Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) của doanh nghiệp
lượt xem 2
download
Nghiên cứu này xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến ý định áp dụng Chuẩn mực Báo cáo Tài chính quốc tế tại các công ty ở Việt Nam cũng như mức độ sẵn sàng áp dụng Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế IFRS. Nhóm nghiên cứu chọn Lý thuyết về Hành vi có kế hoạch (TPB), kết hợp với lý thuyết mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) làm khung khái niệm. Dựa trên các nghiên cứu tiền nhiệm, nhóm tác giả xây dựng mô hình với biến điều tiết mới sự tư vấn của kế toán viên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) của doanh nghiệp
- CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH ÁP DỤNG CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ (IFRS) CỦA DOANH NGHIỆP Factors affecting the intention to apply International Financial Reporting Standards (IFRS) in corporations Trần Ngọc Mai1, Trần Thị Minh Ánh, Đồng Tuyết Anh, Nguyễn Đức Toàn, Trần Quốc Anh Quân, Nguyễn Thị Thu Hằng Trường Đại học Ngoại thương Tóm tắt Nghiên cứu này xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến ý định áp dụng Chuẩn mực Báo cáo Tài chính quốc tế tại các công ty ở Việt Nam cũng như mức độ sẵn sàng áp dụng Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế IFRS. Nhóm nghiên cứu chọn Lý thuyết về Hành vi có kế hoạch (TPB), kết hợp với lý thuyết mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) làm khung khái niệm. Dựa trên các nghiên cứu tiền nhiệm, nhóm tác giả xây dựng mô hình với biến điều tiết mới sự tư vấn của kế toán viên. Các biến thái độ của ban giám đốc, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi đều được chia thành các biến nhỏ hơn để phân tích kĩ hơn xuyên suốt bài nghiên cứu. Nghiên cứu này hệ thống lại các kết quả nghiên cứu tiền nhiệm, từ đó (1) phát triển khung lý thuyết, và (2) đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến ý định áp dụng Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS) của doanh nghiệp. Từ khóa: Ý định áp dụng; TPB; Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế; Việt Nam. Abstract This study analyzes the factors affecting the intention to apply IFRS and the willingness to apply the International Financial Reporting Standards in companies in Vietnam. The research team chose Theory of Planned Behavior (TPB), combined with Technology Acceptance Theory (TAM) model as the conceptual framework. Based on previous studies, the authors build a model with a new moderator on the accountant's advice. The variables namely director's attitude, subjective norm, and perceived behavioral control are all broken down into smaller variables for further analysis throughout the study. This study systematizes the results of previous research, from which (1) develop a theoretical framework, and (2) propose factors that affect the intention to apply international financial reporting standards (IFRS) of the enterprise. 1 Trần Ngọc Mai, Điện thoại: 0392795028, Email: trnngocmai0305@gmail.com
- 1 Keywords: Intention to apply; TPB; International Financial Reporting Standards; Vietnam. JEL Classifications: M30, M40, M49 1. Giới thiệu nghiên cứu Cùng với sự phát triển của kinh tế thế giới và quá trình toàn cầu hoá, nhu cầu về việc công bố báo cáo tài chính đạt tiêu chuẩn quốc tế chung đang tăng lên bởi sự gia tăng trong các giao dịch xuyên biên giới và các dòng vốn đầu tư quốc tế. Ngày nay, các quốc gia trên thế giới đang giảm dần việc sử dụng các chuẩn mực kế toán riêng của nước họ, và dần tiến tới việc áp dụng các Chuẩn mực Báo cáo Tài chính quốc tế (IFRS). Theo báo cáo của Ủy ban Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế, vào tháng 7/2022, hiện đã có 167 khu vực pháp lý trên thế giới yêu cầu hoặc cho phép áp dụng Chuẩn mực Báo cáo Tài chính quốc tế IFRS. Việt Nam cũng đang trong quá trình tiến tới việc áp dụng Chuẩn mực Báo cáo Tài chính quốc tế IFRS để tạo điều kiện phát triển cho kinh tế quốc gia. Vào ngày 16/3/2020, Bộ Tài chính Việt Nam đã ra quyết định số 345/QĐ-BTC về việc phê duyệt đề án Áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính IFRS. Đề án được phê duyệt chia thành 3 giai đoạn kéo dài trong 5 năm kể từ năm 2020, bao gồm Giai đoạn chuẩn bị (2020-2021), Áp dụng tự nguyện (2022-2025), và Áp dụng bắt buộc (sau 2025). Tuy việc chuyển đổi sang áp dụng Chuẩn mực Báo cáo Tài chính quốc tế đang là xu hướng toàn cầu, song nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam (cụ thể là 49% theo khảo sát của Deloitte, 2020) vẫn chưa có kế hoạch chuyển đổi, hoặc đã có ý định song chưa thực hiện các bước chuẩn bị cần thiết. Vì thế, việc tìm hiểu ra các nhân tố ảnh hưởng đến ý định áp dụng IFRS tại các doanh nghiệp là cần thiết. Bài viết sẽ đi sâu hệ thống các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến với ý định đưa Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế vào sử dụng tại các doanh nghiệp, từ đó phát triển khung lý thuyết và đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến ý định áp dụng Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế cho các doanh nghiệp Việt Nam. 2. Tổng quan nghiên cứu về việc áp dụng IFRS Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về tác động của việc áp dụng IFRS bao gồm mặt lợi: gia tăng khả năng so sánh của báo cáo tài chính (Peter Clarkson và cộng sự, 2011), cải thiện giá trị phù hợp của thông tin báo cáo tài chính (Yi Lin Chua và cộng sự, 2012); và mặt hại: chi phí, sự phức tạp của IFRS (Jermakowicz, 2004), và sự thiếu hướng dẫn trong quá trình triển khai (Jermakowicz & Gornik-Tomaszewski, 2006). Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu này đã tập trung vào các các nước thành viên của Liên minh châu Âu (EU) và các nước đã phát triển để đánh giá tác động của việc bắt buộc áp dụng IFRS. Tuy vẫn có các bài nghiên
- 2 cứu chỉ ra các rào cản hiện đang tồn tại ở khu vực các nước ngoài Châu Âu, song khoảng trống giữa nghiên cứu ở Châu Âu và các châu lục còn lại vẫn còn rất lớn và cần được xử lí. Tại Việt Nam, Nguyễn Hữu Cường (2011) chỉ ra rằng các yếu tố vĩ mô như sự phát triển kinh tế, mức độ học vấn, ngoại thương và thị trường vốn đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định việc áp dụng IFRS tại Việt Nam. Khả năng của kế toán là yếu tố được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá là có tác động mạnh mẽ và tích cực đến ý định chuyển đổi sang IFRS của các doanh nghiệp. Ngoài ra, pháp luật cũng ảnh hưởng nhiều tới việc áp dụng tự nguyện các Chuẩn mực Báo cáo Tài chính quốc tế (Nguyen, D. , 2021). Phần lớn các bài nghiên cứu chưa bám sát hoặc sắp xếp theo các lý thuyết về ý định, chưa đặt nhiều mối quan tâm tới những yếu tố điều tiết. Ngoài ra, mối liên hệ giữa thái độ của ban giám đốc và sự tư vấn của bộ phận kế toán trong việc đưa ra quyết định áp dụng IFRS trong giai đoạn “áp dụng tự nguyện” hiện nay chưa được tìm hiểu. 3. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu 3.1. Mô hình nghiên cứu Mô hình này dựa trên lý thuyết hành vi hoạch định TPB kết hợp mô hình chấp nhận công nghệ TAM. Lý thuyết hành vi hoạch định sử dụng ba biến độc lập: Thái độ, Chuẩn chủ quan, và Nhận thức kiểm soát hành vi (Ajzen, 1991). Trong đó, hai biến cơ bản của mô hình chấp nhận công nghệ sẽ hình thành nên một biến trong lý thuyết hành vi hoạch định. Hình 1. Mô hình lý thuyết hành vi hoạch định (TPB) Nguồn: Ajzen (1991) Mô hình TPB đã được nhiều học giả trên thế giới ứng dụng để xem xét ý định áp dụng IFRS. Trên phạm vi quốc tế, Murad Moqbel và cộng sự (2013) đã xem xét ứng dụng TAM và TPB nghiên cứu ý định áp dụng IFRS. Arsen Djatej và cộng sự (2012) kết luận chuẩn chủ quan và ý thức kiểm soát hành vi chiếm vai trò quan trọng trong việc giải thích ý định áp dụng IFRS tại Mỹ. Dựa theo các nghiên cứu trước, nhóm quyết định sử dụng mô hình TPB làm nền tảng cho mô hình nghiên cứu nhưng sẽ có sự mở rộng và kết hợp với TAM.
- 3 Hình 2. Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) Nguồn: Davis và cộng sự (1989) Cụ thể, nhóm nghiên cứu tách thái độ của ban giám đốc ra thành hai biến nhỏ hơn là nhận thức về ưu điểm và nhận thức về nhược điểm khi áp dụng IFRS, như trong mô hình TAM khi nhận thức về tính dễ sử dụng và độ hữu ích có tác động đến thái độ sử dụng. Nhóm nghiên cứu đề xuất mô hình nghiên cứu như hình dưới đây. Hình 3. Mô hình nghiên cứu đề xuất Nguồn: Nhóm nghiên cứu, 2022 3.2. Các giả thuyết nghiên cứu 3.2.1. Về nhân tố Thái độ Thái độ là một yếu tố quan trọng được sử dụng trong TPB với mục đích dự đoán ý định. Thái độ nhắc đến “mức độ mà một người đánh giá thuận lợi hoặc không thuận lợi về
- 4 hành vi đang được đề cập” (Ajzen, 1991). Trong đó, một cá nhân nếu tin vào các kết quả tích cực từ việc thực hiện một hành vi nhất định mang lại, người đó sẽ bộc lộ thái độ tích cực với hành vi đó. Vì vậy, theo Kotchen và Reiling (2000), thái độ là nhân tố không thể thiếu trong chính quyết định đưa ra hành động. Hai đối tượng liên quan trực tiếp đến quyết định áp dụng IFRS là ban giám đốc (nhà quản trị nói chung) và kế toán viên. Vốn ban giám đốc và kế toán viên đều có những thái độ riêng, chúng tôi tin thái độ của họ có thể đại diện cho doanh nghiệp trong việc áp dụng IFRS. Do đó, các phần dưới đây sẽ làm rõ ảnh hưởng của thái độ của nhà quản trị và sự tư vấn của kế toán viên với ý định áp dụng IFRS. 3.2.1.1. Thái độ của nhà quản trị Theo nghiên cứu của Rogers (2010), tác nhân của bất kỳ sự thay đổi nào trong một tổ chức được cho rằng xuất phát từ người tiên phong trong đổi mới. Do đó, sự thay đổi thái độ là điều thiết yếu dẫn đến việc áp dụng. To và Ngai (2007) nhấn mạnh thái độ của nhà quản trị trong việc áp dụng các đổi mới. Vì vậy, chúng tôi kỳ vọng thái độ của nhà quản trị có mối liên hệ mật thiết đến quyết định áp dụng IFRS. Từ đây, nhóm nghiên cứu tách thái độ của ban giám đốc ra thành hai biến nhỏ hơn là nhận thức về ưu điểm và nhận thức về nhược điểm khi áp dụng IFRS. Nhận thức của nhà quản trị về ưu điểm của việc áp dụng IFRS Một số điểm mạnh cụ thể có thể kể đến: Làm tăng khả năng so sánh giữa báo cáo tài chính của các công ty trên thị trường và quốc gia (Brochet, Jagolinzer, & Riedl, 2013), tạo điều kiện thuận lợi cho dòng vốn đầu tư xuyên biên giới (Lee & Fargher, 2010); từ đó các công ty có thể tiếp cận thị trường vốn quốc tế dễ dàng hơn (Daske và cộng sự, 2013). Với tất cả những lợi ích nói trên của việc áp dụng IFRS, chúng tôi đưa ra giả thuyết rằng: H1: Nhận thức về ưu điểm của việc áp dụng IFRS có liên quan tích cực đến ý định áp dụng IFRS. Nhận thức của nhà quản trị về nhược điểm của việc áp dụng IFRS Hạn chế đáng kể khi áp dụng IFRS là chi phí khi chuyển đổi sang IFRS (Diệp, 2021), và tính phức tạp của khung tài chính này có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc lập và công bố thông tin tài chính, dẫn đến phí kiểm toán cao hơn (Yaacob và cộng sự, 2012). Chúng làm giảm mong muốn và tăng mức độ phản đối việc áp dụng IFRS từ các kế toán viên và cơ quan quản lý. Do đó, chúng tôi đưa ra giả thuyết rằng: H2: Nhận thức về nhược điểm khi áp dụng IFRS có liên quan tiêu cực đến ý định áp dụng IFRS.
- 5 3.2.1.2. Sự tư vấn của kế toán viên Theo Joshi và cộng sự (2008), nhận thức của kế toán viên có ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS trong doanh nghiệp. Thửa hưởng lối tiếp cận này, Bozkurt và cộng sự (2013) cũng nghiên cứu mối quan hệ giữa nhận thức của kế toán viên về IFRS và những lợi ích kỳ vọng từ chuẩn mực này. Tuy nhiên tại Việt Nam, nơi chuẩn mực kế toán hiện hành là Chuẩn mực kế toán Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu sâu về sự tư vấn của kế toán viên đối với IFRS. Nghiên cứu của Phan và cộng sự (2018) đã đề cập đến mức độ sẵn sàng của kế toán viên Việt Nam trong việc áp dụng Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế dựa trên các yếu tố: lợi ích và rủi ro của việc áp dụng Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế. Tác động điều tiết đến từ sự tư vấn của kế toán viên Rogers (2010) khẳng định rằng nhà quản trị luôn là người tiên phong trong việc thực hiện các thay đổi tại doanh nghiệp. Sự tư vấn của kế toán viên đối với việc áp dụng IFRS có thể là yếu tố thúc đẩy hoặc hạn chế thái độ của nhà quản trị đối với việc áp dụng IFRS. Nếu sự tư vấn của kế toán viên đối với việc áp dụng IFRS là tích cực, sự tư vấn của họ sẽ có tác động điều tiết tích cực đối với mối quan hệ giữa thái độ của ban giám đốc về việc áp dụng IFRS và ý định áp dụng IFRS và ngược lại. Do đó, chúng tôi đưa ra giả thuyết rằng: H1a: Sự tư vấn của kế toán viên đối với việc áp dụng IFRS có tác động điều tiết mối quan hệ giữa nhận thức của nhà quản trị về ưu điểm của việc áp dụng IFRS và ý định áp dụng IFRS. H2a: Sự tư vấn của kế toán viên đối với việc áp dụng IFRS có tác động điều tiết mối quan hệ giữa nhận thức của nhà quản trị về nhược điểm của việc áp dụng IFRS và ý định áp dụng IFRS. 3.2.2. Chuẩn chủ quan Chuẩn chủ quan là niềm tin của cá nhân hoặc nhóm người có ảnh hưởng lớn đến người khác trong việc ủng hộ một hành vi cụ thể Ajzen (1985). Một số tác giả đã sử dụng mô hình TPB để nghiên cứu về sự tác động của chuẩn chủ quan đến việc áp dụng IFRS như Djatej và cộng sự (2012). Các lý thuyết tâm lý xã hội chỉ ra rằng hành vi của con người được thúc đẩy bởi hai loại chuẩn mực: chuẩn mực mô tả và chuẩn mực luật lệ. Chuẩn mực mô tả đề cập đến “những gì được thực hiện”, chuẩn mực luật lệ đề cập đến nhận thức về “những gì nên làm” (Goldstein và Cialdini, 2010). Chuẩn mực mô tả Chuẩn mực mô tả đề cập đến nhận thức về hành vi của người khác dựa trên cách mọi người hành động (Cialdini và cộng sự, 1990). Sự ảnh hưởng của việc các công ty lớn trong nước đang và đã áp dụng IFRS tới ý định áp dụng IFRS của các công ty khác trong nước đã
- 6 được khẳng định trong một số nghiên cứu trước đó (Yen Sun và Buss, 2012). Từ đó, chúng tôi đề xuất giả thuyết như sau: H3: Chuẩn mực mô tả có liên quan tích cực đến ý định áp dụng IFRS Chuẩn mực luật lệ Chuẩn mực luật lệ được hiểu là các hành vi hay quyết định của cá nhân chịu ảnh hưởng của những yếu tố xã hội như: các nhóm tham khảo, gia đình hay vai trò địa vị trong xã hội. Theo D Nguyen (2021), tại Việt Nam - một quốc gia đang phát triển, việc áp dụng IFRS bị ảnh hưởng tích cực và đáng kể bởi vai trò của các văn bản pháp luật, Nhà nước và chính sách thuế. Đồng thời, sự hội nhập kinh tế cũng thúc đẩy khả năng áp dụng IFRS tại các doanh nghiệp Việt Nam. Từ những nghiên cứu trước đó, chúng tôi đề xuất giả thuyết sau: H4: Chuẩn mực luật lệ có liên quan tích cực đến ý định áp dụng IFRS 3.2.3. Nhận thức kiểm soát hành vi Nhận thức kiểm soát hành vi (PBC) của một cá thể được coi là nhận thức của cá thể đó về mức độ họ cảm thấy khó hay dễ khi thực hiện một hành vi cụ thể (Ajzen, 2001). PBC có tính ứng dụng cao và có thể áp dụng đa dạng cho nhiều lĩnh vực, trong đó bao gồm cả các lĩnh vực kinh tế mà cụ thể là việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS (Derstine, R. & Bremser, W., 2010). Kraft và cộng sự (2005) cung cấp bằng chứng cho rằng PBC bao gồm sự tự tin vào năng lực (self-efficacy) và nhận thức khả năng kiểm soát (perceived controllability). Nhận thức kiểm soát hành vi của doanh nghiệp đối với việc áp dụng IFRS được thể hiện thông qua nhận thức kiểm soát hành vi (hay chính là năng lực) của ban giám đốc và các kế toán viên. Trong đó, năng lực của các kế toán viên là yếu tố quyết định phần lớn bởi chính kế toán viên là những người trực tiếp ứng dụng những chuẩn mực IFRS. Những nhận thức kiểm soát hành vi nêu trên sẽ được làm rõ hơn qua các biến sau đây. Sự tự tin vào năng lực Bandura (1999) định nghĩa sự tự tin vào năng lực là sự đánh giá của một cá thể về khả năng tổ chức và thực hiện một hoạt động. Trong bối cảnh của nghiên cứu này, sự tự tin vào năng lực bản thân của doanh nghiệp được thể hiện thông qua sự tự tin vào năng lực bản thân của ban giám đốc và các kế toán viên của doanh nghiệp và được hiểu là sự tự tin về những hiểu biết về IFRS. Doan và cộng sự (2020) cho rằng trình độ, kinh nghiệm, năng lực nhân viên kế toán tại doanh nghiệp tại Việt Nam có tác động đáng kể đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán. Do đó, nhóm nghiên cứu đề xuất giả thuyết sau: H5: Sự tự tin vào năng lực bản thân có liên quan tiêu cực đến ý định áp dụng IFRS Khả năng kiểm soát
- 7 Ajzen (2001) phân tích rằng, khả năng kiểm soát liên quan đến niềm tin của con người rằng họ có quyền kiểm soát hành vi, việc thực hiện hay không thực hiện hành vi đó là tùy thuộc vào họ. Samaha & Khlif (2016) cho rằng khó khăn đầu tiên ở các nước đang phát triển là liên quan đến vấn đề chi phí. Các chi phí bao gồm đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư vào cơ sở hạ tầng và thay đổi hệ thống phần mềm, thử nghiệm và triển khai. Do đó, khả năng tài chính trong việc chi trả các khoản phí này có thể có tác động tiêu cực đến quyết định của doanh nghiệp về việc áp dụng chuẩn mực mới. Nhóm nghiên cứu dựa vào đó để đề xuất giả thuyết sau: H6: Khả năng kiểm soát có liên quan tiêu cực đến ý định áp dụng IFRS 3.2.4. Ý định áp dụng Ý định mang tính thúc đẩy và thể hiện nỗ lực của một cá nhân sẵn sàng thực hiện một hành vi cụ thể (Ajzen, 1985). Trong bối cảnh này, chủ đề về ý định đối với việc áp dụng IFRS đã được cân nhắc đến trong nhiều nghiên cứu khác nhau. Trên phạm vi quốc tế, Djatej (2012) sử dụng mô hình TPB với mục đích phân tích ý định áp dụng IFRS. Trên phạm vi toàn quốc, Le và cộng sự (2020) thực hiện đo lường mối quan hệ giữa cảm nhận về tính dễ sử dụng, cảm nhận về tính hữu dụng, chuẩn mực chủ quan và cảm nhận về kiểm soát hành vi với ý định áp dụng IFRS. Trong bài nghiên cứu này, ý định là biến phụ thuộc và bị ảnh hưởng bởi thái độ nhà quản trị, chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi. Do đó, chúng tôi đưa ra giả thuyết rằng: H7: Ý định áp dụng IFRS có liên quan tích cực đến sự sẵn sàng áp dụng IFRS. 3.2.5. Sự sẵn sàng áp dụng IFRS Trong bối cảnh bình thường, ý định thường dẫn đến hành vi thực tế. Tuy nhiên, nghiên cứu này được thực hiện vào năm 2023, là khoảng thời gian áp dụng IFRS một cách tự nguyện. Vì quá trình chuyển đổi này đòi hỏi nguồn lực đầu tư khổng lồ nên chúng ta không thể mong đợi ý định chuyển đổi trực tiếp thành hành vi thực tế. Mặt khác, sự sẵn sàng được đưa vào để phát triển một đánh giá sâu hơn về tình trạng sẵn sàng của các công ty để áp dụng IFRS. Sẵn sàng chấp nhận một hành vi nào đó thể hiện mong muốn, sự vui vẻ nhất trí thực hiện một hành vi của con người. Abdul‐Muhmin & Alhassan G (2007) cho rằng đo lường mức độ sẵn sàng thực hiện một hành vi nhất định trong điều kiện cho phép sẽ hợp lý hơn là nghiên cứu hành vi khi biết rằng điều kiện chưa cho phép. Điều này được áp dụng cụ thể cho bối cảnh nghiên cứu tại Việt Nam, một quốc gia đang phát triển chưa có đầy đủ cơ sở vật chất để áp dụng IFRS.
- 8 Theo Schniederjians và Starkey (2014), sự sẵn sàng hành động là sự sẵn sàng chi trả cho hoạt động đó. Vì vậy, nhóm nghiên cứu cho rằng sự sẵn sàng áp dụng IFRS của doanh nghiệp là sự sẵn sàng chi trả chi phí đầu tư cho đào tạo, tham gia các khóa đào tạo của Bộ Tài chính Việt Nam về áp dụng IFRS, chi phí đầu tư về cơ sở hạ tầng,… cũng như thể hiện sự sẵn sàng về mặt nhân sự, công nghệ. Từ các giả thuyết trên, nhóm tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu kết hợp với các giả thuyết như hình dưới đây. Hình 4. Mô hình nghiên cứu kết hợp với giả thuyết Nguồn: Nhóm nghiên cứu, 2022 4. Kết luận Qua việc tổng hợp có hệ thống các nghiên cứu liên quan đến IFRS và các nghiên cứu sử dụng lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB), kết hợp với lý thuyết mô hình chấp nhận công nghệ (TAM), nhóm tác giả đã xây dựng mô hình chi tiết về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định áp dụng IFRS của doanh nghiệp bao gồm 6 nhân tố độc lập: Nhận thức về ưu điểm, Nhận thức về nhược điểm, Chuẩn mực mô tả, Chuẩn mực luật lệ, Sự tự tin vào năng lực, Nhận thức khả năng kiểm soát và 1 nhân tố điều tiết: Sự tư vấn của kế toán viên. Bên cạnh việc các biến của mô hình TPB và TAM được phân tích ở cấp độ chi tiết hơn, ảnh hưởng điều tiết của sự tư vấn của kế toán viên đã được đưa vào xem xét trong mô hình. Việc vận dụng mô hình này sẽ giúp cho các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách có thể tiếp tục triển khai thực tế tại Việt Nam xác định được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này tới ý định áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế cũng như mức độ sẵn sàng áp
- 9 dụng để từ đó đề xuất các giải pháp cho các doanh nghiệp cũng như các kiến nghị cho các bên có liên quan để góp phần hoàn thiện lộ trình áp dụng IFRS của Chính phủ Việt Nam.
- 10 TÀI LIỆU THAM KHẢO Abdul‐Muhmin. (2007). Explaining consumers’ willingness to be environmentally friendly. International Journal of Consumer Studies; Ajzen. (1985). “From intention to action – a theory of planned behavior, Action Control: From Cognition to Behavior”, Springer, New York, NY; Ajzen. (1991). The theory of planned behavior. Organizational behavior and human decision processes, 50(2), 179-211. Ajzen. (2001). Nature and Operation of Attitudes. Annual Review of Psychology, 52(1), 27–58. Bandura và cộng sự. (1999). Self-efficacy: The exercise of control; Brochet và cộng sự. (2013). Mandatory IFRS adoption and financial statement comparability. Contemporary Accounting Research, 30(4); Chua và cộng sự. (2012). The Impact of Mandatory IFRS Adoption on Accounting Quality: Evidence from Australia. Journal of International Accounting Research; 11 (1): 119–146. Cialdini và cộng sự. (1990). A focus theory of normative conduct: Recycling the concept of norms to reduce littering in public places. Journal of Personality and Social Psychology, 58(6); Clarkson và cộng sự. (2011). The impact of IFRS adoption on the value relevance of book value and earnings. , 7(1), 1–17; Daske và cộng sự. (2013). Adopting a label: Heterogeneity in the economic consequences around IAS/IFRS adoptions. Journal of accounting research, 51(3); Davis và cộng sự. (1989). Perceived usefulness, perceived ease of use, and user acceptance of Information Technology. MISmQuarterly, 13(3), 319; Derstine & Bremse. (2010). The Journey Toward IFRS in the United States. The CPA Journal, 6, 8-9; Deloitte. (2020), Mức độ sẵn sàng áp dụng IFRS của doanh nghiệp tại Việt Nam; Djatej và cộng sự. (2012). Critical factors of IFRS adoption in the US: an empirical study. Journal of Finance and Accountancy, 1(9), 1-41; Doan và cộng sự. (2020). Factors affecting the application of IFRS through the perceptions of business managers and auditors in Vietnam. Problems and Perspectives in Management, 18(1), 371-384. Goldstein và Cialdini. (2011). Managing normative influences in organizations. In Social psychology and organizations (pp. 99-118). Routledge;
- 11 Greenhalgh và Rogers, M. (2010). Innovation, Intellectual Property, and Economic Growth. Princeton: Princeton University Press; Jermakowicz. (2004). Effects of Adoption of International Financial Reporting Standards in Belgium: The Evidence from BEL-20 Companies. Accounting in Europe, 1, 51-70; Jermakowicz và Gornik Tomaszewski. (2006). Implementing IFRS from the perspective of EU publicly traded companies. Journal of International Accounting, Auditing and Taxation, 15, 170-196; Joshi và cộng sự. (2008). Perceptions of accounting professionals in the adoption and implementation of a single set of global accounting standards: Evidence from Bahrain. Advances in Accounting, 24(1), 41-48; Kotchen và Reiling. (2000). Environmental attitudes, motivations, and contingent valuation of nonuse values: a case study involving endangered species. Ecological Economics, 32(1), 93-107; Kraft và cộng sự. (2005). Perceived difficulty in the theory of planned behaviour: Perceived behavioural control or affective attitude?. British journal of social psychology, 44(3), 479-496; Le và cộng sự. (2020). The Factors Impact on the Intention to Apply IFRS for SMEs: Case of Vietnam. SUSTAINABLE DEVELOPMENT IN ACCOUNTING, AUDITING AND FINANCE, 57. Moqbel và cộng sự. (2013). Are US academics and professionals ready for IFRS? An explanation using TAM and TPB. Journal of International Business Research, 12(2), 47; Nguyen. (2011). The possibilities of adopting IAS/IFRS in Vietnam: An analysis. Corporate Ownership & Control, 9(1); Nguyen. (2021). Applicability of IFRS in Vietnam stock exchange listed companies: Perspective from Theory of Planned Behavior. HO CHI MINH CITY OPEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE-ECONOMICS AND BUSINESS ADMINISTRATION, 11(1), 109-121; Nguyen. (2021). The effects of the legal environment on the entire application of IFRS for small and medium-sized enterprises: The case of Vietnam. Accounting, 7(6), 1463-1470; Samaha và Khlif. (2016). Adoption of and compliance with IFRS in developing countries: A synthesis of theories and directions for future research. Journal of Accounting in Emerging Economies;
- 12 Schniederjans và Starkey, C. M. (2014). Intention and willingness to pay for green freight transportation: An empirical examination. Transportation Research Part D: Transport and Environment, 31, 116-125; To và Ngai. (2007). The role of managerial attitudes in the adoption of technological innovations: an application to B2C e-commerce. International Journal of Enterprise Information Systems (IJEIS), 3(2), 23-33; Yaacob và Che-Ahmad. (2012). Audit fees after IFRS adoption: Evidence from Malaysia. Eurasian Business Review, 2, 31-46; Yen Sun và Buss. (2012). THE CONVERGENCE OF IFRS IN INDONESIA ACCOUNTING STANDARD: DO VOCATIONAL SCHOOLS NEED TO CHANGE THEIR CURRICULUM?. In International Conference BINUS| IMHA (p. 1). Bài viết là sản phẩm của công trình nghiên cứu khoa học sinh viên trong Cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học - Trường Đại học Ngoại Thương năm 2023.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Chi nhánh thành phố Cần Thơ
4 p | 243 | 35
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại Việt Nam
5 p | 308 | 34
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh huởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Huế
9 p | 247 | 30
-
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
7 p | 175 | 15
-
Các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc vốn từ mô hình tĩnh đến mô hình động: Nghiên cứu trong ngành bất động sản Việt Nam
17 p | 148 | 14
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
19 p | 197 | 14
-
Nghiên cứu ảnh hưởng các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến giá đất đô thị
5 p | 129 | 9
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ vay ngắn hạn của ngân hàng
9 p | 141 | 7
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng nhà ở của hộ gia đình tại thành phố Cần Thơ
3 p | 120 | 6
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ tín dụng ngân hàng dài hạn của các doanh nghiệp ngành sản xuất chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
8 p | 72 | 5
-
Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến việc tổ chức kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp: Dữ liệu tại các đơn vị trực thuộc tổng công ty bia, rượu, nước giải khát Sài Gòn (SABECO)
8 p | 119 | 4
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp nhỏ tại Quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
16 p | 105 | 4
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh trong việc sử dụng ví điện tử MOMO
6 p | 42 | 4
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví MOMO của khách hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh
6 p | 25 | 3
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh trong việc sử dụng ví điện tử MOMO
7 p | 20 | 2
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến thâm hụt ngân sách ở các nước Đông Nam Á
7 p | 11 | 2
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua Bảo hiểm nhân thọ Sun Life tại thành phố Hà Nội
5 p | 5 | 1
-
Sử dụng phương pháp phân tích thứ bậc mờ (FAHP) để xếp hạng các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng công nghệ điện toán đám mây tại các ngân hàng Việt Nam
12 p | 12 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn