TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
<br />
HỘI CHỨNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI<br />
MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2<br />
Hồ Thị Kim Thanh1,2, Nguyễn Thị Minh Hải2<br />
1<br />
<br />
Trường Đại học Y Hà Nội, 2Bệnh viện Lão khoa Trung ương<br />
<br />
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khảo sát tỷ lệ mắc hội chứng dễ bị tổn thương ở bệnh nhân cao<br />
tuổi có đái tháo đường điều trị tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương và các yếu tố liên quan. Điều tra cắt<br />
ngang 357 người bệnh, tất cả đều được thăm khám lâm sàng làm bệnh án theo mẫu thống nhất. Kết quả<br />
cho thấy, tỷ lệ mắc hội chứng dễ bị tổn thương cao 49,86%. Nhóm bệnh nhân nội trú có tỷ lệ mắc cao hơn<br />
nhóm bệnh nhân ngoại trú (69,89% so với 30,39%) do sự kích hoạt hội chứng dễ bị tổn thương ở người cao<br />
tuổi khi rơi vào đợt cấp của bệnh. Tỷ lệ mắc ở nữ cao hơn nam (55,19% và 38,79%), tăng dần theo tuổi, cao<br />
nhất là nhóm trên 90 tuổi (tỷ lệ 83,33%). Số triệu chứng trung bình là 3,81 ± 0,63. Suy kiệt là kiểu hình<br />
thường gặp nhất (chiếm 31,45%), giảm hoạt động thể lực 21,43%. Người cao tuổi mắc đái tháo đường có tỷ<br />
lệ hội chứng dễ bị tổn thương cao. Tỷ lệ mắc tăng cao hơn ở nhóm điều trị nội trú, tăng dần theo thời gian<br />
mắc bệnh đái tháo đường, tuổi, giới tính nữ, kiểm soát đường máu kém, tăng huyết áp, mức lọc cầu thận <<br />
90 ml/phút. Kiểu hình thường gặp nhất là suy kiệt và giảm vận động.<br />
Từ khóa: hội chứng dễ bị tổn thương, người cao tuổi, đái tháo đường typ 2<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Hội chứng dễ bị tổn thương (Frailty<br />
Syndrom) là hội chứng lâm sàng thường gặp<br />
ở người cao tuổi, xảy ra do sự tích tụ quá<br />
trình suy giảm chức năng nhiều hệ thống cơ<br />
quan gây giảm năng lượng dự trữ và khả<br />
năng thích nghi, gắng sức. Các yếu tố nguy<br />
cơ của hội chứng dễ bị tổn thương là chủng<br />
tộc, tuổi, lối sống, tình trạng dinh dưỡng, dùng<br />
nhiều thuốc, đặc biệt có mối liên quan giữa hội<br />
chứng dễ bị tổn thương và các bệnh mạn tính<br />
như thiếu máu, bệnh tim mạch, bệnh thận,<br />
Parkinson, đái tháo đường…[1]. Liên quan<br />
giữa bệnh đái tháo đường và hội chứng dễ bị<br />
tổn thương trực tiếp theo các cách sau [2]: (1)<br />
Bệnh đái tháo đường trực tiếp sản xuất một<br />
số các yếu tố viêm gây nên hội chứng dễ bị<br />
<br />
tổn thương; (2) Các biến chứng của bệnh đái<br />
tháo đường và các bệnh đi kèm gây suy giảm<br />
chức năng và khuyết tật [3; 4]; (3) Thiểu cơ và<br />
suy giảm chức năng điều hành; (4) Biến<br />
chứng mạch máu, thần kinh ngoại biên có thể<br />
ảnh hưởng đến hoạt động cơ bắp do làm<br />
giảm cung cấp oxy gây ảnh hưởng trực tiếp<br />
hoặc gián tiếp đến chức năng cơ vân thông<br />
qua các dây thần kinh ngoại vi, thoái cơ. Vòng<br />
xoáy đi xuống của hội chứng dễ bị tổn thương<br />
được kích hoạt nhanh chóng hơn ở người cao<br />
tuổi mắc đái tháo đường týp 2, đặc biệt đái<br />
tháo đường có biến chứng [5]. Ngược lại tình<br />
trạng dễ bị tổn thương ở người cao tuổi làm<br />
việc kiểm soát đái tháo đường khó hơn từ đó<br />
dễ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng [6;<br />
7]. Hội chứng dễ bị tổn thương cũng liên quan<br />
với suy giảm nhận thức, giảm khả năng để<br />
<br />
Địa chỉ liên hệ: Hồ Thị Kim Thanh, Bộ môn Lão khoa,<br />
Trường Đại học Y Hà Nội<br />
Email: thanhhokim@hmu.edu.vn<br />
Ngày nhận: 30/11/2016<br />
Ngày được chấp thuận: 26/2/2017<br />
<br />
TCNCYH 106 (1) - 2017<br />
<br />
thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày<br />
và tăng biểu hiện của các dấu hiệu viêm<br />
nhiễm và đông máu có thể làm tăng thêm<br />
những tác động bất lợi của biến chứng vi<br />
<br />
109<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
mạch ở người đái tháo đường [8]. Vì vậy,<br />
<br />
Chẩn đoán đái tháo đường và mức rối loạn<br />
<br />
nghiên cứu mối quan hệ này là rất cần thiết.<br />
<br />
lipid máu, tăng huyết áp: theo tiêu chuẩn của<br />
<br />
Tại Việt Nam, đến nay chưa có nghiên cứu<br />
<br />
ADA 2013.<br />
<br />
nào công bố về hội chứng dễ bị tổn thương ở<br />
người mắc đái tháo đường. Nghiên cứu<br />
<br />
Xét nghiệm máu: lấy máu tĩnh mạch lúc<br />
đói, các xét nghiệm được tiến hành tại Khoa<br />
<br />
được tiến hành với hai mục tiêu:<br />
<br />
Sinh hóa, Bệnh viện Lão khoa Trung ương<br />
<br />
1. Xác định tỷ lệ hội chứng dễ bị tổn thương<br />
ở người cao tuổi mắc đái tháo đường týp 2<br />
<br />
Mức lọc cầu thận: Tính theo công thức<br />
Cockcroft et Gault.<br />
<br />
điều trị tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương.<br />
2. Mô tả một số đặc điểm của hội chứng dễ<br />
bị tổn thương ở nhóm đối tượng trên.<br />
<br />
MLCT<br />
(ml/ph) =<br />
<br />
[140 – tuổi (năm)] x trọng lượng cơ thể<br />
(kg) x k<br />
0,814 x Nồng độ Creatinin huyết<br />
(micromol/l)<br />
<br />
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
1. Đối tượng<br />
<br />
Hệ số k = 1,00 (đối với nam) và k = 0,85<br />
(đối với nữ).<br />
<br />
Tiêu chuẩn lựa chọn<br />
Bệnh nhân mắc đái tháo đường týp 2. Tuổi<br />
≥ 60, tình trạng tinh thần tỉnh táo. Đồng ý tham<br />
<br />
Xử lý số liệu: bằng chương trình SPSS<br />
phiên bản 15.0.<br />
3. Đạo đức nghiên cứu<br />
<br />
gia nghiên cứu.<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
<br />
Nghiên cứu tuân thủ các qui tắc về đạo<br />
đức trong nghiên cứu y sinh. Các đối tượng<br />
<br />
- Bệnh nhân trong trạng thái tinh thần<br />
<br />
nghiên cứu đồng thuận tham gia và có thể rút<br />
<br />
không ổn định, không có khả năng giao tiếp, lú<br />
<br />
lui bất kỳ khi nào nếu không đồng ý. Thông tin<br />
<br />
lẫn cấp, hôn mê do mọi nguyên nhân.<br />
<br />
về đối tượng cũng như kết quả nghiên cứu<br />
<br />
- Bệnh nhân mắc các bệnh lý cấp nặng<br />
<br />
được bảo mật theo qui định.<br />
<br />
như sốc nhiễm khuẩn, suy hô hấp, thở máy, nhồi<br />
máu cơ tim cấp, xuất huyết não, gãy xương.<br />
2. Phương pháp: dịch tễ học mô tả, cắt<br />
ngang.<br />
- Các bệnh nhân được phỏng vấn, khám<br />
bệnh và làm các xét nghiệm theo một mẫu<br />
bệnh án thống nhất<br />
<br />
III. KẾT QUẢ<br />
Trong thời gian từ tháng 10/2014 đến<br />
tháng 9/2015 có 357 người cao tuổi mắc đái<br />
tháo đường đến khám và điều trị tại Khoa Nội<br />
tiết chuyển hóa và Khoa Khám bệnh Bệnh<br />
viện Lão khoa Trung ương tham gia nghiên<br />
cứu.<br />
<br />
Chẩn đoán hội chứng dễ bị tổn thương<br />
Dựa theo tiêu chí của Fried, hội chứng dễ<br />
<br />
1. Tỉ lệ mắc hội chứng dễ bị tổn thương<br />
Tỷ lệ mắc hội chứng dễ bị tổn thương cao<br />
<br />
bị tổn thương được xác định khi có ít nhất 3/5<br />
yếu tố sau: (1) Giảm cân không chủ ý, (2) Cơ<br />
<br />
49,86%, nhóm nội trú cao hơn nhóm ngoại trú.<br />
<br />
lực giảm, (3) Suy kiệt, (4) Chậm chạp, tốc độ<br />
<br />
Trong số 116 bệnh nhân nam, 45 người có hội<br />
<br />
đi bộ giảm, (5) Hoạt động thể lực thấp.<br />
<br />
chứng dễ bị tổn thương chiếm 38,79%. Trong<br />
<br />
110<br />
<br />
TCNCYH 106 (1) - 2017<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
241 bệnh nhân nữ, 133 người có hội chứng dễ bị tổn thương chiếm 55,19% (biểu đồ 1)..<br />
<br />
100%<br />
90%<br />
<br />
23,30%<br />
<br />
80%<br />
<br />
6,82%<br />
<br />
29,41%<br />
<br />
35,36%<br />
<br />
70%<br />
20,73%<br />
<br />
60%<br />
<br />
Tiền tổn thương<br />
<br />
34,25%<br />
<br />
50%<br />
40%<br />
<br />
Không có HCDBTT<br />
<br />
HCDBTT<br />
<br />
69,89%<br />
<br />
30%<br />
<br />
49,86%<br />
<br />
20%<br />
<br />
30,39%<br />
<br />
10%<br />
0%<br />
Nội trú<br />
<br />
Ngoại trú<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
Biểu đồ 1. Tỷ lệ hội chứng dễ bị tổn thương<br />
<br />
≥ 90 tuổi<br />
<br />
83,33<br />
<br />
75 - 89 tuổi<br />
<br />
16,67<br />
<br />
72,97<br />
<br />
60 - 74 tuổi<br />
<br />
32,02<br />
<br />
0%<br />
<br />
20%<br />
<br />
27,03<br />
<br />
67,98<br />
<br />
40%<br />
Mắc<br />
<br />
60%<br />
<br />
80%<br />
<br />
100%<br />
<br />
Không mắc<br />
<br />
Biểu đồ 2. Phân bố tỷ lệ hội chứng dễ bị tổn thương theo từng nhóm tuổi<br />
Tuổi càng cao tỉ lệ dễ bị tổn thương càng tăng, sự khác biệt của các nhóm > 75 tuổi so với<br />
nhóm 60 - 74 tuổi là có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).<br />
Số triệu chứng trung bình của 178 bệnh nhân có hội chứng dễ bị tổn thương là 3,81 ± 0,63.<br />
Trong đó triệu chứng thường gặp nhất là suy kiệt và giảm hoạt động thể lực (biểu đồ 3).<br />
<br />
TCNCYH 106 (1) - 2017<br />
<br />
111<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
Tốc độ đi bộ giảm<br />
21,43%<br />
<br />
15,47%<br />
<br />
Giảm cơ lực tay<br />
Suy kiệt<br />
<br />
16,96%<br />
<br />
14,68%<br />
<br />
Giảm cân<br />
Hoạt động thể lực giảm<br />
31,45%<br />
<br />
Biểu đồ 3. Tỷ lệ kiểu hình hội chứng dễ bị tổn thương (n = 178)<br />
2. Mối liên quan giữa hội chứng dễ bị tổn thương và đái tháo đường týp 2<br />
Bảng 1. Mối liên quan giữa hội chứng dễ bị tổn thương với bệnh đái tháo đường<br />
và các rối loạn đi kèm (n = 357)<br />
OR thô<br />
<br />
OR chuẩn hóa<br />
<br />
OR<br />
<br />
95% CI<br />
<br />
OR<br />
<br />
95% CI<br />
<br />
Thời gian mắc<br />
<br />
≤ 5 năm<br />
<br />
1<br />
<br />
-<br />
<br />
1<br />
<br />
-<br />
<br />
đái tháo đường<br />
<br />
> 5 năm<br />
<br />
1,45<br />
<br />
0,98 - 2,40<br />
<br />
1,60<br />
<br />
0,96 - 2,68<br />
<br />
1<br />
<br />
-<br />
<br />
1<br />
<br />
-<br />
<br />
Tăng huyết áp<br />
<br />
1,51<br />
<br />
0,39 - 1,13<br />
<br />
Không béo phì<br />
<br />
1<br />
<br />
-<br />
<br />
1<br />
<br />
-<br />
<br />
1,32<br />
<br />
0,79 - 2,19<br />
<br />
1,38<br />
<br />
0,82 - 2,31<br />
<br />
< 7,0 mmol/l<br />
<br />
1<br />
<br />
-<br />
<br />
1<br />
<br />
-<br />
<br />
≥ 7,0 mmol/l<br />
<br />
1,20<br />
<br />
0,76 - 1,89<br />
<br />
1,15<br />
<br />
0,69-1,90<br />
<br />
0,05). Các bệnh nhân mức lọc cầu thận dưới 90 ml/phút có nguy<br />
<br />
112<br />
<br />
TCNCYH 106 (1) - 2017<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
cơ mắc hội chứng dễ bị tổn thương cao hơn 2,94 lần so với nhóm mức lọc cầu thận từ 90 ml/<br />
phút trở lên và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).<br />
<br />
IV. BÀN LUẬN<br />
Năm 1998, khái niệm hội chứng dễ bị tổn<br />
<br />
(32,02%), cao nhất là nhóm trên 90 tuổi (tỷ lệ<br />
<br />
thương lần đầu tiên được đưa ra và các nhà<br />
<br />
83,33%), tỷ lệ này phù hợp với nghiên cứu<br />
<br />
khoa học thống nhất đây là một hội chứng lão<br />
<br />
của các tác giả khác (3,9%, 11,6%, 25%) [1].<br />
<br />
khoa, dự báo người có nguy cơ cao những<br />
bất lợi về sức khỏe như phụ thuộc nhiều hơn,<br />
tăng té ngã, khuyết tật, tăng tỷ lệ mắc các<br />
bệnh cấp tính, số lần nhập viện, tỷ lệ tử vong,<br />
trong đó kiểu hình chính gọi là Fried Frailty<br />
Index (FFI) bao gồm 5 tiêu chí. Trong tổng số<br />
357 đối tượng nghiên cứu, tỷ lệ bệnh nhân<br />
mắc hội chứng dễ bị tổn thương là 49,86%, ở<br />
nam là 38,79%, nữ 55,19%. Tỷ lệ này cao hơn<br />
kết quả của Hội nghiên cứu sức khỏe tim<br />
mạch Mỹ (7 - 12%), do đây là nghiên cứu<br />
trong cộng đồng, còn chúng tôi nghiên cứu<br />
trên bệnh nhân vào viện điều trị nội hoặc<br />
ngoại trú [9]. Nhóm bệnh nhân nội trú có tỷ lệ<br />
mắc cao hơn nhóm ngoại trú (69,89% so<br />
<br />
Theo nghiên cứu này, số triệu chứng trung<br />
bình của 178 bệnh nhân mắc hội chứng dễ bị<br />
tổn thương là 3,81 ± 0,63. Suy kiệt là triệu<br />
chứng thường gặp nhất trong 5 yếu tố kiểu<br />
hình của hội chứng dễ bị tổn thương<br />
(31,45%). Giảm hoạt động thể lực chiếm<br />
21,43%. Suy kiệt và giảm hoạt động thể lực có<br />
thể do giảm năng lượng dự trữ, giảm khối cơ<br />
gây suy giảm chức năng. Giảm cân không chủ<br />
ý là kiểu hình chính của hội chứng dễ bị tổn<br />
thương nhưng ở người bệnh đái tháo đường<br />
chỉ chiếm tỷ lệ 14,6%. Điều này cho thấy cần<br />
lưu ý việc phục hồi chức năng cho người cao<br />
tuổi nhập viện, nếu không sau đợt điều trị cấp<br />
<br />
30,39%) do sự kích hoạt hội chứng dễ bị tổn<br />
<br />
tính sẽ rất khó phục hồi khả năng tự chủ và<br />
<br />
thương ở người cao tuổi khi rơi vào đợt cấp<br />
<br />
hòa nhập về cộng đồng. Người bệnh sẽ trở<br />
<br />
của bệnh. Kết quả của chúng tôi tương đồng<br />
<br />
nên phụ thuộc và rơi vào vòng xoáy bệnh lý<br />
<br />
với nghiên cứu của Afilalo J và đồng nghiệp,<br />
<br />
tiếp theo. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với<br />
<br />
tỷ lệ hội chứng dễ bị tổn thương ở người cao<br />
<br />
nghiên cứu của Barack Roshanravan và cộng<br />
<br />
tuổi mắc bệnh tim mạch dao động từ 10 - 60%<br />
<br />
sự [12], tuy nhiên, kết quả này lại khác với<br />
<br />
tùy theo tình trạng bệnh lý [10]. Phù hợp với<br />
<br />
nghiên cứu của Rafael Samper và cộng sự,<br />
<br />
nghiên cứu của Fried và cộng sự tỷ lệ mắc ở<br />
<br />
giảm tốc độ đi bộ và giảm cân không chủ ý<br />
<br />
nữ và nam là 8,2% và 5,2%, Hội Y tế lão khoa<br />
<br />
chiếm tỷ lệ cao nhất (19,9% và 17,2%), do<br />
<br />
và hưu trí Châu Âu – SHARE là 16,4% so với<br />
<br />
nghiên cứu của Rafael Samper thực hiện ở<br />
<br />
8,6%, theo Janssen là 30 - 48% ở nữ và 21 -<br />
<br />
cộng đồng, đối tượng nghiên cứu tương đối<br />
<br />
35% ở nam [1; 11]. Nữ có tỷ lệ mắc cao hơn<br />
<br />
khỏe mạnh, còn chúng tôi thực hiện ở bệnh<br />
<br />
do nữ có tuổi thọ dài hơn, mắc nhiều bệnh<br />
<br />
nhân nhập viện điều trị nội hoặc ngoại trú,<br />
<br />
hơn, giảm khối lượng cơ và tăng mức phụ<br />
<br />
thường mắc các bệnh cấp tính kèm theo, biến<br />
<br />
thuộc hơn nam. Cùng lý do đó nên tỷ lệ mắc<br />
<br />
chứng của đái tháo đường thường nặng nề<br />
<br />
hội chứng dễ bị tổn thương tăng dần theo độ<br />
<br />
hơn, dùng nhiều thuốc, dinh dưỡng kém, năng<br />
<br />
tuổi, thấp nhất là nhóm từ 60 - 74 tuổi<br />
<br />
lượng dự trữ giảm [13].<br />
<br />
TCNCYH 106 (1) - 2017<br />
<br />
113<br />
<br />