HỌC THUYẾT “TÍNH THIỆN” - TỪ MẠNH TỬ<br />
ĐẾN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ<br />
Lê Đức Thọ1<br />
<br />
Tóm tắt: Học thuyết “tính thiện” của Mạnh Tử nếu gạt bỏ đi những hạn chế về điều kiện<br />
lịch sử và dấu ấn của lợi ích giai cấp, nó vẫn còn những giá trị lịch sử nhất định trong đời sống<br />
xã hội hiện đại trước những tác động của quá trình phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh<br />
tế quốc tế. Hồ Chí Minh đã kế thừa và vận dụng sáng tạo học thuyết “tính thiện” của Mạnh Tử;<br />
được thể hiện sâu sắc trong các quan điểm của Người khi bàn về bản tính con người. Bài viết này,<br />
tác giả phân tích một số khía cạnh trong học thuyết “tính thiện” của Mạnh Tử; chỉ ra sự thể hiện<br />
của nó trong triết học Hồ Chí Minh; từ đó, rút ra ý nghĩa của nó trong giáo dục đạo đức cho con<br />
người Việt Nam hiện nay.<br />
Từ khóa: Mạnh Tử; Tính thiện; Hồ Chí Minh; Con người; Giáo dục đạo đức.<br />
Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc<br />
tế ở Việt Nam hiện nay, những tác động của nó kéo theo sự biến đổi những giá trị đạo đức theo<br />
hướng vừa tích cực vừa tiêu cực. Khoa học công nghệ và kinh tế ngày càng phát triển, đáp ứng<br />
được rất nhiều nhu cầu của đời sống con người; nhưng chính nó cũng sẽ tạo ra những nguy cơ,<br />
phương tiện khiến nhân loại tàn hại lẫn nhau, một khi con người mất dần cái tính thiện của mình.<br />
Vì vậy, việc nghiên cứu và vận dụng học thuyết “tính thiện” trong triết học Mạnh Tử cũng như sự<br />
thể hiện của nó trong triết học Hồ Chí Minh càng có ý nghĩa quan trọng trong giáo dục đạo đức<br />
cho con người Việt Nam hiện nay.<br />
1 . Học thuyết “tính thiện” trong triết học Mạnh Tử<br />
Mạnh Tử họ Mạnh tên Kha, tự là Tử Dư sinh năm (372 – 289 TCN), dòng Mạnh Tôn, ông<br />
mồ côi cha lúc lên 3 tuổi, mẹ ông là bà Cừu Thị vì lo cho con đã phải dời nhà hai lần, đến gần<br />
trường học. Từ nhỏ, Mạnh Tử đã được gia đình giáo dục theo lễ giáo phong kiến rất chặt chẽ. Lớn<br />
lên, ông theo học Tử Tư – cháu nội của Khổng Tử, nhờ đó hiểu rỏ hơn đạo lý của Khổng Tử, tài<br />
năng của ông càng có điều kiện phát triển hơn, đặc biệt là tài hùng biện, ông đã trở thành một trong<br />
ba đại nho thời Xuân Thu – Chiến Quốc.<br />
Là người có tài hùng biện, Mạnh Tử đã đi nhiều nước để truyền đạo nhằm bảo vệ và phát<br />
triển tư tưởng của Khổng Tử trong lúc xã hội đương thời có nhiều học thuyết chống lại tư tưởng<br />
này. Ông không được trọng dụng nên về quê dạy học. Cùng với các môn đệ của mình, Mạnh Tử<br />
ghi chép lại những điều ông đã đàm luận với vua các nước chư hầu và bày tỏ thái độ của mình đối<br />
với các học thuyết khác qua bộ “Mạnh Tử”.<br />
Tư tưởng của Mạnh Tử tập trung vào những vấn đề triết lý nhân sinh mà trọng tâm của nó là<br />
học thuyết về bản thể nhân tính của con người – thuyết “tính thiện”. Đây là vấn đề giữ then chốt<br />
1<br />
<br />
. ThS. Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng<br />
<br />
không chỉ trong học thuyết của Mạnh Tử mà hầu như còn trong tất cả các học thuyết của các triết<br />
gia Trung Quốc cổ đại. Khuynh hướng này bắt nguồn từ xã hội Trung Quốc loạn lạc và các nhà tư<br />
tưởng cho rằng không có một sự cải cách căn bản nào trong xã hội lại không bắt đầu từ sự thay đổi<br />
bản tính con người. Thời Mạnh Tử, khi bàn về bản tính con người, có ba quan điểm chính: phái<br />
Cáo Tử cho rằng con người ta không thiện cũng không ác; phái khác cho rằng, tính người có thể<br />
thiện cũng có thể ác, tùy theo hoàn cảnh. Phái thứ ba lại khẳng định, tính khác nhau tùy theo người,<br />
có người bản tính thiện, có người bản tính ác.<br />
Bác bỏ tất cả những thuyết trên, Mạnh Tử cho rằng, bản tính con người là thiện. Còn như<br />
người ta làm những điều bất thiện, chẳng qua là họ theo tư dục của mìuh, chứ không phải bản tính<br />
con người ta là như vậy. Mạnh Tử đưa ra căn cứ để giải thích: tính thiện của con người được biểu<br />
hiện ở bốn đức lớn: nhân, nghĩa, lễ, trí. Bốn đức lớn ấy bắt nguồn từ “tứ đoan”, bốn đầu mối của<br />
thiện: người ta ai cũng có lòng trắc ẩn (biết thương xót), lòng tu ố (biết thẹn, ghét), lòng từ nhượng<br />
(biết cung kính) và lòng thị phi ( biết phải trái ).<br />
Lòng thương xót là đầu mối của nhân, lòng thẹn, ghét là đầu mối của nghĩa, lòng cung kính<br />
là đầu mối của lễ, lòng thị phi là đầu mối của trí. Thiện đoan ấy là cái chất ( tài chất) vốn có của<br />
con người.<br />
Bản tính của con người là thiện, theo Mạnh Tử còn vì tính là cái tính chung, cái bản chất<br />
của một loài, đã là loài người thì người ta ai cũng đều có cái mầm thiện vốn có và ai cũng đều có<br />
các quan năng do Trời phú cho mỗi người để nhận biết, phân biệt phải trái, tốt xấu như nhau. Với<br />
tài chất và quan năng Thiên phú giống nhau đó, người ta ai cũng có thể trở thành thánh nhân.<br />
Bản tính thiện của con người ta đều bắt nguồn từ “tâm” của mỗi con người. Tâm là cái chủ<br />
thể trong tinh thần, là cái thần linh Trời phú cho ta, là cơ quan để suy nghĩ, nhờ tâm mà ta phân<br />
biệt mọi điều phải trái, thiện ác … đủ để ứng đối với vạn vật, vạn sự, cho nên còn gọi là “lương<br />
tâm”. Đó là cái tự ta biết, Trời sinh ra đã có, cái biết “tiên thiên” hay còn gọi là “sinh tri”.<br />
Vì tâm là cơ quan chủ thể trong tinh thần con người, nên Mạnh Tử chủ trương phải “tòn kỳ<br />
tâm, dưỡng kỳ tính”. “Tồn tâm dưỡng tính” đó là sự giữ gìn, bồi dưỡng, không làm tổn hại hay<br />
làm mất thiên tâm, thiên tính, thiên tước. Mạnh Tử cho rằng những người không “tồn tâm dưỡng<br />
tính” là những người nói không phải lễ nghĩa, gọi là tự hại mình. Thân không ở nhân, không theo<br />
điều nghĩa gọi là tự bỏ mình.<br />
Để bảo tồn và phát triển tâm tính con người, Mạnh Tử chủ trương cần phải có sự rèn luyện,<br />
giáo dục đạo lý cho con người. Trong giáo dục đạo lý, nhân nghĩa, theo ông cần phải có chuẩn<br />
mực. Chuẩn mực ấy không có gì khác hơn là đức độ, đạo lý của thành hiền gọi là “pháp thiên<br />
vương”. Theo chuẩn mực đó, Mạnh Tử đòi hỏi người học phải chuyên tâm, trì chí, khiêm nhượng,<br />
cầu tiến, không khi nào tự cho mình đã là hoàn toàn. Mặt khác, ông cũng đòi hỏi người dạy phải<br />
luôn tự sửa lấy mình, giữ tâm mình cho chính.<br />
Như vậy, trong học thuyết về luân lý, đạo đức Mạnh Tử khẳng định, bản tính con người là<br />
lương thiện, nó bắt nguồn từ tâm do Trời phú cho con người. Và ý chí của con người chi phối<br />
khí.Học thuyết “tính thiện” của Mạnh Tử, nếu gạt bỏ những hạn chế về lịch sử và lợi ích giai cấp,<br />
thì nó vẫn có những đóng góp sau đây:<br />
Thứ nhất, Mạnh Tử đã phát hiện ra bản tính tốt đẹp của con người - bản tính thiện, và tin<br />
tưởng, về bản chất ai cũng có thể trở nên lương thiện. Điều đó có ý nghĩa xã hội tích cực và tính<br />
<br />
nhân văn sâu sắc.Học thuyết “tính thiện” của Mạnh Tử là một trong những học thuyết có tính hệ<br />
thống và khá sâu sắc. Theo ông, tính thiện là cái tố chất tiên thiên do trời phú cho con người, là<br />
bản tính thiện tự nhiên vốn có của con người. Qua đó, có thể nói Mạnh Tử là một trong những<br />
người đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa phát hiện ra bản chất tốt đẹp của con người đó là tính thiện.<br />
Ông vượt lên trên những khác biệt về lợi ích và địa vị của các tầng lớp trong xã hội; gạt bỏ những<br />
định kiến, hẹp hòi, khám phá tới tận cái sâu thẳm trong tâm con người để tìm thấy điểm tương<br />
đồng, phẩm chất chung của con người là tính thiện. Đó chính là sự bình đẳng đầu tiên của con<br />
người mà Mạnh Tử đã phát hiện và thừa nhận trên bình diện nhận thức. Và đó cũng là cơ sở để<br />
con người trong xã hội vươn tới sự bình đẳng. Mạnh Tử cho rằng, con người sinh ra vốn bình đẳng<br />
về tính thiện, ai cũng có khả năng giữ gìn, phát huy tính thiện của mình. Đó chính là thông điệp<br />
hàm chứa tính nhân văn sâu sắc của Mạnh Tử đối với con người.<br />
Thứ hai, Mạnh Tử đã xây dựng được một hệ thống các phạm trù nhân, nghĩa, lễ, trí khá<br />
phong phú và sâu sắc trong học thuyết tính Thiện . Đây cũng là một trong những cống hiến to lớn<br />
của Mạnh Tử dối với nền học thuật Trung Hoa nói riêng, cũng như đối với lịch sử tư tưởng nhân<br />
loại nói chung. Theo ông, nhân, nghĩa, lễ, trí là những biểu hiện tính thiện của con người trong đời<br />
sống xã hội. Nhằm chứng minh, bảo vệ cho quan điểm bản tính con người là thiện của mình, Mạnh<br />
Tử trên cơ sở kế thừa, phát triển tư tưởng của Khổng Tử, đã xây dựng, hoàn thiện được một hệ<br />
thống phạm trù nhân, nghĩa, lễ, trí khá phong phú và sâu sắc. Ông không những tìm tòi, khám phá<br />
được cái nguồn gốc sâu xa, bản chất, nội dung và những vai trò to lớn của nhân, nghĩa, lễ, trí mà<br />
còn vạch ra đường lối để đi tới nhân, nghĩa, lễ, trí trong đời sống. Nó chính là triết lý nhân sinh có<br />
tác dụng rất lớn đối với con người và xã hội ở các thời khác nhau.<br />
Thứ ba, đóng góp về phương pháp giáo dục của Mạnh Tử. Đây là một đóng góp to lớn và<br />
quý báu vào sự hình thành, phát triển lý luận về tâm lý và lý luận về giáo dục trong lịch sử tư tưởng<br />
nhân loại. Mạnh Tử đã chi ra sự cần thiết, mục đích, nội dung và phương pháp giáo dục tính thiện<br />
cho con người. Mạnh Tử một mặt kiên trì bản tính con người vốn là thiện, nó là cái “lương năng”<br />
không cần phải học nhiều mà vẫn có khả năng và “lương tri”, nghĩa là không suy nghĩ mà có thể<br />
biết. Tuy nhiên, ông cũng xem tính thiện không phải là nhất thành bất biến, mà có thể thay đổi. Sự<br />
thay đổi đó, theo ông là do ảnh hưởng của hoàn cảnh bên ngoài. Vì vậy, phương pháp giáo dục<br />
theo ông là “Tồn tâm, dưỡng tính, dưỡng khí” và “pháp thiên vương”. Theo những phương pháp<br />
đó, ông yêu cầu con người phải chuyên tâm, cần cù, nhẫn nại, kiên trì, bền chí. Những yêu cầu của<br />
ông đối với cả người dạy và người học được xem là những nguyên tắc trong phương pháp giáo<br />
hóa tính thiện con người của ông.<br />
Thứ tư, học thuyết của Mạnh Tử có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống đạo đức xã hội ở một<br />
số nước phương Đông. Những quan điểm về bản tính thiện con người của ông đã góp phần bổ<br />
sung, hoàn thiện và làm sâu sắc đường lối đức trị. Đặc biệt, những lời cảnh báo của ông với vua<br />
chúa có giá trị cả về mặt lý luận và thực tiễn đối với đương thời và hậu thế. Những quan điểm của<br />
ông đã có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống đạo đức xã hội ở một số quốc gia như Việt Nam, Nhật<br />
Bản, Triều Tiên ..<br />
Như vậy, học thuyết “tính thiện” của Mạnh Tử cho đến nay vẫn còn có ý nghĩa nhất định,<br />
bởi những giá trị của nó để lại cho nhân loại. Mạnh Tử xứng đáng là nhà triết học lớn trong lịch sử<br />
Triết học Trung Hoa và hơn thế nữa. Tuy nhiên, học thuyết này vẫn còn có những hạn chế sau đây:<br />
<br />
Một là, tính chất tiên nghiệm luận thần bí trong quan niệm của ông về bản tính, đạo đức, tri<br />
thức và sinh mệnh của con người. Tuy ông khẳng định bản tính con người là thiện, nhưng ông<br />
không xem đó là sản phẩm được hình thành, tạo nên từ trong quá trình rèn luyện, giáo dục, giáo<br />
dưỡng của con người, mà nó có ngay trong tâm khi con người mới sinh ra. Cho nên, ngay cả những<br />
đức tính nhân, nghĩa, lễ, trí thực chất là đạo đức của giai cấp phong kiến, Mạnh Tử cũng đã thần<br />
thánh hóa và cho đó là biểu hiện tính thiện trời phú cho con người. Bản chất của nhận thức, theo<br />
ông không phải hướng ra thế giới khách quan, tìm kiếm chân lý mà hướng vào thế giới nội tâm,<br />
theo quy tắc đạo đức “tận tâm”. Nói một cách đầy đủ hơn, Mạnh Tử chưa thấy được trong tính<br />
hiện thực của nó, bản chất tính thiện của con người là sự tổng hòa các mối quan hệ xã hội .<br />
Hai là, dấu ấn của sự phân chia đẳng cấp, danh phận khá đậm nét và sâu sắc. Ông cho rằng,<br />
chỉ có những bậc thánh nhân, quân tử mới có thể nuôi dưỡng tính thiện. Còn những kẻ thường dân<br />
không tự mình làm được thiện. Đây chính là tính chất mâu thuẫn trong chính tư tưởng của Mạnh<br />
Tử, biểu hiện bản chất giai cấp trong quan niệm của ông về con người và bản tính con người.<br />
2 . Sự thể hiện của thuyết “tính thiện” trong triết học Hồ Chí Minh<br />
Cũng như Khổng Tử, Mạnh Tử, Hồ Chí Minh khẳng định rất rõ và nhất quán: Đạo đức là<br />
gốc, là nền tảng của con người, của xã hội : Cũng như sông phải có nguồn mới có nước, không có<br />
nguồn thì sông cạn; cũng như cây phải có gốc, không có gốc thì cây khô héo. Người cách mạng<br />
phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng không thể lãnh đạo được nhân<br />
dân(1). Đạo đức cách mạng bao gồm một hệ thống các chuẩn mực, phẩm chất điều chỉnh mọi hành<br />
vi của con người, đáng chú ý nhất là: Trung với nước, hiếu với dân; yêu thương, quý trọng con<br />
người; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; tinh thần quốc tế cao cả, trong sáng. Tất cả những<br />
nguyên tắc, chuẩn mực ấy đều xoay quanh phạm trù cái thiện, bởi theo Hồ Chí Minh : Thiện<br />
nghĩa là tốt đẹp, vẻ vang… Mỗi một người chúng ta nếu hết lòng, hết sức phụcsự Tổ quốc, phụng<br />
sự nhân dân, thế là Thiện; nếu chỉ lo lợi ích của mình không lo cho lợi ích chung của nước nhà,<br />
của dân tộc, thế là Ác. Thực hành chí công vô tư, cần kiệm, liêm chính, thế là Thiện. Nếu phạm<br />
phải quan liêu, mệnh lệnh, tham ô, lười biếng, thế là Âc (2)<br />
Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, các phẩm chất đạo đức cách mạng không tự nhiên sẵn<br />
có ở mỗi người, không phải từ trên trời rơi xuống mà là kết quả của quá trình giáo dục, tu dưỡng,<br />
rèn luyện và phấn đấu. Người từng viết:<br />
Ngủ thì ai cũng như lương thiện,<br />
Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ, hiền;<br />
Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn, Phần nhiều do<br />
giáo dục mà nên.(3)<br />
Hoặc :<br />
Gạo đem vào giã bao đau đớn,<br />
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông;<br />
Sống ở trên đời người cũng vậy,<br />
Gian nan rèn luyện mới thành công(4)<br />
<br />
Trong nội dung giáo dục con người phát triển toàn diện, Hồ Chí Minh coi trọng trước hết<br />
giáo dục con người về đạo đức, đạo lý sống, nhân cách làm người để hình thành những con người<br />
tốt, những cán bộ tốt phục vụ cho công cuộc xây dựng, chấn hưng, bảo vệ và phát triển đất nước.<br />
Quan điểm của Người về giáo dục, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của con người, nhất là cán<br />
bộ, đảng viên trong điều kiện Đảng cầm quyền rất thiết thực, cụ thể, dễ lĩnh hội và thực hiện nhưng<br />
đã đạt đến chiều sâu tư tưởng và được nâng lên thành triết lý hành động, sáng ngời trí tuệ và bản<br />
chất nhân văn.<br />
Theo Hồ Chí Minh, xét về mặt cấu trúc nhân cách, trong bản thân mỗi con người bao giờ<br />
cũng tồn tại hai mặt đối lập: Tốt và xấu, thiện và ác, nhân tính và vô nhân tính. Hai mặt này thường<br />
xuyên đấu tranh với nhau. Nếu mỗi người thường xuyên tự giáo dục, tu dưỡng, rèn luyện phấn đấu<br />
thì chắc chắn cái ác, cái xấu bị ngăn chặn, đẩy lùi; cái tốt, cái thiện chiếm ưu thế, ngày càng nhiều<br />
hơn, họ trở thành người tốt, có ích cho nước, cho dân. Trái lại, nếu không giữ mình, sao nhãng<br />
việc phấn đấu, rèn luyện thì cái ác, cái xấu, cái vô đạo đức có điều kiện, cơ hội nảy nở, phát triển<br />
làm cho một người tốt có thể trở thành kẻ xấu, thậm chí là có tội với Đảng, với nhân dân.<br />
Hồ Chí Minh nhận thức rất đúng rằng: Trên đời này không ai hoàn thiện về mọi mặt, luôn<br />
luôn lương thiện, tốt nếu không nỗ lực tu dưỡng, rèn luyện; cũng không ai mãi mãi đồi bại, xấu xa<br />
nếu được giúp đỡ, giáo dục, tự phấn đấu khắc phục hoàn cảnh, vượt lên chính mình với khát vọng<br />
làm người có ích, hòa nhập với cộng đồng và để khẳng định tư cách làm người của mình.<br />
Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, ranh giới giữa tốt - xấu, thiện - ác, anh hùng - tội phạm<br />
thật mỏng manh và do ý chí, nghị lực tu dưỡng rèn luyện tự giác của mỗi người quyết định. Bằng<br />
sự từng trải chiêm nghiệm cuộc đời, tổng kết thực tiễn lãnh đạo cách mạng của Đảng ta, các Đảng<br />
cộng sản, công nhân trên thế giới và sự mẫn cảm chính trị đặc biệt, Hồ Chí Minh đã đi đến một<br />
nhận thức sâu sắc ở tầm triết lý sống, làm người, có tác dụng cảnh tỉnh lương tri và đúng cho mọi<br />
thời đại: Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn,<br />
không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người ca ngợi và yêu mến nếu lòng dạ không<br />
trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân.<br />
Do đó, để có đạo đức thì con người phải phấn đấu tu dưỡng sao cho phần thiện ngày càng<br />
nảy nở như hoa mùa xuân, còn phần ác ngày càng mất dần đi. Chủ tịch Hồ Chí Minh còn đi sâu và<br />
cụ thể hơn nữa khi chỉ rõ: “Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có<br />
sức hấp dẫn lớn, không nhất định ngày hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca<br />
ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân” (5) . Như vậy, đạo đức<br />
không phải là kết quả của những hoạt động tu dưỡng nhất thời, một lần là xong, mà là kết quả của<br />
quá trình đấu tranh, tu dưỡng đạo đức bền bỉ suốt đời. Người cho rằng, con người ta khi “ngủ”<br />
(không tham gia hoạt động gì khác) thì thiện, ác, tốt, xấu - đạo đức và phi đạo đức không có điều<br />
kiện biểu hiện và do đó, không thể phân biệt được; còn khi tỉnh dậy (tham gia vào các hoạt động<br />
xã hội) thì các tính thiện, ác, tốt, xấu - đạo đức và phi đạo đức mới bộc lộ và do đó, mới phân biệt<br />
được.<br />
Như vậy, chỉ có tham gia vào các hoạt động giao tiếp, ứng xử hàng ngày, tức là trong hoạt<br />
động thực tiễn, con người mới biết rõ mình cần phải điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của mình như<br />
thế nào cho đúng với các quy phạm đạo đức; đồng thời, cũng biết rõ mình phải đấu tranh chống<br />
lại những hiện tượng vi phạm đạo đức như thế nào. Do đó, việc đấu tranh, tu dưỡng đạo đức không<br />
đóng kín trong nội tâm, mà chủ yếu được thực hiện trong quá trình tích cực tham gia hoạt động<br />
<br />