intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Học thuyết Lamarck và học thuyết Darwin

Chia sẻ: Dinh Toan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

182
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lamarck cho rằng loài sinh vật có thể biến đổi dưới tác động của môi trường chứ không phải bất biến. Cơ chế tiến hóa làm cho loài này biến đổi thành loài khác được giải thích như sau

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Học thuyết Lamarck và học thuyết Darwin

  1. Học thuyết Lamarck và học thuyết Darwin I/ Học thuyết Lamarck Lamarck cho rằng loài sinh vật có thể biến đổi dưới tác động của môi trường chứ không phải bất biến. Cơ chế tiến hóa làm cho loài này biến đổi thành loài khác được giải thích như sau: - Nguyên nhân: Sự thay đổi một cách chậm chạp và liên tục của môi trường sống. - Cơ chế chính: Mổi sinh vật đều chủ động thay đổi tập quán hoạt động của các cơ quan để thích ứng với sự thay đổi của môi trường. Cơ quan hoạt động nhiều thì sẽ liên tục phát triển, cơ quan ít hoặc không hoạt động sẽ dần tiêu biến. - Đặc điểm: Những đặc điểm thích nghi được hình thành luôn được di truyền cho thế hệ sau. Ví dụ: Sự hình thành loài hưu cao cổ . Loài hưu cổ ngắn dần dần thay đổi đặc điển cổ ngắn thành cổ dài để thích nghi với việc phải vươn cổ lên cao để kiếm thức ăn. Chú ý: Những hạn chế( sai lầm) trong học thuyết Lamarck là: - Những biến đổi của cơ thể dưới tác động của môi trường đều được di truyền. - Do ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên sinh vật có khả năng thích nghi kịp thời và trong lịch sử không có loài nào bị đào thải. - Mọi cá thể đều đồng loạt phản ứng theo cách giống nhau trước điều kiện ngoại cảnh mới. II/ Học thuyết Darwin Sự quan sát của Darwin trong quá trình hình thành học thuyết tiến hóa: - Tất cả các loài sinh vật đều có xu hướng sinh ra số lượng con nhiều hơn nhiều so với số con có thể sống sót đến tuổi sinh sản. - Quần thể sinh vật có xu hướng duy trì kích thước không đổi trừ khi có biến đổi bất thường về môi trường. - Các cá thể con khác bố mẹ và khác nhau về nhiều cho tiết( biến dị cá thể). Học thuyết Darwin:
  2. - Sự đấu tranh sinh tồn: Các cá thể phải đấu tranh với nhau để giành quyền sinh tồn, chỉ số ít cá thể còn sống sót qua mỗi thế hệ. - Chọn lọc tự nhiên: các cá thể có khả năng sống sót và khả năng sinh sản cao sẽ để lại nhiều con cho quần thể. Theo thời gian, số lượng có các biến dị thích nghi ngày một tăng và số lượng các cá thể có các biến dị kém thích nghi ngày một giảm. Kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên: - Đào thải những biến dị không có lợi , tích lũy những biến dị có lợi cho bản thân sinh vật. - Hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật. - Phân li tính trạng theo nhiều hướng, tạo ra các dạng khác với tổ tiên ban đầu. Quá trình chọn lọc nhân tạo: - Quá trình tiến hành trên vật nuôi và cây trồng theo nhu cầu thị hiếu, kinh tế của con người. - Cơ sở: Dựa trên tính biến dị và di truyền. - Kết quả: hình thành nhiều dạng khác với tổ tiên, tạo ra sự đa dạng sinh học ở vật nuôi và cây trồng; quy địng chiều hướng tiến hóa của cây trồng, vật nuôi. Kết luận của Darwin: - Thông qua thuyết tiến hóa bằng chọn lọc tự nhiên( Natural Selection) , ông cho rằng các loài trên trái đất đều được tiến hóa từ một tổ tiên chung. - Thế nhưng thế giới sinh vật rất đa dạng do mỗi loài đều có những đặc điểm thích nghi riêng biệt qua hàng triệu năm tiến hóa. Câu hỏi trắc nghiệm: 1/ Điểm chưa đúng trong quan niệm của Lamac là: Chọn một đáp án dưới đây A. Mọi biến đổi trên cơ thể đều di truyền B. Mọi sinh vật đều phản ứng giống nhau trước tác động môi trường C. Ở mọi sinh vật không có loài bị đào thải do kém thích nghi D. Cả ba câu A, B, C 2/ Theo Lamac hướng tiến hoá cơ bản của sinh vật là: Chọn một đáp án dưới đây A. Thích nghi ngày càng hoàn thiện B. Chủng loại ngày càng phong phú, đa dạng C. Nâng dần tổ chức cơ thể từ đơn giản đến phức tạp
  3. D. Cả A, B, C đều đúng 3/ Theo quan điểm của Lamac, tiến hoá không đơn thuần là sự biến đổi mà còn là sự ………. có tính kế thừa lịch sử. Từ điền đúng vào chỗ trống của câu hỏi trên là: Chọn một đáp án dưới đây A. Phân hoá B. Phát triển C. Liên tục D. Di truyền 4/ Theo quan điểm của di truyền học hiện đại thì loại biến dị xác định mà Đacuyn đã nêu ra trước đây gọi là: Chọn một đáp án dưới đây A. Thường biến B. Đột biến của cấu trúc nhiễm sắc thể C. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể D. Đột biến gen 5/ Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết Lamarck: A. Giải thích được sự đa dạng của sinh giới bằng thuyết biến hình. B. Lần đầu tiên giải thích được sự tiến hóa của sinh giới một cách hợp lí thông qua vai trò của chọn lọc tự nhiên và biến dị. C. Chứng minh sinh giới là kết quả của một quá trình phát triển liên tục từ đơn giản đến phức tạp. D. Bác bỏ vai trò của thượng đế trong việc sáng tạo ra các loài sinh vật. 6/ Theo Darwin chọn lọc nhân tạo bắt đầu từ khi nào? A. Từ khi sự sống xuất hiện. B. Từ khi loài người xuất hiện. C. Từ khi loài người bắt đầu biết trồng trọt, chăn nuôi. D. Từ khi khoa học chọn giống được hình thành. 7/ Động lực của chọn lọc tự nhiên là: A. Đấu tranh sinh tồn trong cơ thể sống. B. Các tác nhân của điều kiện sống trong tự nhiên. C. Sự đào thải các biến dị không có lợi. D. Sự tích lũy các biến dị có lợi. 8/ Theo Darwin, đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên là: A. Cá thể. B. Quần thể. C. Quần xã. D. Hệ sinh thái. 9/ Trong việc giải thích nguồn gốc chung của loài, quá trình nào dưới đây đóng vai trò quyết định: A. Đột biến
  4. B. Giao phối C. Chọn lọc tự nhiên. D. Phân ly tính trạng. 10/ Theo Darwin nhân tố chính trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi ở cơ thể sinh vật: A. Biến dị cá thể và quá trình giao phối. B. Đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên. C. Phân ly tính trạng và đồng quy tính trạng. D. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua di truyền và biến dị.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2