intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hội chứng chảy máu rốn ở lợn mới sinh

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

61
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hội chứng chảy máu rốn gây tái nhợt ở lợn sơ sinh (Navel Bleading/Pale Pig Syndrome), gọi tắt là hội chứng (NBP) là căn bệnh xảy ra sau vài giờ ở lợn mới sinh và phần lớn là tử vong. 1. Nguyên nhân - Lợn con sinh ra chảy máu liên tục từ rốn trong thời gian từ 3-4 giờ ngay sau khi sinh. - Nguyên nhân hàng đầu hội chứng NBP ở lợn mới đẻ là do thiếu ôxy huyết hoặc thiếu ôxy ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ, làm cho lợn bị ngập máu nhau thai....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hội chứng chảy máu rốn ở lợn mới sinh

  1. Hội chứng chảy máu rốn ở lợn mới sinh Hội chứng chảy máu rốn gây tái nhợt ở lợn sơ sinh (Navel Bleading/Pale Pig Syndrome), gọi tắt là hội chứng (NBP) là căn bệnh xảy ra sau vài giờ ở lợn mới sinh và phần lớn là tử vong. 1. Nguyên nhân - Lợn con sinh ra chảy máu liên tục từ rốn trong thời gian từ 3-4 giờ ngay sau khi sinh. - Nguyên nhân hàng đầu hội chứng NBP ở lợn mới đẻ là do thiếu ôxy huyết hoặc thiếu ôxy ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ, làm cho lợn bị ngập máu nhau thai. Trường hợp sau sinh nếu cắt rốn ngay, không đúng cách cũng có thể làm lợn chảy máu, tái nhợt và dẫn đến tử vong. Những con lợn bị ảnh hưởng hội chứng này quá năng dễ bị chết, thường gặp trong trường hợp đàn lợn đông, lợn nái quá già và đẻ nhiều lứa. - Đôi khi lợn sinh ra đã mắc bệnh xuất huyết hoặc tụ máu trong rốn nhau. Nguyên nhân gây hiện tượng này đến nay khoa học vẫn chưa tường rõ, tuy nhiên trong một số trường hợp người ta tình nghi là do lợn đẻ non. 2. Dấu hiệu lâm sàng Một trong những hiện tượng chảy máu rốn dễ nhận biết là máu tươi từ đầu rốn của lợn mới sinh rơi vãi trên sàn. 3. Cách điều trị - Để điều trị căn bệnh này, trước tiên là nhận biết và phân biệt rõ giữa bệnh chảy máu rốn với những căn bệnh khác. Dây rốn nên được kẹp chặt ở độ dài 13 mm tính từ bụng bằng một chiếc kẹp tiệt trùng. Cách làm này giống như xử lý rốn ở trẻ sơ sinh. - Nếu không có kẹp có thể dùng dây chỉ, ni lông buộc chặt lại để cầm máu.
  2. - Quá trình phát triển, rốn có thể co lại, tiếp tục chảy máu nên cần theo dõi để buộc lại, gập cuống rốn hình chữ U buộc chặt nhằm giảm thiếu nguy cơ tái chảy máu. 4. Kiểm soát, phòng ngừa Để giảm thiểu bệnh chảy máu rốn gây mất máu ở lợn mới sinh, cần chú ý một số khuyến cáo sau: - Hiện tượng chảy máu cuống rốn ở lợn mới sinh thường gặp trong trường hợp dùng vỏ bào làm ổ cho lợn. Nguyên nhân cụ thể người ta chưa hiểu cặn kẽ song rất có thể là do chất bảo quản dùng trong gỗ hoặc các hợp chất khác dùng để bảo quản gỗ là thủ phạm làm tăng bệnh NBP. Nên thay chất độn ổ lợn bằng rơm rạ sạch và mềm. - Nhiễm độc aspirin, warfarin là thủ phạm làm tăng bệnh xuất huyết bất thường ở lợn con. Warfarin (tên thương phẩm là Coumadin), loại thuốc chống đông, tuy nhiên đôi khi lại được gọi là chất làm loãng máu. - Theo một số nghiên cứu và kinh nghiệm chăn nuôi thì Vitamin V có tác dụng cải thiện, làm giảm bệnh chảy máu ở lợn con, với liều dùng 1 gam/ngày. - Ngay sau khi sinh không nên di chuyển lợn con tách khỏi lợn mẹ, hãy để cho cuống rốn của lợn tự ngắt một cách tự nhiên bởi theo quy luật sinh tồn thì có một vị trí đặc biệt trên cuống rốn làm nhiệm vụ tự "ngắt" mà không hề gây chảy máu. Nên nhớ, hiện tượng chảy máu cuống rốn ở lợn con thường kéo dài hơn so với hiện tượng chảy máu ống sinh vì vậy ngay sau khi ra đời lợn con sẽ tự đứng dậy và tự đi và dây rốn sẽ tự kéo dài, tự ngắt và cuộn lại để không chảy máu, không nên can thiệp, cắt sẽ làm cho máu chảy liên tục. - Nên bổ xung Vitamin K vào thức ăn cho lợn mẹ trong thời gian mang thai sẽ có tác dụng giảm bệnh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2