intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Học ngôn ngữ từ trong bụng mẹ

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

76
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trẻ nhỏ, trong bất kỳ môi trường ngôn ngữ nào, có cách học bí ẩn để hiểu những ngôn ngữ chúng nghe được một cách tự động, giống như bọt biển có đặc điểm tự nhiên là hút nước. bà đã chia sẻ quan điểm về điều huyền bí này và hiện tượng gì thực sự xảy ra trước khi sinh, khi hệ thính giác của phôi thai phát triển hoàn chỉnh (từ cuối tháng thứ sáu trong thai kỳ) đủ để nghe những gì diễn ra xung quanh. Các nhà khoa học đã từng có những đoạn băng ghi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Học ngôn ngữ từ trong bụng mẹ

  1. Học ngôn ngữ từ trong bụng mẹ Trẻ nhỏ, trong bất kỳ môi trường ngôn ngữ nào, có cách học bí ẩn để hiểu những ngôn ngữ chúng nghe được một cách tự động, giống như bọt biển có đặc điểm tự nhiên là hút nước. bà đã chia sẻ quan điểm về điều huyền bí này và hiện tượng gì thực sự xảy ra trước khi sinh, khi hệ thính giác của phôi thai phát triển ho àn chỉnh (từ cuối tháng thứ sáu trong thai kỳ) đủ để nghe những gì diễn ra xung quanh. Các nhà khoa học đã từng có những đoạn băng ghi lại những tiếng động mô phỏng âm thanh thế giới bên ngoài mà từ trong tử cung phôi thai đã nghe được. Giáo sư Cutler đã cho thính giả nghe một số đoạn băng ghi âm này tại Hội nghị Ngôn ngữ cách nay vài năm. “Trong thực tế, chúng tôi đã thực hiện thí nghiệm các đoạn băng ghi âm từ trong tử cung của cừu. Cừu là loài động vật có lượng mô gần như tương ứng với người. Những tương ứng này có liên quan tới các mô trong tử cung, các tế bào cảm thụ âm thanh của tử cung và thế giới bên ngoài. Do vậy, đây là một mô hình lý tưởng giúp tìm hiểu các đặc điểm của trẻ sơ sinh. Đoạn băng được ghi lại gắn với giai đoạn tai đang phát triển của phôi thai cứu. Sau đó, đoạn băng n ày được mở cho những sinh viên đại học và họ có thể phân biệt được âm thanh lời nói, thậm chí chi tiết về mặt ngữ âm, như phân biệt được âm ‘g’ và ‘k’”. Những điều kỳ diệu trong vấn đề âm thanh và ngôn ngữ Theo bà Cutler, nhịp điệu ngôn ngữ rất dễ nhận ra. Người nghe có thể nhận biết đó là một ngôn ngữ như tiếng Anh nếu nghe đoạn băng đó hoặc bất cứ đoạn băng nào ghi lại trong hoàn cảnh tương tự. Người nghe có thể nhận ra ngôn ngữ với những
  2. âm tiết được nhấn hay không được nhấn, phân biệt được ngôn ngữ có trọng âm như tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Hà Lan, tiếng Ả rập, tiếng Nga, và ngôn ngữ không có trọng âm như tiếng Nhật, tiếng Trung, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha. Người nghe có khả năng nhận biết ngôn ngữ đang được nói trong môi trường xung quanh. Người nghe cũng có thể nhận biết khá nhiều âm thanh ngôn ngữ, có thể phân biệt được bao nhiêu nguyên âm, nhiều hay ít. Hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới chỉ có một số âm nguyên âm như tiếng Tây Ban Nha, tiếng Nhật và một số ngôn ngữ như tiếng Anh và tiếng Pháp có trên 10 âm nguyên âm . Người nghe có thể phân biệt được các biến thể ngôn ngữ dựa vào các âm nguyên âm. Đứa trẻ nhận được rất nhiều thông tin âm thanh trước khi rời khỏi bụng mẹ. Do vậy, khi thí nghiệm với trẻ em đã chào đời, các nhà khoa học nhận thấy chúng đã lưu trữ những kiến thức này. Tại sao trẻ thích nghe giọng nói của mẹ mình? Chỉ vài giờ sau khi sinh, đứa trẻ thích nghe giọng của mẹ mình hơn giọng của những bà mẹ khác. Lý do là vì chúng muốn nghe ngôn ngữ từng được nói trong môi trường xung quanh hơn là một ngôn ngữ xa lạ. Tuy vậy, chúng không thể phân biệt được nhịp điệu của tiếng mẹ đẻ và một ngôn ngữ khác có cùng nhịp điệu, nghĩa là chúng có thể lẫn giữa tiếng Anh và tiếng Hà Lan nhưng chúng có thể phân biệt tiếng Anh và tiếng Hà Lan với những ngôn ngữ như tiếng Ý, tiếng Pháp và tiếng Nhật. Trong các đoạn băng ghi âm từ tử cung cừu, có người cho rằng những giọng nói gần gũi được đứa trẻ nghe nhiều nhất. Trong suốt thai kỳ, giọng nói của ng ười mẹ là dễ nhận biết nhất và liên tục nhất. Đó cũng chính là lý do tại sao đứa trẻ khi sinh ra thích giọng mẹ đẻ hơn so với những giọng nói khác.
  3. Một số người nghe đoạn băng ghi âm không thể nhận biết tốt từng từ, họ chỉ có thể nghe lõm bõm từ này hay từ kia. Mặc dù vậy, họ nhận ra người nói đang nói ngôn ngữ nào. ‘Tôi nghĩ đó là tiếng Anh’ hoặc ‘tiếng Anh phải không?. Không ai có thể chắc chắn 100% nhưng họ có thể đoán được đó là tiếng Anh. Đó cũng có thể là một ngôn ngữ khác có những từ tương tự. Đặc điểm của ngôn ngữ Nhịp điệu ngôn ngữ là dấu hiệu dễ nhận biết, là công cụ cơ bản để giải mã và phân biệt ngôn ngữ. Theo bà Cutler, một trong những phát hiện nghiên cứu là trước khi trẻ có thể gắn kết ý nghĩa với từng từ, chúng biết chắc đặc điểm âm thanh tiếng mẹ đẻ. Ví dụ, trong tiếng Anh, loại từ phổ biến nhất là từ ‘common’ hoặc ‘English’, nghĩa là những từ có trọng âm ở âm tiết đầu. Với nhữn g trẻ trong khoảng 6 tháng tuổi, thời điểm trước khi có thể nói hoặc hiểu từ, hoặc từ 8 – 9 tháng tuổi, nếu bạn bật đoạn băng có những từ trọng âm ở âm tiết đầu cùng với những từ cũng trong tiếng Anh nhưng có trọng âm ở âm tiết thứ hai, như 'before’ hay 'intend', (những từ bình thường phổ biến nhưng không điển hình trong tiếng Anh), tuy trẻ chưa nhận biết được từ nào nhưng chúng cũng nhận ra được đặc điểm điển hình của ngôn ngữ. Chúng sẵn sàng học những từ có chung đặc điểm ngôn ngữ trên. Nhờ đó, chúng xây dựng vốn từ cho bản thân. Theo bà Cutler, nhờ kết quả nhận biết trong năm đầu đời, trẻ có thể rút ra dạng từ thông qua lời nói trước khi gắn kết ý nghĩa cho từng từ. Ví dụ, nếu trẻ nghe một vài từ mới như từ ‘sauna’, chúng không biết ‘sauna’ có nghĩa là gì hoặc có thể gắn kết ý nghĩa với từ này. Nếu cho trẻ nghe một vài câu có từ ‘sauna’, chúng thường thích nghe những câu có những từ chúng vừa nghe và nhớ từ này. chúng sẽ nhận ra khi gặp lại trong câu khác.
  4. Chúng nhận ra không phải dựa vào ngữ nghĩa bởi nghĩa từ trong câu phụ thuộc vào ngữ cảnh. Người nói không ngừng lại trước mỗi từ phát ra nên không có những từ được phát ậm nhẹ hơn trong chuỗi lời nói. Các từ gắn kết với nhau và người nghe phải phân chia chuỗi lời nói để nhận ra từ, phải phát hiện các từ b ắt đầu từ đâu vì trong chuỗi lời nói, từ này tiếp nối từ kia. Nếu không nhận ra từ đã biết hoặc từng nghe trong câu, người nghe sẽ phân chia chuỗi lời nói. Đó chính là khả năng của những trẻ sơ sinh trong độ tuổi từ 7 hoặc 8 tháng trở lên. Như vậy, nhịp điệu ngôn ngữ được nghe thường xuyên nhất khi mới sinh hoặc trước khi sinh có vai trò quan trọng trong suốt cuộc đời, nó tăng thêm ý nghĩa cho thuật ngữ ‘tiếng mẹ đẻ’, ngôn ngữ gần gũi với đứa trẻ nhất. Nhịp điệu cũng là khuôn mẫu trong việc học ngôn ngữ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0