Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đào tạo theo nhu cầu xã hội
lượt xem 1
download
Trong thời gian qua Chính phủ đã có nhiều chủ trương và biện pháp cụ thể để từng bước xã hội hoá đào tạo và đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Bài viết trình bày một số nội dung đào tạo theo nhu cầu xã hội tại Học viện.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đào tạo theo nhu cầu xã hội
- HỘI THẢO KHOA HỌC: «VẤN ĐỀ TỰ CHỦ - TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM» HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG ĐÀO TẠO THEO NHU CẦU XÃ HỘI Hoàng Minh1 Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Tóm tắt: Trong thời gian qua Chính phủ đã có nhiều chủ trương và biện pháp cụ thể để từng bước xã hội hoá đào tạo và đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Là tổ chức nghiên cứu đào tạo của Nhà nước thí điểm đặt trong doanh nghiệp mạnh của Nhà nước, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (gọi tắt là Học viện) luôn tích cực thực hiện chủ trương thực hiện 3 gắn kết đào tạo - nghiên cứu khoa học - sản xuất kinh doanh (ĐT-NC-SXKD), đào tạo theo nhu cầu xã hội. Trong bài báo này, trình bày một số nội dung đào tạo theo nhu cầu xã hội tại Học viện. 1. Giới thiệu về Học viện. Học viện là tổ chức đào tạo nghiên cứu của Nhà nước được thành lập theo tinh thần Nghị quyết TW2 khóa 8: thí điểm thực hiện gắn kết đào tạo (trường đại học)- nghiên cứu khoa học (các viện, các trung tâm nghiên cứu) và sản xuất kinh doanh (mạng lưới các doanh nghiệp của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (BCVTVN)) với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực và cung cấp các sản phẩm khoa học công nghệ chất lượng cao trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, điện tử, tin học phục vụ sự phát triển của ngành Bưu chính Viễn thông (BCVT) và cho xã hội. Như vậy, Học viện do Chính phủ thành lập nhưng thí điểm đặt trực thuộc Tập đoàn BCVTVN, trực tiếp chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Thông tin-Truyền thông. Tập đoàn BCVTVN là đơn vị chủ quản, quản lý Học viện, thay mặt Nhà nước trực tiếp đầu tư và cấp kinh phí hoạt động cho Học viện cũng như trực tiếp đặt hàng nghiên cứu khoa học (NCKH) và đào tạo cho Học viện để gắn hoạt động nghiên cứu, đào tạo của Học viện phục vụ cho sự phát triển của mạng lưới BCVT, phục vụ sản xuất kinh doanh của Tập đoàn BCVTVN và đồng thời phục vụ cho xã hội. Có thể nói Học viện là mô hình thí điểm Viện Nghiên cứu + Trường Đại học (ĐH) nằm trong doanh nghiệp đầu tiên của cả nước. 1 TS – Giám đốc 237
- HỘI THẢO KHOA HỌC: «VẤN ĐỀ TỰ CHỦ - TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM» Là đơn vị đào tạo và nghiên cứu nằm trong doanh nghiệp nên Học viện có một số điểm khác so với một số Trường ĐH và Viện nghiên cứu khác. Học viện không được cấp kinh phí từ ngân sách Nhà nước; Học viện không hoạt động thuần túy theo cơ chế sự nghiệp như một số Trường + Viện khác mà do nằm trong doanh nghiệp nên các hoạt động được chi phối bởi cơ chế Tài chính, Kế hoạch, Nhân lực... của doanh nghiệp. Đây cũng là điểm cơ bản để Học viện BCVT “gần” với cơ chế doanh nghiệp hơn so với một số đơn vị bạn khác; Học viện gồm các đơn vị Nghiên cứu + Đào tạo 3 Viện Nghiên cứu chuyên ngành về Kỹ thuật và Kinh tế trong lĩnh vực BCVT và CNTT (Học viện có trên 500 nghiên cứu viên chuyên nghiệp). Đây là các Viện đầu ngành về BCVT và CNTT hoạt động theo cơ chế đặt hàng của doanh nghiệp. Các đề tài nghiên cứu đều do Tập đoàn BCVTVN và Bộ TT&TT đặt hàng từ nhu cầu thực tiễn của mạng lưới BCVT nên kết quả nghiên cứu phải được áp dụng ngay cho mạng lưới BCVT. Vì vậy, hoạt động NCKH của Học viện có tính chuyên nghiệp và tính thực tiễn cao. 02 Trung tâm đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn nâng cao trình độ cho cán bộ trong ngành (Kinh tế, Quản lý, Kỹ thuật...). Hai Trung tâm này hoạt động theo cơ chế tự trang trải, tự chủ tự chịu trách nhiệm. Các khoa đào tạo ĐH và sau ĐH ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, giống như các trường ĐH khác, các khoa đào tạo này thực hiện nhiệm vụ đào tạo ĐH và sau ĐH cho các hệ chính quy, tại chức, bằng hai... 2. Học viện đào tạo theo nhu cầu xã hội. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc xã hội hóa giáo dục, chuyển từ đào tạo dựa theo khả năng sẵn có của mình sang đào tạo theo nhu cầu xã hội, từ năm 2007, Học viện đã thực hiện việc mở rộng đào tạo theo nhu cầu xã hội. Học viện đã mở rộng đào tạo cả về quy mô và loại hình đào tạo: 238
- HỘI THẢO KHOA HỌC: «VẤN ĐỀ TỰ CHỦ - TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM» - Từ năm 2007, ngoài 3 ngành đào tạo ĐH là Điện tử Viễn thông, Công nghệ thông tin, Quản trị kinh doanh, Học viện đã được Bộ Giáo dục và đào tạo cấp giấy phép đào tạo Kỹ thuật Điện điện tử. Về đào tạo Cao học, từ chỗ chỉ có một chuyên ngành đào tạo là Điện tử Viễn thông, đến nay đã mở rộng thêm 4 chuyên ngành đào tạo mới là: Quản trị kinh doanh, Khoa học máy tính, Truyền dữ liệu và mạng máy tính, Kế toán. - Về quy mô đào tạo, từ năm 2007, Học viện được Chính phủ cho phép thí điểm thực hiện thu học phí theo nguyên tắc mức thu học phí đủ bù đắp chi phí thường xuyên, đảm bảo chính sách miễn, giảm học phí theo quy định hiện hành của Nhà nước. Trong 2,5 năm qua quy mô đào tạo chính quy của Học viện được mở rộng đã tăng gấp 5 lần, quy mô đào tạo sau ĐH tăng hơn 5 lần so với trước đây, đáp ứng tốt nhu cầu xã hội, mức thu học phí bước đầu đã đảm bảo bù đắp chi phí thường xuyên. Năm 2009 chỉ tiêu tuyển sinh ĐH chính quy của Học viện là 1.800 (400 của VNPT và 1400 theo nhu cầu xã hội); chỉ tiêu CĐ chính quy là 450 (95 của VNPT và 355 theo nhu cầu xã hội). Ngoài ra Học viện còn tổ chức đào tạo một số loại hình đào tạo khác như vừa học vừa làm; đào tạo từ xa; hoàn thiện kiến thức; ĐH bằng 2 để đáp ứng nhu cầu xã hội. Lưu lượng sinh viên Học viện thường xuyên năm 2008 khoảng 16.000; năm 2009 là trên 25.000. Tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm phù hợp với ngành đào tạo là 95%. - Về chương trình đào tạo, ngay từ năm 2007, Học viện đã thực hiện hiệu chỉnh chương trình giáo dục ĐH ở toàn bộ các ngành hiện đang đào tạo với mục tiêu đảm bảo người học có khả năng đáp ứng tốt nhu cầu thực tế của các đơn vị sử dụng lao động. Xuất phát từ thực tế sinh viên tốt nghiệp của các trường ĐH nói chung khi tham gia thị trường lao động phần lớn các doanh nghiệp phải tiến hành tái đào tạo nhằm bổ sung các kỹ năng làm việc trong môi trường kinh doanh, năm 2009 Học viện đã tiếp tục thực hiện hiệu chỉnh chương trình đào tạo với mục tiêu tăng cường các kỹ năng mềm vào chương trình và công bố Tiêu chuẩn đầu ra đối với sinh viên sau khi tốt nghiệp của Học viện (Ví dụ, tiêu chuẩn kỹ năng tiếng Anh đối với sinh viên tốt nghiệp ĐH chính quy của Học viện là đạt 450 điểm TOEIC). Bước hiệu chỉnh chương trình đào tạo trong năm 2009 có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với chất lượng đào tạo của Học viện trong quá trình thực hiện mục tiêu đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội. 239
- HỘI THẢO KHOA HỌC: «VẤN ĐỀ TỰ CHỦ - TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM» - Tăng cường công tác gắn kết giữa đào tạo – nghiên cứu – sản xuất kinh doanh trong hoạt động đào tạo của Học viện. Ngoài việc hướng sinh viên đang chuẩn bị làm luận văn tốt nghiệp với các đề tài nghiên cứu có tính thực tiễn cao của các Viện nghiên cứu, Học viện còn tăng cường đưa đội ngũ nghiên cứu viên có trình độ và kinh nghiệm vào hoạt động đào tạo bằng việc tham gia trực tiếp hướng dẫn tốt nghiệp cho học viên cao học, sinh viên ĐH các hệ của Học viện. Bên cạnh đó Học viện tích cực hợp tác NC-ĐT-SXKD với các doanh nghiệp viễn thông (VNPT Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội...). - Trên cơ sở tổ chức khóa đào tạo chất lượng cao, Học viện xây dựng đề án xin tổ chức đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế ngành Công nghệ thông tin – Truyền thông trình Tập đoàn và Bộ Giáo dục & Đào tạo. Đây là khâu đột phá trong việc nâng cao chất lượng đào tạo của Học viện. - Với mục tiêu đào tạo ra lớp kỹ sư vừa giỏi cả về chuyên môn và cả năng lực bổ trợ khác như ngoại ngữ, tin học, quản trị dự án, kỹ năng làm việc nhóm... nhằm giúp sinh viên ngay sau khi ra trường có khả năng đáp ứng tốt nhất yêu cầu của các doanh nghiệp. Học viện đã xây dựng chiến lược đào tạo 1+N (1 bằng ĐH và N chứng chỉ kỹ năng mềm). - Đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế về đào tạo: Năm 2008 Học viện đã ký kết thỏa thuận đào tạo với trường ĐH Hà Nội về triển khai chương trình đào tạo liên thông quốc tế theo phương thức đào tạo 3+1. Sinh viên tham gia chương trình này sẽ học tập 3 năm đầu trong nước, năm cuối sinh viên có thể lựa chọn các trường ĐH ở nước ngoài để hoàn thành khóa học và tốt nghiệp. Bằng ĐH sẽ do trường ĐH nước ngoài cấp. Trước mắt, Học viện lựa chọn ngành Quản trị kinh doanh – Tài chính của một số trường của Anh Quốc, Úc, Newzealand cho khóa đầu tiên – dự kiến tuyển sinh vào năm 2009. Năm 2009 Học viện triển khai chương trình đào tạo 2+2 với trường CSI của ĐH New York, mở ra một hướng mới để chính thức đưa Học viện hội nhập với các trường tiên tiến trên thế giới. - Về đội ngũ giáo viên, Học viện luôn luôn chú trọng phát triển và bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Với mục tiêu phát triển Học viện theo hướng ĐH hướng nghiên cứu, Học viện tăng cường đầu tư cho giáo viên tham gia nghiên cứu khoa học, xây dựng lực lượng nghiên cứu đầu đàn, hình thành các hướng nghiên cứu mũi nhọn, chuyên sâu. 240
- HỘI THẢO KHOA HỌC: «VẤN ĐỀ TỰ CHỦ - TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM» - Tăng cường các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo thông qua các hoạt động: Tự đánh giá trường ĐH theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; đẩy mạnh công tác xây dựng học liệu; hiệu chỉnh chương trình đào tạo, đổi mới công tác quản lý đào tạo; đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cáo năng lực đội ngũ giáo viên… Phƣơng hƣớng hoạt động giai đoạn 2009-2010 Củng cố và nâng cao uy tín và vị thế của Học viện trong giáo dục và đào tạo. Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo toàn diện: Để nâng cao chất lượng đào tạo, với đặc thù là quy mô mở rộng theo nhu cầu xã hội, được Tập đoàn hỗ trợ về kinh phí và điều kiện tiếp cận thực tiễn mạng lưới, Học viện xác định phải thực hiện đồng bộ các vấn đề: (1) Đổi mới chương trình đào tạo theo hướng tiên tiến, tiếp cận ngay với chương trình của các nước tiên tiến; (2) Đổi mới hệ thống giáo trình, bài giảng phù hợp với chương trình đào tạo; (3) Bồi dưỡng, phân loại, bố trí giảng viên phù hợp với chương trình và hệ thống giáo trình, bài giảng tiên tiến; (4) Tăng cường cơ sở vật chất hiện đại, phù hợp với chương trình và phương pháp đào tạo tiên tiến; (5) Đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với chương trình tiến tiến; (6) Đổi mới phương pháp quản lý và tổ chức giảng dậy; (7) Nghiên cứu, xác định rõ nhu cầu xã hội và doanh nghiệp để xây dựng chiến lược tuyển chọn sinh viên đầu vào và công bố chuẩn sinh viên đầu ra đáp ứng nhu cầu xã hội. Triển khai chương trình liên kết đào tạo với các đối tác nước ngoài để vừa nhanh chóng nâng cao chất lượng đào tạo, vừa nhanh chóng bồi dưỡng được đội ngũ cán bộ giảng dậy, quản lý đào tạo... tương đương khu vực và thế giới. Nhanh chóng áp dụng các hình thức đào tạo mới đan xen với đào tạo truyền thống, sớm đưa bài giảng từ xa và E-Learning vào các hệ đào tạo của Học viện. Phát huy lợi thế có mạng lưới của Tập đoàn để nâng cao chất lượng thực tập và chất lượng luận văn tốt nghiệp của sinh viên và học viên cao học; Gắn kết nghiên cứu với đào tạo thông qua việc chuyển giao các kết quả nghiên cứu của các Viện nghiên cứu chuyên nghiệp cho đội ngũ giảng viên và học viên, sinh viên để các giảng viên, sinh viên cập nhật nhanh được các kiến thức KHCN mới cũng như năm bắt được các vấn đề thực tiễn của mạng lưới. 241
- HỘI THẢO KHOA HỌC: «VẤN ĐỀ TỰ CHỦ - TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM» Triển khai nhanh chiến lược đào tạo 1+N cho các hệ đào tạo của Học viện. Tăng cường liên kết các đơn vị đào tạo khác trong và ngoài nước để triển khai chiến lược “Đại học tích hợp”: Liên kết với các trường khác để đặt hàng cung cấp dịch vụ đào tạo cho Học viện theo yêu cầu. Thường xuyên tổ chức lấy ý kiến học sinh sinh viên và gia đình về các hoạt động của Học viện. Tăng cường giao lưu, đối thoại với sinh viên, học viên để kịp thời nắm bắt và giải quyết các khó khăn vướng mắc trong quá trình học tập và sinh hoạt tại Học viện. Tổ chức tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho học sinh trước khi thi tuyển vào Học viện, tư vấn việc làm, giới thiệu việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp, hỗ trợ các chính sách về học bổng, tài trợ... tạo thành một chu trình khép kín, hỗ trợ sinh viên các giá trị gia tăng trong quá trình học tập tại Học viện. 242
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Giáo dục quốc phòng - Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông
123 p | 10584 | 1618
-
SÁCH HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
74 p | 1478 | 668
-
Tâm lý quản lý - Học viện công nghệ bưu chính viễn thông
133 p | 1471 | 609
-
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG - NGÂN HÀNG CÂU HỎI THI HẾT HỌC PHẦN - LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
3 p | 820 | 144
-
Giáo trình về môn: Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
148 p | 162 | 95
-
Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông trong đào tạo theo tín chỉ
22 p | 217 | 47
-
TỔNG CÔNG TY BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM HỌC - NGÂN HÀNG ĐỀ THI MÔN KINH TẾ
5 p | 321 | 39
-
Bài giảng Giáo dục quốc phòng - an ninh ( Học viện công nghệ bưu chính viễn thông)
123 p | 338 | 31
-
Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học bằng phương tiện dạy học hiện đại ở Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
7 p | 254 | 27
-
Kinh tế chính trị chương trình PTIT (Nguyễn Quang Hạnh vs Nguyễn Văn Lịch) - 1
35 p | 134 | 13
-
Ebook Địa chí Quảng Trị: Phần 2
912 p | 12 | 9
-
Một số bài viết chọn lọc về công tác Thông tin - thư viện: Phần 1
108 p | 13 | 6
-
Hoàn thiện mô hình quản lý đào tạo của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh để chuyển đổi mô hình quản lý đào tạo theo niên chế sang mô hình quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ
13 p | 47 | 5
-
Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất cho sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cơ sở Hà Nội
7 p | 5 | 3
-
Giải pháp đào tạo nghề bưu chính trong bối cảnh phát triển công nghệ cao
9 p | 4 | 2
-
Công tác Thông tin - Thư viện phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
19 p | 67 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn