Thực trạng hoạt động dạy học lý luận chính trị trực tuyến tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay
lượt xem 5
download
Bài viết "Thực trạng hoạt động dạy học lý luận chính trị trực tuyến tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay" nghiên cứu thực trạng hoạt động dạy học lý luận chính trị trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền, trong đó tập trung vào những điều kiện và mức độ sẵn sàng cho hoạt động dạy học lý luận chính trị trực tuyến, đặc biệt là những thuận lợi và những khó khăn, thách thức trong quá trình dạy học lý luận chính trị trực tuyến ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực trạng hoạt động dạy học lý luận chính trị trực tuyến tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay
- THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TRỰC TUYẾN TẠI HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ HIỆN NAY Nguyễn Thị Hà Thu Học viện Báo chí và Tuyên truyền Tóm tắt: Bài tham luận nghiên cứu thực trạng hoạt động dạy học lý luận chính trị trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền, trong đó tập trung vào những điều kiện và mức độ sẵn sàng cho hoạt động dạy học lý luận chính trị trực tuyến, đặc biệt là những thuận lợi và những khó khăn, thách thức trong quá trình dạy học lý luận chính trị trực tuyến ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Từ khóa: dạy học lý luận chính trị trực tuyến, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chuyển đổi số. 1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, ngành giáo dục Việt Nam đã tích cực áp dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động giảng dạy. Ngành giáo dục cũng phát triển mô hình dạy học trực tuyến để người học có thể học mọi lúc, mọi nơi, chủ động trong việc học tập. Đặc biệt, đại dịch Covid-19 là một cú hích lớn khiến cho việc áp dụng mô hình giáo dục trực tuyến ở các trường đại học diễn ra nhanh hơn [1], [2]. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 có những diễn biến phức tạp, khó lường kể từ cuối tháng 12 năm 2019 đến nay, nhằm thực hiện mục tiêu kép vừa đảm bảo an toàn cho sinh viên, vừa đảm bảo tiến độ môn học, các trường đại học đã đồng loạt triển khai hình thức giáo dục trực tuyến [3], [4], [5]. Việc dạy học trực tuyến các môn học nói chung, các môn lý luận chính trị nói riêng được coi là giải pháp hữu hiệu để kịp thời thích ứng với tình hình mới, đồng thời cũng góp phần đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ chuyển đổi số trong giảng dạy. Hòa mình vào dòng chảy chung đó, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tích cực, chủ động triển khai hoạt động dạy học lý luận chính trị trực tuyến và bước đầu đã đạt những kết quả đáng khích lệ. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý luận về hoạt động dạy học lý luận chính trị ở các trường đại học trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay Khái niệm “Dạy học lý luận chính trị trực tuyến” Dạy học trực tuyến hay còn gọi là E-learning (Electronic learning) là một thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo hiện nay. Tùy thuộc vào quan điểm và hướng tiếp cận khác nhau mà hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về dạy học trực tuyến. Đề cập đến E-learning trong lĩnh vực giáo dục đại học, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế – OECD (2005) cho rằng E-learning là việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong các tiến trình giáo dục đa dạng của trường đại học nhằm hỗ trợ và khuyến khích học tập. Nó bao gồm cả sử dụng công nghệ này như một công cụ hỗ trợ các khóa học trực tuyến và sự kết hợp cả hai hình thức [1]. 231
- Theo quan điểm hiện đại, E-learning là sự phân phát nội dung học sử dụng các công cụ điện tử hiện đại và các thiết bị thông minh như: laptop, smartphone, máy tính bảng, máy tính, mạng máy tính, mạng vệ tinh, mạng Internet, Intranet…; trong đó nội dung học có thể thu được từ các website, đĩa CD, băng video, audio… thông qua một máy tính hay tivi; người dạy và học có thể giao tiếp với nhau qua mạng dưới các hình thức như: e-mail, thảo luận trực tuyến (chat), diễn đàn (forum), hội thảo, video… [2]. Có thể khẳng định rằng, khái niệm và nội hàm của thuật ngữ “giáo dục trực tuyến” được rất nhiều tác giả đề cập. Nhìn chung, các định nghĩa đều nhất trí về nền tảng của E-learning là ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào giáo dục và mối liên hệ giữa người dạy và người học thông qua các hoạt động dạy - học, nội dung, phương pháp, hình thức… [4], [5]. Dạy học lý luận chính trị trực tuyến là hình thức dạy và học các môn lý luận chính trị, trong đó giảng viên và sinh viên giao tiếp với nhau trên hệ thống đào tạo trực tuyến thông qua các hình thức khác nhau như: email, thảo luận trực tuyến (chat), diễn đàn (forum), hội thảo, video… mà không cần phải gặp trực tiếp. Các nội dung học tập lý luận chính trị có thể được phân phát qua hệ thống mạng hoặc các công cụ điện tử hiện đại như: máy vi tính, máy tính bảng, điện thoại di động, mạng máy tính, mạng vệ tinh, mạng Internet, Intranet…; hoặc có thể qua thiết bị lưu trữ nội dung như website, đĩa CD, băng video, audio… Khái niệm “Chuyển đổi số” Chuyển đổi số trong giáo dục là việc áp dụng công nghệ kỹ thuật vào mục đích đào tạo và giảng dạy, trong đó có ba áp dụng cơ bản là: (i) ứng dụng công nghệ trong phương thức giảng dạy, (ii) ứng dụng công nghệ trong quản lý và (iii) ứng dụng công nghệ trong giảng dạy. Các biểu hiện của hoạt động dạy học lý luận chính trị ở các trường đại học trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay - Điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị và mức độ sẵn sàng dạy học lý luận chính trị trực tuyến của giảng viên các trường đại học trong bối cảnh chuyển đổi số Việc chuẩn bị các điều kiện đảm bảo và sự sẵn sàng cho hoạt động dạy học trực tuyến của giảng viên các trường đại học trong bối cảnh chuyển đổi số là rất cần thiết và đóng vai trò quan trọng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng một trong những khó khăn mà giảng viên gặp phải khi dạy học lý luận chính trị trực tuyến đó là điều kiện về cơ sở vật chất và đường truyền internet. Chính những hạn chế về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đã làm cản trở việc truyền tải các bài giảng lý luận chính trị đến sinh viên. Tốc độ truy cập đường truyền internet cũng là một trong những nhân tố chính ảnh hưởng đến việc dạy học lý luận chính trị trực tuyến của các giảng viên ở các trường đại học hiện nay. Bên cạnh đó, tài nguyên số và các phần mềm dạy học lý luận chính trị trực tuyến cũng là vấn đề quan trọng trong dạy học các môn lý luận chính trị trực tuyến [7]. Nghiên cứu của nhóm các học giả Trung Quốc đã chỉ ra rằng, nguồn tài nguyên số và các học liệu học tập trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay có tác động tích cực đến chất lượng, hiệu quả giáo dục lý luận chính trị trực tuyến ở các trường đại học [2]. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng cho thấy rằng các phần mềm học tập, đặc biệt là phần mềm LMS, rất hữu ích trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học lý luận chính trị trong các trường đại học [2], [3], [4], [5]. 232
- Bên cạnh đó, việc tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho giảng viên lý luận chính trị ở các trường đại học về dạy học lý luận chính trị trực tuyến là yếu tố rất quan trọng trong công tác giảng dạy và học tập các môn lý luận chính trị trực tuyến. Các buổi tập huấn, bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cũng như kỹ năng sử dụng các phần mềm trong giảng dạy trực tuyến các môn lý luận chính trị dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này sẽ giúp giảng viên có tâm thế sẵn sàng khi triển khai dạy học các môn lý luận chính trị trực tuyến. Trong quá trình dạy học lý luận chính trị trực tuyến, các giảng viên đều thể hiện thái độ tích cực và sẵn sàng thích ứng. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy, họ gặp phải rất nhiều khó khăn như: cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin chưa phát triển, lịch làm việc dày đặc, khối lượng công việc nhiều, thiếu sự hướng dẫn, tập huấn sử dụng các phần mềm cũng như kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và các thiết bị thông minh hỗ trợ trong dạy học lý luận chính trị trực tuyến. Một bộ phận nhỏ giảng viên có tâm lý lo lắng, căng thẳng khi bắt đầu triển khai dạy học trực tuyến với các môn lý luận chính trị. Điều này cũng là những khó khăn gây cản trở đến quá trình dạy học trực tuyến của các giảng viên lý luận chính trị ở các trường đại học hiện nay. Có thể thấy rằng, những áp lực của giảng viên lý luận chính trị ở các trường đại học về điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ còn hạn chế là bài toán được đặt ra ở tất cả các cơ sở giáo dục đại học trong cả nước. Thêm vào đó, kỹ năng sử dụng công nghệ và các thiết bị thông minh trong quá trình dạy học lý luận chính trị trực tuyến cũng đang là những khó khăn hiện hữu của giảng viên trong quá trình dạy học lý luận chính trị trực tuyến ở các trường đại học trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay. Như vậy, rõ ràng là, giảng viên lý luận chính trị ở các trường đại học hiện nay mặc dù đã có những điều kiện nhất định và thể hiện sự tích cực, sẵn sàng thích ứng trong dạy học trực tuyến các môn lý luận chính trị nhưng thực tế họ phải đối mặt với nhiều khó khăn về cơ sở vật chất cũng như những áp lực về tâm lý liên quan đến việc thu hút sinh viên trong quá trình dạy học trực tuyến các môn lý luận chính trị, cân bằng nghề nghiệp và cuộc sống [5], [6]. - Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học trực tuyến lý luận chính trị ở các trường đại học. Trong dạy học nói chung và dạy học lý luận chính trị nói riêng, phương pháp dạy học đóng vai trò quan trọng, quyết định đến chất lượng và hiệu quả của hoạt động dạy học. Phương pháp dạy học có hợp lý thì chất lượng và hiệu quả giáo dục mới cao, phương pháp dạy học có phù hợp thì mới có thể phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo của sinh viên. Chính vì vậy, trong quá trình dạy học lý luận chính trị trực tuyến, bên cạnh việc sử dụng phương pháp thuyết trình truyền thống, giảng viên cần sử dụng linh hoạt, kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy hiện đại khác nhau trong các bài giảng như: phương pháp thảo luận trực tuyến, phương pháp làm việc nhóm, phương pháp nghiên cứu điển hình (Case study), phương pháp bản đồ tư duy (Mindmap), phương pháp trò chơi (game), phương pháp trực quan, phương pháp kích não, phương pháp nêu vấn đề,... lồng ghép với những video, những bài trắc nghiệm khách quan, bài tập ngắn,… Sự kết hợp đa dạng và linh hoạt nhiều phương pháp trong quá trình giáo dục trực tuyến, lồng ghép với những hình ảnh và bài giảng trực tiếp sinh động sẽ “thổi hồn” vào những bài giảng lý luận chính trị vốn được coi là khô cứng, làm cho những bài giảng lý 233
- luận chính trị trực tuyến trở nên sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn, tạo sự hứng thú, hăng say học tập cho sinh viên của Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Trong quá trình dạy học các môn lý luận chính trị trực tuyến, giảng viên không chỉ đảm nhận vai trò là người truyền thụ kiến thức mà còn đóng vai trò là cố vấn, là người dẫn dắt, định hướng và là người đồng hành với sinh viên trong suốt quá trình dạy học lý luận chính trị trực tuyến dựa trên nền tảng công nghệ thông tin thông qua các ứng dụng và phần mềm hỗ trợ. Với khối lượng kiến thức đồ sộ của năm môn khoa học lý luận chính trị việc giảng dạy theo chương trình chính khóa hiện nay sẽ rất khó khăn. Điều đó đòi hỏi giảng viên bộ môn lý luận chính trị phải giao nhiệm vụ cho sinh viên chuẩn bị trước, trong và sau bài học trực tuyến, tổ chức các hoạt động cho sinh viên tương tác trong giờ học trực tuyến, khai thác và sử dụng nguồn học liệu có sẵn trên internet để dạy trực tuyến, thường xuyên trao đổi với cha mẹ sinh viên về tình hình học tập trực tuyến của sinh viên, tạo lập các nhóm trên mạng để hỗ trợ sinh viên khi tham gia học tập trực tuyến, sử dụng phần mềm, ứng dụng hỗ trợ dạy học và quản lý sinh viên trực tuyến… Việc tổ chức đa dạng các hình thức tương tác trong quá trình dạy học lý luận chính trị trực tuyến có vai trò quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học các môn lý luận chính trị. 2.2. Phương pháp nghiên cứu và đối tượng khảo sát Nhằm thu thập thông tin cho bài viết, nhóm nghiên cứu thực trạng khảo sát bằng hình thức online đối với đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Nội dung của phiếu khảo sát được thiết kế dựa trên khung lý thuyết về đánh giá thực trạng hoạt động dạy học lý luận chính trị trực tuyến. Hai nội dung chính của khảo sát bao gồm: các điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện và mức độ sẵn sàng của giảng viên trong bối cảnh chuyển đổi số và phương pháp, hình thức tổ chức dạy học lý luận chính trị trực tuyến ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp phân tích tài liệu từ các bài báo, công trình khoa học trên các tạp chí uy tín trong và ngoài nước và thu thập các dữ liệu thông tin từ Ban Quản lý đào tạo và Phòng Công tác chính trị và Hỗ trợ sinh viên của Học viện Báo chí và Tuyên truyền. 2.3. Thực trạng hoạt động dạy học lý luận chính trị trực tuyến tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay Học viện Báo chí và Tuyên truyền là cái nôi đào tạo báo chí, truyền thông và các ngành khoa học xã hội nhân văn khác, cung cấp nguồn nhân lực lý luận chính trị chất lượng cao cho đất nước. Học viện Báo chí và Tuyên truyền là trường Đảng, trường đại học trọng điểm quốc gia của Việt Nam. Trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay, Học viện Báo chí và Tuyên truyền là một trong những trường đại học tích cực, chủ động triển khai hình thức đào tạo trực tuyến. Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã ban hành quyết định số 1165- QĐ/HVBCTT-ĐT ngày 31/3/2020 quy định về áp dụng hình thức đào tạo từ xa tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền và đã tổ chức triển khai 5 đợt học trực tuyến cho sinh viên: 234
- Bảng 1: Thời gian dạy học trực tuyến Năm học Thời gian 2019 - 2020 Đợt 1: Từ ngày 23/03/2020 đến ngày 03/5/2020 2020 - 2021 Đợt 2: Từ ngày 01/8/2020 đến ngày 26/9/2020 Đợt 3: Từ ngày 22/2/2021 đến ngày 30/6/2021 2021 - 2022 Đợt 4: Từ ngày 1/8/2021 đến ngày 25/1/2022 Đợt 5: Từ ngày 14/2/2022 đến ngày 7/3/2022 (Nguồn: Tổng hợp thông tin từ Ban Quản lý đào tạo, Học viện Báo chí và Tuyên truyền) 2.3.1. Những kết quả đạt được của giảng viên trong quá trình dạy học lý luận chính trị trực tuyến trong bối cảnh chuyển đổi số 2.3.1.1. Điều kiện và mức độ sẵn sàng dạy học lý luận chính trị trực tuyến của giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong bối cảnh chuyển đổi số Bắt đầu từ năm học 2019 - 2020 cho đến nay, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã triển khai dạy học các môn học trong toàn trường nói chung, các môn lý luận chính trị nói riêng theo hình thức trực tuyến. Về thiết bị dạy học trực tuyến, kết quả nghiên cứu định lượng được thực hiện trên 45 giảng viên lý luận chính trị trong toàn trường cho thấy 77,7% giảng viên có đường truyền internet ổn định, 100% giảng viên của Học viện có máy vi tính xách tay (laptop), máy vi tính để bàn. Bên cạnh máy tính, 95,5% giảng viên lý luận chính trị của Học viện có điện thoại thông minh hoặc thiết bị thông minh để hỗ trợ cho việc dạy học trực tuyến các môn lý luận chính trị. Về phần mềm dạy học trực tuyến, 100% giảng viên trả lời đã sử dụng các ứng dụng Microsoft Teams, Microsoft Office 365, Zoom Clouds Meetings … trong dạy học trực tuyến các môn lý luận chính trị. Các phần mềm dạy học LLCT trực 100% 0.00% tuyến, trực tiếp: Các phần mềm ứng dụng, hỗ trợ dạy 73.40% 26.60% học LLCT trực tuyến Máy tính để bàn, máy tính xách tay: 100% 0% Điện thoại hoặc thiết bị thông minh 100% 0% Đường truyền mạng Internet ổn định: 77.70% 22.30% Các thiết bị hỗ trợ bên ngoài như bảng 33.30% 66.70% thông minh, bảng vẽ điện tử 0.00% 50.00% 100.00% 150.00% Có Không Hình 1: Tỷ lệ giảng viên lý luận chính trị có điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện đảm bảo để dạy học lý luận chính trị trực tuyến 235
- Về các nguồn tài nguyên số, các học liệu điện tử hỗ trợ dạy và học lý luận chính trị trực tuyến, có 26,6% giảng viên lý luận chính trị cho biết không tiếp cận được hệ thống học liệu điện tử, video bài giảng để sử dụng trong quá trình dạy học trực tuyến. Như vậy, kết quả khảo sát định lượng cho thấy rằng, vẫn có một tỷ lệ nhỏ giảng viên chưa đảm bảo được thiết bị, đường truyền, phần mềm để dạy học lý luận chính trị trực tuyến, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý, giao tiếp, tương tác và khơi gợi sự say mê, hứng thú của sinh viên trong quá trình dạy học. Kết quả khảo sát cũng cho thấy rằng, phần lớn giảng viên lý luận chính trị của Học viện Báo chí và Tuyên truyền có đường truyền internet ổn định và thiết bị dạy học trực tuyến cơ bản, nhưng đối với thiết bị và phần mềm hỗ trợ nâng cao như LMS thì nhiều giảng viên chưa có. Cụ thể, tỷ lệ giảng viên tự trang bị các thiết bị hỗ trợ bên ngoài như bảng thông minh, bảng vẽ điện tử trong quá trình giảng dạy trực tuyến lý luận chính trị chỉ chiếm 33,3%. Tỷ lệ giảng viên sử dụng phần mềm, ứng dụng hỗ trợ dạy học, đánh giá trực tuyến chiếm 84%. Điều này là do các thiết bị bảng thông minh, bảng vẽ điện tử hiện nay giá thành còn khá cao và các thiết bị này cũng đòi hỏi sự tìm tòi cũng như kỹ năng sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin. Do vậy, nhiều giảng viên chưa tiếp cận những thiết bị hiện đại này trong quá trình dạy học trực tuyến các môn lý luận chính trị cho sinh viên của Học viện trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay. Để chuẩn bị cho việc triển khai dạy học lý luận chính trị trực tuyến trong bối cảnh chuyển đổi số, Học viện Báo chí và Tuyên truyền dưới sự hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã tổ chức các khóa tập huấn, bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cũng như kỹ năng sử dụng các phần mềm trong giảng dạy trực tuyến cho giảng viên dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này, nhằm giúp giảng viên có tâm thế sẵn sàng khi triển khai phương thức dạy học lý luận chính trị trực tuyến. Bên cạnh đó, Học viện còn liên kết với các cơ sở đào tạo uy tín trong và ngoài nước để học tập kinh nghiệm, tìm ra các hướng đi thích hợp trong giáo dục lý luận chính trị trực tuyến. Học viện cũng tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị khoa học về đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị trực tuyến nhằm tăng cường giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm trong việc triển khai giáo dục lý luận chính trị trực tuyến trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay. Dữ liệu khảo sát đã cho thấy: 88,8% giảng viên Học viện đã tham gia lớp tập huấn, bồi dưỡng về các kỹ năng sử dụng phần mềm và dạy học lý luận chính trị trực tuyến. 86,6% giảng viên khẳng định tương đối tự tin đến rất tự tin về các kỹ năng dạy học lý luận chính trị trực tuyến. Kết quả này đã cho thấy rằng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền nói riêng và các trường đại học trong cả nước nói chung đã làm rất tốt công tác chuẩn bị, nâng cao năng lực dạy học các môn lý luận chính trị trực tuyến cho giảng viên thông qua các hoạt động, các chương trình tập huấn, bồi dưỡng. Đa số giảng viên lý luận chính trị của Học viện có tâm lý tự tin khi bắt đầu dạy học các môn lý luận chính trị cũng như sử dụng các kỹ năng công nghệ thông tin và các thiết bị thông minh trong quá trình dạy học các môn lý luận chính trị trực tuyến tại Học viện, với tỷ lệ tương ứng đạt 71,8% giảng viên lý luận chính trị trả lời “khá thành thạo” đến “rất thành thạo” khi sử dụng kỹ năng công nghệ thông tin và các thiết bị thông minh trong dạy học lý luận chính trị trực tuyến, 80% giảng viên lý luận chính trị của Học viện có tâm lý tự tin khi dạy học lý luận chính trị trực tuyến trong bối cảnh chuyển đổi số. 236
- 2.3.1.2. Phương pháp, hình thức dạy học lý luận chính trị trực tuyến của giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong bối cảnh chuyển đổi số Trong quá trình khảo sát, với câu hỏi: “Trong quá trình dạy học trực tuyến các môn lý luận chính trị ở Học viện, đồng chí thường sử dụng phương pháp dạy học tích cực nào sau đây?” Kết quả thu được như sau: Tỷ lệ giảng viên sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trực tuyến là 56,5%, phương pháp nêu vấn đề là 52,5%, phương pháp trực quan là 49,5%, phương pháp “bể cá vàng” là 47,5 %, phương pháp trò chơi là 42%, phương pháp nghiên cứu điển hình là 39,5%, phương pháp kích não là 19,5%, phương pháp chuyên gia là 12,5%, phương pháp sơ đồ tư duy là 11,5%. Số giảng viên sử dụng tất cả các phương pháp chiếm 15,5%, phương pháp khác chiếm 9,5%. Phương pháp khác 9.50% Tất cả các PP trên 15% Sơ đồ tư duy 11.50% Chuyên gia 12.50% Kích não 19.50% Nghiên cứu điển hình 39.50% Trò chơi 42% Bể cá vàng 47.50% Trực quan 49.50% Nêu vấn đề 52.50% Thảo luận nhóm trực tuyến 56.50% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% Hình 2: Mức độ áp dụng các phương pháp dạy học lý luận chính trị trực tuyến Việc sử dụng ngày càng thường xuyên phương pháp giảng dạy mới trong giảng dạy các môn lý luận chính trị bước đầu đã cho thấy có hiệu quả nhất định. 69,4% sinh viên dần thích nghi và có phản ứng tích cực với cách học mới. Số liệu này cho thấy việc áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực trong dạy học trực tuyến các môn lý luận chính trị ở Học viện đã được đông đảo sinh viên nhiệt tình ủng hộ và kích thích sự hứng thú, say mê của sinh viên trong quá trình học tập lý luận chính trị. Dữ liệu khảo sát cho thấy, giảng viên đã tổ chức khá đa dạng nhiều hình thức dạy học trực tuyến lý luận chính trị khác nhau: giao nhiệm vụ cho sinh viên chuẩn bị trước, trong và sau bài học trực tuyến (86,6%), tổ chức các hoạt động cho sinh viên tương tác trong giờ học trực tuyến (81,2%), khai thác và sử dụng nguồn học liệu có sẵn trên internet để dạy trực tuyến (70,1%), thường xuyên trao đổi với cha mẹ sinh viên về tình hình học tập trực tuyến của sinh viên (50,3%), tạo lập các nhóm trên mạng để hỗ trợ sinh viên khi tham gia học tập trực tuyến 237
- (23,9%), sử dụng phần mềm, ứng dụng hỗ trợ dạy học và quản lý sinh viên trực tuyến (34,5%). Như vậy, có thể thấy đa số giảng viên đã tổ chức nhiều hình thức dạy học lý luận chính trị trực tuyến và điều này góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học lý luận chính trị trực tuyến trong bối cảnh chuyển đổi số. Sử dụng các phần mềm, ứng dụng hỗ trợ 38.5 41.5 20 dạy học LLCT trực tuyến và QLSV Khai thác và sử dụng các nguồn học liệu có sẵn trên Internet để dạy LLCT trực 7.1 70.1 22.8 tuyến Giao nhiệm vụ cho SV chuẩn bị trước, 9.1 76.6 14.3 trong và sau giờ học LLCT trực tuyến Tổ chức các HĐ cho SV tương tác trong 13.2 81.2 5.6 giờ học LLCT trực tuyến Tạo lập nhóm trên mạng để kết nối và hỗ 35.2 30.3 8.7 trợ SV học tập LLCT trực tuyến Thường xuyên trao đổi với cha mẹ SV về tình hình học tập của SV khi học LLCT 52.5 26.2 21.3 trực tuyến 0 20 40 60 80 100 120 Chưa bao giờ Hiếm khi Thỉnh thoảng Thường xuyên Luôn luôn Hình 3: Hình thức dạy học lý luận chính trị trực tuyến 2.3.2. Những khó khăn, thách thức của giảng viên trong quá trình dạy học lý luận chính trị trực tuyến trong bối cảnh chuyển đổi số 2.3.2.1. Điều kiện dạy học lý luận chính trị trực tuyến của giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong bối cảnh chuyển đổi số Về điều kiện dạy học trực tuyến các môn lý luận chính trị, mặc dù có sự hỗ trợ tích cực của Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện cùng với sự phối hợp của các khoa, phòng, ban chức năng có liên quan và sự cố gắng, nỗ lực không ngừng từ phía giảng viên lý luận chính trị của Học viện. Tuy nhiên, trong thực tiễn triển khai dạy học lý luận chính trị thực tiễn, giảng viên vẫn gặp phải nhiều khó khăn. Kết quả khảo sát cho thấy 31,1% giảng viên của Học viện gặp khó khăn về thiết bị và đường truyền internet. 26,6% giảng viên cho biết gặp khó khăn trong việc tiếp cận do thiếu học liệu giảng dạy trực tuyến các môn lý luận chính trị, 28,8% giảng viên gặp khó khăn về kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và các thiết bị thông minh hỗ trợ dạy học lý luận chính trị trực tuyến, 20% giảng viên gặp vấn đề về tâm lý như cảm thấy lo lắng, bị áp lực khi dạy học lý luận chính trị trực tuyến. Có thể thấy, đây là tình trạng phổ biến và cũng là những khó khăn chung của các giảng viên dạy học trực tuyến trong toàn Học viện. 238
- Rất khó khăn 0 28.80% 26.60% Khó khăn 35% 31.10% 20% Tương đối khó 65% 69% 71% 73% 80% khăn Ít khó khăn 0 Không khó 0 khăn 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 Khó khăn trong sử dụng thiết bị thông minh Thiết bị đường truyền Internet không ổn định Thiếu kỹ năng sử dụng CNTT Thiếu học liệu DH LLCT trực tuyến Gặp vấn đề về tâm lý Hình 4: Mức độ khó khăn với các vấn đề mà giáo viên gặp phải khi dạy học lý luận chính trị trực tuyến trong bối cảnh chuyển đổi số 2.3.2.2. Phương pháp, hình thức dạy học lý luận chính trị trực tuyến của giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong bối cảnh chuyển đổi số Phương pháp giáo dục lý luận trực tuyến đòi hỏi phải kết hợp giữa phương pháp giáo dục lý luận truyền thống, đó là phương pháp thuyết trình với các phương pháp giáo dục lý luận chính trị trực tuyến hiện đại khác, kết hợp với việc sử dụng thành thạo các ứng dụng công nghệ thông tin cũng là một thách thức không nhỏ đối với giảng viên giảng dạy các môn lý luận chính trị trực tuyến. Việc sử dụng linh hoạt và đa dạng hóa các phương pháp giáo dục lý luận chính trị trực tuyến cho phù hợp với đặc điểm và trình độ của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay đang là một rào cản không nhỏ khi Học viện triển khai mô hình giáo dục lý luận chính trị trực tuyến. Theo kết quả khảo sát, 50% giảng viên Học viện được hỏi đã trả lời chỉ sử dụng phương pháp thuyết trình trong quá trình giảng dạy lý luận chính trị trực tuyến. Thêm vào đó, hình thức, phương tiện giáo dục lý luận chính trị trực tuyến chắc chắn sẽ làm phát sinh đến các vấn đề liên quan đến an toàn, an ninh mạng cũng như các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ. Đặc biệt, với hình thức, phương tiện này nếu giảng viên không thận trọng trong việc lấy ví dụ và dẫn chứng sẽ dễ tiết lộ bí mật quốc gia, các thông tin không được phép chia sẻ rộng rãi. 3. Kết luận Giáo dục trực tuyến nói chung và giáo dục lý luận chính trị trực tuyến ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền nói riêng hiện nay là xu thế tất yếu trong bối cảnh chuyển đổi số, đặc biệt trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 có những diễn biến phức tạp, khó lường như hiện nay. Để bắt kịp thời đại và không bị tụt hậu, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tích cực, chủ động triển khai dạy học lý luận chính trị trực tuyến, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục lý luận chính trị trực tuyến trong bối cảnh chuyển đổi số và trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn có những diễn biến phức tạp và tiềm ẩn những nguy cơ khó lường như hiện nay. 239
- Tài liệu tham khảo Tiếng Việt 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Công văn số 1061/BGDĐTGDTrH ngày 25/3/2020 về việc Hướng dẫn dạy học qua internet, trên truyền hình đối với cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên trong thời gian học sinh nghỉ học ở trường vì Covid-19 năm học 2019 - 2020. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Công văn số 3969/BGDĐTGDTH ngày 10/9/2021 về Hướng dẫn thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông cấp tiểu học năm học 2021 - 2022 ứng phó với dịch Covid-19. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Công văn số 4040/BGDĐTGDTrH ngày 16/9/2021 về Hướng dẫn thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông cấp Trung học cơ sở, Trung học phổ thông ứng phó với dịch Covid-19 năm học 2021 - 2022. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Công văn 793/BGDĐTGDTrH ngày 12/3/2020 về việc Tăng cường dạy học qua internet, trên truyền hình trong thời gian nghỉ học để phòng chống Covid-19. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Thông tư 09/2021/TT-BGDĐT ngày 30/3/2021 Quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong các cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên. 6. Đảng cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr.37-146. 7. Thủ tướng Chính phủ (2020), Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 Ban hành Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Tiếng Anh 1. Adkins, S. (2016), The 2016 - 2021 worldwide self-paced e-learning market: The global e-learning market is in steep decline. Ambient Insight. 2. Chen Lei. (2009), Exploration and strategies on online ideological and political education for college students, Journal from Jilin Education College, vol. 25, no. 7, pp. 41-48. 3. Firmansyah, R., Putri, D., Wicaksono, M., Putri, S., Widianto, A., & Palil, M. (2021), Educational Transformation: An evaluation of online learning due to Covid-19. International Journal of Emerging Technologies in Learning (iJET), 16(7), 61-76. https:// doi.org/10.3991/ijet.v16i07.21201. 4. Hamdan, M., Jaidin, J. H., Fithriyah, M., & Anshari, M. (2020), E-Learning in Time of Covid-19 Pandemic: Challenges & Experiences. In 2020 Sixth International Conference on e-Learning (econf). IEEE. 5. H. Jiang (2021), Innovation of ideological and political education in colleges and universities from the perspective of network public opinion. Journal of Contemporary Educational Research, vol. 5, no. 7, pp. View at: Publisher Site | Google Scholar. 240
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thực trạng và biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tin học ở các trường trung học phổ thông huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
7 p | 185 | 11
-
Thực trạng quản lí hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh của hiệu trưởng các trường tiểu học quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh
7 p | 136 | 9
-
Các biện pháp quản lý nhằm tăng cường hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sư Phạm, Đại học Đà Nẵng
4 p | 139 | 8
-
Thực trạng hoạt động dạy học theo hướng trải nghiệm ở các trường tiểu học thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
9 p | 10 | 5
-
Thực trạng hoạt động dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở các trường tiểu học huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng
9 p | 16 | 4
-
Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tự nhiên xã hội theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh
7 p | 83 | 4
-
Thực trạng hoạt động dạy phụ đạo học sinh yếu kém ở trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương
6 p | 70 | 4
-
Thực trạng quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà
9 p | 60 | 4
-
Thực trạng và biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn học giáo dục quốc phòng và an ninh ở trung tâm giáo dục quốc phòng Thái Nguyên
6 p | 109 | 4
-
Thực trạng hoạt động dạy học trực tuyến và quản lí hoạt động này cho học sinh lớp 5 tại một số trường tiểu học quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
8 p | 8 | 3
-
Thực trạng quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh
8 p | 80 | 3
-
Thực trạng và biện pháp quản lí hoạt động dạy học môn Vật lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở công lập huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh
6 p | 14 | 3
-
Thực trạng và một số biện pháp quản lí hoạt động dạy học của tổ trưởng chuyên môn ở các trường trung học cơ sở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
7 p | 103 | 3
-
Thực trạng hoạt động dạy học môn Lịch sử theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông công lập Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
7 p | 40 | 2
-
Thực trạng quản lý hoạt động dạy học các môn nghiệp vụ lưu trú tại trường Cao đẳng Du lịch Huế
8 p | 3 | 2
-
Thực trạng hoạt động dạy học môn Yoán theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở các trường trung học phổ thông huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng
7 p | 4 | 2
-
Thực trạng năng lực quản lí hoạt động dạy học tích hợp ở các trường tiểu học khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
6 p | 58 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn