toán quản trị chi phí lại càng có vai trò quan trọng<br />
hơn cả. Bởi so với các ngành sản xuất khác, xây dựng cơ bản có những đặc điểm kinh tế kỹ<br />
thuật đặc trưng, được thể hiện rất rõ ở sản phẩm xây lắp và quá trình sáng tạo ra sản phẩm của<br />
ngành. Mặt khác, hoạt động xây lắp thường tiến hành ngoài trời nên chịu ảnh hưởng của điều<br />
kiện thiên nhiên, thời tiết. Đặc điểm này làm cho công tác quản lý, sử dụng, hạch toán tài sản,<br />
vật tư rất phức tạp, dễ bị mất mát, hư hỏng làm tăng chi phí sản xuất. Bên cạnh đó, chu kì sản<br />
xuất của đơn vị xây lắp thường rất dài, nó phụ thuộc quy mô và tính chất phức tạp về kỹ thuật<br />
của từng công trình. Quá trình thi công được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn thi<br />
công lại chia thành nhiều công việc khác nhau, các công việc chủ yếu diễn ra ngoài trời chịu<br />
<br />
<br />
Ngày nhận bài: 27/10/2016. Ngày nhận đăng: 15/6/2017<br />
Liên lạc: Lê Thanh Nhàn, e - mail: lethanhnhan88@gmail.com<br />
<br />
115<br />
<br />
tác động rất lớn của các nhân tố môi trường do vậy không thể tránh khỏi các rủi ro, phát sinh<br />
chi phí. Chính vì vậy thông tin về kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp xây dựng<br />
đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp các nhà quản trị kiểm soát chi phí để có thể<br />
tiết kiệm được chi phí và hạ giá thành xây lắp.<br />
Tuy nhiên với các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn thành phố Sơn La thì kế toán<br />
quản trị chi phí vẫn còn khá mới mẻ và việc đánh giá thực trạng áp dụng kế toán quản trị chi<br />
phí trong các doanh nghiệp là thực sự cần thiết. Do đó bài viết này sẽ đưa ra những phân tích<br />
và đánh giá về thực trạng áp dụng mô hình kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp xây<br />
lắp trên địa bàn thành phố Sơn La.<br />
2. Tổng quan các nghiên cứu về Kế toán quản trị chi phí<br />
Bàn về kế toán quản trị trong các doanh nghiệp đã có khá nhiều công trình kế toán quản<br />
trị được các tác giả Việt Nam nghiên cứu kể từ đầu những năm 1990. Như Tác giả Nguyễn<br />
Việt (1995) trong luận án “Vấn đề hoàn thiện kế toán Việt Nam” đã trình bày phương hướng<br />
và giải pháp xây dựng hệ thống kế toán tài chính và kế toán quản trị trong các doanh nghiệp<br />
Việt Nam, tuy nhiên những đề xuất về kế toán quản trị trong công trình này là những đề xuất<br />
mang tính cơ bản nhất của hệ thống kế toán quản trị, trong bối cảnh kế toán quản trị bắt đầu<br />
được nghiên cứu tại Việt Nam. Tác giả Phạm Văn Dược (1997) đã nghiên cứu về “phương<br />
hướng xây dựng nội dung và tổ chức vận dụng kế toán quản trị vào các doanh nghiệp Việt<br />
Nam”. Trong công trình này, tác giả đã có những nghiên cứu cụ thể và đề xuất các biện pháp<br />
ứng dụng kế toán quản trị vào thực tiễn trong các doanh nghiệp Việt Nam, tuy nhiên vẫn còn<br />
mang tính chất chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, trong khi tính linh hoạt của kế<br />
toán quản trị lại rất cao, phụ thuộc vào đặc điểm hoạt động kinh doanh của từng ngành. Từ<br />
đầu những năm 2000, đã có nhiều nghiên cứu về kế toán quản trị chi phí, hoặc nghiên cứu kế<br />
toán quản trị áp dụng riêng cho các loại hình doanh nghiệp như doanh nghiệp kinh doanh dịch<br />
vụ hay doanh nghiệp sản xuất. Như tác giả Trần Văn Dung (2002) nghiên cứu về “Tổ chức kế<br />
toán quản trị và giá thành trong doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam”, tác giả Lê Đức Toàn<br />
(2002) nghiên cứu về “kế toán quản trị và phân tích chi phí sản xuất trong ngành sản xuất<br />
công nghiệp ở Việt Nam”, tác giả Giang Thị Xuyến (2002) nghiên cứu về “tổ chức kế toán<br />
quản trị và phân tích kinh doanh trong doanh nghiệp nhà nước”, tác giả Phạm Thị Kim Vân<br />
(2002) nghiên cứu về “tổ chức kế toán quản trị chi phí và kết quả kinh doanh ở các doanh<br />
nghiệp kinh doanh du lịch”, tác giả Nguyễn Thị Hằng Nga (2004) nghiên cứu “hoàn thiện tổ<br />
chức kế toán quản trị trong các doanh nghiệp dầu khí Việt Nam”, tác giả Nguyễn Thanh Quí<br />
(2004) nghiên cứu “xây dựng hệ thống thông tin kinh tế phục vụ quản trị doanh nghiệp kinh<br />
doanh bưu chính viễn thông”, “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản<br />
xuất thép Tại Việt Nam” của tác giả Đào Thúy Hà năm 2015. Trong các công trình này, các<br />
tác giả đã hệ thống các nội dung cơ bản của hệ thống kế toán quản trị và kế toán quản trị chi<br />
phí trên cơ sở đó đề xuất phương hướng ứng dụng kế toán quản trị chi phí vào các ngành cụ<br />
thể theo phạm vi nghiên cứu của các đề tài. Mặc dù vậy, tất cả các công trình nghiên cứu về<br />
kế toán quản trị chi phí đã công bố đều chưa nghiên cứu chuyên sâu về hệ thống kế toán quản<br />
trị chi phí áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất xây lắp hoặc các biện pháp nhằm đẩy mạnh<br />
116<br />
<br />
sự ứng dụng kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp xây lắp, trong khi ngành xây lắp<br />
là ngành đang rất cần những thông tin kế toán quản trị chi phí vì xây dựng cơ bản là ngành<br />
sản xuất vật chất quan trọng mang tính chất công nghiệp nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật<br />
cho nền kinh tế quốc dân. Hơn nữa ngành xây dựng cơ bản có những đặc điểm về kinh tế - kỹ<br />
thuật riêng biệt, thể hiện ở sản phẩm xây lắp và quá trình tạo ra sản phẩm của ngành. Điều này<br />
đã chi phối đến công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh<br />
nghiệp xây lắp. Chính vì vậy, đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp đẩy mạnh việc ứng<br />
dụng kế toán quản trị chi phí áp dụng cho các doanh nghiệp xây lắp trên cơ sở nghiên cứu về<br />
hệ thống kế toán quản trị chi phí và kinh nghiệm vận dụng các phương pháp kế toán quản trị<br />
chi phí trong các loại hình doanh nghiệp khác nhau.<br />
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luân<br />
3.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu<br />
* Đối tượng nghiên cứu:<br />
Các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn thành phố Sơn La.<br />
* Phương pháp nghiên cứu:<br />
- Phương pháp thu thập dữ liệu<br />
Thu thập dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp sẽ được thu thập thông qua hình thức điều tra<br />
bằng Bảng hỏi về thực trạng tổ chức hệ thống kế toán nói chung và thực trạng áp dụng mô<br />
hình kế toán quản trị trong hệ thống kế toán của doanh nghiệp nói riêng đặc biệt là kế toán<br />
quản trị chi phí.<br />
Đối với dữ liệu thứ cấp: Các dữ liệu thứ cấp tác giả trực tiếp liên hệ với các đơn vị có<br />
liên quan để thu thập loại dữ liệu liên quan đến đề tài.<br />
- Phương pháp xử lý dữ liệu<br />
Các dữ liệu sau khi thu thập được sẽ được tác giả tổng hợp lại cho phù hợp với mục<br />
đích của nghiên cứu, chọn lọc các thông tin có liên quan để thực hiện đánh giá theo các nội<br />
dung xây dựng trong phần cơ sở lý thuyết.<br />
3.2. Thực tế kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn thành phố<br />
Sơn La<br />
3.2.1. Đặc điểm các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn thành phố Sơn La<br />
Trong tổng số hơn 200 doanh nghiệp có đăng ký ngành nghề xây lắp trên địa bàn thành<br />
phố Sơn La qua điều tra thực tế và sàng lọc tác giả nhận thấy chỉ có 33 doanh nghiệp xây lắp<br />
là hoạt động thường xuyên, có hoạt động xây lắp chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh và có<br />
doanh thu thường xuyên từ hoạt động xây lắp và nhóm tác giả đã thực hiện điều tra khảo sát<br />
tại nhóm doanh nghiệp này. Tuy nhiên sau khi thực hiện khảo sát sơ bộ nhóm tác giả nhận<br />
thấy việc tích phiếu tại một số doanh nghiệp không đạt yêu cầu đề ra như tích không đúng nội<br />
dung hoặc nội dung không phù hợp hoặc việc trao đổi, phỏng vấn thêm tại các doanh nghiệp<br />
này để làm rõ thêm thông tin không đạt được kết quả.<br />
117<br />
<br />
Chính vì vậy mà nhóm tác giả đã quyết định chọn ra 5 doanh nghiệp lớn đại diện cho<br />
các tiêu thức: Loại hình doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp lớn, vốn chủ sở hữu lớn, có hoạt<br />
động xây lắp diễn ra thường xuyên và doanh nghiệp hoạt động liên tục để thực hiện điều tra<br />
khảo sát, như được liệt kê trên Bảng 1.<br />
Bảng 1. Các doanh nghiệp thuộc mẫu nghiên cứu<br />
Tên doanh nghiệp<br />
<br />
Địa chỉ<br />
<br />
Vốn chủ sở hữu Doanh thu Lợi nhuận<br />
(triệu đồng)<br />
(triệu đồng) (triệu đồng)<br />
<br />
Doanh nghiệp tư nhân Tuấn Tổ 1, Phường Tô Hiệu,<br />
Hương<br />
thành phố Sơn La<br />
<br />
70.278<br />
<br />
34.078<br />
<br />
166<br />
<br />
Công ty Cổ phần Thủy điện Tổ 4, Phường Quyết Thắng,<br />
Nậm La<br />
thành phố Sơn La<br />
<br />
560.974<br />
<br />
132.746<br />
<br />
27.007<br />
<br />
Công ty TNHH xây dựng<br />
kinh doanh tổng hợp<br />
<br />
Tổ 2, Phường Quyết Thắng,<br />
thành phố Sơn La<br />
<br />
90.070<br />
<br />
56.647<br />
<br />
69<br />
<br />
Công ty Cổ phẩn Quỳnh<br />
Ngọc<br />
<br />
Bản Bó, Phường Chiềng An,<br />
thành phố Sơn La<br />
<br />
122.224<br />
<br />
70.710<br />
<br />
590<br />
<br />
Công ty TNHH đầu tư XD<br />
Hoàng Chung<br />
<br />
Tổ 9, Phường Chiềng Lề,<br />
thành phố Sơn La<br />
<br />
79.307<br />
<br />
35.590<br />
<br />
416<br />
<br />
Nguồn: Cục thuế Tỉnh Sơn La - Thống kê doanh nghiệp theo loại hình hoạt động năm 2015<br />
<br />
3.2.2. Nội dung kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn thành phố<br />
Sơn La<br />
* Phân loại chi phí<br />
Dựa theo kết quả khảo sát tại các doanh nghiệp xây lắp thì chi phí xây lắp được phân<br />
loại theo chức năng của từng khoản mục chi phí, bao gồm:<br />
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp như chi phí sắt, thép, xi măng, gạch, cát, đá các loại,<br />
sỏi thi công…<br />
- Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương, tiền công của công nhân trực tiếp<br />
xây lắp.<br />
- Chi phí sử dụng máy thi công: Gồm chi phí nhiên liệu chạy máy, chi phí khấu hao máy<br />
thi công, chi phí sửa chữa máy thi công...<br />
- Chi phí sản xuất chung như: Chi phí nhân viên quản lý và các khoản trích bảo hiểm xã<br />
hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp của toàn bộ nhân viên quản lý và<br />
công nhân trực tiếp sản xuất trong biên chế của công ty. Chi phí giàn giáo phục vụ thi công,<br />
tôn... Chi phí khấu hao máy móc phục vụ quản lý đội, chi phí dịch vụ như: Điện, nước,<br />
điện thoại...<br />
Việc phân loại chi phí theo chức năng của các doanh nghiệp xây dựng có ý nghĩa để<br />
tính giá thành sản xuất và tính giá thành toàn bộ cho các công trình khi đã hoàn thành để xác<br />
định kết quả của từng công trình, hạng mục công trình theo yêu cầu của quản trị các cấp.<br />
<br />
118<br />
<br />
Tuy nhiên theo kết quả điều tra thì không có doanh nghiệp nào phân loại chi phí theo mối<br />
quan hệ của chi phí với mức độ hoạt động. Trong khi đó việc phân tách chi phí thành biến phí,<br />
định phí và chi phí hỗn hợp có vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch, kiểm soát và chủ động<br />
điều tiết chi phí. Bên cạnh đó việc phân biệt định phí, biến phí và chi phí hỗn hợp có ý nghĩa quan<br />
trọng trong việc thiết kế, xây dựng các mô hình chi phí trong mối quan hệ giữa chi phí, sản lượng<br />
và lợi nhuận, xác định điểm hoà vốn và các quyết định quan trọng khác trong quá trình sản xuất<br />
kinh doanh. Ngoài ra, việc phân biệt định phí, biến phí còn giúp nhà quản trị xác định đúng đắn<br />
phương hướng để nâng cao hiệu quả của chi phí như đối với biến phí: Phương hướng chính là tiết<br />
kiệm tổng chi phí và chi phí cho một đơn vị khối lượng hoạt động. Đối với định phí: Cần phấn<br />
đấu để nâng cao hiệu lực của chi phí trong sản xuất - kinh doanh.<br />
Bảng 2. Kết quả khảo sát việc tổ chức hệ thống kế toán chi phí<br />
tại các doanh nghiệp thuộc mẫu nghiên cứu<br />
Hệ thống kế toán chi phí<br />
Tổ chức<br />
hạch toán<br />
kế toán<br />
<br />
Phân loại<br />
chi phí<br />
xây lắp<br />
<br />
Xây<br />
dựng<br />
định mức<br />
chi phí<br />
<br />
Xây<br />
dựng<br />
dự<br />
toán<br />
<br />
Dự toán<br />
CPXL được<br />
xây dựng<br />
theo<br />
<br />
Kế toán<br />
chi tiết,<br />
kế toán<br />
tổng hợp<br />
<br />
Theo chức<br />
năng của từng<br />
khoản mục<br />
chi phí<br />
<br />
Có<br />
thực hiện<br />
<br />
Có<br />
xây<br />
dựng<br />
<br />
Theo từng<br />
công trình<br />
<br />
Theo yêu<br />
cầu của cơ<br />
quan cấp<br />
trên<br />
<br />
Doanh nghiệp<br />
tư nhân Tuấn<br />
Hương<br />
<br />
x<br />
<br />
x<br />
<br />
x<br />
<br />
x<br />
<br />
x<br />
<br />
x<br />
<br />
Công ty Cổ<br />
phần Thủy<br />
điện Nậm La<br />
<br />
x<br />
<br />
x<br />
<br />
x<br />
<br />
x<br />
<br />
x<br />
<br />
x<br />
<br />
Công ty<br />
TNHH XD<br />
kinh doanh<br />
tổng hợp<br />
<br />
x<br />
<br />
x<br />
<br />
x<br />
<br />
x<br />
<br />
x<br />
<br />
x<br />
<br />
Công ty Cổ<br />
phẩn Quỳnh<br />
Ngọc<br />
<br />
x<br />
<br />
x<br />
<br />
x<br />
<br />
x<br />
<br />
x<br />
<br />
Công ty<br />
TNHH đầu tư<br />
XD Hoàng<br />
Chung<br />
<br />
x<br />
<br />
x<br />
<br />
x<br />
<br />
x<br />
<br />
x<br />
<br />
Tên doanh<br />
nghiệp<br />
<br />
Lý do lập dự toán<br />
<br />
Là công<br />
cụ quản<br />
lý kinh tế<br />
<br />
x<br />
<br />
x<br />
<br />
Nguồn: Thống kê từ phiếu khảo sát<br />
<br />
* Xây dựng định mức chi phí<br />
Theo kết quả điều tra về việc xây dựng định mức chi phí tại các doanh nghiệp xây dựng<br />
trên địa bàn thành phố Sơn La trong quá trình xây dựng có thực hiện xây dựng định mức chi<br />
119<br />
<br />