Hội chứng đột tử ở trẻ nhỏ
lượt xem 5
download
Mỗi năm, có hơn 2.000 trẻ em Mỹ khỏe mạnh chết vì hội chứng đột tử ở trẻ nhỏ (SIDS). SIDS xuất hiện đột ngột và thầm lặng, thường vào ban đêm. Ðiển hình là một đứa trẻ đang trong giấc ngủ yên bình sẽ không bao giờ tỉnh giấc nữa. Trong hầu hết các trường hợp, thường không tìm được nguyên nhân và tử vong được mô tả là SIDS. Chứng bệnh hiếm gặp này thường xảy ra trước 2 tuần hoặc sau 6 tháng tuổi. Hầu hết ở trẻ từ 2-4 tháng tuổi. Nhưng có một số...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hội chứng đột tử ở trẻ nhỏ
- Hội chứng đột tử ở trẻ nhỏ Mỗi năm, có hơn 2.000 trẻ em Mỹ khỏe mạnh chết vì hội chứng đột tử ở trẻ nhỏ (SIDS). SIDS xuất hiện đột ngột và thầm lặng, thường vào ban đêm. Ðiển hình là một đứa trẻ đang trong giấc ngủ yên bình sẽ không bao giờ tỉnh giấc nữa. Trong hầu hết các trường hợp, thường không tìm được nguyên nhân và tử vong được mô tả là SIDS. Chứng bệnh hiếm gặp này thường xảy ra trước 2 tuần hoặc sau 6 tháng tuổi. Hầu hết ở trẻ từ 2-4 tháng tuổi. Nhưng có một số tin đáng mừng. Số các trường hợp tử vong SIDS đã giảm rõ rệt từ năm 1990, chủ yếu do các nhà nghiên cứu đã xác định được một số biện pháp đơn giản mà các bậc cha mẹ có thể thực hiện để làm giảm đáng kể nguy cơ cho trẻ. Quan trọng nhất trong số đó là đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ thay vì nằm sấp. Nguyên nhân
- Nguyên nhân của SIDS vẫn còn chưa rõ. Qua nhiều năm các nhà nghiên cứu đã khảo sát rất nhiều nguyên nhân, gồm nghẹt thở, nôn hoặc sặc, khuyết tật sơ sinh, bất thường chuyển hóa, nhiễm trùng và sự phát triển khác nhau của các bộ phận não kiểm soát việc thở. Nhìn chung, nhiều nghiên cứu tập trung vào rối loạn nhịp thở thở dẫn tới SIDS như thế nào. Hiện nay, những rối loạn ở tim được chú ý nhiều hơn. Nhịp tim rất chậm có thể xảy ra đột ngột và không được cải thiện khi hồi sức cấp cứu ở một số trẻ SIDS. Vẫn chưa rõ tại sao điều này lại xảy ra. Các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu mối liên quan có thể giữa SIDS và hội chứng QT kéo dài, một rối loạn điện tim khó phát hiện có thể gây nhịp tim rất nhanh đột ngột. Các nhà khoa học nghi ngờ rằng ở một số trẻ SIDS có gen gây ra hội chứng này. Nếu tiền sử gia đình bị SIDS, bác sỹ sẽ kiểm tra để phát hiện hội chứng QT ở trẻ. Điều này được thực hiện bằng điện tâm đồ và được khẳng định nếu cần bằng xét nghiệm gen. Những yếu tố có lẽ không gây SIDS gồm: Có độc tố hoặc độc chất trong môi trường sống của trẻ, ngoại trừ khói thuốc lá. Trẻ hít phải khói thuốc lá do người khác hút khó thức giấc hoặc
- hoặc đánh thức hơn, là yếu tố mà các nhà khoa học tin là làm tăng nguy cơ SIDS. Miễn dịch hoặc thiếu miễn dịch. Một số người tin rằng việc tiêm phòng vaccin phức tạp ở trẻ nhỏ Mỹ có vai trò trong SIDS. Nhưng một báo cáo của Viện Y học Mỹ tháng 3/2003 cho thấy không có mối liên quan giữa bất kỳ vaccin nào với SIDS. Đồng thời, không có bằng chứng cho thấy trẻ em không được tiêm phòng bị tăng nguy cơ. Tiếp xúc với từ trường hoặc điện trường hoặc với vật nuôi trong nhà. Ngoài ra, SIDS không do dị ứng hoặc các phản ứng dị ứng gây ra Trong tương lai, các nhà khoa học có thể biết chính xác những yếu tố nào hoặc kết hợp những yếu tố nào gây SIDS. Còn hiện nay, bạn có thể thực hiện những bước phòng ngừa để làm giảm nguy cơ cho bé. Và nếu trẻ chết đột ngột hoặc bất ngờ, điều đặc biệt quan trọng là phải khám nghiệm tử thi chi tiết để tìm những dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc rối loạn chuyển hóa. Các yếu tố nguy cơ Mặc dù SIDS có thể xuất hiện ở mọi trẻ nhỏ, các nhà khoa học đã xác định được một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ. Những trẻ có nguy cơ cao hơn là:
- Các bé trai. Các bé trai dễ chết vì SIDS hơn các bé gái. Trong độ tuổi từ 2 tuần-6 tháng tuổi. Trẻ dễ bị SIDS nhất trong tháng thứ 2-3 sau sinh. Đẻ non hoặc có trọng lượng sơ sinh thấp. Trẻ dễ bị SIDS hơn nếu bị đẻ non hoặc có trọng lượng sơ sinh dưới 2kg. Có anh chị em ruột chết vì SIDS. Bị bệnh nặng đột ngột cần hồi sức cấp cứu. Da đen hoặc da đỏ. Vì những lý do còn chưa rõ, chủng tộc có một vai trò trong SIDS. Tỷ lệ mắc một số chứng bệnh về chuyển hóa cao hơn khiến một số trẻ có nguy cơ cao hơn. Ngoài ra, sự khác biệt về văn hóa trong cách chăm sóc trẻ như trẻ có được đặt nằm ngửa khi ngủ hay không cũng là một yếu tố. Đặt trẻ nằm sấp khi ngủ. Trẻ nằm sấp khi ngủ dễ chết vì SIDS gấp 2-3 lần so với trẻ nằm ngửa khi ngủ. Ðã có lúc bác sỹ khuyên cho trẻ nằm sấp khi ngủ vì trẻ được thư giãn hơn ở tư thế này. Nhưng hiện nay người ta biết rằng nằm ngủ sấp làm tăng nguy cơ của trẻ.
- Có mẹ nghiện ma túy. Hút thuốc lá khi mang thai hoặc dùng các chất ma túy như cocain, heroin hoặc methadon khi mang thai khiến trẻ có nguy cơ bị SIDS cao hơn. Hít khói thuốc lá. Trẻ hít phải khói thuốc lá do người khác hút khó tỉnh giấc hơn, làm tăng nguy cơ bị SIDS. Biến chứng Một số bé sơ sinh nằm ngửa khi ngủ đã bị bẹp đầu. Nguyên nhân là do đầu của bé vẫn còn mềm và dễ biến dạng. Trong hầu hết các trường hợp đầu bẹp là vô hại và có thể điều trị dễ dàng. Nếu phát hiện sớm chỉ cần đổi tư thế đầu của bé, hiện tượng bẹp đầu sẽ hết. Trong những trường hợp khác, bé có thể đội mũ hở chóp để phục hồi hình dáng đầu bình thường. Trong những trường hợp cực kỳ nặng, có thể phải phẫu thuật. Có thể giữ hình dáng đầu của bé bình thường bằng cách thay đổi tư thế của bé, vị trí của nôi hoặc vị trí những đồ vật bé yêu thích. Bằng cách đó bé sẽ không chỉ nhìn về một hướng. Cho bé nằm sấp khi thức cũng tốt nếu có cha mẹ trông chứng. Khi bé đã biết ngồi, hiện tượng bẹp đầu sẽ giảm đi nhiều.
- Phòng ngừa Những bước dưới đây giúp làm giảm nguy cơ SIDS ở trẻ: Ðặt bé nằm ngửa khi ngủ. Trong 6 tháng đầu tiên hãy đặt bé nằm ngửa khi ngủ hơn là nằm sấp. Ðiều này không nhất thiết khi trẻ thức hoặc trên 6 tháng tuổi và có thể tự lẫy được. Khi trẻ biết lẫy nguy cơ bị SIDS cũng giảm. Chắc chắn là bé được đặt nằm ngửa khi ngủ khi ở nh à với người thân hoặc với người trông trẻ. Nếu bé thường được đặt nằm ngửa khi ngủ, điều đặc biệt quan trọng là tránh không chuyển sang tư thế nằm sấp. Không nên tự cho rằng những người khác sẽ đặt bé ngủ đúng tư thế. Phải chắc chắn là họ biết điều bạn muốn đối với bé. Không hút thuốc lá. Một môi trường không khói thuốc là đặc biệt quan trọng trong thời kỳ mang thai và trong năm đầu tiên của bé sau khi chào đời. Trẻ có mẹ hút thuốc lá trong và sau khi mang thai dễ bị chết vì SIDS hơn gấp 3 lần so với những trẻ khác có mẹ không hút thuốc. Chọn giường ngủ cẩn thận. Dùng đệm cứng hơn là đệm nước hoặc đệm vỏ đỗ. Tránh đặt trẻ nằm trên đệm dầy lún như đệm lông cừu hoặc một chiếc chăn dầy. Những loại chăn đệm này sẽ làm bé khó thở nếu mặt bé
- áp vào chúng. Vì lý do tương tự, không nên để đồ chơi có lông hoặc thú nhồi bông trong nôi của bé. Thay vào đó, hãy cài chắc một chiếc chăn nhẹ vào cuối nôi của bé sao cho chiều dài chăn đủ đắp tới vai bé. Sau đó đặt bé vào nôi, gần cuối nôi, phủ chăn nhẹ nhàng. Nếu bé mặc kimono hoặc áo ngủ thì không cần đắp chăn, trừ phi trong phòng lạnh hoặc nôi của bé gần của sổ khi trời lạnh. Đặt trẻ ngủ trong nôi tốt hơn ngủ trong giường người lớn. Nhiều giường ngủ của người lớn không an toàn cho trẻ nhỏ. Bé có thể bị mắc kẹt và ngạt thở giữa những tấm giát giường, khe giữa đệm và khung giường hoặc khe giữa đệm và tường. Kiểu giường sofa gấp đặc biệt nguy hiểm đối với bé. Nhiệt độ phòng vừa phải. Giữ nhiệt độ phòng bé ở mức mà bạn thấy dễ chịu, không nóng hơn bình thường. Nếu bé ra mồ hôi ở cổ hoặc mặt, có thể là bé bị nóng, bị sốt hoặc bị ốm. Khi có hiện tượng này nên đắp ít chăn hoặc không đắp chăn. Cho bé bú sữa mẹ. Bú sữa mẹ có thể giảm nguy cơ bị SIDS. Mặt dù vẫn chưa hoàn toàn rõ vì sao sữa mẹ có thể bảo vệ trẻ khỏi SIDS nhưng một số nhà nghiên cứu cho rằng sữa mẹ có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng ở trẻ nhỏ.
- Một số bậc cha mẹ cảm thấy an tâm hơn khi nhịp tim và nhịp thở của bé được theo dõi bằng thiết bị điện tử. Tuy nhiên, việc theo dõi này không chắc đã ngăn được tử vong do SIDS. Nếu bạn quyết định thử theo d õi cho bé, bạn cần được đào tạo cụ thể về việc sử dụng máy. Kỹ năng xử trí Đối mặt với cái chết của đứa con là một thử thách đôi khi quá sức. Cha mẹ thường bị dằn vặt bởi cảm giác tội lỗi và và nuối tiếc. Nhưng SIDS vẫn xảy ra dù bạn có thương yêu và bảo vệ bé đến mấy đi nữa. Cho đến nay SIDS vẫn còn là một điều bí ẩn. Vào thời điểm này, sự động viên về mặt tinh thần của những người khác là đặc biệt quan trọng. Bạn có thể cảm thấy được an ủi khi nói chuyện với những bậc cha mẹ khác cũng có con bị SIDS. Nếu vậy, bác sỹ có thể giới thiệu một nhóm hỗ trợ ở nơi bạn sống. Nhưng những nhóm hỗ trợ này không phải dành cho tất cả mọi người. Với một số người, nói chuyện với một người bạn tin cậy hoặc với nhân viên tư vấn có ích hơn nhiều. Nếu có thể, hãy cởi mở với bạn bè và gia đình về cảm giác của bạn. Nhiều người muốn giúp nhưng đôi khi họ không biết làm thế nào để đến gần bạn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Những điều cần biết khi cho con bú mẹ
5 p | 138 | 16
-
Những điều cần biết khi cho con bú mẹ
4 p | 113 | 13
-
Nicotin gây đột tử ở trẻ nhỏ
2 p | 86 | 9
-
Đột tử ở trẻ em: Nguyên nhân và cách phòng tránh
6 p | 97 | 5
-
Phòng ngừa nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh
6 p | 76 | 5
-
Những điều cần biết về chứng đột tử sơ sinh
4 p | 70 | 5
-
Phòng chống hội chứng đột tử SIDS ở trẻ sơ sinh
8 p | 85 | 5
-
Phòng chống hội chứng đột tử SIDS ở trẻ sơ sinh
6 p | 107 | 4
-
Làm thế nào để giảm nguy cơ bị hội chứng SIDS cho bé?
4 p | 85 | 4
-
Lưu ý "vàng" cứu bé sơ sinh khỏi hội chứng đột tử SIDS
6 p | 66 | 3
-
Ngăn ngừa hội chứng đột tử khi ngủ ở trẻ sơ sinh
6 p | 75 | 3
-
Bài giảng Đột tử do tim người trẻ, khác biệt Á - Âu? - GS.TS. Huỳnh Văn Minh
36 p | 59 | 3
-
Biện pháp giảm hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh
4 p | 77 | 2
-
Cảnh giác với chứng đột tử khi ngủ ở trẻ
4 p | 59 | 2
-
6 bí quyết hay tránh đột tử sơ sinh
6 p | 78 | 2
-
Serotonin và đột tử ở trẻ sơ sinh
5 p | 56 | 2
-
Mối liên quan giữa nhịp tim, QT và chết đột tử ở trẻ còn bú
5 p | 31 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn