intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Học viện Tài chính - Chiến lược phát triển và tầm nhìn 2045: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:419

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tập Kỷ yếu hội thảo quốc gia “Chiến lược phát triển Học viện Tài chính tầm nhìn 2045” tập hợp 70 bài viết tập trung vào mọi lĩnh vực hoạt động của Học viện Tài chính với những đánh giá khách quan, trung thực về những kết quả đạt được và những hạn chế trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Học viện thời gian qua. Các bài viết được sắp xếp thành 3 chủ đề, phần 1 gồm 29 bài viết với chủ đề "Về học viện Tài chính 60 năm một chặng đường". Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Học viện Tài chính - Chiến lược phát triển và tầm nhìn 2045: Phần 1

  1. Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia “CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HỌC VIỆN TÀI CHÍNH TẦM NHÌN 2045” Phần II: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HỌC VIỆN TÀI CHÍNH TẦM NHÌN 2045 245
  2. Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia “CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HỌC VIỆN TÀI CHÍNH TẦM NHÌN 2045” KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HỌC VIỆN TÀI CHÍNH GIAI ĐOẠN 2023 - 2030, TẦM NHÌN 2045 PGS. TS. Nguyễn Đào Tùng Chủ tịch Hội đồng trường Tóm tắt: Học viện Tài chính là một trong những trường đại học chất lượng và uy tín thuộc “top” đầu trong hệ thống các trường đại học ở Việt nam, với thế mạnh nổi bật trong giảng dạy, nghiên cứu các ngành về Kinh tế, Tài chính và Kế toán. Nối tiếp những thành công và hướng tới tầm phát triển cao hơn, không chỉ củng cố vị thế của Học viện ở trong nước, mà còn đưa Học viện Tài chính vào nhóm những cơ sở giáo dục tốt, uy tín được xếp hạng trên thế giới, Nghị quyết số số 03/NQ-HĐTHVTC ngày 16/2/2022 của Hội đồng trường đã ban hành Chiến lược phát triển Học viện Tài chính giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn 2045, trong đó, xác định 08 chiến lược phát triển cụ thể cho Học viện Tài chính giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn 2045. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả tập trung phân tích 3 chiến lược phát triển trọng tâm nhất; đó là chiến lược về phát triển tổ chức quản trị đại học, phát triển đội ngũ; chiến lược phát triển hoạt động đào tạo; và chiến lược phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ; trong đó, làm rõ các mục tiêu cụ thể, giải pháp thực hiện, kế hoạch thực hiện của từng chiến lược phát triển. Từ khóa: Học viện Tài chính, chiến lược phát triển, đào tạo, NCKH, hội thảo quốc tế, xếp hạng đào tạo, chất lượng giáo dục, đội ngũ giảng viên… 1. Sứ mệnh, tầm nhìn và triết lý giáo dục của Học viện Tài chính - Sứ mệnh: Cung cấp các sản phẩm đào tạo và nghiên cứu khoa học tài chính - kế toán chất lượng cao cho xã hội. - Tầm nhìn: Đến năm 2030, Học viện Tài chính trở thành 1 trong 5 cơ sở giáo dục đại học đa ngành, đa lĩnh vực hàng đầu của Việt Nam theo định hướng kết hợp nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ về lĩnh vực Kinh tế, Tài chính - Ngân hàng, Kế toán- Kiểm toán, Quản lý - Quản trị, Công nghệ thông tin, Luật kinh tế… Đến năm 2045 đưa Học viện Tài chính trở thành một trong 100 cơ sở giáo dục đại học tốt nhất Châu Á, một trong 1000 cơ sở giáo dục đại học tốt nhất thế giới theo chuẩn mực xếp hạng quốc tế. - Triết lý giáo dục của Học viện Tài chính: Công dân toàn cầu trong thế giới thay đổi. Công dân toàn cầu trong thế giới thay đổi là những người có thể thích ứng trong môi trường lao động ở mọi quốc gia trên thế giới. Điều này đòi hỏi kết quả quá trình đào tạo phải tạo ra những người lao động có đạo đức nghề nghiệp, am hiểu sâu kiến thức chuyên môn, sử dụng thành thạo ngoại ngữ, thành thục các kỹ năng cần thiết cho công việc, năng động, sáng tạo và có khả năng liên tục hoàn thiện bản thân phù hợp với môi trường luôn 246
  3. Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia “CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HỌC VIỆN TÀI CHÍNH TẦM NHÌN 2045” thay đổi của xã hội hiện đại. Công dân toàn cầu phải thấm đậm bản sắc dân tộc Việt Nam và phát huy những thế mạnh của bản sắc Việt Nam trong hội nhập quốc tế. - Giá trị cốt lõi: Chất lượng - Uy tín - Hiệu quả - Chuyên nghiệp và Hiện đại - Slogan: Tài - Tâm - Chính 2. Mục tiêu của Học viện Tài chính Đến năm 2045, Học viện Tài chính là trở thành đại học tự chủ đạt chuẩn kiểm định quốc tế được phát triển trên nền tảng số, có hệ thống quản trị chuyên nghiệp và hiện đại hoạt động an toàn trên môi trường số góp phần xây dựng nền tài chính lành mạnh, bảo đảm an toàn an ninh Tài chính quốc gia. Học viện trở thành cái nôi “thu hút nhân tài, bồi dưỡng nhân tâm, hoàn thiện nhân cách, phát triển nhân lực” cho các cán bộ quản lý, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Kinh tế, Tài chính - Ngân hàng, Kế toán- Kiểm toán, Quản lý - Quản trị; là sự lựa chọn hàng đầu của những học viên, sinh viên ưu tú có hoài bão trở thành công dân toàn cầu, có khát vọng dân tộc phát triển nền kinh tế, tài chính quốc gia trong thế giới thay đổi. 3. Kế hoạch chiến lược phát triển Học viện Căn cứ vào Nghị quyết số 03/NQ-HĐTHVTC ngày 16/2/2022 của Hội đồng trường v/v Ban hành Chiến lược phát triển Học viện Tài chính giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn 2045, chiến lược phát triển được trình bày đầy đủ từng nội dung cụ thể: - Chiến lược phát triển tổ chức quản trị đại học, phát triển đội ngũ - Chiến lược phát triển hoạt động đào tạo - Chiến lược phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ. - Chiến lược phát triển hoạt động hợp tác quốc tế - Chiến lược phát triển cơ sở vật chất - Chiến lược phát triển nguồn lực tài chính - Chiến lược phát triển công tác đảm bảo chất lượng giáo dục - Chiến lược truyền thông thương hiệu và bảo đảm giá trị truyền thống … Trong chiến lược phát triển HVTC đã có 2 nhóm giải pháp nhằm thực hiện chiến lược bám sát với mục tiêu: “thu hút nhân tài, bồi dưỡng nhân tâm, hoàn thiện nhân cách, phát triển nhân lực”; và khẳng định giá trị cốt lõi “Chất lượng - Uy tín - Hiệu quả - Chuyên nghiệp và Hiện đại”. Tuy nhiên trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích chủ yếu kế hoạch chiến lược phát triển với nội dung mục tiêu cụ thể, giải pháp thực hiện, kế hoạch thực hiện của 3 chiến lược : chiến lược về phát triển tổ chức quản trị đại học, phát triển đội ngũ; chiến lược phát triển hoạt động đào tạo; và chiến lược phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ. 3.1 Chiến lược phát triển tổ chức quản trị đại học, phát triển đội ngũ 3.1.1 Mục tiêu cụ thể 3.1.1.1 Tổ chức quản trị đại học - Xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy của Học viện theo mô hình: các Trường đại học/Phân viện, các Viện/Trung tâm đào tạo, nghiên cứu, các ban chức năng; Các Khoa/ Bộ 247
  4. Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia “CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HỌC VIỆN TÀI CHÍNH TẦM NHÌN 2045” môn hoặc đơn vị chuyên môn. Bên cạnh những đơn vị này là hệ thống các đơn vị chức năng, các trung tâm dịch vụ, công ty hoạt động kinh doanh theo luật doanh nghiệp. - Tiếp tục củng cố và kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy hiện nay theo hướng tinh gọn nhưng “Hiệu quả - Chuyên nghiệp” nhằm đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ trong điều kiện tự chủ có hệ thống quản trị chuyên nghiệp và hiện đại hoạt động an toàn trên nền tảng số. 3.1.1.2 Phát triển đội ngũ - Phấn đấu đến năm 2025: quy mô đội ngũ viên chức khoảng 760 người, đảm bảo giảng viên chiếm tỷ lệ 75%, viên chức hành chính chiếm tỷ lệ 25%, hàng năm tuyển dụng giảng viên tương ứng với quy mô tăng hàng năm của sinh viên. Đến năm 2030 quy mô đội ngũ viên chức khoảng 860 người, tỷ lệ giảng viên có trình độ Tiến sỹ là 80%; tỷ lệ giảng viên đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư là 5%; Phó Giáo sư là 15 - 20%; tỷ lệ giảng viên và nghiên cứu viên trên tổng số cán bộ, viên chức đạt trên 75% (đến 2045 là 80%); giảng viên bộ môn không chuyên tiếng Anh có thể giảng bằng tiếng Anh là 40%. Đến năm 2045 có 70% giảng viên bộ môn không chuyên tiếng Anh có thể giảng bằng tiếng Anh và ngôn ngữ khác. 3.1.2 Giải pháp thực hiện Thứ nhất, nâng cao nhận thức và phát huy vai trò trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và của cán bộ chủ chốt trong việc phát triển đội ngũ viên chức của Học viện. Xác định trúng và đúng các nguồn bổ sung, phát triển đội ngũ viên chức của Học viện trong từng giai đoạn: từ nguồn phát triển nội tại; từ nguồn tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp xuất sắc ở các trường đại học lớn trong nước và nước ngoài; tuyển dụng người có trình độ Thạc sĩ tốt nghiệp ở nước ngoài, người có trình độ Tiến sĩ; từ nguồn tiếp nhận giảng viên, các nhà khoa học có trình độ Tiến sĩ, chức danh Phó Giáo sư, Giáo sư đang công tác tại các viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo đại học trong và ngoài nước. Phát huy tinh thần trách nhiệm của từng giảng viên, cán bộ viên chức trong việc phấn đấu học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học và phấn đấu đạt chuẩn chức danh khoa học và chức danh nghề nghiệp viên chức. Thứ hai, xây dựng chính sách thu hút nhân tài, thu hút các giảng viên có học vị Tiến sĩ, giảng viên có chức danh Phó Giáo sư, Giáo sư về làm việc tại Học viện. Ưu tiên thu hút nhân tài để phát triển đội ngũ cán bộ đầu ngành và các chuyên gia vào làm việc hoặc cộng tác trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu, hợp tác phát triển và hoạt động dịch vụ của Học viện. Đẩy mạnh hợp tác với các chuyên gia có trình độ Tiến sĩ của các đơn vị Tổng cục, Cục, Vụ, Viện thuộc Bộ Tài chính, Ban Kinh tế TƯ, Ủy ban TVQH, VPCP, … tham gia giảng dạy, báo cáo chuyên đề, nghiên cứu khoa học; tham gia góp ý xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình, tài liệu học tập,… - Xây dựng kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ lên Tiến sĩ đối với các giảng viên có trình độ Thạc sĩ ngay sau khi được tuyển dụng về Học viện. Tăng cường bồi dưỡng về phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp; bồi dưỡng về phương pháp nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng năng lực Tiếng Anh nhằm đáp ứng yêu cầu công tác nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế. 248
  5. Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia “CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HỌC VIỆN TÀI CHÍNH TẦM NHÌN 2045” Tăng cường cử giảng viên đi thực tế tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn nhằm gắn lý luận với thực tiễn. Khuyến khích giảng viên tham gia các hoạt động việc làm thực tế gắn với ngành, chuyên ngành đào tạo của khoa và của giảng viên. Tăng cường liên kết và hợp tác với các cơ sở đào tạo có uy tín trong và ngoài nước, để tìm nguồn nhân lực bổ sung cho đội ngũ giảng viên, nhất là nguồn giảng viên cho chương trình đào tạo theo định hướng chứng chỉ quốc tế, chương trình giảng dạy bằng tiếng nước ngoài và đào tạo sau đại học. Đặc biệt, quyết tâm tổ chức trao đổi giảng viên, nhà khoa học từ các trường đại học tiên tiến đang liên kết đào tạo với Học viện về làm việc trong một thời gian nhất định và ngược lại, tuyển chọn một số giảng viên của Học viện đảm bảo tiêu chuẩn về chuyên môn, ngoại ngữ để cử sang các trường liên kết để tham gia giảng dạy, nghiên cứu, học tập. Thứ ba, xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách thu hút, trọng dụng, đãi ngộ hợp lý, đúng mức đối với đội ngũ giảng viên, cán bộ viên chức có trình độ cao; gắn quyền lợi đi đôi với trách nhiệm. Nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên qua các chương trình, dự án hợp tác quốc tế bằng nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước (từ Đề án dạy và học ngoại ngữ, Đề án 89 của Chính phủ,…), kinh phí của Học viện và các nguồn kinh phí khác; tích cực phát huy các nguồn tài trợ để tìm học bổng cử giảng viên trẻ (dưới 35 tuổi) có trình độ Thạc sĩ đi học nghiên cứu sinh ở các nước có nền giáo dục tiên tiến. Học viện chủ động bố trí kinh phí và có chính sách ưu đãi thực hiện chủ trương đào tạo, xây dựng đội ngũ giảng viên có trình độ Tiến sĩ; giảng viên có chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư; có chính sách chăm sóc, đãi ngộ phù hợp với các giảng viên của Học viện thực sự có năng lực và tâm huyết với nghề nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi và môi trường tích cực để giảng viên phát huy trí tuệ, năng lực và kinh nghiệm của mình trong quá trình đào tạo, nghiên cứu khoa học. Khuyến khích đội ngũ giảng viên đủ tiêu chuẩn chủ động tham gia giảng dạy các chương trình quốc tế, liên kết quốc tế. Nghiên cứu sửa đổi các quy chế, quy định liên quan đến giảng viên theo hướng giảm thiểu công việc hành chính, sự vụ đối với giảng viên có trình độ Tiến sĩ, giảng viên có chức danh Phó Giáo sư, Giáo sư nhằm tập trung thời gian cho công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học phục vụ cho việc tích lũy các công trình khoa học. Xây dựng quy định về trách nhiệm, chế độ đối với các Giáo sư, Phó Giáo sư, Giảng viên cao cấp về đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ giảng viên trẻ có trình độ Tiến sĩ phấn đấu đạt chuẩn chức danh bằng nhiều hình thức như: kèm cặp trực tiếp, mỗi nhà khoa học chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho 2 - 3 giảng viên trẻ theo từng chuyên ngành cụ thể,… Các giảng viên có trình độ Tiến sĩ phải xây dựng kế hoạch phấn đấu đạt chức danh Phó Giáo sư trong phạm vi 4 - 5 năm ngay sau khi nhận bằng Tiến sĩ; các Phó Giáo sư phải xây dựng kế hoạch phấn đấu đạt chức danh Giáo sư trong phạm vi 5- 7 năm ngay sau khi được bổ nhiệm chức danh Phó Giáo sư. 249
  6. Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia “CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HỌC VIỆN TÀI CHÍNH TẦM NHÌN 2045” Ban TCCB phối hợp với các đơn vị rà soát tiêu chuẩn, điều kiện dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức để xây dựng kế hoạch giúp giảng viên, viên chức khối hành chính phấn đấu đạt các tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh theo quy định. Tổ chức hoạt động các nhóm nghiên cứu mạnh về các lĩnh vực, chuyên ngành đào tạo của Học viện một cách có hiệu quả; đồng thời có chính sách hỗ trợ kinh phí phù hợp cho các nhóm nghiên cứu phát huy vai trò chủ đạo trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, từ đó dần hình thành các chuyên gia đầu ngành cho các lĩnh vực, chuyên ngành đào tạo của Học viện trong tương lai. Thứ tư, nâng cao chất lượng công tác tham mưu về công tác tổ chức và xây dựng đội ngũ viên chức, giảng viên Nâng cao chất lượng công tác tham mưu, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các Ban, viện chức năng, khoa chuyên môn, viện nghiên cứu trong công tác cán bộ mà trọng tâm là xây dựng đội ngũ giảng viên, nhất là công tác tuyển dụng, đào tạo, bố trí, sử dụng và đánh giá đội ngũ giảng viên; tăng cường giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện để nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác tuyển dụng. 3.1.3 Kế hoạch thực hiện chiến lược Nội dung Kế hoạch thực hiện Thời gian Tổ chức quản trị đại học Xây dựng cơ cấu tổ chức Tổ chức rà soát lại toàn diện chức năng, nhiệm Năm bộ máy vụ, đội ngũ cán bộ, hiện trạng CSVC, trang thiết 2023, bị và hiệu quả hoạt động của các đơn vị trong toàn 2024 Học viện. - Hoàn thành đề án tái thành lập 01 Phân viện tại thành phố HCM chậm nhất vào năm 2024; - Nghiên cứu đề án thành lập mô hình trường đại học trong Học viện (năm 2024); - Triển khai công tác quản trị đại học trên nền tảng Củng cố và kiện toàn cơ số. Thành lập một số Viện nghiên cứu đa ngành/ cấu tổ chức bộ máy hiện liên ngành, trung tâm phục vụ/ dịch vụ do Học nay theo hướng tinh gọn viện quản lý (năm 2025); nhưng “Hiệu quả - Chia tác, sáp nhập, thành lập mới một số đơn Chuyên nghiệp” vị mới (Ban, khoa, bộ môn, trung tâm, viện Năm nghiên cứu…) theo nhu cầu phát triển của các đơn 2025- vị đảm bảo phù hợp với kế hoạch, định hướng 2030 phát triển của HV; không làm cồng kềnh thêm bộ máy; không trùng lặp, chồng chéo trong hoạt động giữa các đơn vị. Xây dựng đề án thành lập các Khoa lên trường 250
  7. Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia “CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HỌC VIỆN TÀI CHÍNH TẦM NHÌN 2045” đại học năm 2025; đến năm 2030 sẽ có 2 trường đại học được thành lập từ các khoa lên. Phát triển đội ngũ - Giai đoạn 2023 - 2025: Xây dựng, ban hành Năm các quy định về công tác cán bộ; hàng năm quy 2023 hoạch đội ngũ chuyên môn; giao chỉ tiêu tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư cho các khoa, viện, Ban; các đề án, chương trình phát triển và thu hút đội ngũ chất lượng cao. Xây dựng và ban hành các văn bản quy định về phát triển đội ngũ như: Tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Danh mục vị trí việc làm và số người làm việc tương ứng; Tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp; chính sách phát triển đội ngũ viên chức; các chính sách thu hút nhân tài có ưu đãi đặc biệt đối với các nhà khoa học có uy tín, các viên chức, người lao động có bằng tiến sĩ tại các nước phát triển, có công bố quốc tế.(năm 2023) Năm 2024, 2025 xây dựng ban hành chỉ số đánh giá hiệu quả công việc (chỉ số KPI viết tắt từ Key Performance Indicator). Năm 2025: quy mô đội ngũ viên chức khoảng 760 người, đảm bảo giảng viên chiếm tỷ lệ 75%, viên chức hành chính chiếm tỷ lệ 25%. Đến năm 2030 quy mô đội ngũ viên chức khoảng 860 Năm người, tỷ lệ giảng viên có trình độ Tiến sỹ là 80%; 2024- tỷ lệ giảng viên đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư 2025 là 5%; Phó Giáo sư là 15 - 20%; tỷ lệ giảng viên và nghiên cứu viên trên tổng số cán bộ, viên chức đạt trên 75% (đến 2045 là 80%); giảng viên bộ môn không chuyên tiếng Anh có thể giảng bằng tiếng Anh là 40%. Đến năm 2045 có 70% giảng viên bộ môn không chuyên tiếng Anh có thể giảng bằng tiếng Anh và ngôn ngữ khác. Đến 2030 Triển khai thí điểm thực hiện chế độ 5 năm, giảng viên sẽ được nghỉ giảng 6 tháng hoặc Năm một năm để nghiên cứu và thâm nhập thực tiễn 2030- hoặc đi trao đổi nghiên cứu; năm 2035 tổng kết, 2045 đánh giá để định hướng giai đoạn đến 2045. Sơ kết, tổng kết Bổ sung, hoàn thiện, đẩy mạnh việc thực hiện, Năm tổng kết, đánh giá hiệu quả của các đề án, chương 2030- trình 2045 251
  8. Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia “CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HỌC VIỆN TÀI CHÍNH TẦM NHÌN 2045” 3.2 Chiến lược phát triển hoạt động đào tạo 3.2.1 Mục tiêu cụ thể - Thực hiện đổi mới toàn diện trong công tác quản lý đào tạo, phương thức đào tạo lấy người học làm trung tâm trên nền tảng số bảo đảm nâng cao “Chât lượng - Uy tín - Hiện đại”. - Mở rộng quy mô đào tạo phù hợp với nâng cao chất lượng đào tạo; cơ cấu hợp lý giữa các hệ đào tạo, trình độ đào tạo để tăng nguồn thu, tăng quy mô đào tạo sản phẩm chất lượng cao, liên kết quốc tế, chính quy. Cơ cấu lại các ngành/chuyên ngành nhằm cung cấp sản phẩm đáp ứng yêu cầu mới của xã hội trong môi trường hội nhập, sự thay đổi mô hình tăng trưởng của đất nước và cuộc cách mạng chuyển đổi số. - Xây dựng chương trình đào tạo đại học và sau đại học linh hoạt, thích ứng cao; đồng thời, bảo đảm chất lượng trong đào tạo và hội nhập quốc tế; từng bước điều chỉnh cơ cấu đào tạo giảm dần quy mô đào tạo không chính quy song song với việc mở rộng quy mô đào tạo chương trình theo định hướng chứng chỉ quốc tế; liên kết quốc tế; liên kết mỗi bên cấp 1 bằng, hoặc xây dựng các chương trình tiên tiến các hệ đại học và sau đại học. Xây dựng một số ngành đào tạo mũi nhọn và phát triển các chương trình đào tạo quốc tế, chương trình đào tạo liên kết trong các lĩnh vực thế mạnh của Học viện nhằm tạo tiền đề quan trọng để Học viện trở thành đại học định hướng nghiên cứu đa ngành vào năm 2030. - Xây dựng cơ chế bảo đảm chất lượng giáo dục(BĐCLGD) trong Học viện; Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống BĐCLGD bên trong; nâng cao hiệu quả công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục tại Học viện, phấn đấu đến năm 2024 có 25 - 30% chương trình đào tạo được đánh giá ngoài và kiểm định chất lượng quốc gia; năm 2025 có 15% chương trình đào tạo đại học được kiểm định theo tiêu chuẩn AUN-QA; 50% các chương trình đào tạo liên kết quốc tế đang triển khai tại Học viện được định kỳ rà soát, đánh giá chất lượng nội bộ; cải thiện thứ hạng của Học viện Tài chính trong các bảng xếp hạng quốc tế. Đến năm 2030 đạt chuẩn chất lượng trường đại học trong khu vực Đông Nam Á; có ít nhất 2 sản phẩm chiến lược trong đào tạo như chương trình đào tạo, bồi dưỡng…có tầm ảnh hưởng rộng lớn và tác động sâu sắc tới cộng đồng và xã hội. Đến năm 2045 Học viện Tài chính trở thành một trong 100 cơ sở giáo dục đại học tốt nhất Châu Á, một trong 1000 cơ sở giáo dục đại học tốt nhất thế giới theo chuẩn mực xếp hạng quốc tế. 3.2.2. Giải pháp thực hiện chiến lược Cập nhật, phát triển chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy, nghiên cứu khoa học theo chuẩn khu vực và quốc tế; đào tạo nguồn nhân lực có tính cạnh tranh cao, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; hợp tác phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức; góp phần hoàn thiện mô hình quản lý, nâng cao năng lực quản trị và tăng cường cơ sở vật chất. - Tăng cường đào tạo bằng tiếng Anh, chuẩn hóa và cung cấp đầy đủ hệ thống học liệu tiên tiến nhất cho người học, thực hiện kiểm định quốc tế các chương trình đào tạo, tăng hàm lượng thực tiễn trong quá trình đào tạo thông qua việc xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên kiêm giảng từ các tổ chức, doanh nghiệp bên ngoài, nâng cao hiệu quả của các bài tập tình huống, các chuyến tham quan, thực tập trong và ngoài nước. 252
  9. Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia “CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HỌC VIỆN TÀI CHÍNH TẦM NHÌN 2045” - Tăng cường công nhận văn bằng, tín chỉ, liên thông với các trường đại học trong khu vực và trên thế giới. Nghiên cứu mở ngành đào tạo mới theo hướng liên ngành trên nền tảng số phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của đất nước. - Nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng tăng cường hội nhập và gắn kết với thực tiễn nhằm thu hút những sinh viên trong nước và sinh viên quốc tế. Trước hết tập trung vào trao đổi sinh viên với các trường đại học trong khu vực và các trường đã có quan hệ hợp tác truyền thống. Tiếp tục phát triển số lượng du học sinh Lào, phấn đấu thu hút các sinh viên từ các quốc gia khác trong khu vực theo học các chương trình đào tạo bằng tiếng Anh. - Chú trọng phát triển các chương trình giáo dục đại học đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, uy tín nhất cả nước về Tài chính- Ngân hàng, Kế toán - Kiểm toán; các chương trình đào tạo hàng đầu về Kinh tế, Quản lý - Kinh doanh theo định hướng chuyển đổi số, ứng dụng dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo, tạo nền móng trở thành trung tâm đào tạo và nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực này. Học viện thúc đẩy nhanh chóng việc giảng dạy các nội dung về công nghệ, kỹ thuật trong các ngành Tài chính- Ngân hàng, Kế toán - Kiểm toán, Kinh tế, Quản lý - Kinh doanh. - Tăng cường công tác tự đánh giá, nhằm hướng tới trường đại học được kiểm định và xếp hạng; Cơ chế tài chính, phân bổ nguồn lực trong điều kiện tự chủ để thúc đẩy các đơn vị, cá nhân thực sự tham gia vào công tác nâng cao chất lượng quản lý đào tạo. - Công tác tổ chức tuyển sinh, tổ chức đào tạo, kiểm tra, đánh giá theo hướng đo lường, phát hiện và rèn luyện toàn diện năng lực của người học, đảm bảo đúng chuẩn đầu ra mà trường đã cam kết; đổi mới tự chủ trong công tác tuyển sinh với mục tiêu tuyển đủ sinh viên, đảm bảo được chất lượng; nâng cấp mô hình thực hành như: Ngân hàng thực hành, Sàn giao dịch chứng khoán, bất động sản thực hành, phòng thực hành kế toán, trung tâm đầu tư tài chính…nhằm trang bị đầy đủ kiến thức thực tế, kỹ năng tác nghiệp cho các đối tượng đào tạo Áp dụng phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá tích cực. Ứng dụng công nghệ thông tin một cách toàn diện trong công tác quản lý đào tạo để giúp tăng cường năng lực quản trị; Tổ chức công tác tự đánh giá đáp ứng các yêu cầu kiểm định chất lượng giáo dục theo chuẩn quốc gia; từng bước được các tổ chức kiểm định quốc tế công nhận và xếp hạng cao; mở rộng công tác liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo trong nước; Liên kết với các cơ sở đào tạo nước ngoài có uy tín trên thế giới; Cơ chế tài chính, phân bổ nguồn lực để tạo động lực cho các đơn vị, cá nhân tham gia hiệu quả vào công tác quản lý đào tạo; Bảo đảm cơ sở vật chất khang trang, hiện đại đáp ứng được yêu cầu tổ chức đào tạo theo chuẩn quốc tế. 3.2.3 Kế hoạch thực hiện chiến lược Nội dung Kế hoạch thực hiện Thời gian Thực hiện đổi mới Năm 2022 xây dựng đề án đào tạo từ xa trên nền Năm toàn diện trong công tảng công nghệ mới cho 3 ngành Quản trị kinh 2023 tác quản lý đào tạo doanh, Kế toán, Ngoại ngữ; năm 2023 triển khai 253
  10. Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia “CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HỌC VIỆN TÀI CHÍNH TẦM NHÌN 2045” trên nền tảng số bảo đồng bộ công tác tuyển sinh, quản lý đào tạo đảm nâng cao “Chât trên nền tảng số đối với 3 ngành trên; lượng - Uy tín - Hiện Xây dựng đề án đào tạo học lại, học cải thiện, đại” đào tạo cùng lúc hai chương trình của đào tạo Năm chính quy, vừa làm vừa học,…trên nền tảng 2023, công nghệ mới cho các ngành trong HV (năm 2024 2023) Năm 2025 xây dựng phương án tuyển sinh mới Năm theo quy định của BGD&ĐT đảm bảo thu hút 2025 được học sinh phổ thông, cán bộ, học viên, NCS ưu tú trên cả nước. Mở rộng quy mô đào Năm 2023 đến năm 2005: đào tạo ổn định với tạo phù hợp với nâng quy mô gần 25.000 sinh viên (4200 đến 4500/1 Năm cao chất lượng đào năm đại học chính quy; 600-1000CHV/1 SĐH; 2022- đến tạo; cơ cấu hợp lý giữa 1500-2000SV/ 1 năm đối với đào tạo từ xa, 2025 các hệ đào tạo, trình VLVH, LTĐH, ĐHVB2, LKĐT quốc tế. độ đào tạo để tăng Từ năm 2025-2030 quy mô hàng năm khoảng nguồn thu, tăng quy 10% nhưng chủ yếu là các sản phẩm đào tạo tiên mô đào tạo sản phẩm Năm tiến, định hướng chứng chỉ quốc tế, liên kết đào chất lượng cao, liên 2025- tạo nước ngoài…. để tăng nguồn thu; tỷ lệ cơ kết quốc tế, chính quy 2030 cấu sinh viên chương trình chuẩn giảm dần so với chương trình theo định hướng quốc tế, chương trình LK quốc tế…. Công nhận văn bằng, Đến năm 2025 Học viện trao đổi ký hợp tác Năm tín chỉ, liên thông với công nhận văn bằng tín chỉ ít nhất 10 trường đại 2025 các trường đại học học khối kinh tế trong nước và 3 trường đại học trong khu vực và trên nước ngoài thế giới. Đến năm 2030 -2035, số lượng tăng ít nhất gấp đôi số trường ký hợp tác trao đổi văn bằng tín Năm chỉ 2030 - 2035 Chương trình Trao đổi Đến năm 2025 có ít nhất 1 chương trình trao đổi sinh viên, giáo viên sinh viên, 01 chương trình trao đổi giảng viên quốc tế Đến năm 2030 có ít nhất 3 chương trình trao đổi sinh viên, 2 chương trình trao đổi giảng viên; xây dựng 1 chương trình thu hút sinh viên quốc tế sang học tập. Phát triển chương Năm 2022-2023 mở 3 chương trình đào tạo từ xa Năm trình đào tạo, mở của 3 ngành QTKD, Kế toán, Ngôn ngữ Anh; 2022- 254
  11. Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia “CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HỌC VIỆN TÀI CHÍNH TẦM NHÌN 2045” ngành, chuyên ngành, năm 2023-2024 mở chương trình đào tạo 2023 Marketing digital, chương trình đào tạo quản trị du lịch khách sạn; Đến năm 2025 mở ngành Luật kinh doanh; công Năm nghệ thông tin; cơ cấu lại và nâng cấp một số 2025 chuyên ngành thành ngành phù hợp danh mục mã cấp IV theo quy định. Đến năm 2030 có ít nhất 2 sản phẩm chiến lược trong đào tạo như chương trình đào tạo , bồi dưỡng; liên kết 4 chương trình đào tạo quốc tế 2030 đại học hoặc sau đại học. Sơ kết, tổng kết Tổng kết, đánh giá hiệu quả, bổ sung, hoàn Năm thiện kế hoạch từng giai đoạn 2023-2025; 2025- 2030- 2030, định hướng đến 2045. 2045 3.3 Chiến lược phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ. 3.3.1 Mục tiêu cụ thể Học viện trở thành trung tâm nghiên cứu hàng đầu của Việt Nam về nghiên cứu cơ bản và ứng dụng triển khai chuyển đổi số trong các lĩnh vực Tài chính - ngân hàng; Kế toán- Kiểm toán, Kinh tế, Quản lý - Kinh doanh. Chủ động và thúc đẩy hơn nữa những nghiên cứu phục vụ Đảng, Nhà nước, của ngành về lý luận và thực tiễn thông qua các đề tài, đề án, chương trình mục tiêu, tài liệu tham khảo, chuyên khảo, báo cáo thường niên. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động NCKH&CGCN, gắn NCKH với các chương trình phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. Tăng cường các công bố kết quả NCKH&CGCN trên các tạp chí khoa học quốc gia và quốc tế có uy tín. Đến 2030, nằm trong tốp 10 cơ sở giáo dục đào tạo khối kinh tế, quản lý có sản phẩm công bố quốc tế nhiều nhất cả nước, có ít nhất 2 sản phẩm khoa học chiến lược để phục vụ và chuyển giao cho cộng đồng, xã hội. Nhận diện và giải quyết các vấn đề thực tiễn về khoa học công nghệ, chuyển giao tri thức của quốc gia và khu vực Đông Nam Á. 3.3.2. Giải pháp thực hiện chiến lược - Rà soát, ban hành các các quy chế, quy định về hoạt động khoa học và công nghệ, trong đó tập trung xây dựng, ban hành các văn bản thúc đẩy mạnh mẽ chính sách động viên thực hiện các đề tài NCKH cấp Bộ, cấp Tỉnh trở lên; Rà soát, bổ sung quy định về công bố quốc tế và chính sách khen thưởng; ban hành quy chế về tổ chức hội thảo cấp Học viện và quốc tế; quy chế về công tác biên soạn, nghiệm thu giáo trình; các quy chế liên quan đến công tác biên tập, in ấn xuất bản giáo trình và sử dụng giáo trình, tài liệu học tập phục vụ công tác đào tạo theo đúng quy định sở hữu trí tuệ của pháp luật; - Nhanh chóng tạo điều kiện hình thành nhóm nghiên cứu mạnh theo quy định mới, hình thành mạng lưới tư vấn và chuyển giao tri thức chú trọng sản phẩm của nhóm nghiên cứu mạnh gắn với chuyển giao kết quả nghiên cứu cho Bộ/Ngành, địa phương, doanh 255
  12. Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia “CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HỌC VIỆN TÀI CHÍNH TẦM NHÌN 2045” nghiệp, sản phẩm phải có gắn với đào tạo tiến sĩ, công bố quốc tế. Cá thể hóa trách nhiệm hoàn thành các danh hiệu học hàm, học vị, có lộ trình, có biện pháp hỗ trợ thúc đẩy trong từng giai đoạn đối với các cá nhân đó bằng trách nhiệm và nỗ lực của Lãnh đạo và tập thể viên chức Học viện; - Xây dựng các chính sách thu hút các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước tham gia, hợp tác nghiên cứu khoa học với Học viện; từ đó giảng viên có cơ hội học hỏi kinh nghiệm và năng lực nghiên cứu khoa học nâng lên. - Xây dựng các chính sách liên kết, hợp tác với các đơn vị thuộc Bộ Tài chính để xây dựng cơ chế thúc đẩy các giảng viên, nhà khoa học của Học viện tham gia tích cực có trách nhiệm vào quá trình xây dựng, phản biện, tuyên truyền các cơ chế, chính sách của Bộ Tài chính. - Tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác trong và ngoài nước, khuyến khích các cá nhân và đơn vị tìm kiếm các dự án hợp tác nghiên cứu, liên kết đào tạo với các tổ chức, đơn vị nhằm đa dạng hóa, đa phương hóa trong hợp tác đào tạo và NCKH nhằm tăng nguồn thu cho trường từ hoạt động KHCN. - Đẩy mạnh liên kết quốc tế hóa trong NCKH. Tăng cường trao đổi giảng viên, cán bộ quản lý ra nước ngoài học tập, giảng dạy và nghiên cứu; đồng thời mở rộng việc nhận chuyên gia các nước đến Học viện để giảng dạy và nghiên cứu nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ của Học viện có cơ hội tiếp cận và hòa nhập trình độ khoa học, kỹ thuật của khu vực và thế giới. - Xây dựng cơ chế chính sách đầu tư, thu hút, quản lý nguồn lực tài chính ch phát triển hoạt động NCKH bền vững. 3.3.3 Kế hoạch thực hiện chiến lược Nội dung Kế hoạch thực hiện Thời gian nghiên cứu phục vụ Đảng, Hàng năm Học viện tham gia góp ý vào chỉnh Năm Nhà nước, của ngành về lý sửa, bổ sung các dự án luật ít nhất 3 luật/1 năm. 2025 luận và thực tiễn, có ý kiến Đến năm 2025 tham gia chủ trì ít nhất 01đề kịp thời về các vấn đề trọng án, chương trình mục tiêu quốc gia, hoặc 01 yếu trong phát triển kinh tế báo cáo thường niên thị trường giá cả và tài xã hội của đất nước. chính. Đến năm 2025, hội thảo quốc gia góp ý văn kiện chuẩn bị đại hội Đảng về tình hình phát triển kinh tế xã hội. Học viện tham gia phối hợp, Hàng năm có ít nhất 06 hội thảo tham gia chủ Năm chủ trì và đồng chủ trì các trì hoặc phối hợp với Ban Kinh tế TW, các Ủy 2025 diễn đàn kinh tế, hội thảo ban của quốc hội, Bộ tài chính, các bộ ngành, quốc tế, hội thảo quốc gia. địa phương để có ý kiến kịp thời về các vấn đề trọng yếu trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước. 256
  13. Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia “CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HỌC VIỆN TÀI CHÍNH TẦM NHÌN 2045” Đến năm 2025 chủ trì Hội thảo quốc tế ít nhất 3 lần/1 năm Thực hiện những đề tài cấp Đến năm 2025: Bình quân số lượng đề tài Cấp Năm quốc gia, cấp Bộ, cấp tỉnh, Bộ và tương đương đạt tối thiểu 10-15 đề 2025 các tổ chức, các trường đại tài/năm, (mỗi Khoa/viện chuyên môn ít nhất 1 học nhằm chuyển giao công đề tài/1 năm.); nghệ Giao chỉ tiêu khoa học hàng năm cho các Khoa/viện: 100 % giảng viên/ nghiên cứu viên tham gia đề tài khoa học cấp Học viện/trường trở lên, trong đó tối thiểu 30% giảng viên học vị tiến sĩ chủ nhiệm ít nhất 1 đề tài NCKH cấp Bộ và tương đương trở lên, hoặc hướng dẫn ít nhất 1 sinh viên NCKH đạt giải cấp bộ trở lên; - 100% giảng viên học vị thạc sĩ là tác giả chính ít nhất 01 bài báo công bố trên tạp chí trong nước (0,5 điểm trở lên); hoặc đăng trên hội thảo quốc gia; hoặc 3 bài đăng hội thảo cấp khoa/viện; hoặc 2 bài đăng tạp chí trong nước (0,25 điểm); hoặc có thể quy đổi theo số điểm tương đương. - 100% giảng viên học vị Tiến sĩ là tác giả chính ít nhất 01 bài báo công bố trên tạp chí trong nước (0,75 điểm trở lên) và 01 bài công bố trên hội thảo quốc tế/tạp chí quốc tế; hoặc 01 bài công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín (ISI/Scopus); hoặc có thể quy đổi theo số điểm tương đương. - 100% sinh viên theo định hướng chứng chỉ quốc tế. liên kết quốc tế tham gia nghiên cứu khoa học; trong đó có ít nhất 5% sinh viên tham gia NCKH quốc tế. 20% sinh viên đại tham gia nghiên cứu khoa học. Từ năm 2025 nghiên cứu phương án cao học viên tham gia nghiên cứu khoa học; NCS có Năm công bố bài báo quốc tế. 2025 Nâng hạng Tạp chí Nghiên Năm 2022 - 2025 nâng điểm Tạp chí nghiên Năm cứu Tài chính Kế toán (bản cứu TCKT bản tiếng Việt, Tiếng Anh lên 1,0 2022 - tiếng Anh) vào hệ thống điểm; 2025 Scopus. Năm 2028: đạt chuẩn hệ thống chỉ mục Đông Nam Á (ACI); nâng điểm tạp chí lên 1,25 257
  14. Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia “CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HỌC VIỆN TÀI CHÍNH TẦM NHÌN 2045” Năm 2032: đạt hệ thống chỉ mục ESCI, Scopus/ISI Nhóm nghiên cứu mạnh với Năm 2023 đánh giá và kiện toàn việc thành lập Năm hạt nhân là các chuyên gia các nhóm nghiên cứu mạnh theo đúng quy định; 2023 nghiên cứu hàng đầu Sơ kết, tổng kết Sơ kết giai đoạn 2022-2025; giai đoạn 2025- 2030 tổng kết đánh giá định hướng 2045; Ngoài 3 chiến lược đã trình bày, các kế hoạch chiến lược phát triển hoạt động hợp tác quốc tế, phát triển cơ sở vật chất, phát triển nguồn lực tài chính, phát triển công tác đảm bảo chất lượng giáo dục, phát triển truyền thông thương hiệu và bảo đảm giá trị truyền thống…đều triển khai theo tiến độ thì Học viện Tài chính sẽ đạt được mục tiêu như mong đợi. Như vậy khâu tổ chức thực hiện cần phối hợp nhịp nhàng, trên dưới một lòng, khó khăn cần tháo gỡ kịp thời, cụ thể: Hội đồng trường đẩy mạnh hoạt động quản trị Nhà trường, ưu tiên tập trung nguồn lực và ban hành các Nghị quyết trực tiếp phục vụ triển khai thực hiện Chiến lược; tăng cường sự giám sát của Hội đồng trường trong việc triển khai thực hiện chiến lược. Ban giám đốc Học viện tổ chức xây dựng kế hoạch hoạt động chi tiết từng năm bám sát các định hướng chiến lược, mục tiêu, giải pháp để hình thành các dự án, đề án, các hoạt động, phân bổ các nguồn lực cần thiết, xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát, chịu trách nhiệm chung về việc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển Học viện đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; phân công và giao nhiệm vụ trực tiếp cho một đơn vị chức năng hoặc Ban quản trị chiến lược chịu trách nhiệm thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai tổ chức thực hiện chiến lược, và định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo Giám đốc theo lộ trình nhiệm vụ cụ thể từng kỳ, năm, giữa kỳ và cuối kỳ. Các phòng ban chức năng phối hợp với các khoa/viện/trung tâm liên quan chịu trách nhiệm tham mưu, thực hiện xây dựng kế hoạch hành động, xác định rõ các nhiệm vụ cấp bách, nhiệm vụ thường xuyên, xây dựng lộ trình chi tiết, huy động nguồn nhân lực, xác định yêu cầu về đầu tư, phân công cụ thể, xây dựng cơ chế điều phối liên đơn vị, bộ phận liên quan đến các lĩnh vực. Tài liệu tham khảo: 1. Nghị quyết số 29 - NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành TƯ Đảng lần thứ 8, khóa XI về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; 2. Luật Giáo dục năm 2019; Luật Giáo dục Đại học năm 2012; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học năm 2018; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 32/2013/QH13, Luật số 74/2014/QH13 và Luật số 97/2015/QH13; Luật số 258
  15. Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia “CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HỌC VIỆN TÀI CHÍNH TẦM NHÌN 2045” 34/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; Nghị định số: 99/2019/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; 3. Luật Khoa học và Công nghệ số 29/2013/QH13 quy định về tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ; việc tổ chức thực hiện hoạt động khoa học và công nghệ; biện pháp bảo đảm phát triển khoa học và công nghệ; quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ; 4. Quyết định số 69/QĐ - TTg ngày 15 tháng 01 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng giáo dục đại học giai đoạn 2019 - 2025; Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012, Hội nghị lần thứ sáu của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10/9/2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và số người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập; 5. Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; 6. Nghị quyết số 03/NQ-HĐTHVTC ngày 16/2/2022 của Hội đồng trường v/v Ban hành Chiến lược phát triển Học viện Tài chính giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn 2045. 7. Chiến lược phát triển Trường đại học Kinh tế quốc dân giai đoạn 2021-2030 8 Chiến lược phát triển Trường đại học Kinh tế Thành phố HCM 9. Kế hoạch chiến lược phát triển Đại học Thái Nguyên giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn 2030 10. Kế hoạch chiến lược phát triển Đại học Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 11. Kế hoạch chiến lược Đại học Quốc gia Thành phố HCM giai đoạn 2021-2025 259
  16. Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia “CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HỌC VIỆN TÀI CHÍNH TẦM NHÌN 2045” ĐÀO TẠO VỚI CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HỌC VIỆN TÀI CHÍNH GIAI ĐOẠN 2021-2030 VÀ TẦM NHÌN 2045 PGS. TS. Phạm Văn Liên Nguyên Phó Giám đốc Học viện Tài chính Tóm tắt: Là một cơ sở đào tạo đại học đa ngành, Sứ mệnh của Học viện Tài chính đã được xác định là cung cấp các sản phẩm đào tạo và nghiên cứu khoa học tài chính - kế toán chất lượng cao cho xã hội. Triết lý giáo dục của Học viện tài chính là: “Công dân toàn cầu trong thế giới thay đổi”. Điều này có nghĩa là Học viện Tài chính sẽ phải đào tạo ra được những con người có khả năng thích ứng tốt với môi trường làm việc ở mọi quốc gia trên thế giới. Cụ thể là phải đào tạo ra được những con người có đạo đức nghề nghiệp, am hiểu sâu và sử dụng linh hoạt kiến thức chuyên môn, sử dụng thành thạo ngoại ngữ, thành thục các kỹ năng cần thiết cho công việc, năng động, sáng tạo và có khả năng liên tục hoàn thiện bản thân cho phù hợp với môi trường luôn thay đổi của xã hội hiện đại. Đồng thời triết lý giáo dục nêu trên cũng là nhằm tạo ra giá trị cốt lõi của Học viện là : Chất lượng - Uy tín - Hiệu quả - Chuyên nghiệp - Hiện đại. Như vậy, muốn thực hiện được triết lý giáo dục và sứ mệnh nêu trên, Học viện cần phải tạo ra được một hệ sinh thái (môi trường) đào tạo đồng bộ, chất lượng, hiệu quả bao gồm các yếu tố liên quan đến quá trình tổ chức đào tạo như: Mục tiêu đào tạo; Đội ngũ giảng viên; Nội dung, chương trình đào tạo; Phương thức, phương pháp đào tạo; Phương tiện và cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo. Từ khóa: Công tác đào tạo, Chương trình đào tạo, Quy mô và chất lượng đào tạo, Chiến lược phát triển, Học viện Tài chính. 1. Đặt vấn đề: Học viện Tài chính là cơ sở đào tạo đại học, sau đại học được hình thành từ Trường cán bộ Tài chính kế toán Trung ương thành lập năm 1963. Qua 60 năm hình thành và phát triển, Trường đã mang những tên gọi khác nhau như: Trường cán bộ Tài chính kế toán Trung ương (1963), Trường Đại học Tài chính - Kế toán (1976) và Học viện Tài chính từ năm 2001 (thành lập theo Quyết định số 120/QĐ/TTg ngày 17/8/2001 của Thủ tướng Chính phủ). Với nhiệm vụ được giao ban đầu là đào tạo trình độ đại học, sau đại học và thực hiện công tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Tài chính - Kế toán, trong 60 năm qua, Học viện Tài chính đã không ngừng vươn lên khẳng định được vị thế là một cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học tài chính, kế toán, kinh tế và quản trị kinh doanh có uy tín hàng đầu trong cả nước. Học viện đã có những đóng góp quan trọng trong việc đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực về tài chính kế toán có chất lượng cao cho nền kinh tế trong nước và quốc tế. 260
  17. Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia “CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HỌC VIỆN TÀI CHÍNH TẦM NHÌN 2045” Ngày 16 tháng 02 năm 2022, Chủ tịch Hội đồng trường Học viện Tài chính đã ký ban hành nghị quyết số 03- HĐTHVTC về việc ban hành Chiến lược phát triển Học viện Tài chính giai đoạn 2021 - 2030 và tần nhìn 2045. Với chiến lược phát triển đã được xác định: “Học viện Tài chính đến năm 2030 sẽ trở thành 1 trong 5 cơ sở giáo dục đại học đa ngành, đa lĩnh vực hàng đầu của Việt Nam theo định hướng kết hợp nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ về lĩnh vực kinh tế, Tài chính - Ngân hàng, Kế toán - Kiểm toán, Quản lý - Quản trị, công nghệ thông tin, luật kinh tế ... Đến năm 2045 đưa Học viện Tài chính trở thành 1 trong 100 cơ sở giáo dục đại học tốt nhất Châu Á, 1 trong 1000 cơ sở giáo dục đại học tốt nhất thế giới theo chuẩn mực xếp hạng quốc tế”. Để có thể phấn đấu đạt được mục tiêu chiến lược nêu trên, trước hết cần phải đánh giá đúng mức, sát thực công tác tổ chức quản lý đào tạo và kết quả đào tạo thực tế đã đạt được trong giai đoạn vừa qua, nhìn nhận rõ thế mạnh, điểm yếu của Học viện trong công tác đào tạo. Từ đó xây dựng kế hoạch, định hướng và đưa ra các giải pháp tổ chức thực hiện tốt công tác đào tạo và quản lý đào tạo trong thời gian tới. 2. Vài nét về tổ chức công tác đào tạo và kết quả đào tạo của Học viện trong 60 năm qua (từ năm 1963 đến năm 2023): Từ khi mới thành lập năm 1963, Trường chỉ có 50 cán bộ giảng viên được điều động từ Trường Đại học Kinh tế kế hoạch và Bộ Tài chính, trong đó có 17 giảng viên. Đến cuối năm 1965, cán bộ giảng viên đã tăng lên 198 người, trong đó cán bộ giảng dạy có 60 người. Giai đoạn 1963 - 1965 là giai đoạn khởi nghiệp của Trường Đại học Tài chính - Kế toán (nay là Học viện Tài chính). Trong giai đoạn này, Trường đã thành lập 02 khoa, quản lý 07 chuyên ngành đào tạo. Khoa ngân sách quản lý các chuyên ngành: Tài chính; Ngân sách; Thu ngân sách: Cấp phát cho vay thanh toán xây dựng cơ bản. Khoa Tài vụ kế toán quản lý các chuyên ngành: Kế toán công nghiệp; Tài vụ công nghiệp; Kế toán kiến thiết cơ bản. Quy mô đào tạo những năm đầu mới có vài trăm sinh viên (Năm 1964 có 313 sinh viên). Sau 10 năm hoạt động, các chuyên ngành đào tạo đã tăng lên đáng kể gồm 10 chuyên ngành được quản lý bởi 04 khoa: Ngân sách, Ngân hàng, Tài vụ và Kế toán. Số sinh viên được đào tạo đã tốt nghiệp là 2.867 sinh viên. Đến năm 1983 tổng kết 20 năm xây dựng và trưởng thành, Trường Đại học Tài chính - Kế toán đã đào tạo được 13.038 cán bộ tài chính kế toán. Chất lượng đào tạo được minh chứng qua kết quả điều tra khảo sát năm 1983 ở 15 tỉnh thành về chất lượng đào tạo cán bộ tài chính kế toán cho thấy: Trong số sinh viên hệ chính quy tốt nghiệp có 35% phát huy tốt, 53% hoàn thành nhiệm vụ, 12% còn hạn chế. Bước sang giai đoạn hoạt động theo mô hình Học viện từ năm 2001 cho đến nay, công tác đào tạo và quản lý đào tạo của Học viện đã có sự thay đổi lớn, đóng góp đáng kể vào việc nâng cao vị thế của Học viện. Về xây dựng, điều chỉnh và triển khai thực hiện triết lý giáo dục trong công tác đào tạo và quản lý đào tạo: Cùng với bề dày lịch sử 60 năm xây dựng và phát triển, triết lý giáo dục của Học viện được xác định phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội và luôn là tư tưởng cốt lõi chỉ đạo giáo dục đào tạo trong mỗi giai đoạn phát triển. 261
  18. Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia “CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HỌC VIỆN TÀI CHÍNH TẦM NHÌN 2045” Ngay từ ngày thành lập Trường (1963), triết lý giáo dục được xác định là: “Đào tạo đội ngũ cán bộ tài chính, kế toán giỏi về chuyên môn, có phẩm chất chính trị vững vàng”. Năm 2001 Trường được đổi tên trường thành Học viện Tài chính và triết lý giáo dục của Học viện được xác định là: “Phát triển cơ sở đào tạo theo hướng đa cấp, đa ngành, đa lĩnh vực, đảm nhận sứ mạng cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội”. Năm 2013, triết lý giáo dục của Học viện được điều chỉnh xác định lại là: “Xây dựng, phát triển Học viện Tài chính thành trung tâm đào tạo và NCKH về kinh tế - tài chính - kế toán hàng đầu Việt Nam, có uy tín trong khu vực” được ban hành trong Chiến lược phát triển Học viện Tài chính giai đoạn 2013-2020, tầm nhìn đến năm 2030. Năm 2021, Học viện tổ chức rà soát, chỉnh sửa triết lý giáo dục của Học viện để phù hợp với yêu cầu chuẩn đầu ra và tiếp cận với xu thế mới đó là: “Công dân toàn cầu trong thế giới thay đổi” quy định trong chiến lược phát triển Học viện Tài chính giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn 2045. Các triết lý giáo dục của Học viện xác định qua các thời kỳ phù hợp với sứ mạng đã được xác định của Học viện là: "Cung cấp các sản phẩm đào tạo và NCKH tài chính - kế toán chất lượng cao cho xã hội” . Các triết lý giáo dục này đã được cụ thể hóa chi tiết trong quá trình xây dựng chuẩn đầu ra cho sinh viên tốt nghiệp, xác định mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình đào tạo của ngành, chuyên ngành cũng như xác định phương pháp đào tạo và xây dựng đội ngũ giảng viên. Tuy nhiên, do triết lý giáo dục: “Công dân toàn cầu trong thế giới thay đổi” mới được xác định lại từ tháng 02 năm 2022 nên việc quán triệt, cụ thể hoá triết lý giáo dục này trong công tác đào tạo và quản lý đào tạo ở Học viện Tài chính thời gian vừa qua còn có những hạn chế nhất định cần phải được triển khai mạnh mẽ hơn trong thời gan tới. Về phát triển các ngành, chuyên ngành và quy mô đào tạo: Từ chỗ có có 04 khoa quản lý 07 chuyên nhành đào tạo từ năm 1965, đến nay, Học viện đã có 14 khoa quản lý 26 chương trình đào tạo hệ đại học chính quy (trong đó: 21 chương trình tiêu chuẩn và 05 chương trình chất lượng cao). Đối với các hệ đào tạo đại học trong nước khác đã có 36 chương trình. Cụ thể: Hệ Liên thông đại học có 06 chương trình (chính quy) và 06 chương trình (Vừa làm vừa học); Đại học văn bằng 2 có 04 chương trình (chính quy) và 04 chương trình (Vừa làm vừa học). Hệ đại học loại hình vừa làm vừa học có 04 chương trình. Đối với đào tạo Sau đại học: có 02 chương trình đào tạo tiến sĩ; 03 chương trình đào tạo thạc sĩ. Các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài: Tính đến nay, Học viện có 11 chương trình được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép. CÁC CHƯƠNG TRÌNH LIÊN KẾT ĐÀO TẠO ĐÃ ĐƯỢC PHÊ DUYỆT Cơ sở giáo Văn Chuyên ngành đào TT Nước Văn bản phê duyệt dục liên kết bằng tạo Trường ĐH Tài chính và thương 2284/QĐ-BGDĐT 1 Leeds Anh Thạc sĩ mại quốc tế (12/3/2009) Beckett 262
  19. Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia “CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HỌC VIỆN TÀI CHÍNH TẦM NHÌN 2045” Trường ĐH 1003/QĐ-BGDĐT 2 Leeds Anh Thạc sĩ Tài chính (31/3/2016) Beckett 3219/QĐBGDĐT Trường ĐH (05/8/2010); Cử nhân Bảo hiểm - Toulon 1955/QĐ-BGDĐT 3 Pháp thực Ngân hàng - Tài (Tên cũ (12/6/2015) hành chính Toulon- Var) 161/QĐ-BGDĐT (13/01/2017) Cử nhân Trường ĐH Kế toán - Kiểm 1408/QĐ-BGDĐT 4 Pháp thực Toulon soát - Kiểm toán (24/4/2017) hành 615/QĐ-BGDĐT Tài chính doanh Trường ĐH (20/02/2013); 5 Pháp Thạc sĩ nghiệp và Kiểm Toulon 737/QĐ-BDGĐT soát quản trị (10/3/2016) Kế toán, Quản lí Viện ĐH Hong 424/QĐ- BGDĐT 6 Diploma tài chính,Quản trị Hồng Kông Kong (27/01/2010) KD và Chiếnlược Trường ĐH Kế toán, Quản lí 424/QĐ- BGDĐT 7 Gloucestersh Anh Cử nhân tài chính,Quản trị (27/01/2010) ire KD và Chiếnlược Trường ĐH Quản trị kinh 2868/QĐ-BGDĐT 8 Gloucestersh Anh Thạc sĩ doanh (16/7/2010) ire Trường ĐH New Quản trị và 4254/QĐ-BGDĐT 9 Victoria Cử nhân Zealand Thương mại (16/9/2011) Wellington Cử nhân Tài chính - Ngân Trường ĐH (mỗi bên 2361/QĐ-BGDĐT 10 Anh hàng và Tài Greenwich cấp 1 (08/7/2016) chính - Kế toán bằng) Trường ĐH Tài chính - Đầu 5122/QĐ-BGDĐT 11 Anh Thạc sỹ Greenwich tư (04/11/2013) Các chương trình liên kết đào tạo quốc tế đang được thực hiện tại Học viện Tài chính có các điểm mạnh như: tính chuẩn hóa, tính hiện đại hóa, tính quốc tế hóa và tính xã hội hóa. Tính chuẩn hóa được thể hiện ở chỗ các chương trình do các trường đại học đối tác 263
  20. Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia “CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HỌC VIỆN TÀI CHÍNH TẦM NHÌN 2045” nước ngoài có uy tín chuyển giao và là các chương trình được cơ quan kiểm định quốc tế công nhận. Việc đào tạo theo chuẩn quốc tế góp phần đem mô hình giáo dục tiên tiến, hiệu quả đến Việt Nam, tạo dựng các điều kiện cần và đủ để từng bước tiếp nhận công nghệ đào tạo tiên tiến của các nước trong khu vực và quốc tế. Ngoài ra, Học viện luôn duy trì chất lượng của các chương trình này bằng cách thực hiện các tiêu chí chuẩn hóa: tỉ lệ số lượng giảng viên trên số lượng sinh viên; các giảng đường, phòng hội thảo, phòng thực hành, phòng làm việc được thiết kế hiện đại theo chuẩn mực quốc tế. Thực tế các chương trình liên kết đào tạo với Trường ĐH Toulon và Trường ĐH Greenwich là các chương trình triển khai có hiệu quả và đáp ứng nhu cầu xã hội. Về phát triển đội ngũ giảng viên: Tính đến 30/6/2022, tổng số giảng viên của Học viện là 427 người, trong đó GS: 03, PGS: 47; Tiến sỹ: 165, thạc sỹ: 212. Ngoài ra, Học viện có đội ngũ giảng viên thỉnh giảng gần 40 người. Như vậy, so với kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên trong “Chiến lược phát triển Học viện giai đoạn 2013-2020 và định hướng 2030” đặt ra là: “Đến năm 2020, tỷ lệ GV có trình độ tiến sĩ là 50%; tỷ lệ giảng viên đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư là 2%; phó giáo sư là 8%........ Đến năm 2030 có 50% giảng viên có thể giảng bằng tiếng Anh” thì một số tiêu chí nêu trên là chưa đạt được. Hiện nay, 100% đội ngũ giảng viên của Học viện sử dụng/ứng dụng thành thạo phương pháp giảng dạy trực tuyến; tích cực đổi mới nội dung bài giảng trực tuyến để nâng cao chất lượng giảng dạy học phần/môn học và tạo môi trường học thân thiện, gần gũi, sinh động lôi cuốn đối với sinh viên. Học viện đã đầu tư 100% máy chiếu ở tất cả các hội trường học, phòng máy phục vụ học tập thực hành của sinh viên. Học viện có 01 phòng truyền thông hiện đại phục vụ các hoạt động đào tạo chung của Học viện. Tất cả các phòng học của sinh viên chương trình chất lượng cao được đầu tư trang thiết bị hiện đại như: máy chiếu, bảng tương tác điện tử, điều hòa, có mạng internet riêng, loa mic điện tử, dàn máy tính công nghệ cao… Tuy nhiên, đội ngũ giảng viên phục vụ cho chương trình đào tạo chất lượng cao của Học viện cần phải được bồi dưỡng thêm cả về phương pháp giảng dạy và khả năng sử dụng ngoại ngữ trong giảng dạy. Về phát triển quy mô đào tạo và chất lượng đào tạo: Trong các giai đoạn phát triển của Học viện, quy mô tuyển sinh, đào tạo nhìn chung là tăng lên qua các năm. Trong giai đoạn 2013 -2017, quy mô đào tạo hệ đại học chính quy hàng năm vào khoảng 16.000 - 18.000 sinh viên. Hiện nay (2022) quy mô đào tạo các hệ đại học (ĐH) là 19.033 SV (trong đó, ĐH chính quy: 18.224 SV; Liên thông ĐH: 102 SV; ĐH văn bằng 2: 232 SV; VLVH: 474 SV); (Chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài gồm DDP và Tulon: 1.006 SV) và hệ Sau ĐH: 1534 học viên (trong đó, thạc sĩ: 1315 học iên, tiến sĩ: 228 học viên). Riêng trong năm học 2021-2022, số sinh viên đang đào tạo tại Học viện là 19.152. Trong đó: 16.887 sinh viên đại học chính quy, 327 sinh viên Liên thông đại học, 137 sinh viên Đại học bằng hai, 1.552 học viên đào tạo trình độ thạc sỹ, 249 học viên đào tạo trình độ tiến sỹ. Qua 60 năm hình thành và phát triển, Học viện đã đào tạo được trên 120.000 cử nhân, 8.000 thạc sĩ, 600 tiến sĩ kinh tế cho đất nước và các nước bạn Lào, Campuchia. Học viện Tài chính đã trở thành cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học tài chính, kế toán, kinh tế và 264
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2