intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Làm thế nào để giảm nguy cơ bị hội chứng SIDS cho bé?

Chia sẻ: E E | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

87
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hội chứng đột tử khi ngủ (SIDS) ở trẻ sơ sinh, xảy ra phổ biến ở trẻ từ 1 tháng – 1 năm tuổi. Theo nghiên cứu tại Hoa Kỳ, có khoảng 2.300 trẻ sơ sinh độ tuổi từ 1- 4 tháng chết vì SIDS mỗi năm. Vậy nguyên nhân gây ra SIDS là gì? Làm thế nào để giảm nguy cơ bị hội chứng SIDS cho bé? Đây là con số cao đáng cảnh báo, vì vậy cha mẹ phải lưu tâm và chăm sóc cho trẻ, nhất là khi bé ngủ. Đồng thời cha mẹ cũng nên tìm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Làm thế nào để giảm nguy cơ bị hội chứng SIDS cho bé?

  1. Làm thế nào để giảm nguy cơ bị hội chứng SIDS cho bé? Hội chứng đột tử khi ngủ (SIDS) ở trẻ sơ sinh, xảy ra phổ biến ở trẻ từ 1 tháng – 1 năm tuổi. Theo nghiên cứu tại Hoa Kỳ, có khoảng 2.300 trẻ sơ sinh độ tuổi từ 1- 4 tháng chết vì SIDS mỗi năm. Vậy nguyên nhân gây ra SIDS là gì? Làm thế nào để giảm nguy cơ bị hội chứng SIDS cho bé? Đây là con số cao đáng cảnh báo, vì vậy cha mẹ phải lưu tâm và chăm sóc cho trẻ, nhất là khi bé ngủ. Đồng thời cha mẹ cũng nên tìm hiểu về nguyên nhân cũng như một số biện pháp để hạn chế căn bệnh này. Nguyên nhân gây ra SIDS? Theo nghiên cứu của tạp chí hiệp hội y khoa Mỹ, các trẻ sơ sinh chết vì SIDS có mức serotonin trong não thấp hơn mức bình thường, trong khi serotonin là chất giúp điều hòa hơi thở, nhịp tim và huyết áp khi ngủ.
  2. Trẻ sinh non hoặc quá nhẹ cân có nguy cơ nhiễm hội chứng SIDS. Nhóm trẻ sơ sinh là nhóm có nguy cơ bị hội chứng đột tử cao nhất bởi những nguy cơ sau:  Do sinh non hoặc sinh ra quá nhẹ cân.  Bé hay nằm sấp khi ngủ.  Sinh ra từ mẹ dưới 20 tuổi.  Nếu bé đầu tiên mẹ sinh cũng nhiễm hội chứng này thì đến bé tiếp theo hoàn toàn có khả năng bị SIDS.  Bé trai thường có nguy cơ nhiễm hội chứng này nhiều hơn các bé gái.
  3. Làm thế nào để giảm nguy cơ bị hội chứng SIDS cho bé Không có cách nào đảm bảo tuyệt đối nhằm ngăn chặn SIDS, nhưng bạn có thể giảm đáng kể nguy cơ nhiễm hội chứng này bằng cách làm theo lời khuyên của Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Mỹ ( AAP), hãy đảm bảo cho bé một giấc ngủ an toàn sẽ giảm tối đa nguy cơ cho bé khỏi các nguyên nhân dẫn tới SIDS như nghẹt thở, khó thở.  Không để bé ngủ nằm sấp sẽ gây khó thở và thiếu ôxi  Đừng để con bạn ngủ thời gian dài trong xe hơi hoặc xe đẩy. Điều này đặc biệt quan trọng với các em bé dưới 4 tháng bởi bé có thể bị chết ngạt nếu đầu cuộn về phía trước quá nhiều.  Để đảm bảo an toàn sức khỏe cả mẹ và bé, bạn nên có lịch khám thai định kỳ từ trước khi sinh nhằm theo dõi cân nặng, sự phát triển của thai nhi và phòng ngừa nguy cơ sinh non (cả hai đều là nguyên nhân dẫn đến hội chứng SIDS). Đặc biệt, tuyệt đối trong thời gian mang thai, bạn không được hút thuốc, uống rượu hay sử dụng bất kỳ chất kích thích nào khác.  Cho bé ngủ chung hoặc đặt nôi, cũi của bé gần giường của bạn để theo dõi những bất thường và xử lí kịp thời khi bé ngủ.  Ngậm ti giả cũng là cách giúp bé ngủ ngon, sâu giấc và giảm thiểu khả năng bị mắc SIDS.
  4.  Các bác sĩ khuyên rằng, bạn nên đi tiêm chủng cho chính bản thân và cả bé. Nghiên cứu cho thấy trẻ em được tiêm vắc xin đầy đủ giảm một nửa nguy cơ nhiễm SIDS.  Hãy cho bé bú it nhất là 6 tháng. Theo một nghiên cứu lớn của các nhà khoa học Đức, nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn đến khi bé 1 tuổi có khả năng giảm tối đa nguy cơ giảm SIDS.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1