intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Học viện Tài chính - Chiến lược phát triển và tầm nhìn 2045: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:245

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần 2 tài liệu "Chiến lược phát triển Học viện Tài chính tầm nhìn 2045" gồm có những bài viết tập trung vào hai chủ đề, đó là: Chiến lược phát triển Học viện Tài chính tầm nhìn 2045, Vị thế của Học viện Tài chính. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Học viện Tài chính - Chiến lược phát triển và tầm nhìn 2045: Phần 2

  1. Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia “CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HỌC VIỆN TÀI CHÍNH TẦM NHÌN 2045” NHÀ XUẤT BẢN TÀI CHÍNH 2023 1
  2. Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia “CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HỌC VIỆN TÀI CHÍNH TẦM NHÌN 2045” 2
  3. Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia “CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HỌC VIỆN TÀI CHÍNH TẦM NHÌN 2045” DANH SÁCH BAN BIÊN TẬP KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA “CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HỌC VIỆN TÀI CHÍNH TẦM NHÌN 2045” (Kèm theo Quyết định số 672/QĐ-HVTC ngày 05/06/2023 của Giám đốc HVTC) TT Họ và tên Chức vụ Trách nhiệm 1. PGS.TS. Nguyễn Trọng Cơ Giám đốc HVTC Trưởng ban Học viện Tài chính 2. PGS.TS Nguyễn Đào Tùng Chủ tịch HĐ Trường Phó ban biên tập Học viện Tài chính 3. PGS.TS. Trương Thị Thủy Phó Giám đốc Phó ban biên tập Học viện Tài chính 4. PGS.TS. Nguyễn Mạnh Phó Giám đốc Phó ban biên tập Thiều Học viện Tài chính 5. TS. Nguyễn Văn Bình Phó Giám đốc Phó ban biên tập Học viện Tài chính 6. PGS.TS. Ngô Thanh Hoàng Trưởng ban QLKH Thành viên Học viện Tài chính ban biên tập 7. TS. Đào Ngọc Hà Phó trưởng ban QLKH Thành viên Học viện Tài chính ban biên tập 8. TS. Nguyễn Thị Thuý Nga Phó trưởng ban QLKH Thành viên Học viện Tài chính ban biên tập 9. TS. Phạm Văn Nghĩa Phó Trưởng ban TCCB Thành viên Học viện Tài chính ban biên tập 10. PGS.TS. Nguyễn Xuân Thạch Trưởng ban QLĐT Thành viên Học viện Tài chính ban biên tập 11. TS. Nguyễn Thị Hồng Vân Phó Trưởng ban HTQT Thành viên Học viện Tài chính ban biên tập 3
  4. Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia “CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HỌC VIỆN TÀI CHÍNH TẦM NHÌN 2045” 12. TS. Lưu Hữu Đức Trưởng ban CTCT&SV Thành viên Học viện Tài chính ban biên tập 13. GS.TS Chúc Anh Tú Trưởng ban KT&QLCL Thành viên Học viện Tài chính ban biên tập 14. PGS.TS Mai Ngọc Anh Trưởng khoa Kế toán Thành viên Học viện Tài chính ban biên tập 15. PGS.TS Vũ Văn Ninh Trưởng khoa Tài chính DN Thành viên Học viện Tài chính ban biên tập 16. PGS.TS Nguyễn Lê Cường Chánh văn phòng Thành viên Học viện Tài chính ban biên tập 17. TS. Nguyễn Đình Hoàn Trưởng khoa Kinh tế Thành viên Học viện Tài chính ban biên tập 18. PGS.TS. Vũ Duy Vĩnh Trưởng khoa TCQT Thành viên Học viện Tài chính ban biên tập 19. PGS.TS Lê Xuân Trường Trưởng khoa Thuế - HQ Thành viên Học viện Tài chính ban biên tập 20. PGS.TS. Nguyễn Trọng Thản Trưởng khoa Sau đại học Thành viên Học viện Tài chính ban biên tập 21. TS. Nguyễn Thị Thùy Trang Phó Trưởng khoa NN (PT) Thành viên Học viện Tài chính ban biên tập 22. PGS.TS Vũ Thị Vinh Trưởng khoa LLCT Thành viên Học viện Tài chính ban biên tập 23. PGS.TS Đoàn Minh Phụng Trưởng khoa NHBH Thành viên Học viện Tài chính ban biên tập 24. TS. Nguyễn Thị Thúy Quỳnh Trưởng khoa Cơ bản Thành viên Học viện Tài chính ban biên tập 25. PGS.TS Đào Thị Minh Thanh Trưởng khoa QTKD Thành viên Học viện Tài chính ban biên tập 26. TS. Trịnh Thanh Huyền Viện trưởng Viện ĐTQT Thành viên Học viện Tài chính ban biên tập 27. PGS.TS Vũ Duy Nguyên Viện trưởng Viện KTTC Thành viên Học viện Tài chính ban biên tập 4
  5. Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia “CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HỌC VIỆN TÀI CHÍNH TẦM NHÌN 2045” ĐỀ DẪN HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HỌC VIỆN TÀI CHÍNH TẦM NHÌN 2045” NGND. PGS. TS Nguyễn Trọng Cơ Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Tài chính H ọc viện Tài chính được thành lập năm 1963 với tên gọi ban đầu là Trường Cán bộ Tài chính Kế toán Trung ương. Năm 1976, Trường được đổi tên là Trường Đại học Tài chính Kế toán. Năm 1988, Chính phủ quyết định đổi tên Trường thành Trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội và tách phân viện Thành phố Hồ Chí Minh của Trường để thành lập Trường Đại học Tài chính Kế toán Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 17/8/2001, trên cơ sở sáp nhập Trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội, Viện Nghiên cứu tài chính và Trường Bồi dưỡng cán bộ (Bộ Tài chính) thành Học viện Tài chính. Sau 60 năm xây dựng và phát triển, Học viện Tài chính đã đào tạo cho đất nước gần 140.000 cử nhân kinh tế, gần 10.000 thạc sĩ và gần 500 tiến sĩ kinh tế. Những cựu sinh viên, cựu học viên của Học viện Tài chính đều rất thành đạt trên cương vị công tác của mình. Học viện Tài chính rất tự hào là nơi tu nghiệp của nhiều chính khách Việt Nam như Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, các bộ trưởng; nhiều đồng chí là lãnh đạo các tỉnh như Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh; lãnh đạo các tập đoàn kinh tế lớn và rất nhiều cựu sinh viên khác giữ các vị trí quan trọng trong các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp ở Việt Nam và ở nhiều quốc gia trên thế giới. Thực hiện sứ mệnh “Cung cấp các sản phẩm đào tạo và nghiên cứu khoa học tài chính - kế toán chất lượng cao cho xã hội”, với giá trị cốt lõi là “Chất lượng - Uy tín - Hiệu quả - Chuyên nghiệp và hiện đại”, trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ Tài chính, cả hệ thống chính trị của Học viện đã tạo thành một khối thống nhất, tập trung thực hiện các nhiệm vụ chính trị quan trọng của Học viện là đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học. Học viện đã xây dựng và tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển Học viện đến năm 2030, tầm nhìn 2045. Theo đó, Học viện đã làm tốt công tác quy hoạch và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý. Đội ngũ giảng viên được đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng cả về kiến thức khoa học chuyên ngành, phương pháp sư phạm và ngoại ngữ, tin học. Đến nay, Học viện có 633 cán bộ, viên chức với trên 500 giảng viên. Trong số đó, có 50 Giáo sư và Phó Giáo sư, trên 222 tiến sĩ. Nhiều giảng viên của Học viện đã trực tiếp giảng dạy bằng tiếng Anh cho các chương trình đào tạo hợp tác quốc tế và các chương trình của các tổ chức quốc tế danh tiếng như ACCA, ICAEW… Học viện đã thực hiện xây dựng và hoàn thiện chuẩn đầu ra làm cơ sở xác định đúng đắn nội dung và chương trình đào tạo. Học viện cũng thường xuyên đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của 5
  6. Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia “CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HỌC VIỆN TÀI CHÍNH TẦM NHÌN 2045” sinh viên. Đội ngũ giảng viên của Học viện đã áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực, lấy người học làm trung tâm, thúc đẩy tính chủ động, sáng tạo của người học và tăng cường ứng dụng thành tựu của công nghệ thông tin hỗ trợ cho hoạt động giảng dạy. Công tác nghiên cứu khoa học cũng rất được quan tâm và đạt được nhiều thành tựu. Trong 5 năm gần đây, Học viện Tài chính đã hoàn thành 7 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, 82 đề tài khoa học cấp Bộ và tương đương, qua đó, cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn cho Bộ Tài chính và các cơ quan quản lý nhà nước hoàn thiện chính sách và pháp luật về quản lý tài chính. Trong giai đoạn 2018 - 2022 các nhà khoa học của Học viện Tài chính đã có 176 công bố khoa học quốc tế, trong đó 45 bài ISI, 71 bài Scopus và 924 bài báo trong nước có giá trị, được đánh giá cao. Nhờ uy tín về nghiên cứu khoa học mà gần đây, Học viện Tài chính đã được tin tưởng lựa chọn chủ trì nhiều đề tài, đề án khoa học của các tỉnh, thành phố và các tập đoàn kinh tế lớn. Riêng trong năm 2023 này, Học viện Tài chính đã tổ chức thành công bốn Hội thảo khoa học quốc tế lớn, thu hút sự tham gia của nhiều nhà khoa học, nhiều học giả nổi tiếng trong lĩnh vực kinh tế tham gia. Hội thảo khoa học quốc tế dành cho sinh viên 10 trường đại học khối kinh tế và quản trị kinh doanh (SR-ICYREB2023) do Học viện Tài chính đăng cai tổ chức ngày 11/8/2023, 01 hội thảo khoa học quốc tế dành cho giảng viên trẻ của các trường đại học khối kinh tế và quản trị kinh doanh trong nước và quốc tế (ICYREB 2023) sẽ được tổ chức ngày 23/10/2023. Hội thảo khoa học quốc tế thường niên lần thứ sáu (SEDBM6) do Học viện Tài chính và Đại học Greenwich (Anh quốc) đồng chủ trì với chủ đề “Phát triển kinh tế và kinh doanh bền vững trong điều kiện toàn cầu hóa” sẽ được tổ chức trong tháng 9/2023, Hội thảo khoa học quốc tế thường niên lần thứ năm (FASPS 5) do Học viện Tài chính chủ trì với chủ đề “Tài chính - kế toán thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển nhanh và bền vững” sẽ được tổ chức trong tháng 11/2023. Những hội thảo này nhận được sự quan tâm rất lớn của các nhà khoa học trong nước và quốc tế đến từ 30 trường đại học, học viện, viện nghiên cứu ở Việt Nam, Pháp, Anh, Nhật Bản, Italia, Hàn Quốc, New Zealand, Ireland, Malaysia, Thái Lan, Indonesisa và Philipinnes gửi kết quả nghiên cứu khoa học công bố tại Hội thảo. Công tác hợp tác quốc tế trong đào tạo và nghiên cứu khoa học cũng ngày càng được mở rộng về số lượng và nâng cao về chất lượng. Đến nay, Học viện Tài chính đã có quan hệ hợp tác với gần 40 trường đại học và tổ chức quốc tế đến từ Anh, Pháp, Nga, Newzealand, Australia, Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore, Malaysia... Đặc biệt trong giai đoạn 2018 - 2022, Học viện duy trì hợp tác hiệu quả với các đối tác Đại học Greenwich (Anh), Đại học Toulon (Pháp), Đại học Help (Malaysia), Đại học UTAR (Malaysia), Viện TMC (Singapore), Hiệp hội Kế toán công chứng Anh (ACCA), Viện Kế toán công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW), Hiệp hội Kế toán công chứng Úc (CPA Australia), Dự án do USAID tài trợ… Ngoài ra, Học viện Tài chính đang là thành viên của Hiệp hội Tài chính công quốc tế FONDAFIP (Pháp), thành viên Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á (TVET-SEAMEO). Nhiều Bản Ghi nhớ, thỏa thuận, hợp đồng hợp tác quốc tế được ký kết. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo tuy còn nhiều khó khăn nhưng đã được quan tâm tối đa, 4 toàn giảng đường khang trang, hiện đại đã được đưa vào sử dụng. Hệ thống sách giáo trình, sách hướng dẫn học tập, sách tham khảo toàn diện cho các môn học; hệ thống tạp chí 6
  7. Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia “CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HỌC VIỆN TÀI CHÍNH TẦM NHÌN 2045” khoa học trong nước và quốc tế phong phú và có chất lượng cao; hệ thống học liệu điện tử đã bước đầu cung cấp những tài liệu quan trọng cho hoạt động nghiên cứu của giảng viên và học tập của sinh viên. Nhờ những nỗ lực toàn diện đó, chất lượng đào tạo của Học viện đã ngày được nâng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu xã hội, khắc phục dần những điểm chưa mạnh về đầu ra của sinh viên Học viện. Điều này thể hiện rõ ở sự đánh giá khách quan của người sử dụng lao động và của tổ chức kiểm định chuyên nghiệp độc lập. Theo kết quả khảo sát năm 2022, tỷ lệ sinh viên có việc làm trong vòng 1 năm kể từ ngày tốt nghiệp của Học viện là 97,72%, cao nhất trong số các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam. Theo đánh giá của Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục (thuộc Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam), Học viện Tài chính đáp ứng 54 trên 61 tiêu chí (88,52%) trong đó tất cả các tiêu chuẩn đều có ít nhất 1 tiêu chí đạt yêu cầu về chất lượng giáo dục, đứng nhóm thứ hai trong số các cơ sở giáo dục đã được công bố kết quả đánh giá ngoài. Tuy vậy, trước yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thì yêu cầu đối với các sản phẩm đào tạo và nghiên cứu khoa học của các cơ sở giáo dục đại học cũng ngày càng cao. Đặc biệt, sự phát triển của nền kinh tế tri thức, sự bùng nổ của công nghệ thông tin và internet trong bối cảnh thế giới đã thực sự bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thế giới đang bước vào một giai đoạn phát triển mới với những biến động to lớn có tác động đa chiều đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội của mọi quốc gia, trong đó có giáo dục đại học. Điều này đòi hỏi mỗi cơ sở giáo dục đại học, trong đó có Học viện Tài chính phải thường xuyên tự đánh giá để định vị đúng mình, để thấy rõ những điểm mạnh và điểm yếu của mình, để thường xuyên đổi mới và phát triển. Kỷ niệm 60 năm xây dựng và phát triển Học viện Tài chính là dịp quan trọng để Học viện Tài chính tự nhìn nhận, đánh giá và lấy ý kiến của các nhà khoa học, các đồng chí lãnh đạo và toàn thể những người quan tâm, yêu mến Học viện đánh giá xác đáng về thành tựu và kết quả đạt được để tự hào về truyền thống của Học viện, để tự tin trong hành trình tương lai và cũng nghiêm túc kiểm điểm, đánh giá những hạn chế để đổi mới và phát triển trong điều kiện mới với nhiều thời cơ nhưng cũng không ít thách thức. Với nhận thức như vậy, Lãnh đạo Học viện đã thông báo về tổ chức hội thảo này đến toàn thể cán bộ viên chức trong Học viện và các nhà quản lý, nhà khoa học ngoài Học viện, đã mời các nhà giáo lão thành tham gia viết bài cho hội thảo. Ban Tổ chức hội thảo chọn đăng 69 bài viết có chất lượng đăng Kỷ yếu hội thảo. Nhìn chung, các bài viết đã tập trung vào mọi lĩnh vực hoạt động của Học viện với những đánh giá khách quan, trung thực về những kết quả đạt được và những hạn chế trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Học viện thời gian qua. Lãnh đạo Học viện xin trân trọng cảm ơn các nhà quản lý, các nhà khoa học đã nhiệt tình tham gia hội thảo, thể hiện tâm huyết với sự phát triển của Học viện Tài chính. Trong buổi hội thảo hôm nay, Ban Tổ chức kính mong các vị đại biểu tập trung thảo luận các nội dung chủ yếu sau đây: Một là, đánh giá tổng thể tình hình thực hiện chiến lược phát triển Học viện Tài chính những năm qua, đánh giá những định hướng quan trọng đã và dự định sẽ thực hiện có phù hợp thực tiễn không và cần điều chỉnh như thế nào. Trong đó, tập trung chủ yếu vào định vị Học viện, tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ quản lý và giảng dạy. 7
  8. Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia “CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HỌC VIỆN TÀI CHÍNH TẦM NHÌN 2045” Hai là, đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của Học viện Tài chính; chỉ rõ những kết quả đạt được, hạn chế và những nguyên nhân làm hạn chế chất lượng đào tạo của Học viện Tài chính; chỉ rõ sản phẩm đào tạo của Học viện còn chưa đáp ứng tốt nhu cầu xã hội ở những điểm nào. Ba là, đánh giá thực trạng công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế của Học viện, chỉ rõ những kết quả đạt được, hạn chế và những nguyên nhân của hạn chế trong công tác nghiên cứu khoa học của Học viện Tài chính. Bốn là, thảo luận làm rõ thực trạng những nhân tố quan trọng tác động đến chất lượng đào tạo như: Chương trình đào tạo và đổi mới chương trình đào tạo đáp ứng sự thay đổi của điều kiện kinh tế - xã hội; phương pháp giảng dạy của giáo viên và phương pháp học tập của sinh viên; phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên; hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên và sinh viên; các yếu tố phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu khoa học của giáo viên và sinh viên; hoạt động thực tập tốt nghiệp, hoạt động ngoại khóa, tìm hiểu thực tế của sinh viên; mối quan hệ nhà trường - người tuyển dụng trong đào tạo. Năm là, dự báo đúng tình hình kinh tế - xã hội trong thời gian tới, dự báo nhu cầu nhân lực của nền kinh tế trong thời gian tới. Từ đó, đề xuất những định hướng lớn cần quan tâm thực hiện, những nội dung cần sửa đổi Chiến lược phát triển Học viện trong những năm tới. Sáu là, hiến kế xây dựng và phát triển Học viện. Đặc biệt là những vấn đề lớn như: Huy động nguồn lực cho đầu tư trụ sở mới và cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học; thu hút nhân tài đến làm việc, cộng tác, hợp tác về giảng dạy và nghiên cứu khoa học cho Học viện; các giải pháp nâng cao vị thế và thương hiệu của Học viện. Rất mong quý vị đại biểu trao đổi thẳng thắn, cởi mở. Lãnh đạo Học viện chân thành lắng nghe và tiếp thu những ý kiến của quý vị với mục tiêu xây dựng Học viện Tài chính ngày càng lớn mạnh, để Học viện thực là địa chỉ tin cậy “Thu hút nhân tài, bồi dưỡng nhân tâm, hoàn thiện nhân cách và phát triển nhân lực”./. 8
  9. Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia “CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HỌC VIỆN TÀI CHÍNH TẦM NHÌN 2045” Phần I: HỌC VIỆN TÀI CHÍNH 60 NĂM MỘT CHẶNG ĐƯỜNG 9
  10. Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia “CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HỌC VIỆN TÀI CHÍNH TẦM NHÌN 2045” 60 NĂM HỌC VIỆN TÀI CHÍNH TỰ HÀO TRUYỀN THỐNG, RẠNG RỠ TƯƠNG LAI NGND. PGS. TS Nguyễn Trọng Cơ Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Tài chính Cách đây 60 năm, Trường Cán bộ Tài chính - Kế toán Trung ương được thành lập theo Quyết định số 117/CP ngày 31/7/1963 của Hội đồng chính phủ, sau đó đổi tên là Trường Cán bộ Tài chính - Kế toán, Ngân hàng Trung ương. Sự ra đời của Trường Cán bộ Tài chính - Kế toán Trung ương là mốc son đậm nét đánh dấu sự ra đời của một cơ sở đào tạo chuyên sâu về tài chính, kế toán ở Việt Nam và đến hiện nay được phát triển thành Học viện Tài chính. Trong suốt chặng đường 60 năm vừa qua, với niềm tin yêu vô bờ, các thế hệ Thầy và trò của Học viện Tài chính đã vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ để viết nên những trang sử vẻ vang đầy tự hào về truyền thống anh dũng, kiên cường, bất khuất; năng động, sáng tạo và phát triển. Cán bộ, giảng viên, sinh viên Học viện ngày nay có quyền tự hào và hết sức trân trọng về truyền thống không ngừng được bồi đắp của Học viện xây đắp trong suốt chặng đường từ ngày đầu thành lập đến nay. Để tri ân, gìn giữ và phát huy truyền thống đó, các cô giáo, thầy giáo, cán bộ, viên chức, sinh viên, học viên luôn đoàn kết, kiến tạo Học viện ngày một phát triển, với triết lý giáo dục “Công dân toàn cầu trong thế giới thay đổi”, thực hiện tốt sứ mệnh: “Cung cấp những sản phẩm đào tạo và nghiên cứu khoa học tài chính kế toán chất lượng cao cho xã hội” với các giá trị cốt lõi: “Chất lượng - Uy tín - Hiệu quả - Chuyên nghiệp - Hiện đại”. Đến nay, Học viện Tài chính đã trở thành địa chỉ tin cậy: “Thu hút nhân tài - Bồi dưỡng nhân tâm - Hoàn thiện nhân cách - Phát triển nhân lực”, luôn hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, hòa nhịp chung với từng thời kỳ phát triển của đất nước, khai phóng và đóng góp xứng đáng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong nhiều giai đoạn đã qua. 1. Khởi đầu và trưởng thành với tư cách một trường đại học hàng đầu khối ngành Kinh tế-Tài chính Với khởi đầu là Trường Cán bộ Tài chính - Kế toán Trung ương, giai đoạn 1963-1964; Học viện Tài chính đã mang theo mình nhiều tên gọi trong tiến trình hoàn thiện và phát triển: Trường Cán bộ Tài chính - Kế toán, Ngân hàng Trung ương (11/1964-1976); Trường Đại học Tài chính - Kế toán (10/1976- 1988); Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội (10/1988-2021); và hiện nay là Học viện Tài chính (9/2021 đến Nay). Với mỗi danh xưng, Thầy và trò Nhà trường đã luôn đoàn kết nỗ lực, hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ, chức trách được giao. Nhiệm vụ chính trị của Trường Cán bộ Tài chính - Kế toán Trung ương (trực thuộc Bộ Tài chính), thành lập theo Quyết định số 117/CP của Hội đồng Chính phủ ngày 31/7/1963 là: (i) Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ tài chính, kế toán có trình độ đại học 10
  11. Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia “CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HỌC VIỆN TÀI CHÍNH TẦM NHÌN 2045” với bốn hình thức là dài hạn, chuyên tu, tại chức và hàm thụ; (ii) Bồi dưỡng giáo viên cho hệ thống các trường trung cấp của ngành Tài chính; (iii) NCKH tài chính và xây dựng giáo trình, tài liệu phục vụ công tác đào tạo của Ngành. Địa điểm của Trường đặt tại xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Trên diện tích gần 4 ha với đầy đủ hội trường, KTX, nhà ăn và khu tập thể cho cán bộ, CNV. Với đội ngũ cán bộ, viên chức khi thành lập là 50 người, trong đó có 17 giáo viên và 33 công nhân viên. Về cơ cấu tổ chức, Trường có 3 phòng (TCCB, Giáo vụ, Hành chính quản trị) và 2 khoa (Ngân sách, Tài chính - Kế toán). Ngay sau khi thành lập, tháng 8/1963 Trường đã tuyển sinh khóa dài hạn đầu tiên với 313 sinh viên; khóa 1 chuyên tu với trên 200 sinh viên. Đến tháng 12/1963 mở lớp bồi dưỡng giảng viên với số lượng 60 học viên. Tháng 3/1964 mở lớp tập huấn cho 400 cán bộ chủ chốt thuộc các ty Tài chính. Tháng 11/1964, Trường Cán bộ Tài chính - Kế toán Trung ương được giao thêm nhiệm vụ đào tạo cán bộ ngân hàng, cán bộ quản lý và kinh doanh tiền tệ có trình độ đại học. Vì vậy Trường đã đổi tên thành Trường Cán bộ Tài chính - Kế toán - Ngân hàng Trung ương. Số lượng khoa chuyên ngành tăng từ 2 khoa lên 4 khoa: Ngân sách, Tài vụ, Kế toán và Ngân hàng. Đến năm 1965, đội ngũ cán bộ, công nhân viên đã tăng lên 198 người, trong đó 60 giáo viên. Để thực hiện phương châm “Lý luận gắn liền với thực tế, học kết hợp với hành”, Trường đã triển khai nhiều biện pháp từ cải tiến việc dạy và học đến việc đưa sinh viên đi khảo sát thực tế. Chú trọng xây dựng chương trình đào tạo đảm bảo “4 tính” (tư tưởng, khoa học, thực tiễn, sư phạm) và “3 nhất” (cơ bản nhất, hiện đại nhất, Việt Nam nhất). Đây là tiền đề để đưa công tác đào tạo theo hướng chất lượng, hiệu quả. Tháng 9/1965 chấp hành chủ trương của Đảng và Nhà nước trước cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của Mỹ, Trường sơ tán lên huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phú (nay là huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc). Với tinh thần đánh thắng giặc Mỹ trên mặt trận văn hóa, giáo dục, toàn thể giáo viên, công nhân viên và sinh viên đã tập trung sức lực khai phá đồi hoang, khai thác tre nứa lá xây dựng hội trường, lớp học, thư viện, nhà ăn, trạm xá phục vụ giảng dạy, học tập và sinh hoạt. Hơn 700 ngôi nhà với 84.000 m2 sử dụng đã mọc lên, làm thay đổi bộ mặt một vùng nông thôn miền núi. Trong khói lửa chiến tranh, Đảng ủy vẫn xác định rõ nhiệm vụ: “Phải lấy việc nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng làm nhiệm vụ trung tâm, lấy việc giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên làm gốc... ”. Từ chỗ phải dựa vào giáo trình của các trường bạn trong và ngoài nước, đến năm học 1967-1968, Trường đã xây dựng được hệ thống bài giảng phù hợp với yêu cầu của Ngành. Nội dung bài giảng dần được phản ánh được tương đối rõ nét chủ trương chuyển hướng kinh tế, các chính sách, chế độ mới ban hành, phù hợp với yêu cầu quản lý kinh tế thời chiến. Năm học 1967-1968, quy mô đào tạo của Trường lên tới 2.147 sinh viên tăng gấp 4,6 lần so với năm học đầu tiên 1963-1964. Tháng 3/1970, khi Trường đã dần ổn định về mọi mặt thì lại nhận lệnh di chuyển về Phúc Yên, Vĩnh Phú. Đây là quyết định gây ra nhiều băn khoăn, trăn trở trong suy nghĩ của cán bộ, giáo viên và sinh viên, vì không được chuyển về địa điểm cũ, vừa lại phải xây dựng, kiến thiết mới từ đầu. Nhưng, Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường đã xác định quyết tâm, vạch ra kế hoạch, biện pháp thực thi, động viên toàn thể cán bộ, giáo viên và sinh viên đồng tâm, hiệp lực vượt qua thử thách mới. Sau khi di chuyển gần 100km của 3.000 con 11
  12. Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia “CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HỌC VIỆN TÀI CHÍNH TẦM NHÌN 2045” người với trên 100 tấn đồ đạc trong điều kiện đường xá khó khăn, đa số giáo viên và sinh viên phải ở trọ nhà dân trải dài trên địa bàn 5 xã lân cận thị trấn Phúc Yên theo chiều dài gần 10km và chiều rộng hơn 5km, với tinh thần cố gắng vượt bậc, cán bộ, giáo viên và sinh viên toàn Trường đã tự dựng lấy lớp học, nhà làm việc, nhà ở. Trong một thời gian ngắn, 600 gian nhà hội trường, nhà ở, nhà bếp được dựng lên tại 6 khu vực. Sau Hiệp định Pari, năm học 1973-1974 là năm học đầu tiên Trường tập trung về địa điểm chính tại Phúc Yên. Như vậy, chỉ trong 10 năm hoạt động đầu tiên của Trường, thì 5 năm ở nơi sơ tán, 5 năm có chiến tranh phá hoại ác liệt của đế quốc Mỹ và 2 lần di chuyển trường sở, xây dựng cơ sở mới. Trong hoàn cảnh khó khăn, gian khổ đó, nhưng với quyết tâm, kiên trì vượt qua mọi khó khăn, Trường đã đạt được những thành tích đáng trân trọng. Trường đã cung cấp cho các cơ quan, doanh nghiệp 2.867 cán bộ có trình độ đại học (2.036 sinh viên dài hạn, 831 sinh viên chuyên tu). Nhiều đề tài NCKH đã được ứng dụng vào thực tiễn quản lý tài chính, uy tín của Trường bước đầu được củng cố và ảnh hưởng tốt trong xã hội. Tháng 9/1976, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính quyết định cho Trường thành lập cơ sở II tại Thành phố Hồ Chí Minh (đặt tại 279, Nguyễn Tri Phương, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh). Ngày 27/10/1976, Hội đồng Chính phủ đã ra Quyết định số 226/CP đổi tên trường từ Trường Cán bộ Tài chính - Kế toán, Ngân hàng Trung ương thành Trường Đại học Tài chính - Kế toán trực thuộc Bộ Tài chính. Trước nhu cầu ngày càng cao về cán bộ tài chính, kế toán có trình độ đại học, quy mô đào tạo của Trường không ngừng tăng lên. Nếu như năm học 1977-1978 tổng số sinh viên các hệ đào tạo của Trường ở cả hai cơ sở là 5.119 người thì đến năm học 1979-1980 đã lên tới 5.880 người. Đồng thời, số lượng chuyên ngành đào tạo cũng ngày một tăng, lúc đầu Trường chỉ có 11 chuyên ngành với 22 môn học thì đến năm học 1978-1979 đã tăng lên 15 chuyên ngành và 52 môn học, với tổng số cán bộ, giáo viên là 491 người, trong đó có 251 giáo viên với 91% có trình độ đại học, 7% có trình độ trên đại học (có 10 Phó Tiến sĩ, 4 NCS nước ngoài và 2 NCS trong nước). Nhiều công trình NCKH của giáo viên và sinh viên được ứng dụng trong công tác quản lý. Cơ sở vật chất của Trường đáp ứng đủ cho 3.200 người ở, nhà ăn với quy mô 500 chỗ cũng đã khánh thành đưa vào sử dụng. Năm 1981, Trường đã xây dựng đề án cải cách chương trình đào tạo, đến năm 1983 được Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp xét duyệt đồng ý cho Trường đào tạo 3 ngành đó là: Tài chính ngân sách, Tài chính xí nghiệp và Kế toán. Đi đôi với đó, Trường đã triển khai đưa một số môn học mới vào giảng dạy (như Kinh tế ngoại thương, Quản lý kinh tế, Quản lý ngoại tệ, Tín dụng xuất nhập khẩu). Để phục vụ cho công tác giảng dạy, Trường tập trung biên soạn sách giáo khoa, giáo trình và hệ thống bài tập. Đến năm 1983, Trường đã biên soạn được hệ thống giáo trình của 65 môn học, trong đó có 15 giáo trình loại I. Trong đợt triển khai Nghị quyết 26 về cải tiến phân phối lưu thông (1981) một số giáo viên của Trường đã hoàn thành các đề tài có ý nghĩa hết sức quan trọng (Tổ chức thực hiện kế hoạch ba phần qua điển hình của công nghiệp Hà Nội; Một số vấn đề về công tác thu thuế và áp dụng chính sách thuế công thương hiện nay). Riêng năm học 1984-1985 Trường đã có một đề tài cấp Nhà nước “Giáo dục thế giới quan và lý tưởng cộng sản cho sinh viên đại học thông qua giảng dạy môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam”. Đồng thời còn triển khai 10 đề tài cấp Bộ, tiêu biểu như: Chính 12
  13. Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia “CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HỌC VIỆN TÀI CHÍNH TẦM NHÌN 2045” sách đầu tư của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với sự nghiệp phát triển giáo dục đại học và trung học chuyên nghiệp trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ; Tổng kết 40 năm chính sách tài chính nước ta. Quan hệ đối ngoại có những bước chuyển mạnh mẽ từ năm học 1984-1985. Ngoài số lưu học sinh đang học tập tại Trường đã nhận đào tạo cán bộ tài chính - kế toán cho hai nước bạn Lào và Campuchia với số lượng ngày một tăng. Ngày 15/10/1988, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 155-HĐBT quy định chức năng, nhiệm vụ và bộ máy tổ chức của Bộ Tài chính. Trong đó, quy định Bộ Tài chính có hai trường đại học: Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội và Trường Đại học Tài chính - Kế toán TP. Hồ Chí Minh. Theo đó, trường Đại học Tài chính - Kế toán đổi tên thành trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội và cơ sở 2 tại thành phố Hồ Chí Minh của trường được thành lập thành Trường Đại học Tài chính - Kế toán TP. Hồ Chí Minh. Cùng với chủ trương đổi mới, trường đã mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đặc biệt là triển khai hợp tác đào tạo, NCKH với Trường Đại học kinh tế quốc dân QuiBưSép thuộc Cộng hòa Belarus (Liên Xô cũ). Mở lớp đào tạo cán bộ tài chính cho nước bạn Lào tại Viêng Chăn. Tiếp đón nhiều đoàn chuyên gia của Thụy Điển, Đức, Pháp đến thăm và chuẩn bị cho dự án đào tạo cán bộ tài chính do Liên hợp quốc tài trợ. Ngay sau đó thành lập Ban điều hành dự án ASSUR phối hợp với Công hòa Pháp thực hiện đào tạo cán bộ tài chính. NCKH tiếp tục được tăng cường theo hướng phục vụ đào tạo và ứng dụng dưới hình thức hợp đồng kinh tế, gắn với 3 chương trình kinh tế lớn của Đảng và Nhà nước. Đến năm học 1990-1991, Trường tiếp tục thực hiện đa dạng hóa các loại hình đào tạo, mở thêm chuyên ngành đào tạo Thuế, Kho bạc. Cùng năm học này, Trường tiếp nhận cơ sở mới tại Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội, hoàn thiện các thủ tục pháp lý để chuyển dần Trường về Hà Nội. Qua 30 năm xây dựng và phát triển (1963-1993), Trường đã và đang đào tạo 20.087 cán bộ tài chính, kế toán (9.210 đại học dài hạn tập trung, 3.384 đại học thực hành, 1.176 đại học chuyên tu, 3.217 đại học tại chức, 2.600 học viên lớp bồi dưỡng kế toán trưởng, 500 giám đốc các xí nghiệp). Biên soạn và xuất bản gần 30 giáo trình, hàng chục bộ đề cương hướng dẫn ôn tập, đặc biệt là cuốn Từ điển thuật ngữ Tài chính tín dụng 3 thứ tiếng. Năm học 1996-1997, Trường đã di chuyển toàn bộ các hoạt động về Đông Ngạc và tổ chức khai giảng năm học mới tại Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội, nay là phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm. 2. Chuyển đổi mô hình hoạt động - Học viện Tài chính và những kỳ vọng chiến lược cho thời kỳ phát triển mới Ngày 17/8/2001 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 120/QĐ-TTg thành lập Học viện Tài chính trên cơ sở sáp nhập 3 đơn vị là Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội, Viện Nghiên cứu Tài chính và Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ - Bộ Tài chính. Đồng thời thành lập hai phân viện: Phân viện Thành phố Hồ Chí Minh và Phân viện Đà Nẵng. Học viện có 5 cơ sở đào tạo: Cơ sở I (Số 7 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội); Cơ sở II (xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội); Cơ sở III (53E Phan Phù Tiên, Đống Đa, Hà Nội); Phân viện Đà Nẵng (73 Quang Trung, Đà Nẵng); Phân viện Tp. Hồ Chí Minh (138 Nguyễn Thị Minh Khai, Tp. Hồ Chí Minh. 13
  14. Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia “CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HỌC VIỆN TÀI CHÍNH TẦM NHÌN 2045” Cơ cấu tổ chức bộ máy Học viện Tài chính gồm: 31 đơn vị thuộc và trực thuộc Học viện, trong đó có 14 khoa, 12 ban và tương đương, 5 đơn vị sự nghiệp. Mục tiêu: Xây dựng Học viện trở thành trung tâm đào tạo, NCKH về kinh tế, tài chính có chất lượng cao của ngành Tài chính và của đất nước. Sứ mệnh: “Cung cấp các sản phẩm đào tạo và nghiên cứu khoa học tài chính - kế toán chất lượng cao cho xã hội”. Giá trị cốt lõi: Chất lượng - Uy tín - Hiệu quả - Chuyên nghiệp và Hiện đại. Năm 2003, Bộ tiếp tục sáp nhập Viện Nghiên cứu Khoa học thị trường giá cả vào Học viện. Học viện đã triển khai thành công đề án đào tạo 1.000 giám đốc doanh nghiệp theo chương trình của Bộ Tài chính. Tổ chức tốt các lớp bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ tài chính, ngân hàng của CHDCND Lào. Triển khai Đề án đào tạo đại học tại Lào Học viện Tài chính đã cơ bản hoàn thành tin học hóa thư viện, sử dụng phần mềm Libol 5.0 với 7 phân hệ. Mạng LAN kết nối Internet cả 3 cơ sở. Đến năm 2003, với 40 năm xây dựng và phát triển, Học viện Tài chính đã đào tạo hơn 50.000 cử nhân cung cấp cho ngành Tài chính, cho đất nước và cho hai nước bạn Lào và Campuchia; 396 thạc sĩ và 118 tiến sĩ. Bồi dưỡng được 31.962 người, hoàn thành 2.541 đề tài các cấp (cấp Nhà nước 16, cấp bộ 343, cấp Học viện 960 và cấp khoa 1.222 đề tài). Giai đoạn 2003-2008, Học viện tiếp tục coi trọng quan hệ hợp tác với các đối tác đã ký, đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác đối với các đối tác với các trường đại học Anh quốc (Học viện Cambridge, Đại học Leeds Metropolitan), Đại học Toulon - Pháp, Đại học Hitotsubashi - Nhật Bản. Nhiều hoạt động khảo sát và trao đổi kinh nghiệm tại các nước được tổ chức: Trung Quốc, Singapore và Malaysia, Lào, Philipines, Thái Lan. Triển khai dự án “Nâng cao năng lực tài chính công - FSP”, Dự án Sasakawa - Nhật Bản, Dự án phát triển ngân sách giới, Dự án đào tạo cán bộ tài chính cho Lào. Nhận thức được tầm quan trọng của kiểm định chất lượng trường đại học, năm 2007, Học viện Tài chính đã triển khai công tác tự đánh giá theo bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng. Kết quả, trong 53 tiêu chí, Học viện có 14 tiêu chí đạt mức I và 39 tiêu chí đạt mức II. Đây là bước chuẩn bị cho việc đánh giá ngoài. Năm 2008, kỷ niệm 45 năm xây dựng và phát triển, Học viện được Nhà nước đã trao tặng Huân chương Độc lập hạng nhất và Nhà nước CHDCND Lào tặng Huân chương ISSARA hạng Ba. Năm học 2008-2009, thực hiện chủ trương đổi mới trong hệ thống giáo dục đại học, Học viện đã tích cực chuẩn bị triển khai đổi mới phương thức đào tạo từ niên chế sang tín chỉ và áp dụng từ CQ46 Cũng trong năm 2008 (ngày 12/5) Học viện được Chủ tịch UBND Tp Hà Nội phê duyệt bản đồ quy hoạch 1/500 khu Đô thị đại học Đông Ngạc, trong đó Học viện Tài chính được cấp 11,2 ha, đây là tiền đề cho sự phát triển Học viện trong tương lai. Từ năm học 2009-2010, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Học viện lần thứ IV, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Học viện theo Quyết định số 1296/QĐ-BTC, thành lập Viện Kinh tế - Tài chính, Viện Đào tạo quốc tế. Công tác nâng cao chất lượng đào tạo được chú trọng; hệ thống các quy định liên quan đến quản lý đào tạo, sinh viên được hoàn thiện một bước. Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo, quản lý sinh viên. Hoạt động NCKH được triển khai đồng bộ có hiệu quả hướng vào việc nghiên cứu phục vụ giảng dạy và học tập. Củng cố quan hệ 14
  15. Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia “CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HỌC VIỆN TÀI CHÍNH TẦM NHÌN 2045” với các đối tác truyền thống, mở rộng quan hệ với các đối tác mới: Đại học Gloucestershier, Học viện Giáo dục Hồng Kông, Hiệp hội Kế toán công chứng Anh quốc ACCA, CPA Australia, Đại học Kobe, Kanazawa. Năm 2013, kỷ niệm 50 năm xây dựng và phát triển, Học viện được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh và Chủ tịch nước CHDCND Lào tặng Huân chương ITSARA hạng Hai. Giai đoạn 2013-2023, thực hiện nghị quyết Đại hội IV, V, VI của Đảng bộ học viện, tập thể cán bộ, viên chức Học viện luôn đoàn kết, thống nhất, đổi mới, kiến tạo, đồng lòng xây dựng học viện trở thành cơ sở đào tạo đại học và sau đại học, nghiên cứu khoa học hàng đầu trong cả nước, có uy tín trong khu vực và quốc tế. Đảng ủy chủ trương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo duy trì quy mô hợp lý, chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo thông qua đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, phương pháp dạy và học, áp dụng công nghệ hiện đại; đa dạn hóa ngành và chuyên ngành đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội; chú trọng đồng thời nâng cao thành tích và tiềm lực nghiên cứu khoa học, chủ động hội nhập quốc tế, tăng cường bồi dưỡng cán bộ giảng viên và thu hút nhân tài đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế trí thức và cách mạng 4.0, đổi mới quản trị đại học, tăng cường tự chủ gắn liền với trách nhiệm xã hội, tạo môi trường học thuật sáng tạo, cởi mở và quốc tế. Về đào tạo, hiện nay quy mô đào tạo Học viện duy trì ở mức trên dưới 20.000 sinh viên, học viên; tổ chức đào tạo 6 ngành với 22 chuyên ngành đào tạo: Kế toán (3 chuyên ngành: Kế toán công, kế toán doanh nghiệp, Kiểm toán); Tài chính - Ngân hàng (12 chuyên ngành: Tài chính doanh nghiệp, Phân tích tài chính, Thẩm định giá và kinh doanh bất động sản, Tài chính công, Phân tích chính sách tài chính, Ngân hàng, Tài chính bảo hiểm, Đầu tư tài chính, Tài chính quốc tế, Thuế, Hải quan và nghiệp vụ ngoại thương, Hải quan và logicstic); Quản trị kinh doanh (2 chuyên ngành: Quản trị doanh nghiệp, Marketing); Kinh tế (3 chuyên ngành: Kinh tế nguồn lực tài chính, Kinh tế đầu tư, Kinh tế - Luật); Hệ thống thông tin kinh tế (3 chuyên ngành: Tin học tài chính kế toán) và Ngôn ngữ Anh (1 chuyên ngành: Tiếng Anh tài chính kế toán). Tổng quy mô tuyển sinh của Học viện giai đoạn 2018-2022 so với 5 năm trước đó (giai đoạn 2012-2017) về cơ bản được giữ ổn định, nhưng cơ cấu tuyển sinh các hệ đào tạo, chương trình đào tạo đã có sự điều chỉnh rất tích cực, khá phù hợp với định hướng phát triển, nâng cao chất lượng đào tạo đại học của Học viện. Đó là các chương trình đào tạo hướng đến chất lượng cao, tiệm cận chuẩn khu vực và thế giới như Chương trình đào tạo chất lượng cao, Chương trình liên kết cấp song bằng đại học DDP giữa Học viện Tài chính và Trường Đại học Greenwich - Vương quốc Anh đã có những bước phát triển vượt bậc. Chương trình đào tạo chất lượng cao bắt đầu chính thức tuyển sinh và đào tạo ở Học viện năm 2016, đến nay, quy mô tuyển sinh chương trình Chất lượng cao của 5 năm gần đây đã tăng hơn 17 lần so với năm 2016. Một số chương trình đào tạo chất lượng cao như chuyên ngành Kế toán, chuyên ngành Kiểm toán, chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp theo định hướng ACCA (Hiệp hội kế toán công chứng Anh Quốc), ICAEW (Viện kế toán công chứng Anh và xứ Wales) được đánh giá là có chất lượng rất tốt, đáp ứng cao nhu cầu của người học, tiếp cận sát với thực tiễn đời sống nghề nghiệp và đời sống xã hội; tương tự, đối với chương trình đào tạo cấp song 15
  16. Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia “CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HỌC VIỆN TÀI CHÍNH TẦM NHÌN 2045” bằng DDP cũng đã có sự tăng trưởng vượt bậc về quy mô tuyển sinh ở 5 năm trở lại đây so với giai đoạn mới bắt đầu chương trình, tăng khoảng 6 lần (Bảng 3). Bảng Kết quả tuyển sinh của Học viện giai đoạn 2018 - 2022 Đơn vị tính: Sinh viên, học viên ĐHCQ Sau Đại học VL Năm học LTĐH, DDP CT chuẩn CLC VH Cao học NCS VB2 2017-2018 3.993 707 260 29 80 560 81 2018-2019 4.216 240 360 75 105 627 34 2019 - 2020 4.178 325 390 50 100 562 26 2020-2021 3.828 355 698 122 141 787 40 2021-2022 3.129 287 1.250 329 130 347 33 Tổng 19.344 1.914 2.958 605 556 2.883 214 Thay đổi so với 5 2,39 -61,45 1.748,75 -45,74 569,88 -26,68 -38,51 năm trước (%) Nguồn: Ban QLĐT, khoa SĐH Học viện đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tuyển sinh năm học 2021-2022, bao gồm các khâu từ xây dựng đề án tuyển sinh đến tư vấn và định hướng, xét tuyển đều thể hiện sự chuyên nghiệp, chính xác và đúng quy định. Chỉ tiêu tuyển sinh được đảm bảo thực hiện và chất lượng tuyển sinh được duy trì, theo hướng ngày một nâng cao. Chất lượng đào tạo được chú trọng và tiếp tục được nâng lên, tỷ lệ sinh viên có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp cao, được các nhà tuyển dụng và sử dụng đánh giá cao cả về trình độ chuyên môn, năng lực tiếng Anh, tin học lẫn năng lực thích ứng với những thay đổi của thực tế nghề nghiệp. Uy tín, vị thế, thương hiệu Học viện Tài chính tiếp tục được nâng lên cả trong và ngoài nước. Về nghiên cứu khoa học, với chủ trưởng đẩy mạnh đồng thời nâng cao thành tích và tiềm lực nghiên cứu khoa học, kết hợp hài hòa giữa nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dung và nghiên cứu triển khai, gắn kết nghiên cứu khoa học với đào tạo, sáng tạo và khởi nghiệp. Học viện đã đưa ra nhiều giải pháp nâng cao chất lượng các công trình khoa học, thực hiện xã hội hóa nghiên cứu khoa học, tăng cường liên kết với doanh nghiệp, các tổ chức, cơ quan Nhà nước và nước ngoài trong nghiên cứu và trao đổi khoa học. Hoạt động nghiên cứu KH&CN thường xuyên của đội ngũ cán bộ, giảng viên Học viện đã có những đóng góp đáng kể vào thành tích chung của Học viện như: hệ thống giáo trình, đề cương bài giảng, tài liệu tham khảo khá đầy đủ và có chất lượng tốt phục 16
  17. Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia “CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HỌC VIỆN TÀI CHÍNH TẦM NHÌN 2045” vụ công tác giáo dục, đào tạo. Nội dung các chương trình đào tạo được xây dựng mới và liên tục được điều chỉnh bổ sung và ngày càng hoàn thiện; các phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học không ngừng được cải tiến theo hướng hiện đại hiệu quả; công tác quản lý của nhà trường được đổi mới, có tính chuyên nghiệp cao hơn; Nhiệm vụ nghiên cứu KH&CN của Học viện hiện nay thực hiện theo các cấp quản lý như: Cấp khoa, cấp viện, cấp học viện, cấp bộ, cấp ngành, cấp địa phương và cấp nhà nước cũng như quốc tế. Bảng 1: Hoạt động NCKH giảng viên Học viện giai đoạn 2018 - 2022 Năm học STT Danh mục 2018-2019 2019-2020 2020-2021 2021-2022 1 Giáo trình, Bài giảng gốc 21 32 32 25 Sách chuyên khảo, tham 2 26 28 14 20 khảo 5 Đề tài cấp Nhà nước - 01 02 - 6 Đề tài cấp Bộ, cấp Tỉnh 05 07 10 08 7 Đề tài, đề án cấp Học viện 120 118 126 142 8 Đề tài cấp Khoa 20 35 23 21 Hội thảo khoa học cấp quốc 10 04 06 05 06 gia, quốc tế Số lượng bài báo khoa học 11 công bố quốc tế trên Tạp 29 50 65 68 chí, Hội thảo uy tín Nguồn: Ban QLKH HVTC Hàng năm, bình quân có khoảng 170 đề tài khoa học các cấp được nghiên cứu tại Học viện Tài chính, trong đó có trung bình 08 đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ và địa phương, 160 đề tài cấp viện, cấp khoa và cấp bộ môn. Các đề tài nghiên cứu tập trung vào những vấn đề lý luận cơ bản phục vụ công tác phân tích dự báo tình hình kinh tế tài chính trong nước và quốc tế phục vụ quản lý và điều hành của Bộ Tài chính; nghiên cứu xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển tài chính và chính sách tài chính quốc gia và nghiên cứu triển khai các hoạt động chuyên môn phục vụ quản lý Nhà nước trong chiến lược hoạt động chung của ngành Tài chính, đóng góp vào các văn kiện Đại hội Đảng, các văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Chính phủ trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ. Số lượng công bố quốc tế về các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học của Học viện trong những năm gần đây, nhất là giai đoạn 2019-2022 đã có sự gia tăng rất ấn tượng, gấp gần 2,5 lần so với ba năm trước đó. Học viện cũng thực hiện tốt quy định về việc xuất bản tài liệu, kịp thời đáp ứng nhu cầu đào tạo các chuyên ngành của Học viện và của xã hội, của các nhà nghiên cứu. 17
  18. Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia “CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HỌC VIỆN TÀI CHÍNH TẦM NHÌN 2045” Nhiều đề tài NCKH cấp Nhà nước, cấp Bộ, Ngành, địa phương, hàng trăm đề tài cấp Học viện và Viện đã được tổ chức với chất lượng ngày càng nâng cao; tổ chức nhiều hội thảo khoa học cấp Học viện, khoa. Biên soạn 32 giáo trình mới, tái bản 18 giáo trình, biên soạn 23 bài giảng gốc, 39 sách hướng dẫn, bài tập, 19 tài liệu dịch... Đã tiến hành xin mã ISSN cho tạp chí NCTCKT xuất bản bằng tiếng Anh. Trình Hội đồng chức danh GSNN xét nâng điểm tối đa cho cả hai Tạp chí của Học viện, tăng số kỳ phát hành của mỗi Tạp chí. Theo đó, Tạp chí Nghiên cứu TCKT (ISSN1859-4093) được xuất bản mỗi tháng 02 kỳ bằng tiếng Việt, điểm bài viết được tính tối đa 1,0; Tạp chí Journal of Finance and Accounting xuất bản bằng tiếng Anh (ISSN 2588-1493) mỗi năm xuất bản 06 kỳ với nhiều bải viết có chất lượng, được các học giả quốc tế ghi nhận và đánh cao, điểm bài viết tối đa được tính 1,0. Nhiều sinh viên đạt giải cao trong các cuộc thi Olympic Tin học sinh viên toàn quốc; Olympic Toán học sinh viên toàn quốc; Cuộc thi Vô địch Tin học Thế giới 2018; Cuộc thi Tài năng Anh ngữ lần thứ II năm 2018 - English Talent Competition do Thành đoàn Hà Nội tổ chức; Quán quân VUG 2018 Thành phố Hà Nội, giải đấu quy tụ 16 Trường Đại học, Học viện, Cao đẳng mạnh nhất khu vực Hà Nội; Cuộc thi “Khởi nghiệp trẻ 2018” trên phạm vi toàn Thành phố Hà Nội... Nhờ đó trong thời gian qua, nghiên cứu khoa học của Học viện đã tạo ra những bứt phá lớn nhất từ trước đến nay cả về số lượng và chất lượng bài nghiên cũng như công trình được các cấp công nhận. Trong đó, có thể kể đến những đề tài phối hợp nghiên cứu với Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Kạn, Cao Bằng,…hay với sinh viên là Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc “Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng” tổ chức lần đầu năm 2014. Đến năm 2018, quy mô Hội thi đã được mở rộng quy mô, chất lượng và thu hút được 83 đề tài của 267 lượt sinh viên đến từ 21 trường Đại học và Học viện trên toàn quốc đăng kí dự thi, tăng gấp 3 lần so với lần đầu tiên tổ chức vào năm 2014, và trở thành sự kiện mang tính thường niên, là không gian thiết thực, hữu ích để các nhóm sinh viên đam mê nghiên cứu công bố các kết quả nghiên cứu ngày một thiết thực với hàm lượng khoa học không ngừng nâng cao. Năm 2023, Hội thi Khoa học sinh viên toàn quốc “Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng” lần thứ VIII đã diễn ra với sự tham gia của 23 trường đại học, học viện trên toàn quốc, 162 đề tài tham gia, một số lượng kỷ lục. BGK của chương trình Chung kết đã chọn lựa và trao 6 giải Nhất 23 giải Nhì, 24 giải Ba cho những công trình nghiên cứu xuất sắc nhất. Về hợp tác quốc tế: tính đến nay, Học viện Tài chính đã có quan hệ hợp tác với hơn 30 trường đại học, tổ chức quốc tế và tổ chức nghề nghiệp quốc tế của Anh, Pháp, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Hồng Kông, Malaysia, Lào... Như: Đại học Leeds Metropolitan, Leeds Beckett, Gloucestershire, Greenwich, Đại học Oxford Brookes (Vương quốc Anh), Đại học Toulon (Cộng hòa Pháp), Đại học Victoria of Wellington (New Zealand), Đại học Hitotsubashi (Nhật Bản), Viện Giáo dục Hồng Kông, Đại học Help (Malaysia), Học viện Kinh tế - Tài chính Lào, Hiệp hội kế toán công chứng Anh ACCA, Hiệp hội kế toán công chứng Úc (CPA Australia), Viện Kế toán công chứng Anh & xứ Wales (ICAEW)... Dự án Việt Lào trong những năm qua Học viện Tài chính được Bộ Tài chính giao nhiệm vụ thực hiện Dự án Việt - Lào. 18
  19. Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia “CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HỌC VIỆN TÀI CHÍNH TẦM NHÌN 2045” Về cơ sở vật chất trang thiết bị: Bị giới hạn bởi không gian cứng, kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản hạn hẹp, học viện tranh thủ khai thác mọi nguồn lực, mở rộng không gian “mềm” tạo điều kiện cho người học có thể học tập ở mọi nơi, mọi lúc. Mạng wifi phủ khắp Học viện và Kí túc xá sinh viên, hướng tới mục tiêu xây dựng Học viện theo mô hình đại học thông minh. Thư viện điện tử với nhiều modul hiện đại, tiếp cận với trình độ khu vực và thế giới trong phục vụ bạn đọc và nhà nghiên cứu, người học. Phần mềm quản lý tổng thể hoạt động đào tạo của Học viện được xây dựng đồng bộ từ năm 2016, khi hoàn thành và đưa vào sử dụng đã đáp ứng các yêu cầu quản lý, điều hành của lãnh đạo Học viện cũng như cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến đầy đủ, thuận tiện cho người học. Hệ thống camera giám sát khắp các giảng đường nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của giảng viên, sinh viên Học viện. Với hơn 150 camera, là loại camera có thể xoay 360 độ, giúp ghi nhận chi tiết các hoạt động trong phạm vi cần giám sát, góp phần đảm bảo an ninh, an toàn và chất lượng học tập, giảng dạy trong toàn Học viện. Học viện Tài chính cũng là một trong số ít các trường đại học trong nước có Studio tiếp cận trình độ hàng đầu khu vực. Đầu năm 2017, Trung tâm Thông tin đã tiếp nhận vận hành, quản lý phòng studio được đầu tư hiện đại, chuyên nghiệp. Studio của Học viện được đầu tư xây dựng với kinh phí nhiều tỷ đồng với các hạng mục kỹ thuật như vách tiêu âm, hệ thống camera chuyên nghiệp, công cụ dạy học, hệ thống ánh sáng, hệ thống video, hệ thống audio, hệ thống sản xuất và streaming, hệ thống máy trạm ghi, lưu và xử lý dữ liệu. Phòng studio hiện tại phục vụ công tác truyền thông, tuyển sinh, giảng dạy của Học viện nói riêng và công tác quan hệ đối ngoại nói chung. Dự án đầu tư mở rộng Học viện Tài chính đã có những kết quả hết sức quan trọng: Với sự ủng hộ thường xuyên, trực tiếp của Bộ Tài chính và các Bộ, Ngành, địa phương, Học viện đã cơ bản hoàn thành dự án đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại khu mở rộng; đã tiến hành dự án đầu tư xây dựng khối giảng đường A-B và chính thức đưa vào sử dụng từ cuối năm học 2022-2023; khối giảng C-D đã được tích cực triển khai và đến hiện nay đã từng bước đưa vào sử dụng các hạng mục tại dự án này. Đối với khối Nhà điều hành, các thủ tục theo quy định để được phê duyệt chủ trương đầu tư, chuẩn bị khởi công dự án đang được thúc đẩy triển khai với tinh thần khẩn trương nhất, quyết tâm nhất để sớm triển khai trong thực tế dự án đầu tư này. Về công tác đảm bảo chất lượng. Tháng 3/2017, Học viện Tài chính đã được trao Giấy chứng nhận KĐCLGD của Trung tâm KĐCLGD - Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam. Kết quả, Học viện Tài chính đã đạt 54/61 tiêu chí theo quy định của Bộ GD&ĐT, với tỷ lệ 88,52%, thuộc nhóm những trường hàng đầu có tỷ lệ cao về đạt các tiêu chí kiểm định chất lượng. Khi Bộ tiêu chí đánh giá mới được ban hành, Học viện Tài chính đã xây dựng kế hoạch tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Kế toán; tổ chức hoàn thiện Báo cáo tự đánh giá, sau đó tiến hành đánh giá ngoài chất lượng chương trình đào tạo ngành Kế toán. Tháng 3/2023, Học viện Tài chính đã được trao Chứng nhận kiểm định Chất lượng chương trình đào tạo Kế toán, trình độ đại học. Học viện cũng khẩn trương tiến hành rà soát chất lượng cơ sở giáo dục đại học giữa chu kỳ, chuẩn bị đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học Học viện cho chu kỳ kiểm định mới ngay từ cuối năm 2021. Đã hoàn thành báo cáo tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học Học viện vào cuối năm 2022 theo bộ tiêu chuẩn 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2